Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 24841954

 
Tin tức - Sự kiện 19.04.2024 16:11
Học sách lược CSBV, Taliban miệng nói hòa giải dân tộc nhưng tối đi tìm những công chức quân nhân hoặc ai làm cho ngoại quốc đưa đi thủ tiêu!
20.08.2021 19:56

Miệng hô hòa giải  tay cầm lưỡi lê:: Taliban bắt đầu săn lùng người của chính quyền cũ
Đùng nghe VC mị dân,  Đừng nghe lừa bịp Taliban đi đời!

Sĩ quan tình báo, binh sĩ quân đội và cảnh sát làm việc trong chính quyền cũ đứng đầu danh sách săn đuổi của Taliban. Nhiều người đã bị hành quyết ở thành phố Kandahar.

0:00/ 4:56
Nam miền Bắc

Những ngày qua, hàng đoàn binh sĩ Afghanistan trên xe bán tải, xe cơ giới chạy xuyên qua sa mạc phía tây để tới Iran. Trong khi đó, phi công quân đội bay hết tốc lực vượt qua những rặng núi ở miền Bắc để tìm đường tới Uzbekistan.

Hàng nghìn thành viên lực lượng an ninh chính phủ Afghanistan trốn thoát ra nước ngoài thành công. Không ít người đầu hàng, trở về nhà, hay thậm chí gia nhập Taliban.

Nhưng vẫn còn hàng nghìn binh sĩ, lính biệt kích, phi công và điệp viên từng chiến đấu tới thời khắc cuối cùng bất chấp Washington và chính quyền Kabul bỏ cuộc, họ đã bị bỏ rơi. Những người này giờ phải lẩn trốn trước sự săn đuổi của Taliban.

Cuộc truy lùng bắt đầu

"Tôi không còn lối thoát nào cả, chỉ còn biết cầu nguyện mong được an toàn", Farid, biệt kích quân đội chính phủ, chia sẻ qua tin nhắn với một binh sĩ Mỹ mà người này từng cùng chiến đấu.

Farid đang trốn ở những ngọn núi phía đông Afghanistan. Trước đó, các đơn vị quân đội hỗ trợ nhóm biệt kích của Farid đã đầu hàng.

Lúc này, cuộc săn lùng những người từng cộng tác với Mỹ và NATO đã bắt đầu, dù âm thầm và kín đáo hơn. Chiến dịch này tương phản với vẻ ngoài lịch thiệp và ôn hòa mà Taliban đang cố khoác lên trước sự quan sát của thế giới.

Một báo cáo lưu hành nội bộ của Liên Hợp Quốc cho biết Taliban đe dọa bắt giữ và trừng trị gia đình các thành viên quân đội chính phủ cũ nếu không tìm được người họ đang tìm kiếm.

Một nhóm binh sĩ chính phủ bỏ chạy về phía Iran. Ảnh: New York Times.

Một cựu quan chức chính quyền Afghanistan nói Taliban đã tập hợp hồ sơ nhân sự của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Tổng cục An ninh Quốc gia - cơ quan tình báo chính phủ Afghanistan, từ đây lập ra một danh sách săn tìm.

Ngày càng có nhiều báo cáo cho thấy Taliban trả thù khốc liệt, đôi khi sát hại những đối tượng trong danh sách tìm kiếm.

Một nhân chứng từng là phiên dịch viên cho Không quân Mỹ ở Afghanistan nói rằng đã tận mắt chứng kiến Taliban bắn chết một người bị nghi từng cộng tác với quân đội nước ngoài.

Một đoạn video ghi hình tuần trước được hãng thông tấn RTA đăng tải cho thấy hàng chục thi thể nằm la liệt trên đường ở thành phố Kandahar. Nhiều thi thể là binh sĩ và quan chức chính phủ. Họ là các nạn nhân cuộc hành quyết của Taliban.

Đứng đầu danh sách bị săn đuổi

Không rõ bao nhiêu quan chức an ninh và binh sĩ chính phủ Afghanistan đang lẩn trốn.

Trên sổ sách, lực lượng an ninh Afghanistan có khoảng 300.000 thành viên. Nhưng bởi nhiều nguyên nhân, từ tham nhũng, đào ngũ hay thương vong, chỉ 1/6 trong số này, tương đương 50.000 người, thực sự chiến đấu chống Taliban trong năm nay, giới chức Mỹ cho biết.

Khi Taliban bắt đầu mở cuộc tấn công với lời hứa sẽ không làm hại nếu họ đầu hàng, hàng nghìn binh sĩ đã buông vũ khí.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, Taliban có một danh sách dài các cá nhân mà tổ chức này muốn thẩm vấn cũng như trừng phạt, đi kèm địa chỉ nơi ở chính thức của họ.

Taliban đang hướng sự tập trung vào lực lượng biệt kích tinh nhuệ gồm 18.000 thành viên của chính phủ cũ, phần lớn số này từ chối đầu hàng. Ngoài ra, các quan chức của Tổng cục An ninh Quốc gia - cơ quan tình báo chính phủ - cũng nằm ở đầu danh sách truy lùng.

Lính biệt kích và tình báo chính phủ có lý do để lo sợ cho an toàn tính mạng của bản thân. Lực lượng này đã tiêu diệt nhiều tay súng Taliban, trong đó có một số chỉ huy cấp cao, đó là lý do họ gần như chắc chắn sẽ bị Taliban trả thù thẳng tay.

Binh sĩ chính phủ nằm trong số đám đông bỏ chạy tới sân bay Kabul. Ảnh: New York Times.

Hôm 16/8, Taliban tìm tới nhà của một sĩ quan chống khủng bố và để lại một bức thư yêu cầu người này trình diện tại Ủy ban Quân sự và Tính báo ở Kabul. Cơ quan chống khủng bố chịu trách nhiệm giám sát lực lượng biệt kích truy lùng các thủ lĩnh Taliban.

"Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan coi ông là một người quan trọng", bức thư của Taliban viết. Bức thư cảnh báo thành viên gia đình của người này sẽ bị bắt giữ và trừng phạt nếu sĩ quan này không làm theo yêu cầu của Taliban.

Bức thư của Taliban sau đó được chuyển tới Liên Hợp Quốc.

Ngoài biệt kích và nhân viên tình báo, Taliban cũng săn tìm các sĩ quan quân đội, cảnh sát, thành viên cơ quan điều tra của chính phủ cũ. Nhiều thành viên lực lượng an ninh chính phủ đang tuyệt vọng tìm kiếm trợ giúp từ bên ngoài, báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết.

Tại những nơi Taliban kiểm soát, các tay súng lùng sục từng nhà, "bắt giữ hoặc đe dọa giết hại thành viên gia đình của mục tiêu bị săn đuổi trừ khi họ nộp mình cho Taliban".

Taliban cũng nhanh chóng mở rộng mạng lưới chỉ điểm. Tổ chức này đang gây sức ép với các thánh đường Hồi giáo, các thương nhân đổi tiền - xương sống của hệ thống tài chính Afghanistan, buộc họ phải giúp săn đuổi các thành viên lực lượng an ninh chính phủ.

Phản kháng hay di tản?

Nhiều binh sĩ, quan chức chính phủ đã tìm tới lánh nạn ở thung lũng Panjshir, một vùng lòng chảo chiến lược ở phía bắc Kabul. Đây là nơi các lãnh đạo chính phủ cũ đang tìm cách tái tổ chức lực lượng chống lại Taliban. Nhóm này có khoảng 2.000-2.500 quân.

Hơn 20 năm trước, lãnh đạo người Panjshir là Ahmed Shah Massoud đã tập hợp lực lượng dưới ngọn cờ Liên minh phương Bắc nhằm chống lại sự cai trị của Taliban. Liên minh phương Bắc đã hỗ trợ Mỹ và đồng minh trong cuộc chiến lật đổ Taliban năm 2001.

Nhưng lực lượng ở Panjshir hiện nay thiếu vũ khí hạng nặng, bị cô lập về hậu cần, cũng như không có trợ giúp quốc tế. Họ cũng thiếu một lãnh đạo có khả năng đoàn kết như Massoud.

Ngay cả những người Afghanistan ủng hộ lực lượng này cũng bi quan sẽ cần thời gian dài thung lũng Panjshir mới có thể đối đầu với Taliban.

Một trực thăng quân đội chở binh sĩ chính phủ chạy tới tỉnh Panjshir. Ảnh: AFP.

Tại sân bay Kabul lúc này, hàng trăm lính biệt kích và nhân viên Tổng cục An ninh Quốc gia đang trợ giúp chiến dịch di tản, giới chức Mỹ cho biết. Theo một thỏa thuận đạt được với Washington, lực lượng này sẽ là nhóm di tản cuối cùng, khi tất cả thường dân đã rời đi an toàn.

Lầu Năm Góc xác nhận sẽ giúp di tản lực lượng an ninh chính phủ nếu họ đến được sân bay ở thủ đô Kabul. Nhưng không rõ những người này sẽ được đưa tới đâu.

Không giống các phiên dịch viên làm việc trực tiếp với quân đội Mỹ hoặc nhân viên người bản địa làm việc ở Đại sứ quán Mỹ, thành viên lực lượng an ninh không nằm trong chương trình cấp visa nhập cư đặc biệt của Washington.

Nhưng trước khi nghĩ đến chuyện có được tái định cư ở Mỹ hay không, những người này trước hết phải bảo toàn được mạng sống và vượt qua vòng vây Taliban hiện đã chặn mọi ngả đường tới bay Hamid Karzai ở Kabul.

Các tay súng Taliban cũng đang lùng sục trong đám đông đổ tới sân bay Kabul để tìm kiếm các binh sĩ, quan chức chính quyền cũ, hay những người từng cộng tác với lực lượng nước ngoài, bởi đây là con đường di tản duy nhất an toàn. Duy Anh 

Công dân Đức bị Taliban bắn trúng đạn khi tới sân bay Kabul


Một công dân Đức bị bắn trên đường tới sân bay Kabul, Afghanistan, theo tuyên bố của một người phát ngôn chính phủ Đức hôm 20/8.

Tuy vậy, vết thương không nguy hiểm đến tính mạng, Reuters đưa tin. Người đàn ông này đã được chăm sóc y tế và sẽ sớm lên máy bay về nước.

Dù lực lượng Taliban cam kết đảm bảo an toàn cho người nước ngoài rời khỏi Afghanistan, nhiều người nước ngoài cho biết họ bị Taliban dùng bạo lực ngăn tiếp cận sân bay.

Nhiều người Afghanistan và công dân nước ngoài đang đổ về sân bay Kabul để được di tản. Ảnh: New York Times.
  • < iframe frameborder="0" allowfullscreen="" scrolling="no" width="0px" height="0px" src="https://sp.zalo.me/plugins/share?dev=null&color=null&oaid=4564080408575020426&href=https%3A%2F%2Fzingnews.vn%2Fcong-dan-duc-trung-dan-khi-toi-san-bay-kabul-post1253315.html%3Futm_source%3Dzalo%26utm_medium%3Dzalomsg%26utm_campaign%3Dzingdesktop&layout=icon-text&customize=true&callback=null&id=811bceb7-6f83-4bb5-9b43-d166b7b2fa78&domain=zingnews.vn&android=false&ios=false" style="box-sizing: border-box; text-rendering: geometricprecision; outline: 0px; -webkit-font-smoothing: antialiased; margin: 0px; padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; vertical-align: baseline; background: transparent; text-size-adjust: 100%; width: 210px; display: block; object-fit: cover; position: absolute;">< /iframe>
cong dan duc bi ban anh 1

Nhiều người Afghanistan và công dân nước ngoài đang đổ về sân bay Kabul để được di tản. Ảnh: New York Times.

Hôm 20/8, Guardian đưa tin một số công dân Australia cho biết họ bị lực lượng Taliban cản đường, thậm chí tấn công bằng vũ khí và roi khi xuất trình giấy tờ.

“Chúng tôi lo ngại về việc Taliban sử dụng vũ trang để kiểm soát đám đông tại sân bay. Có thể nói rằng đây là một hoàn cảnh rất phức tạp và khó khăn”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia Marise Payne cho biết.

Trong khi đó, hoạt động sơ tán của các quốc gia cũng đang gặp phải nhiều khó khăn bên trong sân bay. Hôm 16/8, một máy bay vận tải của Đức chỉ có thể đưa 7 người rời Afghanistan do tình trạng hỗn loạn tại sân bay Kabul.

"Tình hình ở sân bay rất hỗn loạn, nguy hiểm và phức tạp. Chúng tôi có rất ít thời gian, vì vậy chỉ có thể đón những người đã có mặt ngay trên đường băng", Bộ trưởng Quốc phòng Đức Kramp-Karrenbauer cho biết.

Quân đội Mỹ, quân đội từ các nước đồng minh NATO và hàng trăm nhân viên an ninh của chính quyền bị lật đổ tại Afghanistan đang thực thi nhiệm vụ bảo đảm an ninh bên trong sân bay Kabul.

Trong khi đó, lực lượng Taliban đã dựng nên hàng loạt trạm gác trên các tuyến đường tới sân bay. Một số đoạn video cũng ghi lại cảnh tượng các binh sĩ Taliban nổ súng trong khi nhiều người Afghanistan tụ tập bên ngoài sân bay với hy vọng được rời khỏi nước này.

Taliban thật thà hơn VC tuyên bố không có thể chế dân chủ quái gì ở Afghanistan!

Taliban tuyên bố thể chế dân chủ không có nền tảng nào ở Afghanistan và đất nước có khả năng được điều hành bởi một hội đồng Taliban cầm quyền.

"Sẽ không có thể chế dân chủ nào cả vì nó không có bất kỳ nền tảng nào ở đất nước chúng tôi. Chúng tôi sẽ không thảo luận về loại thể chế chính trị sẽ áp dụng ở Afghanistan vì nó đã rõ ràng. Đó là luật Hồi giáo Sharia", phát ngôn viên Taliban Waheedullah Hashimi hôm 18/8 cho hay.

Theo Hashimi, đất nước có khả năng được điều hành bởi một hội đồng Taliban cầm quyền và thủ lĩnh tối cao Haibatullah Akhundzada dự kiến vẫn nắm quyền lãnh đạo chung, vai trò như tổng thống.

Phát ngôn viên Taliban Waheedullah Hashimi trong cuộc phỏng vấn với Reuters tại địa điểm không được tiết lộ gần biên giới Afghanistan - Pakistan hôm 17/8. Ảnh: Reuters.

Phát ngôn viên Taliban Waheedullah Hashimi trong cuộc phỏng vấn với Reuters tại địa điểm không được tiết lộ gần biên giới Afghanistan - Pakistan hôm 17/8. Ảnh: Reuters.

Cơ cấu quyền lực Hashimi vạch ra mang những nét tương đồng với cách Taliban điều hành Afghanistan trong thời gian nắm quyền từ 1996 đến 2001. Khi đó, thủ lĩnh tối cao Mullah Omar không lộ diện và để việc điều hành đất nước hàng ngày cho một hội đồng.

Các thủ lĩnh Taliban sẽ họp cuối tuần này để thảo luận và đề ra thể chế điều hành đất nước. Hashimi cho biết Taliban cũng sẽ yêu cầu các cựu phi công và binh sĩ từ các lực lượng vũ trang Afghanistan gia nhập hàng ngũ. Ông không xoa dịu lo ngại chế độ Taliban hiện nay sẽ áp dụng các biện pháp hà khắc với phụ nữ như lần nắm quyền trước đó.

"Các học giả của chúng tôi sẽ quyết định liệu các bé gái có được phép đến trường. Họ sẽ quyết định phụ nữ có nên mặc hijab (khăn trùm đầu và ngực), burqa (loại trang phục che kín người, đầu tóc và mặt mũi), hay chỉ mạng che mặt và áo choàng abaya hay thứ gì đó. Điều đó tùy thuộc vào các học giả", Hashimi cho hay.

Từ khi quân đội Mỹ bắt đầu rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan hồi tháng 5, Taliban đã triển khai các cuộc tiến công chớp nhoáng và tiến vào thủ đô Kabul hôm 15/8 mà không gặp sự kháng cự nào từ lực lượng chính phủ. Hàng nghìn người Afghanistan sợ hãi đã đổ xô đến sân bay, tìm cách rời khỏi đất nước.

Huyền Lê (Theo Guardian)




Người Australia bị đánh đập khi đến sân bay Kabul

Nhiều công dân Australia cho biết các tay súng Taliban sử dụng bạo lực để ngăn họ đến sân bay Kabul và rời khỏi Afghanistan.

Chiều 19/8, chính phủ Australia thông báo công dân, và những người có thị thực của nước này ở Afghanistan đến sân bay Kabul để rời khỏi nước này.

Tuy nhiên, nhiều công dân Australia ở Afghanistan cho biết họ bị lực lượng Taliban cản đường đến sân bay Kabul. Một số người còn bị hành hung bằng vũ khí và roi khi xuất trình giấy tờ, theo Guardian.

Trước đó, Taliban đã hứa hẹn rằng những người mong muốn rời khỏi Afghanistan sẽ có thể "thượng lộ bình an". Tuy nhiên, lực lượng này đã chặn lối vào sân bay, chỉ cho phép một vài người thông qua, đánh đập và thậm chí nổ súng vào nhóm người đang muốn vào sân bay.

Hiện tại, Taliban đã kiểm soát được hầu hết Afghanistan, trừ thung lũng Panjshir, và quản lý biên giới đất liền của nước này. Điều đó có nghĩa rằng sân bay Kabul là lối ra duy nhất khỏi Afghanistan.

Tuy Mỹ đã kiểm soát bên trong sân bay Kabul, sau vụ hỗn loạn trên đường bay vào ngày 16/8, Taliban vẫn nắm kiểm soát các tuyến đường bên ngoài.

Taliban ngan dan Australia di tan anh 1

Taliban không cho công dân Australia ở Afghanistan đến sân bay Kabul. Ảnh: Guardian.

Bà Marise Payne, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia, cho biết: "Chúng tôi lo ngại về việc Taliban sử dụng vũ trang để kiểm soát đám đông tại sân bay. Có thể nói rằng đây là một hoàn cảnh rất phức tạp và khó khăn".

"Chúng tôi sẽ tiếp tục liên hệ vầ hỗ trợ công dân và người có thị thực Australia ở Afghanistan vượt qua được các chốt kiểm soát và vào sân bay", bà cho biết.

Ông Wes Hennessy, một cựu quân nhân của lực lượng đặc biệt, cho biết Australia di tản công dân quá chậm trễ.

"Dù quyết định này do Bộ Quốc phòng hay do Chính phủ thì Australia đã chậm chân", ông nói. "Thay vào đó, chúng ta chờ đến khi Kabul bị chiếm và truyền thông đại chúng quay cảnh tưởng hỗn loại nơi đây".

Ông cho rằng chính phủ Australia nên nỗ lực hơn trong việc hỗ trợ những người ở Kabul trốn thoát.

"Hãy cho người đến đây", ông nói. "Hãy tập trung những người Australia và Afghanistan ở đây lại, rồi đưa họ rời đi an toàn".

Chuyến bay sơ tán công dân đầu tiên của Australia đã đưa 26 người rời khỏi nước này vào ngày 18/8.

"Việc chuyến bay đó chỉ giải cứu được 26 người là một sự hổ thẹn quốc gia. Các nước đồng minh của Australia đang vận dụng hết nhân lực và máy bay nước họ để chở người dân. Lực lượng Quốc phòng Australia chắc chắn có khả năng làm như vậy", ông Hennessy cho biết. Zing.


Taliban tát tai công dân Mỹ ở Kabul

AFGHANISTANBộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói với các nghị sĩ rằng nhiều công dân nước này ở Kabul bị các tay súng Taliban đánh.

Các nguồn tin cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tiết lộ thông tin trong cuộc gọi ngày 20/8 và gọi đây là điều "không thể chấp nhận được", song không khẳng định hay loại trừ việc lực lượng Mỹ có thể rời sân bay Kabul để đảm bảo công dân nước này đi qua các trạm kiểm soát do Taliban lập một cách an toàn.

Austin sau đó khẳng định Taliban nhìn chung không cản trở dân Mỹ tới sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul, giống tuyên bố của Tổng thống Joe Biden hồi cuối tuần trước. Biden ngày 20/8 nói không có dấu hiệu công dân Mỹ không thể tới sân bay ở thủ đô Kabul.

Khi được hỏi về thông tin công dân Mỹ bị Taliban đánh, thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby cho biết cơ quan này "chắc chắn lưu tâm đến những thông tin như vậy và chúng vô cùng đáng lo ngại".

"Chúng tôi đã nói với Taliban rằng điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được và chúng tôi muốn người Mỹ với giấy tờ hợp lệ được đi qua các trạm kiểm soát của họ một cách tự do. Nhìn chung đây là điều đang diễn ra", Kirby nói.

Các tay súng Taliban đi tuần trên đường phố thủ đô Kabul của Afghanistan ngày 16/8. Ảnh: Reuters.

Các tay súng Taliban đi tuần trên đường phố thủ đô Kabul của Afghanistan ngày 16/8. Ảnh: Reuters.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết lực lượng Mỹ tìm thấy 169 người trú ẩn tại khách sạn Baron, gần khu vực phía nam sân bay ở Kabul, sau khi một quốc gia thông báo với các chỉ huy Mỹ về những người này. Ba trực thăng CH-47 Chinook cất cánh từ sân bay Hamid Karzai để đón họ. "Chiến dịch diễn ra rất nhanh và an toàn", Kirby nói.

Kirby cho biết những người này ban đầu dự kiến đi bộ qua Cổng Tu viện, cách khách sạn Baron khoảng 200 m, để vào sân bay. Tuy nhiên, một lượng lớn người tụ tập tại khu vực này khiến các công dân Mỹ cảm thấy không an toàn khi tìm cách vượt qua.

Các chỉ huy Mỹ tại sân bay Kabul đưa ra quyết định sơ tán 169 công dân nói trên bằng trực thăng. Kirby nói đây là trường hợp duy nhất trực thăng Mỹ rời sân bay Kabul để đón các công dân. Một số công dân Mỹ khác tới sân bay Hamid Karzai được binh sĩ Mỹ hộ tống vào bên trong.

Taliban mở chiến dịch quân sự chớp nhoáng đánh chiếm phần lớn lãnh thổ Afghanistan trong vài tuần qua, sau khi Mỹ và đồng minh rút khỏi quốc gia Trung Á. Taliban ngày 15/8 tiến vào Kabul mà không vấp phải sự kháng cự của quân chính phủ, hoàn thành kiểm soát lãnh thổ Afghanistan.

Hàng nghìn người Afghanistan sau đó đổ đến sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul để tìm cách rời khỏi đất nước. Dòng người di tản quá đông khiến sân bay này rơi vào hỗn loạn trong nhiều ngày qua. Quân đội Mỹ đang điều hành sân bay Hamid Karzai, đây là một trong những địa điểm cuối cùng tại Afghanistan chưa bị Taliban chiếm giữ.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 832 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 479 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 410 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 371 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 349 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 345 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 297 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 284 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 254 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 248 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.