Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24867337

 
Bản sắc Việt 25.04.2024 17:12
Trước sự dã man kỳ thị của chồng ngoại chủng, nhiều phụ nữ VN và Á Châu bỏ chồng ngoại thoát thân
21.03.2021 05:37

Phong trào phụ nữ Viêt bỏ chồng Mỹ dã man: 
Bỏ Mỹ về lấy chồng ta, Dầu đẹp dầu xấu vẫn là đồng hương
CS Mỹ bắt lão già Mỹ trắng giết vợ  trẻ đẹp gốc Việt, giấu xác trong tủ dông đá 

(PLO)- Một người đàn ông Mỹ bị tạm giam mà không được bảo lãnh sau khi ra tay sát hại người vợ gốc Việt rồi giấu thi thể nạn nhân trong tủ đông công nghiệp.

Mỹ bắt người đàn ông giết vợ gốc Việt, giấu xác trong tủ đông

Đài Fox News mới đây đưa tin cảnh sát hạt Harris, thuộc bang Texas, đã cáo buộc Curtis Allen Holliday (58 tuổi) giết vợ mình là cô Chi Thi Lien Le (29 tuổi).

Các nhà điều tra tại Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Harris cho biết nạn nhân Le, ở TP Houston, mất tích từ ngày 3-4. Người thân đã báo cáo sự việc cho cảnh sát sau khi không thể liên lạc với cô trong nhiều ngày.

Cảnh sát sau đó đã thẩm vấn Holliday về sự mất tích của Le.

Curtis Allen Holliday. Ảnh: KHOU

Holliday đã bị giam giữ tại nhà tù của hạt Harris vào ngày 5-5 với cáo buộc có hành vi bạo lực liên tục đối với một thành viên gia đình.

Hồ sơ tòa án cho thấy người đàn ông này bị cáo buộc hành hung vợ mình vào các ngày 28-11 và 25-12-2019, theo đài ABC News.

Các nhà điều tra đã tìm thấy thi thể của Le khi tiến hành lục soát nơi kinh doanh của Holliday tại lô nhà 5800 đường W Sam Houston Parkway N.

Xác của người phụ nữ gốc Việt được giấu trong một tủ đông công nghiệp.

Viện Khoa học Pháp y của hạt Harris xác định Le bị sát hại và Holliday đã bị buộc tội giết người vào ngày 14-7.

Hiện Holliday đang bị giam giữ mà không được bảo lãnh để chờ ra ngày ra tòa xét xử.

Kiều bào ở Houston Mỹ bàng hoàng chuyện chồng M giết hại vợ Việt

Người vợ Việt tên Chi Thi Lien Le qua đời vì bị chồng Tây giết hại, giấu xác trong tủ lạnh khiến nhiều người xót xa. Cộng đồng người Việt ở Houston (Mỹ) bàng hoàng thương xót cho nạn nhân và bức xúc hành vi của người chồng.
Gia đình của Curtis Allen Holliday khi còn hạnh phúc /// ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Gia đình của Curtis Allen Holliday khi còn hạnh phúc
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Theo ABC13, mới đây cảnh sát hạt Harris (Houston, Texas, Mỹ) đã cáo buộc người đàn ông 58 tuổi Curtis Allen Holliday tội giết người. Ngày 5.5 vừa qua, Holliday bị bắt giữ sau khi vi phạm lệnh bảo vệ của tòa án và liên tục có hành động bạo lực với thành viên trong gia đình.
Theo nhà đài KHOU 11 News Houston, nạn nhân Chi Thi Lien Le (29 tuổi) được báo cáo mất tích từ ngày 3.4. Người thân của cô rất lo lắng vì không liên lạc được với Chi trong nhiều ngày.
Theo tài liệu của tòa án, Curtis Allen Holliday từng hành hung vợ vào ngày 28.11 và 25.12 năm 2019. Dựa trên điều này, điều tra viên đã tiến hành khám xét cơ sở kinh doanh của Holliday. Tại đây họ chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng khi tìm thấy thi thể nạn nhân bị nhồi nhét trong chiếc tủ đông lạnh công nghiệp cỡ lớn. Cảnh sát sau đó tuyên cáo buộc Curtis Allen Holliday tội giết người và người này không được bảo lãnh.
Được biết, người đàn ông 58 tuổi và vợ trẻ có một con gái chung. Theo thông tin từ nhóm người Việt ở Houston, cả hai cùng quản lý một cửa hàng đồ gia dụng. Khi hay thông tin người vợ Việt bị sát hại ở độ tuổi còn quá trẻ, nhiều người đã bày tỏ sự xót xa. Một số tài khoản Facebook cho biết họ từng thấy chị Chi đăng tải bài viết lên một số hội nhóm người Việt ở Houston để cầu cứu nhưng không ai tin, thậm chí bị cho là câu views bởi cô thường đăng tải những hình ảnh hạnh phúc của gia đình mình trên trang cá nhân.
Kiều bào ở Houston Mỹ bàng hoàng chuyện chồng Tây giết hại vợ Việt - ảnh 1

Bình luận thương tiếc nạn nhân được đăng tải trong nhóm Người Việt ở Houston

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

"Trời ơi mình biết 2 người này nè, cô vợ người Việt Nam nhỏ bé lắm còn ông chồng lại to bự. Năm ngoái mình đến mua đồ 2, 3 lần gì đó thì vẫn thấy cô vợ nhưng khoảng tháng 3 năm nay thì còn mỗi ông chồng. Mình có hỏi thì được bảo là vợ đang đi mua đồ. Mà thấy cô này sợ chồng lắm, đang nói chuyện mà bị liếc là kiếm việc khác làm. Không ngờ thật, thấy buôn bán dễ tính vậy mà lại giết vợ", tài khoản Doan Le cho biết.
"Mình có đến mua đèn ở tiệm của ông này cách đây vài tháng, thấy rất tốt. Qua cách nói chuyện mình nghĩ ông thương vợ con, nói chuyện đàng hoàng tử tế nhưng không nghĩ ác đến vậy, tội cô gái", bạn Hoàng Minh chia sẻ.
Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng phụ nữ ở nước ngoài nên báo cảnh sát nếu bị bạo hành bởi Mỹ là một trong những quốc gia có luật bảo vệ nạn nhân bạo hành gia đình nghiêm ngặt. Việc Chi đăng tải lời cầu cứu lên mạng xã hội không giúp gì cho cô mà trái lại có khả năng khiến vết thương tâm lý càng lớn hơn vì những lời mỉa mai từ cư dân mạng - vốn không hiểu được những gì Chi đang trải qua.
"Qua câu chuyện mình mong phụ nữ hãy chủ động bảo vệ lấy bản thân trước khi sự việc tồi tệ hơn xảy ra", bạn Phùng Khánh viết.

Mỹ: Phụ nữ gốc Việt ham cặp bồ Mỹ bị thảm sát tử nạn trong vụ giết người-tự sát

Rachel Nguyễn đã mất tích cùng bạn trại tại một khu rừng quốc gia trong thời điểm nóng nắng nhất của mùa hè

NGUỒN HÌNH ẢNH,NATIONAL PARK SERVICE

Chụp lại hình ảnh,

Rachel Nguyễn đã mất tích cùng bạn trại tại một khu rừng quốc gia trong thời điểm nóng nắng nhất của mùa hè

Một cặp đôi người Mỹ bị mất tích từ tháng 7 tại Vườn Quốc gia Joshua Tree ở miền Nam bang California được cho là nạn nhân trong một vụ giết người-tự sát, theo cảnh sát.

Rachel Nguyễn, 20 tuổi và Joseph Orbeso, 22 tuổi, được phát hiện lần đầu tiên hôm 15/10 bởi một nhóm tìm kiếm và cứu nạn trong đó có cha của Orbeso.

Cảnh sát cho biết bằng chứng tại hiện trường cho thấy Orbeso bắn Rachel trước khi tự chĩa súng vào chính mình.

Có vẻ họ đã hết thức ăn và nước uống, một viên chức nói.

Phát ngôn viên của Cảnh sát trưởng San Bernardino Cindy Bachman nói với BBC rằng cặp đôi này đã được tìm thấy dưới một tán cây và dường như đang ôm lấy nhau.

Bà nói thêm rằng anh Orbeso và cô Rachel đã dùng quần áo che chân để bảo vệ dưới cái nóng.

Các nhà điều tra đã tìm thấy một khẩu súng lục đăng ký dưới tên Orbeso tại hiện trường, bà nói thêm.

Bà Bachman nói: "Vụ việc này không giống như bất cứ vụ tìm kiếm cứu nạn nào mà chúng tôi từng tham gia."

"Nhưng không có bằng chứng nào khiến các nhà điều tra tin rằng anh ta đã có ý định làm hại cô ấy.

Anh Joseph Orbeso và cô Rachel Nguyễn bị báo cáo mất tích từ ngày 28/7 sau khi họ không thanh toán trả phòng tại một nhà trọ của Airbnb ở khu vực Morongo Basin.

Ngay cả những nhân viên tìm kiếm cứu hộ cũng bị nguy hiểm tính mạng khi nhiệt độ lên trên 37 độ ở khu rừng khô cằng

NGUỒN HÌNH ẢNH,JOSHUA TREE SEARCH & RESCUE

Chụp lại hình ảnh,

Ngay cả những nhân viên tìm kiếm cứu hộ cũng bị nguy hiểm tính mạng khi nhiệt độ lên trên 37 độ ở khu rừng khô cằng

Các Lực lượng Kiểm lâm khu bảo tồn đã tìm thấy chiếc xe của họ gần một điểm cắm trại.

Các đội tìm kiếm và cứu hộ đã mất hơn 2.100 giờ tìm kiếm cặp đôi này.

Theo Đội Tìm kiếm và Cứu hộ Joshua Tree, họ được tìm thấy trong "hẻm núi dốc" phía bắc đường mòn Loze Loop. Thi thể đã được đưa đi sau một ngày được phát hiện.

Cha của anh Orbeso nói trong một email gửi tới truyền thông địa phương rằng ông muốn con trai mình "được nhớ đến như một người tử tế, ân cần và chu đáo."

Ông Orbeso nói: "Cách nó được tìm thấy bên cạnh Rachel, ôm lấy con bé như thể chúng đang nghỉ chân dưới một bóng cây nói lên tất cả về nó như một người đàn ông và như một con người."

Cuộc tìm kiếm kéo dài một tuần đã phải ngừng lại hồi tháng 8 sau khi hơn 10 nhân viên tìm kiếm đã bị thương do nắng nóng quá khắc nghiệt.

Cảnh sát trưởng nói rằng cuộc tìm kiếm sau đó đã được thu nhỏ thành các nhóm nhỏ hơn được tiến hành vào cuối tuần.

Chê đàn ông VN, cô gái gốc Việt bị bạn trai Mỹ bắn chết sau khi chia tay

Đau buồn, chán nản sau khi chia tay Anna Bui, chàng sinh viên người Mỹ tiến hành vụ xả súng, cướp đi sinh mạng cô người yêu cũ và hai người khác.

sNghi phạm Allen Ivanov. Ảnh: Instagram

Nghi phạm Allen Ivanov. Ảnh: Instagram

Allen Ivanov, 19 tuổi, bị bắt không lâu sau khi thực hiện vụ tấn công xả súng trong một bữa tiệc tại nhà ở Mukilteo, ngoại ô Everett, Washington, hôm 30/7, khiến ba nạn nhân thiệt mạng. Hiện chàng sinh viên trường Đại học Washington này bị giam trong nhà giam quận Snohomish, với ba cáo buộc giết người, Seattle Times đưa tin. 

Ba nạn nhân tử vong được xác định là Anna Bui, bạn gái cũ gốc Việt của Ivanov, Jake Long và Jordan Ebner. Nạn nhân thứ tư là Will Kramer bị thương nặng, đang được cấp cứu trong bệnh viện. 

Kiley McReynolds, một người bạn trong đội hợp xướng nhà trường với Anna Bui, cho biết Bui và Ivanov hẹn hò hơn một năm và vừa mới chia tay. Một người bạn không tiết lộ tên của Ivanov kể rằng hôm đó, sau vụ xả súng xảy ra lúc 0h30, Ivanov đã gọi điện thoại cho anh và nói rằng "Tớ vừa giết bạn gái cũ rồi". Người bạn này nói Ivanov đã rất buồn bã, chán nản sau khi chia tay người yêu và mua khẩu súng trường AR-15 hồi tuần trước. 

Ines Gandal, người từng tham gia vào đội hợp xướng gồm 10 người với Anna Bui, cho biết cô gái gốc Việt muốn trở thành y tá và có nụ cười khiến người khác cũng vui lây, đồng thời nhận xét Bui là "một trong những cô gái ngọt ngào nhất mà cô biết". 

Anna Bui, cô bạn gái gốc Việt của Ivanov. Ảnh: Facebook

Anna Bui, cô bạn gái gốc Việt của Ivanov. Ảnh: Facebook

Alexis, cô sinh viên 18 tuổi cũng có mặt trong bữa tiệc hôm đó, kể rằng cô đã phải trốn trong một phòng để không bị trúng đạn của Ivanov. Bà Susan Gemmer, bà của Alexis, kể lại: "Chúng tôi nhắn tin qua lại, tôi bảo con bé hãy giữ im lặng, cố gắng giữ bình tĩnh, mọi người đang trên đường đến đó. Con bé liên tục nói: "Họ chết rồi, họ chết rồi, cháu đứng ngay đó và cháu đã nhìn thấy"'. 

Bà Gemmer cho hay cháu gái bà đã nhìn thấy Ivanov đi thẳng vào bữa tiệc có 15 đến 20 người tham dự, bước qua cửa và bắt đầu xả súng bắn chết hai người. Sau đó, hắn ta đi thẳng lên mái nhà, nơi mọi người đang tập trung. 

Lúc Alexis cố gắng bỏ chạy vào gara cùng chàng trai trẻ đang sống trong ngôi nhà, Ivanov xả súng bắn một thanh niên trên mái nhà. Vì thế, cô quyết định trốn trong phòng để đồ và gọi điện báo cho bà Gemmer. 

Hai nạn nhân còn lại thiệt mạng trong vụ xả súng. Ảnh: Facebook

Jake Long (trái) và Jordan Ebner, hai nạn nhân cũng thiệt mạng trong vụ xả súng. Ảnh: Facebook

Hai ngày trước khi tấn công, có hai dòng trạng thái bí ẩn được đăng lên tài khoản Twitter có tên và ảnh của Ivanov. Một dòng tweet có nội dung: "Đây là tweet đầu tiên và cũng là cuối cùng. Tôi đã trải qua tất cả chuyện đó". Dòng trạng thái còn lại thì viết: "Liệu Ruger sẽ nghĩ gì nhỉ?", có thể ám chỉ công ty súng Sturm, Ruger & Co.

Trước đó ít ngày, một bức ảnh được đăng trên Instagram dưới tài khoản @allenivanov cũng chụp một khẩu súng trường và ba viên đạn.  Hướng Dương

Lịch sử kỳ thị và bạo lực đối với người gốc Á ở Mỹ

VOV.VN - Số lượng tội ác hận thù chống người châu Á ở Mỹ đã tăng 150% kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đầu năm 2020.

Một tay súng đã sát hại 8 người ở thành phố Atlanta thuộc bang Georgia của Mỹ đêm ngày 16/03. Điều đáng chú ý là 6 trong số nạn nhân là người gốc Á và sự việc đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng kỳ thị và bạo lực đối với người gốc Á ở Mỹ. Số lượng tội ác hận thù chống người châu Á ở Mỹ đã tăng 150% kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đầu năm 2020.

Người dân gốc Á đã sống ở Mỹ hơn 160 năm và đã từ lâu trở thành mục tiêu của sự kỳ thị. Dưới đây là những sự kiện lớn liên quan tới bạo lực và sự kỳ thị mà người nhập cư châu Á và người Mỹ gốc Á phải đối mặt kể từ trước nội chiến.

Phán quyết People v. Hall

Người nhập cư Trung Quốc bắt đầu tới Mỹ với số lượng lớn trong những năm 1850, chủ yếu là tới California và các bang miền Tây để làm việc trong các mỏ kim loại và xây dựng các tuyến đường sắt, các công việc nguy hiểm và được trả lương thấp mặc dù có nhu cầu tuyển lao động cao. Hầu như ngay lập tức đã xuất hiện định kiến mang tính sắc tộc rằng “Người châu Á tới để đánh cắp công việc của người da trắng”. Năm 1854, Tòa án Tối cao California đã gia tăng sự kỳ thị đối với người nhập cư châu Á trong phán quyết với tên gọi “People v. Hall” cho rằng người gốc Á không được làm chứng chống lại người da trắng trước tòa nhằm đảm bảo rằng người da trắng có thể thoát tội liên quan tới bạo lực chống lại người gốc Á. Trong trường hợp này, đó là tội giết người: George Hall bắn chết Ling Sing, một người nhập cư Trung Quốc và các lời khai của nhân chứng đều bị bác bỏ bởi họ cũng là người châu Á.  

Cuộc thảm sát người Trung Quốc năm 1871

Ngày 24/10/1871, sau khi một người da trắng bị sát hại trong vụ xô xát giữa các nhóm người Trung Quốc, hơn 500 người da trắng và châu Mỹ Latinh đã làm loạn và bao vây cộng đồng nhỏ người Trung Quốc ở Los Angeles ở quận đèn đỏ có tên gọi Negro Alley. Ít nhất 17 đàn ông và trẻ em Trung Quốc bao gồm 1 bác sỹ địa phương nổi tiếng đã bị đám đông hành hình. Những người này bị treo cổ ở nhiều địa điểm trong thị trấn, bất kỳ chỗ nào mà đám đông tìm được chỗ để treo dây. 8 trong số những kẻ làm loạn cuối cùng đã bị buộc tội giết người nhưng cáo trạng sau đó đã bị đảo ngược. Không ai sau đó bị trừng phạt.     

Đạo luật loại trừ người Trung Quốc năm 1882

Khó khăn kinh tế những năm 1870 đã khiến tình trạng kỳ thị và vu oan cho người gốc Á gia tăng. Năm 1882, quốc hội thống nhất thông qua Đạo luật loại trừ người Trung Quốc nhằm cấm người Trung Quốc nhập cư vào Mỹ trong vòng 20 năm. Tổng thống Chester A. Arthur đã phủ quyết dự luật này nhưng sau đó lại ký một phiên bản khác với lệnh cấm trong vòng 10 năm. Đây là đạo luật hạn chế nhập cư đầu tiên ở Mỹ và đã kéo dài suốt hơn 60 năm trước khi bị thu hồi năm 1943.  

Vụ thảm sát Rock Springs năm 1885

 Tại Rock Springs, lãnh thổ Wyoming, các hoạt động gây hấn với các thợ mỏ Trung Quốc đã bùng nổ vào tháng 9/1885 khi từ 100 cho tới 150 người bao vây và tấn công các thợ mỏ Trung Quốc khiến 28 người thiệt mạng và 79 ngôi nhà bị đốt cháy. Hàng trăm thợ mỏ Trung Quốc đã chạy tới một thị trấn gần đó và sau đó bị lừa lên một chuyến tàu hỏa khi tin rằng họ sẽ được đưa tới San Francisco an toàn. Tuy nhiên, chuyến tàu này đã đưa họ tới Rock Springs nơi họ bị buộc phải quay trở lại khu hầm mỏ. Quân đội liên bang đã phải ở đó trong vòng 13 năm để thiết lập trật tự.

Bùng phát dịch hạch ở San Francisco

Năm 1990, bệnh dịch hạch bùng phát ở San Francisco. Dịch bệnh được cho là bắt nguồn từ một con tàu từ Australia, tuy nhiên, khi bệnh nhân đầu tiên trên toàn bang California là một người nhập cư Trung Quốc, toàn bộ cộng đồng người Trung Quốc đã bị đổ lỗi vì dịch bệnh. Ngay trong đêm, cảnh sát thành phố San Francisco đã bao vây khu phố Trung Quốc và cấm mọi người dân trừ người da trắng ra, vào nơi này. Các cư dân Trung Quốc phải đối mặt với việc bị khám xét nhà và phá hoại tài sản bằng vũ lực. Đây chính là khởi điểm của sự kỳ thị nhắm tới người Mỹ gốc Á trong thời điểm diễn ra dịch bệnh Covid-19 mà Tổng thống Donald Trump thường gọi là “virus Trung Quốc”, “virus Vũ Hán” và “Cúm Kung” ám chỉ tới một loạt võ thuật của Trung Quốc.   

Các trại tập trung người Mỹ gốc Nhật trong Thế chiến thứ 2

Vào những năm 1940, hàng chục nghìn người nhập cư Nhật Bản và người Mỹ gốc Nhật đã xây dựng cuộc sống ở Mỹ. Sau khi Nhật Bản ném bom Trân Châu Cảng và Mỹ tham gia Thế chiến thứ Hai, chính phủ Mỹ đã buộc toàn bộ những người này tới các trại tập trung trong thời gian diễn ra chiến tranh do nghi ngờ họ có thể trợ giúp kẻ thù. Điều kiện trong các trại tập trung này rất khắc nghiệt, cực nóng vào mùa Hè và cực lạnh vào mùa Đông. Không có gián điệp nào cuối cùng được tìm thấy. Khi những người này được thả, nhiều người đã trở về tìm lại nhà cửa và công việc kinh doanh của mình vốn đã bị phá hoại hoặc tịch thu. Năm 1988, những người sống sót đã nhận được sự xin lỗi của tổng thống và 20.000 USD đền bù.  

Những người đánh bắt tôm Việt Nam và giáo phái KKK

Vào thời điểm cuối cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã tái định cư nhiều người Việt chạy sang Mỹ. Ở Texas, nhiều người di cư Việt Nam đã bắt đầu công việc đánh bắt tôm. Những người này đã làm việc chăm chỉ và bắt đầu thống trị ngành nghề này và đây cũng là lúc định kiến về việc người châu Á lấy mất công việc của người da trắng xuất hiện trở lại. Lãnh đạo giáo phái Ku Klux Klan Louis Beam đã huấn luyện các thành viên trong các cuộc tấn công theo phong cách đặc công, tuần tra các vùng biển và đốt các tàu của người Việt Nam.

Vụ sát hại Vincent Chin

Vincent Chin là một thanh niên người Mỹ gốc Trung Quốc, 27 tuổi và chuẩn bị lập gia đình. Vào ngày 19/06/1982, khi Vincent Chin đang ăn mừng cùng những người bạn ở Detroit, hai người đàn ông da trắng đã đánh nhau trong một quán bar và đổ lỗi cho Chin về việc người Nhật lấy mất các công việc trong lĩnh vực sản xuất ô tô của họ. Ở ngoài quán bar, những người này đã đánh Chin với một chiếc gậy bóng chày. Chin đã tử vong nhiều ngày sau đó. Với cáo buộc giết người, những kẻ tấn công Chin có thể bị buộc tội 15 năm tù giam, tuy nhiên, họ chỉ bị án treo và bị phạt 3.000 USD. Phán quyết này đã gây bức xúc trong cộng đồng người Mỹ gốc Á và giúp họ đoàn kết trong mỗi sắc tộc cũng như cùng đấu tranh cho các quyền dân sự.  

Bạo loạn ở Los Angeles

Căng thẳng đã gia tăng giữa cộng đồng người Mỹ da đen và gốc Hàn tại Los Angeles trong nhiều năm. Ngày 29/04/1992, các sỹ quan cảnh sát trong vụ đánh Rodney King đã được tha bổng. Bạo loạn đã diễn ra trên khắp thành phố và các cửa hàng của người Mỹ gốc Hàn đã trở thành mục tiêu tấn công. Hàng nghìn cửa hàng đã bị phá hoại trong vụ bạo loạn.  

Hận thù gia tăng sau vụ tấn công khủng bố 11/09

Sau vụ tấn công khủng bố 11/09/2001, tội ác hận thù đã gia tăng trước những người theo đạo Hồi hoặc được cho là theo đạo Hồi bao gồm người dân có nguồn gốc từ Nam Á. Chỉ 4 ngày sau vụ tấn công 11/09, thợ sửa máy bay Frank Silva Roque đã sát hại Balbir Singh Sodhi, chủ một cửa hàng xăng là người gốc Ấn Độ, người mà thủ phạm cho là người Hồi giáo. Thời điểm hậu 11/09 là lúc các cộng đồng Nam và Tây Á gia tăng nhận thức và vận động phòng tránh các vụ việc tương tự./.  Phạm Huân/VOV-Washington

Người gốc Á ở Mỹ liên tiếp bị hành hung vô cớ

Hai phụ nữ gốc Á bị hành hung và xúc phạm ở New York trong một ngày, dù tình trạng kỳ thị vấp phải phản ứng từ quan chức và người dân Mỹ.

Một phụ nữ 37 tuổi gốc Á, chưa được xác định danh tính, bất ngờ bị một gã đàn ông tấn công khi đang tham gia biểu tình chống bạo lực nhằm vào người gốc Á ở thành phố New York hôm 21/3.

Sở cảnh sát New York cho biết kẻ tấn công ban đầu giật tấm biểu ngữ phản đối kỳ thị của người phụ nữ và ném xuống đất. "Khi bị nạn nhân chất vấn sao lại làm như vậy, gã đàn ông đã đấm liên tiếp vào mặt người phụ nữ", các sĩ quan nói.

Nghi phạm sau khi hành hung cô gái gốc Á đã nhanh chóng bỏ trốn vào ga tàu điện ngầm Astor Place gần đó. Sở cảnh sát New York cho biết Lực lượng Đặc nhiệm Chống tội ác thù ghét đang điều tra sự việc.

Đơn vị này đã đăng lên Twitter hình ảnh nghi phạm sau khi hành hung nạn nhân và đề nghị người dân cung cấp mọi thông tin về người này để phục vụ điều tra.

Người gốc Á tiếp tục bị hành hung vô cớ
 
 

Nghi phạm tấn công người phụ nữ gốc Á trong cuộc biểu tình ở thành phố New York hôm 21/3. Video: Sở Cảnh sát New York.

Cùng ngày 21/3, một phụ nữ gốc Á khoảng 20 tuổi cũng bị một gã đàn ông có hành vi miệt thị, xúc phạm khi đang ngồi trên chuyến tàu điện ngầm tới quận Queens, thành phố New York.

"Hắn đột nhiên đứng gần tôi và tôi cảm thấy không thoải mái. Sau đó hắn tiểu tiện ngay cạnh tôi, khiến áo khoác và túi xách của tôi dính chất bẩn", người phụ nữ sợ hãi kể lại.

Nạn nhân đã kịp chụp lại ảnh của kẻ tấn công biến thái, cho thấy đây là một người đàn ông cao to, mặc đồ đen và che kín mặt. Cảnh sát đang tiếp tục điều tra danh tính kẻ này.

Nghi phạm đi tiểu lên người một phụ nữ gốc Á trên tàu điện ngầm ở New York hôm 21/3. Ảnh: NY Post.

Nghi phạm tiểu tiện lên người một phụ nữ gốc Á trên tàu điện ngầm ở New York hôm 21/3. Ảnh: NY Post.

"Đây là hành vi đáng kinh tởm và chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với cơ quan thực thi pháp luật để tìm ra thủ phạm, bắt anh ta chịu tội. Các cuộc tấn công nhằm vào người gốc Á không thể chấp nhận được", phát ngôn viên Cơ quan Giao thông Đô thị (MTA) New York Andrei Berman cho biết.

Hạ nghị sĩ Mỹ Steve Cohen hôm 18/3 nhận định các vụ tấn công nhắm vào cộng đồng người gốc Á ở Mỹ đã tăng đột biến trong năm qua, gồm các hành vi tấn công bằng hung khí, châm lửa hay chửi bới xúc phạm. Ông cho rằng Covid-19 xảy ra đã làm trầm trọng thêm những định kiến xấu xa chống người châu Á, vốn tồn tại lâu đời ở Mỹ.

NBC cho biết các nhà hoạt động đã thống kê được khoảng 4.000 tội ác hận thù nhằm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á trong năm qua, trong đó chủ yếu nhắm vào phụ nữ.

Ngọc Ánh (Theo NBC/ NY Post)



Mỹ: Công bố video mới vụ giết vợ chồng chủ cửa hàng gốc Việt

Mỹ: Công bố video mới vụ giết vợ chồng chủ cửa hàng gốc Việt
(PLO)- Hơn nửa tháng sau vụ cướp cửa hàng khiến hai vợ chồng gốc Việt thiệt mạng ở TP Mount Dora, bang Florida, cảnh sát vẫn chưa tìm ra thủ phạm.

Cảnh sát TP Mount Dora, bang Florida (Mỹ) ngày 15-12 đã công bố đoạn video giám sát mới nhằm truy tìm thủ phạm sát hại hai vợ chồng gốc Việt trong vụ cướp cửa hàng gây chấn động địa phương cách đây hơn hai tuần.

Theo trang tin Click Orlando, Cảnh sát trưởng tạm quyền Brett Meade cho biết việc công bố đoạn video mới từ bên trong cửa hàng tiện lợi T&N Market là một quyết định khó khăn vì một trong những nạn nhân được nghe thấy la lên trong tuyệt vọng, nhưng các điều tra viên hy vọng sẽ có người nhận ra kẻ tấn công.

Ông Khiem Ba Trinh (Ken), 56 tuổi, và vợ là bà Minh Nguyen (Tina), 47 tuổi, đang đóng cửa cửa hàng vào ngày 30-11 thì bị một người đàn ông lạ mặt bắn nhiều phát. Bà Nguyen đã tử vong tại hiện trường, còn ông Trinh qua đời tại bệnh viện ba ngày sau đó.

Mỹ: Công bố video mới vụ giết vợ chồng chủ cửa hàng gốc Việt   - ảnh 1
Kể cướp cửa hàng của người gốc Việt trong đoạn video vừa được công bố. Ảnh cắt từ clip

Ông Meade cho biết cơ quan của ông đã được gia đình ông Trinh và bà Nguyen cho phép công bố video với hy vọng nó có thể giúp giải quyết vụ án giết hai mạng người này.

Trong video, người ta có thể thấy rõ những bước đi, tư thế và giọng nói của tay súng.

“Có một người nào đó trong cộng đồng sẽ nhận ra giọng nói của cá nhân này” – ông Meade nói và cho biết thêm rằng thật khó để nghe đoạn video vì giọng nói của Nguyen cũng được nghe thấy và biết rằng “trong vài giây nữa cuộc đời của người phụ nữ ấy sẽ bị kết liễu một cách không thương tiếc”.

Trước đó vào ngày 2-12, cảnh sát Mount Dora đã công bố video về tay súng đã bắn hai vợ chồng gốc Việt. Đoạn video quay từ bên ngoài cửa hàng cho thấy kẻ tấn công mặc quần áo sẫm màu ép ông Trinh quay vào cửa hàng và nổ súng. Ông Meade khi đó cho biết không có ai khác trong cửa hàng vào thời điểm xảy ra vụ cướp.

Tên cướp sau đó được nhìn thấy trên video rời khỏi cửa hàng mang theo một chiếc túi màu trắng được cho là đựng tiền cướp được. Kẻ tấn công được mô tả là một người đàn ông có thân hình gầy gò.

Trong phát biểu đưa ra khi công bố đoạn video thứ hai hôm 15-12, ông Meade tin rằng kẻ tấn công sẽ bị người trong cộng đồng nhận dạng và vấn đề sẽ được giải quyết. Ông đề nghị bất kỳ ai có thông tin hãy liên hệ với nhà chức trách. Cảnh sát trước đó đã treo thưởng 10.000 USD cho người tố giác thủ phạm.

Dù chưa nhận dạng được thủ phạm, cảnh sát đã bắt giữ một người liên quan đến vụ việc.

Vào ngày 4-12, cảnh sát đã bắt giữ một người da màu tên Undrea Dixon, 42 tuổi, sau khi các cảnh sát cho biết người phụ nữ này bước vào cửa hàng sau khi hai vợ chồng gốc Việt bị bắn nhưng không ra tay giúp đỡ họ.

Dixon đã bị bắt vì cung cấp thông tin sai cho cơ quan thực thi pháp luật trong một hành động bị coi là trọng tội. Người phụ nữ này hiện đang bị giam giữ tại nhà tù hạt Lake mà không được bảo lãnh, theo tờ Orlando Sentinel.

T&N Market được coi là cơ sở chính của cộng đồng phía đông bắc bang Florida, và nhà chức trách gọi vợ chồng chủ cửa hàng này là trụ cột của Mount Dora.

Những người thân và hàng xóm của hai vợ chồng đã bày tỏ sự tiếc thương đối với hai người tốt bụng nhưng xấu số. TRÙNG QUANG

 Quá uất, cô gái gốc Việt bị bắt vì bắn chết bạn trai tại Mỹ

Giới chức Mỹ đã tống giam một cô gái gốc Việt với cáo buộc dùng súng bắn chết bạn trai sau một cuộc cãi vã.
Nghi phạm gốc Việt Rina Han Nguyen  /// Nhà tù hạt Sedgwick
Nghi phạm gốc Việt Rina Han Nguyen
NHÀ TÙ HẠT SEDGWICK
Tờ The Wichita Eagle ngày 17.2 đưa tin cô gái gốc Việt Rina Han Nguyen sống ở thành phố Wichita thuộc hạt Sedgwick (bang Kansas, Mỹ) đã bị cáo buộc giết người cấp độ 1 và nổ súng tại nhà có người ở liên quan đến cái chết của bạn trai cô là Amare Holt (22 tuổi).
Đại diện Sở Cảnh sát Wichita, ông Jeff Gilmore cho hay Nguyen và bạn trai đã cãi nhau khi cả hai đang ở căn hộ của cô gái gốc Việt 18 tuổi này.
Theo ông Gilmore, khi Holt vừa bước ra ngoài thì Nguyen bất ngờ rút khẩu súng ngắn nhắm vào người bạn trai rồi nhả đạn. Holt bị bắn nhiều phát, đổ ập xuống đường và tử vong tại bệnh viện chưa đầy 1 giờ sau đó.
Các viên đạn cũng gây hư hại một căn hộ gần đó, ngay thời điểm vợ chồng chủ nhà đang tắm cho hai người con nhỏ.  
Ông Gilmore cho biết thêm sau vụ nổ súng, cô gái gốc Việt lái xe bỏ đi song sau đó quay trở lại và bị bắt mà không kháng cự. Cảnh sát nói họ không tìm kiếm bất kỳ nghi phạm nào khác trong vụ án này.
Theo ông Gilmore, hồi tháng 12.2019 cũng đã xảy ra một vụ bạo lực gia đình giữa Nguyen và Holt, song không rõ nguyên nhân.
Số tiền bảo lãnh được ấn định cho Nguyen là 300.000 USD (khoảng 7 tỉ đồng). Hiện chưa rõ nghi phạm gốc Việt này có luật sư bào chữa hay không

Ham bồ Mỹ nữ sinh  viên gốc Việt bị bạn trai người Mỹ bắn chết vì ghen tuông


ANTĐ - Nam sinh viên trường đại học Washington bị tình nghi giết bạn gái cũ người gốc Việt và 2 người khác tại bữa tiệc tại gia vì mâu thuẫn tình cảm.
Nghi phạm Allen Ivanov (ảnh: Instagram)

Nghi phạm Allen Ivanov (ảnh: Instagram)

 Allen Ivanov (19 tuổi) được cho là hung thủ sát hại Anna Bui, Jake Long và Jordan Ebner tại bữa tiệc ở Washington lúc 0h30 ngày 30-7. Trong đó Anna Bui là bạn gái cũ của Ivanov còn Jake Long và Jordan Ebner là bạn cùng lớp.

Bà của Ivanov nói rằng phát hiện cháu trai 19 tuổi giấu súng trong nhà vệ sinh. Trong khi đó, bạn cùng lớp đại học của Ivanov tiết lộ cậu bị trầm cảm sau khi chia tay với bạn gái Anna Bui.

Anna Bui - nạn nhân của vụ xả súng

Anna Bui - nạn nhân của vụ xả súng

Người bạn này còn nói thêm: “Khi Ivanov gửi cho em bức ảnh khẩu súng AR-15 tuần trước, em nghĩ là cậu ấy đùa. Nhưng chuyện tồi tệ đã xảy ra vào sáng hôm thứ Bảy, Ivanov gọi cho em và nói đã giết bạn gái cũ”.

“Bọn em không biết thực hư câu chuyện thế nào, cậu ấy gọi cho em lúc 2h30 sáng nói đã giết người. Em không nghĩ đó là sự thật vì thường ngày Ivanov rất hay nói đùa. Ivanov đã từng rất thích chơi game nhưng cậu ấy chưa bao giờ có biểu hiện cư xử bạo lực”, một người bạn cùng trường của Ivanov nói với Daily Mail.

Tuy nhiên, một người khác lại nói rằng Ivanov có biểu hiện của bệnh loạn thần phân ly: “Nói chuyện điện thoại với em, cậu ấy cứ liên tục hỏi “Làm thế nào để tự tử” rồi khóc và nói “Tôi phải làm gì bây giờ”.

Những người bạn chơi thân với Ivanov đều nhận ra rằng chàng trai 19 tuổi bị trầm cảm nặng sau khi chia tay với Anna Bui. Họ lo sợ khi Ivanov mua khẩu súng AR-15 nhưng không ngờ điều tồi tệ lại xảy ra.

Nữ sinh người gốc Việt bị bạn trai người Mỹ bắn chết vì ghen tuông

2 ngày trước khi vụ xả súng xảy ra, Ivanov đã đăng ảnh nằm trên sàn với 3 viên đạn bên cạnh cùng dòng trạng thái “Em không thể thoát khỏi anh đâu”.

Chàng trai 19 tuổi bị cảnh sát bắt giữ chỉ 2 tiếng sau khi gây ra vụ án mạng kinh hoàng.

Ivanov tốt nghiệp trường cấp ba Kamiak vào năm 2015, hiện đang học chuyên ngành máy tính của trường đại học Washington. Bạn bè nhận xét Ivanov khá thông minh, điềm tĩnh và đẹp trai. Cậu cũng được cho là người hay ghen tuông. 

Ivanov đăng một bức ảnh của khẩu súng này Theo Daily Mail

Học sinh gốc Á ở California bị đánh nhập viện vì bạn bè kỳ thị "có virus corona"

Một cậu bé 16 tuổi sống tại California đã bị các bạn học đánh đến mức nhập viện bởi vì cậu là người Mỹ gốc Á. Những kẻ đánh đập cậu đều cho rằng, cậu đã bị nhiễm Covid-19.

Đây chỉ là một trường hợp trong rất nhiều câu chuyện phân biệt chủng tộc mà nạn nhân là những người gốc Châu Á - nơi có dịch viêm phổi cấp Covid-19 đang hoành hành.

Ngay sau đó, cậu bé đã được đưa đến phòng cấp cứu tại bệnh viện, chụp chiếu để kiểm tra mức độ chấn thương hay những tổn thương khác.

Các quan chức không tiết lộ danh tính của học sinh này cũng như thông tin chi tiết về vụ tấn công. Hiện vụ việc đang được cảnh sát Los Angeles điều tra, làm rõ.

“Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi lúc này là gửi thông tin cụ thể tới tất cả 80 quận và hơn 2 triệu trẻ em”, ông Debra Duardo, Giám đốc học khu Los Angeles cho biết. “Chúng tôi muốn nói với họ rằng không cần phải sợ hãi quá mức vì có rất ít rủi ro nhiễm viurs corona. Chúng tôi cũng sẽ không dung thứ cho bất kỳ trường hợp bắt nạt nào”.

Học sinh gốc Á ở California bị đánh nhập viện vì bạn bè kỳ thị 'có virus corona'

Học sinh gốc Á ở California bị đánh nhập viện vì virus corona (Ảnh minh họa)

Cho đến nay, đã có 15 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona tại Mỹ, bao gồm 8 trường hợp ở California. Những bệnh nhân này đang được điều trị cách ly và các quan chức nhấn mạnh, virus hiện đang không lan truyền trong cộng đồng.

Cho dù dịch bệnh bùng phát từ Trung Quốc, nó cũng không liên quan gì đến người châu Á và càng không thể khẳng định rằng tất cả người Châu Á đều mang bệnh dịch này.

Bà Hilda Solis, giám sát viên quận Los Angeles cho biết, bất cứ ai phân biệt đối xử và đưa ra những thông tin sai lệch đều sẽ bị điều tra. Bên cạnh đó, FBI cũng đang mở một cuộc điều tra về vấn đề này.

Tuần trước, một nhân viên của Trung tâm văn hóa người Mỹ gốc Á đã ho nhẹ tại trung tâm thể dục địa phương. Tất cả những người khác đã rời đi vì nghĩ rằng cô đang bị nhiễm virus corona.

Một sự cố tương tự khác là một học sinh lớp 8 người Mỹ gốc Việt ở Los Angeles tên là Dylan Muriano cũng đã được giáo viên đưa xuống phòng y tế vì cậu bị ho do sặc nước. Thế nhưng, khi trở lại lớp, cậu bị bạn bè trêu chọc vì cho rằng Dylan Muriano đã nhiễm viurs corona.

Vấn đề phân biệt chủng tộc đối với người Châu Á, gốc Á cũng từng xảy ra vào năm 2003, khi dịch SARS bùng phát. Các quan chức cảnh báo rằng đây là hành vi không chấp nhận được.

“Sự phân biệt đối xử có thể nghiêm trọng hơn khi virus lây lan trong các cộng đồng Mỹ thời gian tới. Chúng ta cần phải lên tiếng chống lại điều này khi là người chứng kiến. Chúng ta không phải là người ngoài cuộc”, ông Robin Toma, giám đốc Ủy ban Quan hệ Con người quận Los Angeles nói.

Cũng như giám thị của một trường học tại Los Angeles đã nói, sự thay đổi trong hành vi nhất thiết phải bắt đầu từ phụ huynh. “Kỳ thị là điều trẻ em học được. Nó không tự nhiên đến với chúng”.

Hiện có hơn 14.000 người đã ký đơn yêu cầu các trường học tại Los Angeles đóng cửa, dù chỉ có một ca mắc bệnh tại quận này.

Trường Giang (Theo CBS)

Nạn kỳ thị người gốc Á ở châu Âu

Các hành vi thù ghét người gốc Á không chỉ gia tăng ở Mỹ mà còn xuất hiện tại châu Âu trong năm qua, khiến nhiều người không dám ra đường.

Sự đau buồn và phẫn nộ sau khi 6 phụ nữ gốc Á thiệt mạng trong vụ xả súng gần đây tại ba spa ở Atlanta, bang Georgia đã khiến nhiều người chú ý đến tình trạng kỳ thị chủng tộc và gia tăng bạo lực với người châu Á ở Mỹ.

Nhưng đây không chỉ là vấn đề của Mỹ. Từ Anh đến Australia, các hành vi thù ghét người gốc Á đã gia tăng tại châu Âu trong thời kỳ đại dịch. Một số chính trị gia phương Tây đã liên tục nhấn mạnh mối liên hệ giữa Trung Quốc với Covid-19 và với bối cảnh đó, những người gốc Đông Á và Đông Nam Á tại châu lục này ngày càng trở thành mục tiêu của phân biệt chủng tộc.

Một người biểu tình mặc áo và giơ biểu ngữ có dòng chữ hãy dừng tội ác thù ghét người gốc Á tại Texas ngày 21/3. Ảnh: AFP.

Một người biểu tình mặc áo và giơ biểu ngữ có dòng chữ "ngừng thù ghét người gốc Á" tại Texas ngày 21/3. Ảnh: AFP.

Nhưng nhiều quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Đức và Bỉ, không thu thập dữ liệu nhân khẩu học dựa trên sắc tộc vì lý do lịch sử, gây khó khăn cho việc nắm được chính xác quy mô của vấn đề.

Tại Anh, số liệu của Cảnh sát Thủ đô London cho thấy hơn 200 tội ác thù ghét với người Đông Á đã xảy ra tháng 6-9/2020, tăng 96% so với cùng kỳ năm trước.

Peng Wang, giảng viên người Trung Quốc tại Đại học Southampton, Anh, bị 4 thanh niên da trắng trong độ tuổi 20-25 tấn công trong lúc đang chạy bộ gần nhà hôm 23/2. "Vài gã điên rồ ngồi trong xe và hét lên với tôi từ phía bên kia đường", giảng viên 37 tuổi nói. "Họ nói 'virus Trung Quốc, cút khỏi đất nước này đi, đồ khốn'".

Khi Wang phản bác, nhóm thanh niên ra khỏi xe, đấm vào mặt và đá anh ngã nhào xuống đường.

Giảng viên Peng Wang bị chảy máu mũi sau vụ hành hung ở Southampton, Anh hôm 23/2. Ảnh:SCMP.

Giảng viên Peng Wang bị chảy máu mũi sau vụ hành hung ở Southampton, Anh hôm 23/2. Ảnh:SCMP.

Mặc dù Wang không bị thương nặng, vụ tấn công đã để lại "bóng ma tâm lý", khiến anh sợ ra khỏi nhà, lo lắng về tương lai ở Anh và sự an toàn của cậu con trai nhỏ. "Điều họ làm thật kém văn minh, không nên xảy ra điều đó trong xã hội ngày nay. Họ đối xử với tôi như một con vật", anh nói. Cảnh sát sau đó đã bắt hai nghi phạm.

"Khi Donald Trump làm tổng thống Mỹ, ông ấy đã gọi nCoV là 'virus Trung Quốc', điều đó hoàn toàn sai", Wang nói thêm.

Trong cuộc tranh luận hồi tháng 10 về vấn đề phân biệt chủng tộc đối với người Hoa và gốc Đông Á tại quốc hội Anh, nghị sĩ David Linden cho biết một số cử tri "đã mô tả các nhà hàng và cửa hàng bán đồ ăn mang về bị phá hoại hay tẩy chay, nhiều nạn nhân bị đấm và nhổ nước bọt khi đi trên phố, thậm chí bị lăng mạ và đổ lỗi gây ra Covid-19".

Một cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện vào tháng 6 cho thấy 3/4 người gốc Hoa ở Anh từng bị lăng mạ bằng từ ngữ phân biệt chủng tộc. Khi đại dịch hoành hành khắp châu Âu, các nhà hoạt động ở Tây Ban Nha và Pháp cũng bắt đầu nhận thấy vấn đề. Các chiến dịch như lan truyền từ khóa "Tôi không phải virus" được tạo ra để nâng cao nhận thức đối với tình trạng bạo lực nhắm vào người châu Á.

Tháng 3/2020, Thomas Siu, người Mỹ gốc Hoa 30 tuổi, cho biết anh bị tấn công ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, sau khi hai người đàn ông hét lên những lời phân biệt chủng tộc liên quan đến Covid-19.

Siu cho biết trong tháng 1-3/2020, anh bị lăng mạ 10 lần. Sau đó, anh quyết tâm không nhẫn nhịn chịu đựng mà quát lại những người kỳ thị mình. Nhưng anh bị họ đánh bất tỉnh. "Tôi luôn biết rõ rằng có phân biệt chủng tộc ở đây nhưng mọi người không thực sự thừa nhận điều đó", Siu nói.

Susana Ye, nhà báo Tây Ban Nha 29 tuổi, người đã thực hiện một bộ phim tài liệu về cộng đồng người Hoa ở nước này năm 2019, nói với CNN rằng vấn đề bạo lực đối với người gốc Á ở Tây Ban Nha đã bị báo chí nước này coi là điều bình thường và ít đưa tin hơn.

"Đối với nhiều người, đó không phải là vấn đề quan trọng vì nhiều nhà báo không sống trong cộng đồng người gốc Á hoặc quen biết họ", cô nói. "Họ không có quan điểm chống phân biệt chủng tộc và họ không hiểu gì về các cộng đồng khác ngoài cộng đồng của họ".

Cô nói rằng vấn đề tội ác thù ghét ít được quan tâm ở Tây Ban Nha do rào cản ngôn ngữ, một số người lo sợ bị trục xuất, còn người cao tuổi thường có xu hướng giữ im lặng. "Mọi người lăng mạ và hành hung chúng tôi vì họ tin rằng chúng tôi sẽ không phản ứng lại", cô nói. "Họ đã quen với việc chúng tôi không lên tiếng".

Quan Zhou Wu, họa sĩ truyện tranh sống ở Madrid, Tây Ban Nha, đồng ý với quan điểm này. "Vụ xả súng ở Atlanta không lên trang nhất của truyền thông Tây Ban Nha, đó là một tin tức siêu nhỏ, chúng tôi như người vô hình vậy", cô nói. Một báo cáo năm 2019 của chính phủ Tây Ban Nha cho thấy 2,9% người gốc Á sống ở nước này là nạn nhân của tội ác thù ghét.

Tại Pháp, các nhà vận động cho biết đại dịch đã khiến vấn đề kỳ thị người gốc Á trở nên tồi tệ hơn. Sun-Lay Tan, phát ngôn viên của Security for All, tổ chức đại diện cho hơn 40 hiệp hội người gốc Á, nói: "Kể từ năm ngoái, nạn phân biệt chủng tộc đã trở nên rõ ràng hơn. Nhiều người công khai nói rằng họ không thích người gốc Á và không thích Trung Quốc".

Nhóm này ước tính rằng vào năm 2019, cứ hai ngày lại có một tội ác thù ghét với người gốc Á xảy ra chỉ riêng ở khu vực Paris. Một người từng bị đánh đến trật khớp vai vào đêm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố áp đặt lệnh phong tỏa mới vào tháng 10/2020.

Tan cho biết lần đầu tiên anh trải nghiệm chủ nghĩa bài ngoại ở Pháp là vào tháng 2/2020, khi một người đàn ông đổi chỗ trên tàu điện ngầm sau khi Tan ngồi xuống bên cạnh.

"Cha mẹ chúng tôi bị phân biệt chủng tộc nhưng họ chấp nhận vì họ muốn hòa nhập với đất nước. Chúng tôi là thế hệ thứ hai của những người nhập cư ở Pháp, trách nhiệm của chúng tôi là lên tiếng và làm cho nước Pháp tốt đẹp hơn cho thế hệ tiếp theo", anh nói.

Nhà làm phim Popo Fan ở Berlin, sinh ra ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, cho biết tình hình rất tồi tệ vào đầu đại dịch. Anh sợ đi ra ngoài và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

"Khi đại dịch mới bùng lên, tôi đã bị nhổ nước bọt, chửi rủa trên tàu điện ngầm ở Berlin", Fan nói. "Tôi không biết phải nghĩ sao, vì kẻ tấn công tôi cũng là người nhập cư. Anh ta say rượu và có lẽ có hoàn cảnh kinh tế xã hội thấp hơn. Tôi cảm thấy như xã hội Đức đã không cung cấp cho anh ấy đủ nguồn lực hoặc giáo dục về đa dạng chủng tộc và y tế cộng đồng. Anh ấy không tiếp cận được những thông tin đó".

Tan cho rằng trách nhiệm thuộc về giới chức Đức, những người "dường như không quan tâm đủ đến các vấn đề chủng tộc". Ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, anh đã nhiều lần bị nhắm mục tiêu trên đường phố. "Một người hét vào mặt tôi rằng 'hãy cút về Trung Quốc đi'. Cảnh sát nói rằng họ không thể làm được gì", Tan nói.

Đây không chỉ là vấn đề của châu Âu. Một báo cáo hồi tháng ba của Viện Lowy ở Australia cho thấy hơn 1/3 người Australia gốc Hoa cảm thấy họ bị đối xử khác biệt hoặc tiêu cực hơn trong năm qua. 18% nói rằng họ đã bị đe dọa hoặc hành hung.

Tại Anh, Kay Leong, sinh viên Singapore kể rằng một người bán hoa hồng trên phố đã hét lên "Covid-19, Covid-19" sau khi cô từ chối mua hoa. "Tôi không phải là người gốc Hoa nhưng tôi có thể tưởng tượng tất cả người gốc Á sẽ có cảm giác như nhau trước kiểu phân biệt chủng tộc này", cô cho biết. "Nhưng tôi phải nói rằng kiểu phân biệt chủng tộc hoặc đe dọa này không phải là mới, tôi đã phải đối mặt với nó kể từ khi đến London vào năm 2016 để học đại học".

Kate Ng, nhà báo 28 tuổi người Malaysia gốc Hoa tại tờ Independent của Anh, nói rằng mặc dù tình hình ở Anh không nghiêm trọng bằng Mỹ, nó đã đủ để khiến những người gốc Đông Nam Á ớn lạnh.

"Tôi muốn ra ngoài một mình. Nhưng tôi tự hỏi: 'Có khả năng tôi sẽ bị lăng mạ hay tấn công hay không? Nỗi sợ hãi đó là rất rõ ràng", cô nói.




Video for người á bị đánh tại mỹ
VTV.vn - Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, sự phân biệt đối với người gốc Á tại Mỹ đã tăng mạnh ở quốc gia này.
Feb. 20, 2021
Chỉ trong vòng 18h, một tài khoản trên GoFundMe đã quyên góp được hơn 440.000 USD cho cụ bà Xiao Zhen Zie, nạn nhân ...
3 days ago

Một bà cao niên gốc Á Châu bị cướp giữa ban ... - Nguoi Viet

Video for nguoi viet a chau bi danh tai my
Sự việc xảy ra giữa lúc nạn tấn công người Mỹ gốc Á Châu gia tăng ở Bay Area của California cũng như cả nước Mỹ.
16 hours ago
Video for nguoi viet a chau bi danh tai my
Chuẩn Tướng Thủy Quân Lục Chiến William Seely III, chỉ huy lực lượng đặc biệt Mỹ-Iraq chống lại ISIS ở Iraq, là một người ...
Jan. 7, 2020
Video for nguoi viet a chau bi danh tai my
Joe Biden và Kamala Harris sẽ gặp cộng đồng Mỹ gốc Á Châu ở Atlanta ... đồng người Mỹ gốc Á Châu, cùng người gốc đảo ở ...
3 days ago
Your browser can't play this video. Learn more. Switch camera ... Người châu Á bị kì thị- người Việt bị ...
5 hours ago · Uploaded by Ăn Chơi Cùng Nhân Lỳ
Treo thưởng 10.000 USD tìm kẻ giết 2 du khách Việt ở Mỹ ... khá nghèo có hai con trai và người anh của Khương cũng ...
Jun. 6, 2018

Chồng Mỹ 58 tuổi giết vợ Việt 29 tuổi, giấu xác trong tủ đông ...


https://tinyurl.com/y5zmfmroChồng Mỹ 58 tuổi giết vợ Việt 29 tuổi, giấu xác trong tủ đông lạnh#PhoBolsaTV.
Jul. 22, 2020 · Uploaded by PhoBolsaTV
thoibaocanada #vietvcanada #dshopping #thoibaomediaHelp us to Get 100k Subscribers at: http://bit.ly ...
Jul. 23, 2020 · Uploaded by THOIBAO MEDIA
Video for chồng mỹ giết vợ việt
Chồng Mỹ giết vợ Việt, giấu xác trong tủ đông lạnh. Jul 21, 2020 cập nhật lần cuối Jul 22, 2020. Ông Curtis Allen Holliday và vợ ...
Jul. 21, 2020
ĐIỂM TIN TRONG NGÀY 22/07/2020-TT Trump cảnh báo COVID-19 sẽ 'tệ hơn rồi mới cải thiện'-Chồng Mỹ giết vợ Việt ...
Jul. 22, 2020 · Uploaded by Người Việt Daily News
You visited this page o­n 20/03/21.
Giúp đỡ tài chính: https://www.gofundme.com/f/qr75w-help-with-lawyer039s-feeshttps://tinyurl.com ...
Nov. 8, 2020 · Uploaded by PhoBolsaTV
Mọi người đừng quên bấm đăng ký kênh để cập nhật những video mới nhất nhé!* Đăng ký Kênh YT: ...
Jul. 23, 2020 · Uploaded by Hương Cali
ĐIỂM TIN TRONG NGÀY 22/07/2020 -TT Trump cảnh báo COVID-19 sẽ 'tệ hơn rồi mới cải thiện' -Chồng Mỹ giết vợ Việt ...
Jul. 22, 2020
Chồng Tây Vợ Việt- Cuộc Sống Mỹ ... Mình muốn kênh của mình trở thành một cầu nối giữa nước Mỹ, Vietnam và thế giới ...
Jul. 23, 2020 · Uploaded by Chồng Tây Vợ Việt- Cuộc Sống Mỹ
You visited this page o­n 17/03/21.
Chuyên trang Vietditru.org có mục đích chia sẻ và trao đổi thông tin di tru, nguoi Viet o My va toan cau !!!
Jul. 22, 2020 · Uploaded by Việt Di Trú TV

THƯƠNG CHO CÔ GÁI VIỆT 29 TUỔI Ở HOUSTON TEXAS ... #cogaivietohouston​ #nathanvousa ...
Jul. 27, 2020 · Uploaded by Nathan Vo USA



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 568 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 559 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 463 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 444 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 421 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 371 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 369 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 355 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 329 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 320 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.