Mỹ tăng cường cáo buộc COVID-19 thoát' từ phòng thí nghiệm Vũ Khí Sinh Học Quân ĐộiTrung Quốc, kêu gọi toàn nhân loại tẩy chay hàng hóa và người TQ
16.01.2021 15:50
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa chính thức tuyên bố đã nắm được thông tin mới về nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Khí Sinh Học Quân Đội Trung Quốc của virus SARS-CoV-2 bất chấp Bắc Kinh đã nhiều lần bác bỏ những cáo buộc như vậy.
Viện Virus học Vũ Hán. Ảnh: Axios
Theo hãng tin Bloomberg, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 15/1 (giờ địa phương) cho biết họ đã có thông tin mới cho thấy đại dịch COVID-19 có thể xuất phát từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc chứ không phải do tiếp xúc với động vật nhiễm virus. Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump nhằm gây áp lực với Bắc Kinh về vấn đề nguồn gốc của virus SARS-CoV-2, gây bệnh COVID-19.
Cụ thể, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ đã nắm được bằng chứng mới cho thấy các nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán đã mắc bệnh vào mùa Thu năm 2019, trước khi phát hiện ca lây nhiễm đầu tiên ở cùng thành phố. Các nhà nghiên cứu này xuất hiện những triệu chứng phù hợp với triệu chứng của COVID-19 hoặc các bệnh theo mùa thông thường.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng sự thiếu minh bạch của Trung Quốc về nguồn gốc đại dịch trong hơn một năm qua, cũng như nỗ lực che giấu những thiếu sót ban đầu trong phản ứng của nước này với dịch bệnh, đã khiến khó đưa ra kết luận rõ ràng. Tuy nhiên, bản tuyên bố ngắn gọn, không có chữ ký, của Bộ Ngoại giao Mỹ lại không cung cấp dữ liệu nào để chứng minh cho các tuyên bố của họ.
Động thái trên diễn ra khi chỉ còn không đầy một tuần là nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump kết thúc.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc làm việc bên trong Viện Virus học Vũ Hán. Ảnh: Daily Mail
“Virus có thể xuất hiện tự nhiên khi con người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh, lây lan ra theo mô hình phù hợp với một dịch bệnh tự nhiên. Ngoài ra, một tai nạn trong phòng thí nghiệm có thể gây ra một ổ dịch tự nhiên nếu sự tiếp xúc ban đầu chỉ bao gồm một số cá nhân, cộng với hiện tượng nhiễm virus không có triệu chứng” – tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Cơ quan này không tiết lộ họ đã thu thập thông tin mới về nguồn gốc dịch bệnh từ phòng thí nghiệm như thế nào. Theo Bloomberg, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chối yêu cầu bình luận thêm về tuyên bố trên.
Trong khi đó, Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện từ phòng thí nghiệm.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở Vũ Hán. Ảnh: Reuters
Bắc Kinh gần đây đối mặt với những chỉ trích vì ban đầu đã trì hoãn sứ mệnh của phái đoàn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cử tới nước này để điều tra về nguồn gốc của SARS-CoV-2. Sau đó, nhóm điều tra, gồm các nhà khoa học do WHO chỉ định, đã được chấp nhận tới Trung Quốc và hiện đang tiếp tục hoàn tất thời gian cách ly 14 ngày theo quy định.
Giới chức Mỹ đã để ý chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán, Trung Quốc trong thời kỳ đầu. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump có xu hướng đổ lỗi nhiều hơn cho Bắc Kinh sau khi đại dịch bùng phát ở Mỹ, khiến nước này có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới. Ông Trump và Ngoại trưởng Pompeo thường gọi virus gây COVID-19 là “virus Trung Quốc” hay “virus Vũ Hán”.
Về phần mình, Trung Quốc cũng đang đưa ra những nghi ngờ về việc SARS-CoV-2 có thể không có nguồn gốc bên trong đường biên giới nước này. Các phương tiện truyền thông nhà nước đã dẫn một nghiên cứu cho thấy có những trường hợp ở Italy và Mỹ nhiễm virus từ trước khi phát hiện các ca nhiễm ở Vũ Hán. Họ ám chỉ rằng mầm bệnh có thể đã xâm nhập Trung Quốc qua thực phẩm đông lạnh hoặc bao bì thực phẩm. Thu Hằng/Báo Tin tức
Virus corona: Trump dám nói ông 'tìm thấy bằng chứng virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm TQ' nên bit TQ trừng phạt
NGUỒN HÌNH ẢNH,POOL/GETTY IMAGES
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang phá đám các cơ quan tình báo của chính mình bằng cách tuyên bố ông đã thấy bằng chứng virus corona có nguồn gốc trong một phòng thí nghiệm Trung Quốc.
Trước đó, văn phòng của giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ cho biết họ vẫn đang điều tra nguồn gốc của virus.
Nhưng văn phòng này cho biết họ đã xác định Covid-19 "không phải là do nhân tạo hay biến đổi gen".
Trung Quốc đã bác bỏ giả thuyết virus xuất phát từ phòng thí nghiệm và chỉ trích phản ứng của Mỹ đối với Covid-19.
Kể từ khi xuất hiện lần đầu ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm ngoái, virus corona được xác nhận đã lây nhiễm 3,2 triệu người và giết chết hơn 230.000 người.
Tổng thống Trump nói gì?
Tại Nhà Trắng hôm thứ Năm, ông Trump được một phóng viên hỏi: "Ông có thấy bất cứ điều gì vào thời điểm này khiến ông thực sự tin rằng Viện Virus học Vũ Hán là nguồn gốc của virus này?"
"Vâng, tôi có. Vâng, tôi có," tổng thống nói, mà không nói chi tiết. "Và tôi nghĩ Tổ chức Y tế Thế giới nên xấu hổ vì bản thân họ giống như một cơ quan quan hệ công chúng cho Trung Quốc."
Sau đó, khi được đề nghị làm rõ nhận định của mình, ông nói: "Tôi không thể nói với quý vị điều đó. Tôi không được phép nói với qúy vị điều đó."
Ông cũng nói với các phóng viên: "Liệu họ [Trung Quốc] đã phạm sai lầm, hay liệu việc này đã bắt đầu như một sai lầm và sau đó họ đã phạm phải một sau lầm khác, hay ai đó đã cố tình làm gì đó?
"Tôi không hiểu vì sao mà mọi người không được phép vào phần còn lại của Trung Quốc, nhưng họ được phép vào phần còn lại của thế giới. Điều đó thật tồi tệ, đó là một câu hỏi khó để họ có thể trả lời."
Tờ New York Times đưa tin hôm thứ Năm rằng các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã yêu cầu cộng đồng tình báo Hoa Kỳ điều tra xem virus có xuất phát từ phòng thí nghiệm của Vũ Hán hay không.
Các cơ quan tình báo cũng đã được giao nhiệm vụ xác định xem Trung Quốc và WHO có giấu thông tin về virus từ ban đầu hay không, các quan chức giấu tên nói với NBC News hôm thứ Tư.
Giám đốc tình báo nói gì?
Trong một tuyên bố công khai hiếm hoi, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, nơi giám sát các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, cho biết hôm thứ Năm, họ đồng tình với "sự đồng thuận khoa học rộng rãi" về nguồn gốc tự nhiên của Covid-19.
"[Cộng đồng tình báo] sẽ tiếp tục kiểm tra nghiêm ngặt các thông tin để xác định xem liệu dịch bệnh bắt đầu do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay đó là kết quả của một vụ tai nạn tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán."
Đó là phản ứng rõ ràng đầu tiên từ tình báo Mỹ lật tẩy các thuyết âm mưu - cả từ Mỹ và Trung Quốc - rằng virus corona là vũ khí sinh học.
Nhưng khả năng virus corona có thể vô tình bị rò rỉ từ một cơ sở nghiên cứu vẫn chưa được chứng minh.
Bối cảnh
Ông Trump gần đây đã leo thang cuộc chiến ngôn từ với Trung Quốc về đại dịch sau những gì các quan chức trong chính quyền của ông mô tả là một thỏa thuận đình chiến với Bắc Kinh.
Hôm thứ Tư, ông nói Trung Quốc muốn ông thất bại khi tái tranh cử vào tháng 11.
Ông Trump trước đây đã cáo buộc các quan chức Trung Quốc che giấu virus từ sớm và nói rằng họ có thể đã ngăn chặn căn bệnh này lây lan.
Ông đã có các chỉ trích tương tự với WHO và rút tiền tài trợ của Hoa Kỳ cho cơ quan này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong khi đó, đã cáo buộc chính quyền Trump cố gắng đánh lạc hướng khỏi các vấn đề của chính họ trong giải quyết cuộc khủng hoảng.
Một phát ngôn viên của Bộ này cũng đã nhiều lần thúc đẩy ý tưởng - không có bằng chứng - rằng Covid-19 có thể có nguồn gốc từ Mỹ.
Theo Washington Post, chính quyền Trump đang tìm cách trừng phạt tài chính Trung Quốc. Các cuộc thảo luận bao gồm cho phép chính phủ Hoa Kỳ kiện đòi Trung Quốc bồi thường thiệt hại hoặc hủy bỏ nghĩa vụ nợ.
Chiến tranh tuyên truyền Mỹ-Trung
Phân tích của Barbara Plett-Usher
Đây là tuyên bố dứt khoát đầu tiên về vấn đề này từ các cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Nó bác bỏ những lý thuyết âm mưu cực đoan nhất về nguồn gốc của đại dịch - rằng người Trung Quốc đã phát triển và thả virus corona ra như một vũ khí sinh học.
Nhưng nó không loại trừ khả năng virus này đã vô tình bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán nơi nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm.
Đặc biệt, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã nói về kịch bản đó, kêu gọi Trung Quốc cho phép các chuyên gia bên ngoài vào cơ sở nghiên cứu này, và đặt câu hỏi về an toàn phòng thí nghiệm ở các khu vực khác của đất nước. Chính phủ Trung Quốc nói rằng bất kỳ cáo buộc như vậy là không có cơ sở và bịa đặt
Khiếu nại và phản bác về nguồn gốc của virus là một phần của cuộc chiến tuyên truyền về việc xử lý khủng hoảng virus corona của Trung Quốc.
Nhưng họ cũng phản ánh sự thất vọng của Mỹ với Trung Quốc vì không chia sẻ thêm dữ liệu về việc đại dịch đã tiến triển thế nào
Từ virus đến nguyên tử, mối liên hệ nguy hiểm giữa Pháp và Trung Quốc: Pháp tham tiền Tàu làm hại nhân loại
Phòng thí nghiệm công nghệ cao P4 của Viện Vi trùng học Vũ Hán do Pháp giúp xây dựng. Ảnh chụp từ trên không ngày 17/04/2020. LOUISA GOULIAMAKI / AFP Thụy My
Theo Le Figaro, khả năng con virus corona chủng mới thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đã làm dấy lại cuộc tranh luận về việc Pháp bán công nghệ mũi nhọn cho chế độ cộng sản Bắc Kinh.
Con virus corona lọt ra từ phòng thí nghiệm P4 của Viện Vi trùng học Vũ Hán, nơi chứa những con virus nguy hiểm nhất thế giới như tổng thống Donald Trump đã nói ? Hoặc là từ phòng thí nghiệm P3 gần đó, cũng chuyên nghiên cứu về virus corona ? Hay là nó thoát ra từ phòng thí nghiệm P2 của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nơi tiến hành các cuộc nghiên cứu về virus corona trên loài dơi trong những điều kiện nhiều khi kém an toàn, nằm cách ngôi chợ thịt rừng Hoa Nam chỉ 300 mét ?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm Chủ nhật 03/05/2020 khẳng định « có đầy những bằng chứng » là con virus xuất xứ từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán, nhưng không nói rõ phòng thí nghiệm nào. Ông cũng không trả lời câu hỏi liệu con virus có do Bắc Kinh cố tình phát tán hay không.
Từ phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán đến nhà máy xử lý nhiên liệu nguyên tử
Vẫn còn quá sớm để nói rằng giả thiết nào khả tín nhất. Nhưng việc con virus sản sinh ra tại Vũ Hán, thành phố mà Trung Quốc đã xây dựng phòng thí nghiệm sinh học an ninh cao độ do Pháp cung cấp, cùng với cố gắng che giấu thông tin của chính quyền Bắc Kinh, đã đủ để làm sống dậy một vấn đề siêu nhạy cảm tại Pháp. Đó là việc bán các công nghệ lưỡng dụng, có nghĩa là có thể sử dụng được cho cả mục đích dân sự và quân sự cho Trung Quốc – quốc gia do đảng Cộng sản cầm quyền từ năm 1949.allow="autoplay" scrolling="no" frameborder="0" style="display: block; margin: 0px !important; padding: 0px !important; width: 530px !important; height: 407px !important; border-width: 0px !important; border-style: initial !important; overflow: hidden !important; float: none !important; max-height: 407px !important;">< /iframe>
Khi trao cho Trung Quốc một công nghệ cao như P4, nếu thực sự Paris đã vô tình và gián tiếp đóng một vai trò trong việc làm virus lan ra, thì vụ này khá phiền hà cho Pháp, nhất là khi Bắc Kinh không ngần ngại bóp méo thông tin. Có thể đó là lý do khiến giới quốc phòng và ngoại giao không muốn đề cập đến đề tài này. Bởi vì P4 không chỉ là chủ đề nhạy cảm duy nhất, mà còn một dự án chiến lược khác : xây dựng một nhà máy xử lý nhiên liệu nguyên tử đã qua sử dụng, do tập đoàn Orano (tên cũ là Areva) thực hiện.
Hồ sơ này đã kéo dài khoảng hai chục năm qua, một hợp đồng khổng lồ cho Pháp. Tuy nhiên nhiều chuyên gia nhấn mạnh đến các rủi ro, vì đây là công nghệ lưỡng dụng.
Vào năm 2004, lúc tổng thống Jacques Chirac và thủ tướng Jean-Pierre Raffarin đưa ra dự án P4, tranh cãi đã nổ ra dữ dội. Các chính khách và nhà khoa học ủng hộ, khẳng định cần phải giúp Trung Quốc – khi đó vừa thoát khỏi dịch SARS – chống dịch bệnh. Nhưng bên quốc phòng và tình báo cũng như ngành ngoại giao quyết liệt chống lại, lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng làm vũ khí sinh học cho chương trình quân sự. Họ nghi ngờ rằng Trung Quốc muốn trang bị từ 5 đến 7 phòng thí nghiệm P4, trong đó có hai cơ sở dùng cho mục đích quân sự.
Một nhà ngoại giao theo dõi sát vụ này kể lại : « Chúng tôi ý thức được những nguy cơ, Trung Quốc sẽ kiểm soát tất cả và nhanh chóng đẩy chúng ta ra khỏi dự án. Cung ứng công nghệ mũi nhọn này cho một nước có tham vọng quân sự bất tận có thể khiến cho Pháp bị liên lụy ».
Vũ khí sinh học ?
Theo một nguồn tin cấp cao, dự án cũng đã gây khủng hoảng tại Viện Pasteur. Hội đồng 100 người, một kiểu Quốc hội của Viện, đã phản đối việc hợp đồng cho phép phía Trung Quốc được tham khảo một số cơ sở dữ liệu, nhưng rốt cuộc ban giám đốc vẫn áp đặt. « Họ lý luận rằng Trung Quốc thực sự có vấn đề về dịch bệnh, còn Pháp sở hữu công nghệ tối tân. Nhưng người Trung Quốc biết sao chép ! P4 có thể trở thành công cụ nếu một ngày nào đó Bắc Kinh tung ra chương trình vũ khí sinh học ».
Các nhà khoa học Pháp đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy dự án. Bà Valérie Niquet, chuyên gia về châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược (FRS) giải thích : « Có một sự mù quáng trong cộng đồng khoa học, không muốn nhìn thấy thực tại của chế độ Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng việc mở cửa cho chủ nghĩa tư bản sẽ chuyển đổi Trung Quốc thành một quốc gia bình thường. Họ quên rằng trước hết đó vẫn là một Nhà nước kiểu Lênin, trong đó khoa học không được độc lập mà do đảng Cộng sản lãnh đạo ».
Từ khi khởi đầu nạn dịch, đảng và Nhà nước can thiệp vào việc nghiên cứu, sửa đổi ngày tháng và viết lại lịch sử về virus corona. « Mọi nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc phải đều phải chấp hành mệnh lệnh của đảng » - Josh Rogin, nhà báo Washington Post nhắc nhở.
Vào thời đó, Trung Quốc vừa được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tất cả các nước phương Tây đều thiết lập quan hệ đối tác với Bắc Kinh. Chính phủ Pháp hoan nghênh « quyền lực mềm » Trung Quốc, với hình ảnh một cường quốc ôn hòa luôn mà Bắc Kinh luôn nhấn mạnh trong các bài diễn văn. Một nguồn tin ngoại giao giải thích : « Người ta nghĩ rằng chế độ sẽ tiến bộ hơn, mở cửa cho các ý tưởng dân chủ ».
Nhưng người Pháp nhanh chóng thất vọng. Sau khi khai trương phòng thí nghiệm năm 2017, Pháp bị sút ra ngoài. Việc hợp tác giữa hai nước, qua đó Pháp đào tạo các nhà nghiên cứu Trung Quốc và kiểm soát các hoạt động, thực tế chưa bao giờ được khởi động.
Mục tiêu chiếm hữu công nghệ của phương Tây
Một nhà ngoại giao phân tích : « Người Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng họ có thể tự xoay sở được, rằng Trung Quốc vĩ đại không cần đến các nhà bảo trợ phương Tây. Nhưng vụ virus chỉ là một chi tiết, chủ đề thực sự là quan hệ Pháp-Trung từ 30 năm qua. Chúng ta đã tạo ra con rồng. Trong nhiều thập niên, không ai muốn biết bộ mặt thực sự của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, không biết ý định trả thù phương Tây của họ ».
Trong khi đó Bắc Kinh chưa bao giờ che giấu mục tiêu chiếm hữu công nghệ phương Tây bằng mọi phương tiện. Một chuyên gia về Trung Quốc giải thích : « Trung Quốc không còn là công xưởng thế giới. Việc mở cửa đã giúp họ có được kiến thức và công nghệ, nhưng họ chưa hoàn toàn làm chủ được. Một số công nghệ đã bị đánh cắp, nhưng đa số đạt được trong khuôn khổ hợp tác ».
Ở cổng vào nhà máy điện nguyên tử Đài Sơn (Taishan), nơi Pháp cung cấp hai lò phản ứng EPR, bốn tấm bảng cảnh báo khách đến thăm : 1) Chúng tôi mua công nghệ nước ngoài 2) Chúng tôi quản lý 3) Chúng tôi sản xuất lại trong nước 4) Chúng tôi xuất khẩu.
Việc hợp tác với tập đoàn hàng không châu Âu Airbus là một ví dụ về cách thức Bắc Kinh rút ngắn khoảng cách công nghệ. Một người Pháp làm việc tại Bắc Kinh tỏ ra hối tiếc : « Chúng ta biết rõ là Trung Quốc sẽ dựng lên một nhà máy chỉ để làm bình phong, thế nhưng vẫn để cho họ đánh cắp thông tin và đạt được trình độ mà trước đây chưa bao giờ vươn tới nổi, chỉ vì vấn đề tiền bạc trước mắt ».
Hoặc là chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, hoặc có nguy cơ bị mất hợp đồng, đó là thế lưỡng nan muôn thuở của các nhà lãnh đạo kỹ nghệ và chính trị tại Pháp. Nhất là khi đụng đến công nghệ lưỡng dụng. Và đặc biệt từ khi Trung Quốc chính thức xóa nhòa ranh giới giữa dân dụng và quân sự, với việc thành lập vào năm 2015 một ủy ban chỉ đạo hội nhập dân sự với quân sự, do Tập Cận Bình đứng đầu.
Kể từ 2018, một đạo luật buộc các phòng thí nghiệm dân sự và quân sự phải hợp tác với nhau. Ông Antoine Bondaz, chuyên gia của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) tóm tắt : « Điều căn bản là ý thức được nguy cơ của việc Trung Quốc biến hợp tác khoa học và trao đổi học thuật thành công cụ để chiếm lĩnh công nghệ, đôi khi cả trong các lãnh vực nhạy cảm kể cả quân sự ».
Liệu vụ P4 một lần nữa lại đưa ra ánh sáng dự án xử lý chất thải nguyên tử mà Pháp muốn bán cho Trung Quốc ? Cũng như phòng thí nghiệm Vũ Hán, việc hoàn tất dự án này đã bị trì hoãn vì phía Pháp do dự, nhất là bộ Ngoại Giao. Một người thông thạo hồ sơ giải thích : « Mục đích của họ rất có thể là mua một nhà máy điện nguyên tử với giá rẻ để bắt chước sản xuất tại Trung Quốc rồi xuất khẩu, nhất là cho những nước mà « Con đường tơ lụa mới » chạy qua ».
Quá lệ thuộc vào Trung Quốc
Nhiều nhà ngoại giao đặt câu hỏi, vì sao lại chuyển giao công nghệ để giúp Trung Quốc đuổi kịp Pháp trong một lãnh vực mà Pháp đang dẫn đầu.
Antoine Bondaz phân tích : « Một nhà máy xử lý nhiên liệu thực ra không nhằm mục đích phục vụ quân sự. Tuy nhiên, do một số cơ sở hạ tầng giúp cô lập vật liệu phân hạch, tức plutonium, về lý thuyết có thể giúp một nước gia tăng kho vũ khí nguyên tử. Thế nên Pháp cần phải hết sức thận trọng khi chuyển giao công nghệ, và xúc tiến một hiệp ước quốc tế cấm sản xuất vật liệu hạch tâm dùng cho vũ khí hạt nhân ».
Mỗi lần có chuyến thăm viếng song phương, chủ đề này lại được nêu ra. Nhưng bản hợp đồng nhiều tỉ euro sẽ tạo tiếng vang cho giới lãnh đạo chính trị cho đến nay vẫn chưa được ký kết.
Hoa Kỳ, vốn phản đối việc Pháp bán P4 cho Trung Quốc, bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh báo. Bộ Năng Lượng cấm các nhà nghiên cứu Trung Quốc tham gia « Chương trình 1.000 tài năng » thu hút tinh hoa từ các nước với các học bổng hào phóng, kể cả các chuyên gia công nghệ lưỡng dụng.
Mỹ cũng chấm dứt tài trợ cho một số hoạt động của phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán, được cung cấp sau khi Pháp ra đi. Các nhà ngoại giao Mỹ tại Bắc Kinh đã cảnh báo chính quyền năm 2018 về tình trạng kém an toàn của P4. Theo nguồn tin của Le Figaro, phòng thí nghiệm này gần đây không bảo đảm độ kín : hồi tháng 12/2019 Trung Quốc đã mua vào một lượng lớn chất chống đông máu trên thị trường quốc tế.
Một nhà ngoại giao đặt câu hỏi : Tại sao lại tiếp tục để cho nền kinh tế chúng ta bị phơi bụng trước một đất nước hiếm khi tôn trọng các giá trị của chúng ta ? Tại sao lại chuyển giao cho họ các công nghệ nhạy cảm ? « Bởi vì chúng ta sợ. Bởi vì sự lệ thuộc vào Trung Quốc đã đạt đến một mức độ mà họ tác động lên mọi quyết định của chúng ta ». Mối liên hệ nguy hiểm về con virus và các phòng thí nghiệm Vũ Hán liệu có thể thay đổi thế cờ tại Pháp, và vấn đề 5G Trung Quốc sắp tới có thể làm tăng thêm sự lệ thuộc của Pháp hay không ?
Le Figaro kết luận bằng nhận xét của một nhà ngoại giao khác : sau đại dịch Vũ Hán, chính sách đối ngoại của Pháp cần phải thức tỉnh. Pháp cần ưu tiên quan hệ thương mại với các nước cùng chia sẻ những giá trị, tìm ra phương cách bảo vệ lợi ích quốc gia.
Thái độ bất hợp tác của Trung Quốc trong điều tra của WHO về nguồn gốc virus Covid-19
Mặc dù Trung Quốc cuối cùng đã để cho một phái đoàn các nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) đến nước này để điều tra về nguồn gốc của virus corona gây bệnh Covid-19, nhưng trên thực tế, chính quyền Bắc Kinh đã liên tục gây khó dễ cho phái đoàn điều tra.
Từ mùa xuân năm ngoái, WHO đã yêu cầu được đến Trung Quốc để điều tra, nhưng mãi đến thứ Năm 14/01/2021, một phái đoàn gồm 10 nhà khoa học quốc tế mới được phép đến nước này. Nhiệm vụ của họ chỉ là cố gắng truy tìm nguồn gốc của virus để hiểu được là nó đã lây sang người như thế nào.
Trung Quốc cản trở cuộc điều tra nguồn gốc virus Vũ Hán
Bản tin dưới đây với tựa "Đi tìm nguồn gốc"virus Vũ Hán" của PV John Sudworth của BBC News tại Vân Nam (TQ) đăng ngày 22/12/2020 Một khoa học gia Trung Quốc, người nằm ở tâm điểm những cáo buộc không có căn cứ rằng virus corona đã bị rò rỉ ra từ phòng thí nghiệm của bà tại thành phố Vũ Hán, nói với BBC rằng bà sẵn sàng chào đón "bất kỳ kiểu tới thăm nào" nhằm bác bỏ tin này. Tuyên bố gây ngạc nhiên của Giáo sư Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) được đưa ra vào lúc nhóm các khoa học gia từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang chuẩn bị tới Vũ Hán vào tháng 01/2021 để bắt đầu điều tra nguồn gốc phát sinh Covid-19.
Huyện Thông Quan (Tongguan) hẻo lánh thuộc tỉnh Vân Nam ở miền tây nam Trung Quốc là nơi rất khó đến, nhưng gần đây, khi nhóm phóng viên BBC tìm mọi cách để tới nơi, thì đó đã trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Các nhân viên cảnh sát mặc thường phục và các kiểu viên chức khác đi trên những chiếc xe hơi không mang dấu hiệu đặc biệt nào đã đeo bám chúng tôi trong nhiều dặm đường trên suốt con đường hẹp, xóc nảy người. Họ dừng khi chúng tôi dừng, đi khi chúng tôi đi, và quay trở lại khi chúng tôi buộc phải quay xe trở lại. Chúng tôi vấp phải những trở ngại trên đường đi. Chẳng hạn như trên đường bỗng có chiếc xe tải "bị hỏng" nằm chắn ngang, mà theo người dân thì nó chỉ xuất hiện có vài phút trước khi chúng tôi tới nơi. Khi chúng tôi tới những chốt kiểm soát, những người đàn ông không rõ danh tính nói với chúng tôi rằng họ có nhiệm vụ không để chúng tôi đi qua. Thoạt trông, toàn bộ những điều này có vẻ như một nỗ lực không đáng, khi mà chúng tôi chỉ định tới một nơi từng là mỏ đồng đã bị bỏ hoang không mấy ai để ý.
Một chiếc xe tải "bị hỏng" nằm chắn ngang đường ngăn cản nhóm phóng viên của BBC vào Huyện Thông Quan (Tongguan),Vân Nam ở miền tây nam Trung Quốc, được cho là khởi điểm của Sars-Cov-2, Chiếc xe “hỏng” này theo người dân thì nó chỉ xuất hiện có vài phút trước khi đoàn PV của BBC tới. Chuyến đi vào Thông Quan bất thành (ảnh BBC News)
Ở nơi này, hồi năm 2012 có sáu công nhân mắc phải một căn bệnh bí hiểm, và cuối cùng ba trong số họ đã tử vong. Nhưng bi kịch đó, những cái chết của họ, lẽ ra đã bị lãng quên thì nay lại mang một ý nghĩa mới cho đại dịch Covid-19. Ba công nhân tử vong nay nằm ở tâm điểm một cuộc tranh cãi khoa học nảy lửa về nguồn gốc của loại virus đang gây bệnh và về câu hỏi liệu virus gây ra Covid-19 phát sinh từ tự nhiên hay từ một phòng nghiên cứu khoa học. Các nỗ lực của nhà chức trách Trung Quốc trong việc chặn chúng tôi tới khu mỏ này là một dấu hiệu cho thấy họ đã quyết liệt tới đâu trong việc muốn kiểm soát câu chuyện.
Không nhằm tìm "thủ phạm"
Việc truy tìm nguồn gốc của virus rất quan trọng để giúp ngăn ngăn chận sự bùng phát của một đại dịch mới, đồng thời giúp cho thế giới đề ra những biện pháp phòng ngừa đối với loài súc vật này hay súc vật kia, cấm săn bắt, chăn nuôi chúng và tránh sự tiếp xúc giữa chúng với con người. Phần lớn công việc của các nhà khoa học sẽ là xác định « mắc xích còn thiếu » đã giúp cho virus SARS-CoV-2 từ một loài dơi lây lan sang người. Nhưng các thành viên của phái đoàn cũng tuyên bố là họ sẽ nghiên cứu mọi giả thuyết, tức là gián tiếp không loại trừ khả năng virus đã thoát ra từ một trong những phòng thí nghiệm virus học ở Vũ Hán. Hôm qua, giám đốc đặc trách các vấn đề khẩn cấp y tế của WHO Michael Ryan đã nhấn mạnh mục tiêu của phái đoàn điều tra không phải là nhằm tìm ra « thủ phạm », tức là không nhằm cáo buộc bất cứ định chế nào hay bất cứ quốc gia nào. Nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn cứ lo ngại là trách nhiệm của họ trong việc để đại dịch lây lan ra toàn cầu sẽ bị phơi bày ra trước thế giới. Vấn đề, là thời gian càng trôi qua, Trung Quốc càng không chấp nhận bị xem là quốc gia mà từ đó virus xuất phát. Chính vì có suy nghĩ như vậy cho nên Bắc Kinh đã tìm đủ mọi cách để cản trở công việc của phái đoàn các nhà khoa học quốc tế. Gây khó khăn ngay từ đầu
Để chuẩn bị cho chuyến đi của phái đoàn điều tra quốc tế, mùa hè vừa qua, một nhà dịch tễ học và một chuyên gia y tế động vật đã đến Trung Quốc. Từ thời điểm đó, 10 chuyên gia của phái đoàn điều tra đã có thể họp qua mạng với các nhà khoa học Trung Quốc. Tuy nhiên, theo báo Le Monde, ngay từ đầu, đã có những cuộc mặc cả gay go giữa Trung Quốc với WHO về việc thành lập phái đoàn chuyên gia điều tra. Phái đoàn này gồm 10 chuyên gia có uy tín trong các lĩnh vực của họ, đến từ các nước Đan Mạch, Anh Quốc, Úc, Nga, Đức, Hoa Kỳ, Qatar, Nhật Bản và Việt Nam. Nhà khoa học Việt Nam tham gia phái đoàn là ông Nguyễn Việt Hùng, chuyên gia về sức khỏe cộng đồng. Ngay cả sau khi đã thống nhất với nhau về thành phần của phái đoàn điều tra, ngày giờ chuyến đi của phái đoàn điều tra đã không được xác định rõ ràng. Ban đầu WHO chỉ thông báo là chuyến đi sẽ diễn ra « vào tuần lễ đầu của tháng 01/2021 ». Chuyến đi theo lẽ đã bắt đầu từ thứ Tư tuần trước, nhưng vào giờ phút chót, nhiều thành viên phái đoàn mới biết là họ vẫn chưa được cấp thị thực nhập cảnh Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm đó đã biện minh rằng sự trễ nải chỉ là vấn đề hành chánh: « Việc truy tìm nguồn gốc là rất phức tạp. Để bảo đảm cho công việc của nhóm chuyên gia quốc tế được suôn sẻ, cần phải tuân thủ các thủ tục cần thiết và cần có những sắp xếp đặc biệt. Hiện giờ, hai bên đang thương lượng về vấn đề này ».
Lãnh đạo của WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, vốn vẫn bị chỉ trích là quá thân thiện với Bắc Kinh, lúc đó đã không giấu được vẻ bực bội : « Tôi rất thất vọng về thông tin này, bởi vì hai thành viên của phái đoàn đã bắt đầu đi, những thành viên khác vào giờ chót lại không thể đi được. » Nay thì vấn đề đã được giải quyết xong và bộ Y Tế Trung Quốc hôm 11/01 vừa thông báo là các nhà điều tra của WHO sẽ đến Trung Quốc vào thứ Năm tuần này và phái đoàn sẽ « tiến hành các cuộc nghiên cứu chung với các nhà khoa học Trung Quốc về nguồn gốc của virus ». Nhưng Bắc Kinh vẫn không cho biết chi tiết về diễn tiến của cuộc điều tra.
Khuôn khổ hoạt động hạn chế
Người ta chỉ được biết là chuyến đi của các nhà khoa học quốc tế sẽ kéo dài từ 5 đến 6 tuần, trước hết là sẽ đến thành phố Vũ Hán, thành phố đầu tiên trên thế giới bị cách ly từ ngày 13/01/2020 và cũng là nơi có ca tử vong đầu tiên do Covid-19 được thông báo cách đây một năm, ngày 11/01/2020. Vấn đề là khi đặt chân đến lãnh thổ Trung Quốc, phái đoàn của WHO sẽ bị cách ly 2 tuần ! Đi chỉ có mấy tuần, mà lại mất 2 tuần cách ly, thì thời gian sẽ quá hạn hẹp để các nhà khoa học có thể truy tìm cặn kẽ nguồn gốc của dịch bệnh. Họ phải đợi đến cuối tháng mới đến được Vũ Hán, thành phố bị nghi là nơi xuất phát virus gây bệnh Covid-19. Hiện chưa biết là họ có được phép đi vào chợ buôn bán súc vật ở Vũ Hán, nơi từng là tâm điểm của đại dịch. Chợ này đã bị đóng cửa, được tẩy trùng và nay đã bị bít kín hoàn toàn.
Chợ hải sản ở Vũ Hán, nơi bùng phát COVID-19 đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái, vẫn “bế môn tỏa cảng”. Mọi người tin rằng mọi chứng cứ khởi nguồn của đại dịch đã bị Bắc Kinh xóa sạch (ảnh NHK News)
Các nhà khoa học vẫn nghĩ rằng vật chủ nguyên thủy của virus gây bệnh Covid-19 là loài dơi, nhưng họ chưa biết con vật trung gian nào đã truyền virus sang người. Nhưng do Trung Quốc đã đợi đến nay mới cho phép các nhà khoa học quốc tế đến tiến hành điều tra độc lập, những dấu vết đầu tiên rất có thể sẽ không còn nữa.
Ấy là chưa kể khi thương lượng về việc thành lập phái đoàn, phía Bắc Kinh đã buộc được WHO nhượng bộ về khuôn khổ hoạt động của các nhà điều tra. Đặc biệt, thỏa thuận giữa Trung Quốc và tổ chức của LHQ có ghi rõ là cuộc điều tra của các nhà khoa học quốc tế « sẽ dựa trên những thông tin đang có và sẽ bổ sung các thông tin đó, hơn là làm trùng với với các nỗ lực hiện có ». Nói cách khác, các nhà điều tra của WHO phải dựa trên, ít ra là một phần, các kết quả điều tra của phía Trung Quốc, chứ không được tự họ tiến hành một số phân tích. Họ sẽ làm việc trên các mẫu do các nhà khoa học Trung Quốc cung cấp. Trước đó, tờ New York Times đưa tin , Bắc Kinh đã hứa rằng sẽ để các chuyên gia của WHO vào Trung Quốc điều tra về virus, nhưng điều kiện tiên quyết là, phần then chốt của cuộc điều tra phải do các chuyên gia Trung Quốc kiểm soát.
Virus là từ bên ngoài vào?
Không biết các chuyên gia quốc tế sẽ điều tra như thế nào trong lúc mà nước chủ nhà vẫn khẳng định họ không có liên can gì đến nguồn gốc đại dịch ! Trả lời phỏng vấn trên báo chí chính thức ngày 02/01/2021, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã khẳng định rằng « ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy là đại dịch rất có thể là do những phát tán riêng lẻ từ nhiều nơi trên thế giới ». Nói cách khác, thay vì nhìn nhận đã chậm trễ trong việc thông báo các ca nhiễm đầu tiên vào tháng 12/2019 và trong việc chính thức nhìn nhận virus có thể lây từ người sang người vào tháng 1/2020, Bắc Kinh kể từ nay để cho hiểu là virus gây bệnh Covid-19 là đến từ nơi khác và chính họ đã báo động cho thế giới về đại dịch này ! Báo chí chính thức gần đây còn đua nhau khẳng định virus có thể đã nhập vào Trung Quốc qua bao bì các thực phẩm đông lạnh. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu của thế giới đã cho thấy là mọi loại virus corona đang lan truyền hiện nay trên thế giới đều có nguồn gốc từ virus xuất hiện vào tháng 09/2019 ở Vũ Hán.
Bên cạnh đó, chế độ Bắc Kinh cũng đã lợi dụng khủng hoảng Covid để củng cố quyền lực của họ, đồng thời trấn áp những tiếng nói chỉ trích.
Cuối tháng 12 vừa qua, các lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tự khen ngợi họ về thành công trong việc kềm chế dịch Covid-19, khẳng định đó là nhờ « vai trò quyết định » của Đảng. Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh đã bắt giữ và kết án tù ít nhất 8 người dám chỉ trích chính sách của chính phủ vào lúc khởi đầu dịch Covid-19. Trường hợp mới nhất là nhà báo công dân Trương Triển đã lãnh án 4 năm tù vào cuối tháng 12 vì đã đăng trên mạng các bài tường thuật về tình hình dịch Covid-19 tại Vũ Hán trong những ngày đầu. Trong bối cảnh như vậy, theo lời một thành viên của phái đoàn, chuyên gia về bệnh động vật truyền sang người Fabian Leendertz, thuộc Viện Robert Koch của Đức, không nên chờ đợi là chuyến đi đầu tiên của phái đoàn điều tra trong tháng 1 sẽ đạt được ngay các kết quả cụ thể. Nhưng ông hy vọng phái đoàn sẽ có thể trở lại Trung Quốc với một « kế hoạch cụ thể » cho giai đoạn 2 của cuộc điều tra.
Sau 1 năm WHO mới được phép vào TQ điều tra nguồn gốc Covid-19. Mọi người hỏi: Đến khảo cổ à?
Đã một năm kể từ ngày virus viêm phổi Vũ Hán lây lan ra toàn cầu và gây thiệt hại nặng nề đến các quốc gia trên thế giới. Những biến động trong một năm qua khiến người ta không khỏi mất đi niềm tin vào Tổ chức Y tế thế giới, cũng như không tin rằng một cuộc điều tra như vậy có thể đưa ra bất kỳ kết luận đáng tin cậy nào.
Trong khi cả thế giới lên án hành vi che giấu dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc khiến virus lây lan ra toàn cầu và chính quyền Trung Quốc liên tục phủ nhận, đẩy nguồn gốc của virus cho những quốc gia khác, thì kể từ hồi tháng 3 năm nay, chợ hải sản Hoa Nam Trung Quốc ở thành phố Vũ Hán, nơi được coi là khởi nguồn của dịch bệnh, đã bị chính quyền yêu cầu dỡ bỏ. Người dân cho rằng, hành động của chính quyền là “hủy thi diệt tích”, tức là xóa sạch dấu vết, bằng chứng phạm tội.
Mặc dù vậy, khi một số chuyên gia của WHO đến Trung Quốc để điều tra về virus viêm phổi Vũ Hán vào tháng 7 năm 2020, họ vẫn không được phép đến thành phố Vũ Hán mà chỉ ở lại Bắc Kinh trong 3 tuần rồi trở về nhà. Kết quả là, họ không thu được bất kỳ báo cáo điều tra nào có giá trị. Do đó, đối với cuộc điều tra trong tháng này, cư dân mạng đã xôn xao bình luận:
“Đây là phái chuyên gia tới để khảo cổ đúng không?” “Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã tiêu hủy bằng chứng và giam/ giết người diệt khẩu”. “Đi làm gì chứ? Một sự lãng phí tiền bạc… Hay là đi để lấy tiền thưởng?” “Các bộ phận ánh sáng, trang phục, trang điểm, đạo cụ, dàn dựng và hiệu ứng đặc biệt đã sẵn sàng để ghi hình!” “Lại muốn đi du lịch công sao? Tham ăn, tham uống, vui chơi … Cẩn thận không bị quay phim nha!”
WHO đã bị thế giới chỉ trích vì giúp Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu dịch bệnh và hành động chậm chạp trong đại dịch năm nay. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Asō Tarō từng thẳng thắn tuyên bố rằng, do mối quan hệ chặt chẽ giữa tổ chức này (WHO) và ĐCSTQ, mà nhiều người đã gọi Tổ chức Y tế Thế giới là “Tổ chức Y tế Trung Quốc” CHO- the Chinese Health Organization). Đài Á Châu Tự Do cũng đã trích dẫn các tài liệu nội bộ và các cuộc phỏng vấn với một số nhà ngoại giao và nhà khoa học, tiết lộ rằng vì để có cơ hội được vào Trung Quốc điều tra, WHO đã nhiều lần nhượng bộ ĐCSTQ, bao gồm cả việc đồng ý cho phép các nhà khoa học Trung Quốc chủ trì phần chính của cuộc điều tra. Các nhà bình luận về sự kiện cho rằng hiện công cuộc truy tìm nguồn gốc virus viêm phổi Vũ Hán của WHO ở Trung Quốc là một “màn trình diễn chính trị”. Họ đang hành động nhằm giảm bớt những chỉ trích từ nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, tổ chức WHO vốn không có hứng thú đối với cuộc điều tra này.
BlackHole (từ các nguồn RFI, BBC, VIET'S HERALD)
WHO: Thế giới sẽ không bao giờ tìm ra 'bệnh nhân COVID-19 số 0' vì TQ bảo mật che giấu
Việc xác định ca mắc bệnh đầu tiên của đại dịch COVID-19, hay còn gọi là “bệnh nhân số 0” có thể sẽ mãi là một bí ẩn.
Một nhóm các nhà khoa học của WHO tới Vũ Hán ngày 14/1. Ảnh: CGTN
“Chúng ta cần rất cẩn trọng về việc sử dụng cụm từ ‘bệnh nhân số 0’ mà nhiều người ám chỉ đó là ca bệnh đầu tiên. Chúng ta có thể không bao giờ tìm ra bệnh nhân số 0 là ai”, kênh truyền hình RT dẫn lời bà Maria Van Kerkhove – trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 15/1, đề cập đến nhiệm vụ điều tra nguồn gốc COVID-19 tại Trung Quốc – nơi được coi là điểm nóng ban đầu của đại dịch. Ngày 14/1, nhóm điều tra của WHO gồm 10 nhà khoa học thuộc nhiều nước đã tới thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc phần lớn đã thành công trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 với việc áp đặt lệnh phong tỏa kéo dài hai tháng đối với Vũ Hán khi bắt đầu đại dịch, nhưng gần đây, quốc gia này tiếp tục chứng kiến sự gia tăng các trường hợp nhiễm mới.
Sự gia tăng các ca bệnh toàn cầu được cho là xuất phát từ các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được đánh giá có khả năng lây lan nhanh hơn. Các biến thể COVID-19 mới “đòi hỏi một nỗ lực mạnh mẽ và nhanh chóng trong việc nghiên cứu, hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các nhóm nghiên cứu”, Giáo sư Didier Houssin - người đứng đầu Ủy ban Khẩn cấp của WHO nói tại cuộc họp. “Chúng ta đang ở trong một cuộc chạy đua giữa một bên là virus tiếp tục đột biến để lây lan dễ dàng hơn và một bên là nhân loại tìm cách ngăn chặn sự lây lan”.
Trong khi đó, Tổng thư ký WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus lập luận rằng lý do khiến COVID-19 vẫn còn hoành hành khắp thế giới là do không thể phá vỡ chuỗi lây truyền “ở cấp độ cộng đồng hoặc trong gia đình”.
WHO hy vọng vaccine sẽ góp phần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Theo ông Houssin, mục tiêu mà cơ quan giám sát sức khỏe của Liên hợp quốc đặt ra cho năm 2021 là tiêm chủng cho khoảng 20% dân số toàn cầu, bao gồm cả ở các nước thu nhập thấp.
Theo Đại học Johns Hopkins, cuộc họp báo diễn ra trong bối cảnh tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới đã vượt qua con số 94,4 triệu người, trong đó có ít nhất 2 triệu trường hợp tử vong.
Bảo Hà/Báo Tin tức
Quốc Hội Mỹ : Trung Quốc đã phạm tội « diệt chủng » người Duy Ngô Nhĩ, người VN hãy coi đó làm gương đừng để bị TQ xâm chiếm
Trung Quốc có thể đã phạm tội « diệt chủng » đối với người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân Hồi giáo khác tại Tân Cương, theo báo cáo của một ủy ban lưỡng đảng Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 14/01/2021.
Ủy ban về Trung Quốc (CECC), một ủy ban độc lập có nhiệm vụ giám sát nhân quyền và phát triển pháp trị ở Trung Quốc, trực thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ cho biết đã có những bằng chứng mới trong năm 2020 về các « tội ác chống nhân loại, và có thể là tội diệt chủng » đã diễn ra tại Tân Cương. Ủy ban cũng tố cáo Trung Quốc quấy nhiễu người Duy Ngô Nhĩ sinh sống tại Mỹ. Báo cáo kêu gọi Hoa Kỳ ra nghị quyết về vấn đề này.
Ngoại trưởng Mike Pompeo trong những ngày cuối còn tại vị tỏ ra kiên quyết trong hồ sơ trên, nhưng bối cảnh lộn xộn tại Washington khiến khả năng loan báo một nghị quyết đã bị dời lại. Dân biểu Dân Chủ Jim McGovern, đồng chủ tịch CECC coi các hành động chà đạp nhân quyền của Trung Quốc là « gây sốc, chưa từng thấy », cổ vũ Quốc Hội và chính quyền sắp tới của Joe Biden buộc Bắc Kinh phải trả giá.
Giới chuyên gia nhận xét một nghị quyết về diệt chủng có thể gây khó khăn nghiêm trọng cho Trung Quốc, ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đồng thời làm phức tạp thêm quan hệ của chính quyền Biden với Bắc Kinh. Nếu Mỹ ra tuyên bố này, các nước sẽ phải cân nhắc khi cho phép làm ăn với Tân Cương, nhà cung cấp bông vải hàng đầu thế giới, và có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt mới của Washington. Hôm thứ Tư 13/01, Hải quan Mỹ cho biết đã cấm nhập sợi bông và sản phẩm từ cà chua ở Tân Cương vì nghi ngờ do lao động cưỡng bức.
Hôm 14/01/2021 đại sứ quán Trung Quốc ở Washington nói rằng CECC « bị ám ảnh bởi đủ thứ dối trá nhằm bôi nhọ », « cái gọi là diệt chủng chỉ là tin đồn từ một số lực lượng chống Trung Quốc và là trò hề để làm mất uy tín » Bắc Kinh.
Hồi tháng 10, cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien tuyên bố Trung Quốc đã có những hành động « gần với diệt chủng ». Ngoại trưởng Pompeo nêu ra báo cáo của nhà nghiên cứu Đức Adrian Zenz, khẳng định có những bằng chứng xác đáng cho thấy Bắc Kinh cưỡng bức triệt sản người Duy Ngô Nhĩ, một trong những tiêu chí hình thành tội diệt chủng.
Theo Liên Hiệp Quốc, có ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các trại cải tạo ở Tân Cương mà Bắc Kinh gọi là trường dạy nghề. Nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức nhân quyền cũng tố cáo tội ác chống nhân loại tại vùng đất có dân cư hầu hết theo đạo Hồi.
Hồng Kông : 11 người bị bắt vì giúp các nhà đấu tranh trốn sang Đài Loan
Cảnh sát Hồng Kông hôm nay, 14/01/2021, đã bắt giữ 11 người bị tình nghi đã giúp nhóm các nhà đấu tranh từng tham gia các cuộc biểu tình đòi dân chủ hồi năm 2019 vượt biển qua Đài Loan để tránh bị trấn áp. Số người vượt biên này đã bị tuần duyên Hồng Kông bắt hồi cuối năm ngoái và đã bị tòa án Trung Quốc kết án tù.
Một quan chức cao cấp cảnh sát Hồng Kông, được AFP trích dẫn, thông báo «11 người đã bị bộ phận phụ trách an ninh quốc gia bắt giữ vì tội thông đồng hỗ trợ người phạm tội ». Theo quan chức cảnh sát này, những người nói trên bị tình nghi, vào tháng 8/2020, đã tham gia tổ chức cho 12 nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông chạy trốn sang Đài Loan để tránh bị truy tố theo luật an ninh quốc gia vì đã tham gia vào các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông hồi năm 2019. Các nhà hoạt động đã bị cảnh sát biển bắt giữ. Tháng 12 năm ngoái, 10 trong số 12 nhà hoạt động nói trên đã bị tòa án tại Trung Quốc kết án tới 3 năm tù vì tội vượt biên trái phép.
Trong số những người bị bắt hôm nay có Hoàng Quốc Đồng (Daniel Wong), 72 tuổi, luật sư từ nhiều năm nay chuyên bảo vệ nhân quyền và được biết đến như một người ủng hộ nhiệt tình cho phong trào dân chủ Hồng Kông.
Đây không phải lần đầu tiên những người gần gũi với nhóm vượt biên bị bắt. Trong tháng 10, đã có 9 người bị tạm giam sau đó được tại ngoại có điều kiện. Đợt bắt người này diễn ra một tuần sau chiến dịch truy bắt đồng loạt hơn năm chục nhân vật đối lập ở Hồng Kông theo khuôn khổ của luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt tại vùng đất tự trị này từ đầu tháng 7/2020.
Chuyên gia WHO gốc Việt ở Vũ Hán: “Không thể kỳ vọng hiểu ngay nguồn gốc nCoV”
Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, thành viên phái đoàn WHO điều tra nguồn gốc nCoV, cho biết nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc virus khó và cần nhiều thời gian.
Ông Nguyễn Việt Hùng tại Vũ Hán, ngày 14/1. Ảnh: AFP.
Tiến sĩ Hùng, đồng lãnh đạo Chương trình Nghiên cứu Sức khỏe người và động vật, viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế (ILRI), Kenya. Ông tham gia nhóm chuyên gia do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập, đã tới Vũ Hán, Trung Quốc, từ ngày 13/1 để tìm hiểu về nguồn gốc của nCoV.
Chia sẻ với Báo chiều 17/1, tiến sĩ Hùng, đang cách ly ngày thứ 5 sau nhập cảnh Vũ Hán, cho biết: "Covid-19 gây ra hậu quả quá lớn. Nếu tìm được nguồn gốc virus gây bệnh, chúng ta sẽ hiểu thêm về đại dịch, giúp kiểm soát đại dịch và phòng trừ tốt hơn các dịch bệnh trong tương lai".
Tiến sĩ Hùng không tiết lộ nhiệm vụ cụ thể của mình trong đoàn điều tra. Ông cho biết tham gia đoàn với tư cách là chuyên gia về đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm các chợ truyền thống và sinh thái bệnh truyền lây giữa động vật và người.
Ông chia sẻ "vẫn chưa thấy các hoạt động của thành phố vì đang phải cách ly". Từng hai lần tới Vũ Hán công tác, lần này tiến sĩ Hùng mang "cảm giác khác".
"Đây không phải công việc nghiên cứu thuần túy như tôi từng làm trước đây, mà là công việc trong hoàn cảnh đặc biệt", ông nói. Nhóm sẽ điều tra thực địa, đến chợ hải sản Hoa Nam, thu thập tài liệu, làm việc với các cơ quan, điều tra hoàn cảnh của người dân... để thu thập các thông tin cần thiết về nguồn gốc nCoV.
Theo WHO, kế hoạch tìm hiểu nguồn gốc nCoV của phái đoàn được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 (nghiên cứu ngắn hạn) tìm hiểu rõ hơn về cách virus xâm nhập và lây lan tại Vũ Hán. Đây cũng là nhiệm vụ chính của nhóm chuyên gia. Đoàn sẽ cân nhắc mọi giả thuyết đặt ra và dựa vào các thông tin, bằng chứng khoa học để đưa ra dữ liệu chính xác nhất.
Dựa trên cơ sở và tài liệu khoa học đó, nhóm chuyên gia tiếp tục giai đoạn 2 (nghiên cứu dài hạn).
Cụ thể:
Ở giai đoạn 1, các nhà khoa học sẽ đánh giá sâu hồ sơ bệnh án, bao gồm ảnh chụp CT, mẫu bệnh phẩm (nếu có) của các trường hợp dương tính nCoV trước tháng 12/2019. Tiếp đến, họ xem xét xu hướng phát triển của Covid-19 khi dịch bệnh chưa bùng phát, so sánh với cùng kỳ các năm trước đó. Phái đoàn WHO cũng phỏng vấn sâu người từng mắc Covid-19, tìm hiểu các ca tử vong và nguyên nhân liên quan, nghiên cứu huyết thanh học dựa trên mẫu máu.
Sau đó, họ kiểm tra các yếu tố dịch tễ liên quan đến Covid-19 trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát, thực hiện phân tích bổ sung nếu cần thiết, dựa trên dữ liệu trước đó. Các nhà khoa học cũng lập bản đồ hoạt động, mặt hàng giao dịch và chuỗi cung ứng động thực vật, sản phẩm có liên quan tại chợ hải sản Hoa Nam cùng các khu chợ khác của Vũ Hán. Họ sẽ xét nghiệm các mẫu nước thải đông lạnh thu thập trước tháng 12/2019.
Trong giai đoạn 2, nhóm chuyên gia sẽ xây dựng kế hoạch nghiên cứu dài hạn, chi tiết dựa trên kết quả và bằng chứng khoa học tìm được ở giai đoạn 1. Điều này giúp xác định rõ hơn phạm vi nghiên cứu của giai đoạn 2. Họ mong muốn đánh giá chuyên sâu về dịch tễ, virus, huyết thanh học ở người dân, quần thể động vật trong các khu vực địa lý cụ thể, trước và sau khi dịch bệnh bùng phát.
Theo lịch trình làm việc, nhóm duy trì tương tác thường xuyên để chia sẻ các phát hiện liên quan đến nguồn gốc nCoV từ Trung Quốc và các khu vực khác. Những tài liệu này sẽ đóng góp vào nghiên cứu giai đoạn 1 khi cần thiết. Tiếp đến, toàn bộ phái đoàn thực hiện chuyến thăm, khảo sát thực địa vào thời điểm thích hợp và xây dựng kế hoạch dài hạn (giai đoạn 2).
Hiện đoàn chuyên gia trong thời gian cách ly 14 ngày tại khách sạn, sau nhập cảnh. Tuy nhiên, công việc của họ không bị gián đoạn. Nhóm thường xuyên làm việc trực tuyến, lên kế hoạch các công việc cần làm để có thể bắt tay vào việc nhanh nhất khi hết thời hạn cách ly.
Tiến sĩ Hùng cho biết "không thể kỳ vọng sẽ hiểu được ngọn ngành nguồn gốc của nCoV trong đợt điều tra này".
"Đó là công việc khó khăn và cần nhiều thời gian. Song tôi mong sẽ tìm ra các thông tin hữu ích để hiểu thêm về nguồn gốc nCoV và định hướng cho giai đoạn hai của nghiên cứu", tiến sĩ Hùng nói.
Mỹ - Trung tranh cãi trong cuộc điều tra Covid-19 của WHO ở Vũ Hán
Dân trí
Mỹ và Trung Quốc đã bất đồng quan điểm về một số vấn đề liên quan tới cuộc điều tra của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nguồn gốc Covid-19 ở thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc.
Nhấn để phóng to ảnh
Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Vũ Hán (Ảnh minh họa: AFP)
Theo Reuters, Mỹ hôm 18/1 đã kêu gọi Trung Quốc cho phép đội ngũ chuyên gia WHO phỏng vấn "người chăm sóc, bệnh nhân cũ và nhân viên phòng thí nghiệm" ở thành phố Vũ Hán, và đảm bảo họ có quyền tiếp cận với dữ liệu và các mẫu y tế cần thiết.
Đội ngũ do WHO dẫn đầu gồm các chuyên gia độc lập đang tiến hành điều tra nguồn gốc của dịch bệnh. Họ đã tới Vũ Hán ngày 14/1 và vẫn đang bị cách ly 2 tuần theo quy định. Họ hiện tổ chức họp trực tuyến với các đại diện từ Trung Quốc trước khi có thể bắt đầu ra thực địa làm việc.
Mỹ, nước cáo buộc Trung Quốc đã giấu dịch ở giai đoạn đầu, kêu gọi cuộc điều tra của WHO cần "minh bạch" và chỉ trích các điều kiện của chuyến đi tới Vũ Hán, khi các chuyên gia của Trung Quốc đã thực hiện giai đoạn đầu của nghiên cứu trước các chuyên gia quốc tế.
Ông Garrett Grigsby, giám đốc văn phòng các vấn đề toàn cầu thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, kêu gọi Trung Quốc nên chia sẻ mọi nghiên cứu khoa học về các mẫu thử lấy từ động vật, con người và môi trường ở Vũ Hán - nơi ca Covid-19 lần đầu bị phát hiện vào cuối năm 2019.
Ông Grigsby cho rằng việc phân tích so sánh các dữ liệu di truyền như vậy sẽ giúp "tìm kiếm các nguồn trùng lặp và tiềm ẩn" của khiến dịch Covid-19 bùng phát.
"Chúng tôi có nhiệm vụ đảm bảo rằng cuộc điều tra quan trọng này là đáng tin cậy và được tiến hành một cách khách quan và minh bạch", ông Grigsby cho hay.
Trong khi đó, Sun Yang, tổng giám đốc văn phòng ứng phó khẩn cấp về sức khỏe của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nói rằng: "Cuộc điều tra về nguồn gốc vi rút có bản chất khoa học. Nó cần sự phối hợp, hợp tác. Chúng ta phải ngăn chặn mọi áp lực chính trị ".
WHO trước đó nói rằng vai trò của đội điều tra là nhằm "xác minh thông tin" do các nhà khoa học Trung Quốc thu thập và phỏng vấn các bệnh nhân Covid-19 giai đoạn đầu.
Danh sách việc cần làm là xem xét dữ liệu y khoa để tìm manh mối liệu các ca Covid-19 thời kỳ đầu có bị bỏ lỡ hay không, xét nghiệm các mẫu y tế đã được lưu lại và điều tra chợ hải sản ở Vũ Hán, nơi xuất hiện nhiều ca bệnh bị phát hiện sớm nhất.
Căng thẳng xung quanh cuộc điều tra diễn ra trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/1 đã công bố nghi vấn mới cho thấy vi rút gây bệnh Covid-19 có thể xuất phát từ phòng thí nghiệm tại Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh luôn bác bỏ.