Theo AP, ông Ossoff, 33 tuổi, trở thành người trẻ nhất từng vào Thượng viện Mỹ. Ông Ossoff chưa từng đảm nhiệm bất kỳ vai trò nào trong chính phủ hay bộ máy lập pháp. Một số nghị sĩ Cộng hòa chúc mừng ông Ossoff và gọi đây là "khoảnh khắc lịch sử" cho Georgia.
Đây là một thất bại tiếp theo đối với Tổng Thống Donald Trump, người mà một ngày trước đó đến Georgia vận động cho ông Perdue và bà Kelly Loeffler.

Chiến thắng của ông Ossoff giúp đảng Dân chủ giành được 50 ghế ở Thượng viện, bằng với đảng Cộng hòa. Ảnh: AP
Chia sẻ về chiến thắng ghế thượng nghị sĩ của Georgia, ông Ossoff nói: "Tôi muốn cảm ơn người dân Georgia đã tham gia cuộc bầu cử này. Cho dù các bạn có bỏ phiếu cho tôi hay không, tôi cũng sẽ làm việc vì các bạn tại Thượng viện". Ông Ossoff khẳng định cứu trợ Covid-19 sẽ được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của ông.
Trước đó, Đảng Dân chủ giành được một ghế Thượng viện trong cuộc đua tại Georgia sau khi ứng viên Raphael Warnock đánh bại đối thủ đảng Cộng hòa Kelly Loeffler.
Ông Warnock là đảng viên Dân chủ Georgia đầu tiên được bầu vào Thượng viện trong 20 năm qua. Ông Joe Biden cũng thắng ở Georgia, chiến thắng đầu tiên của một ứng viên tổng thống đảng Dân chủ kể từ năm 1992.

Ông Jon Ossoff (trái) và Raphael Warnock tại cuộc vận động ở Georgia ngày 4-1. Ảnh: AP
Chiến thắng của ông Warnock và ông Ossoff cũng là một biểu tượng cho thấy tình hình chính trị Georgia đang thay đổi rất lớn, vì cử tri ngày càng đa dạng hơn về mặt chủng tộc, văn hóa, có thể làm thay đổi miền Nam nước Mỹ.
Nói như tạp chí Politico, kết quả ở Georgia đại diện cho một chiến thắng đầy thắng lợi cho mùa vận động tranh cử năm 2020 của Đảng Dân chủ, bắt đầu vào năm ngoái với nhiều hy vọng giành lại quyền kiểm soát Thượng viện.
Do các ứng viên ở Georgia đều không đạt tối thiểu 50% số phiếu trong cuộc bầu cử ngày 3-11, cuộc bỏ phiếu vào Thượng viện Mỹ vòng hai được tổ chức với màn đối đầu giữa hai thượng nghị sĩ Cộng hòa đương nhiệm là David Perdue và Kelly Loeffler trước hai ứng viên Dân chủ Jon Ossoff và Raphael Warnock. Huệ Bình
Những tình tiết gây sốc về vụ bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ
(NLĐO) - Lực lượng cảnh sát Điện Capitol cho biết một thành viên của họ đã thiệt mạng vì chấn thương trong lúc đối phó với người biểu tình gây bạo loạn hôm 6-1.
Viên cảnh sát tên Brian D. Sicknick tử vong vào đêm 7-1 (giờ địa phương) và ông là thành viên thứ 4 của Lực lượng cảnh sát Đồi Capitol thiệt mạng trong lúc làm nhiệm vụ kể từ khi lực lượng này ra đời 2 thế kỷ trước.
Hiện chưa rõ ông Sicknick bị thương trong hoàn cảnh nào bởi Lực lượng cảnh sát Điện Capitol không công bố thông tin chi tiết. Dù vậy, 2 quan chức thực thi pháp luật cho báo The New York Times biết ông bị người biểu tình dùng bình cứu hỏa đánh vào đầu.
Sau đó, ông trở về văn phòng của đơn vị và bị ngất trước khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Cảnh sát Brian Sicknick. Ảnh: AP

Các thành viên Lực lượng cảnh sát Điện Capitol trong lúc thi hành nhiệm vụ hôm 6-1. Ảnh: AP
Hiện cũng chưa rõ ông Sicknick chạm trán những người bạo loạn ở đâu bên trong tòa nhà. Hình ảnh và video của một phóng viên địa phương cho thấy một người đàn ông cầm bình chữa cháy bên ngoài phòng họp của Thượng viện.
Cuộc điều tra về cái chết của ông Sicknick, người gia nhập Lực lượng cảnh sát Điện Capitol năm 2008, vẫn đang diễn ra.
Lực lượng cảnh sát Điện Capitol gồm khoảng 2.000 thành viên, đông hơn so với cảnh sát của nhiều thành phố nhỏ. Dù vậy, những gì xảy ra cho thấy lực lượng này bị người biểu tình áp đảo về số lượng khi đám đông xông vào tòa nhà Quốc hội và khiến khoảng 50 cảnh sát bị thương
Theo đài CNN, một đoạn video mới được đăng tải cho thấy cảnh một cảnh sát bị kẹp ở giữa dòng người biểu tình tìm cách xông vào tòa nhà và lực lượng cảnh sát đang nỗ lực ngăn chặn họ.
Cảnh sát nói trên bị chảy máu và gào thét cầu cứu trong lúc đám đông biểu tình hô hào tiếp tục tiến lên phía trước để vượt qua cánh cửa vào tòa nhà. Người này rốt cuộc cũng thoát ra khỏi tình cảnh nguy hiểm nói trên.

Bên ngoài khuôn viên tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 7-1. Ảnh: AP
Báo chí thế giới chỉ trích ông Trump giẫm đạp nền dân chủ
Tại châu Âu, trang chủ tờ The Times giật tít Người ủng hộ Trump trong tâm bão của nền dân chủ Mỹ và mô tả cảnh tượng “các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa đều kéo mặt nạ phòng độc che mặt và trốn dưới bàn làm việc, còn nhân viên thì trốn trong văn phòng”.
Với tựa đề “Nền dân chủ đang bị bao vây”, tờ Daily Telegraph đưa tin về cảnh bạo lực và hỗn loạn chưa từng có ở Washington khi “đám đông người ủng hộ Trump” tràn vào Đồi Capitol, tòa nhà quốc hội Mỹ. Tờ The Guardian nhận xét vụ bạo loạn phơi bày “thách thức gay gắt nhất đối với chế độ dân chủ Mỹ”.
Đảng Dân chủ tăng tốc nhưng có kịp luận tội Tổng thống Trump? Trump làm cho nước Mỹ vĩ đại hay nước Mỹ nhục nhã?
(NLĐO) - Đảng Dân chủ đang nhanh chóng hành động để luận tội Tổng thống Donald Trump với cáo buộc kích động người biểu tình xông vào điện Capitol hôm 6-1.
Trong thông báo ngày 8-1, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói nếu ông Trump không "lập tức từ chức", hạ viện sẽ tiếp tục theo đuổi tiến trình luận tội dù chỉ còn 12 ngày nữa là kết thúc nhiệm kỳ của ông Trump. Một số kênh truyền thông đưa tin thủ tục chính thức có thể được tiến hành sớm nhất vào ngày 11-1.
Trong khi đó, không có khả năng thượng viện bỏ phiếu luận tội ông Trump vì khó khăn về mặt hậu cần và chính trị. Nhà Trắng và 1 số thành viên đảng Cộng hòa còn cho rằng việc luận tội sẽ gây chia rẽ hơn nữa khi nước Mỹ vốn đã phân cực.
Khả năng cao việc luận tội sẽ được thông qua tại hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát khi một số đảng viên Cộng hòa được cho là sẵn sàng tham gia. Có thể đây là lần thứ hai ông Trump bị luận tội trong nhiệm kỳ của mình.

Người ủng hộ ông Donald Trump xông vào điện Capitol hôm 6-1. Ảnh: Reuters
Ông bị luận tội vào tháng 12-2019 tại hạ viện vì lạm dụng quyền lực và cản trở quốc hội nhưng được thượng viện (khi đó phe Cộng hòa chiếm đa số) tuyên bố trắng án. Cũng như lần trước, thượng viện hiện nay không có khả năng bỏ phiếu cách chức ông Trump bởi ưu thế của đảng Dân chủ tại đây quá mong manh. Trong trường hợp Thượng viện làm vậy, ông Trump sẽ không đủ tư cách làm tổng thống 1 lần nữa.
Tuy nhiên, nhiều đảng viên Cộng hòa tỏ ra dễ dàng tiếp nhận việc luận tội và kết tội ông Trump hơn trước. Thượng nghị sĩ bang Alaska Lisa Murkowski đã trở thành thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đầu tiên kêu gọi ông Trump từ chức vào ngày 8-1. "Tôi muốn ông ta từ chức và ra đi. Ông ta đã gây ra đủ thiệt hại rồi" - bà Murkowski nói với tờ Anchorage Daily News.
Nỗ lực luận tội vấp phải sự phản đối từ các đảng viên Cộng hòa khác vì cho rằng động thái này sẽ gây chia rẽ quá lớn. Thượng nghị sĩ bang South Carolina Lindsey Graham viết trên Twitter rằng việc luận tội sẽ "có hại nhiều hơn có lợi", "tiếp tục chia rẽ đất nước và làm xói mòn thể chế của nhiệm kỳ tổng thống".
Tổng thống đắc cử Joe Biden nói việc luận tội ông Trump trước khi nhiệm kỳ của ông chấm dứt vào ngày 20-1 là "quyết định của quốc hội". "Trong 1 thời gian dài, tôi đã nghĩ rằng Tổng thống Trump không phù hợp với chức vụ này. Đó là lý do tôi tranh cử. Quyết định nằm ở phía quốc hội. Tôi sẽ tập trung vào 3 vấn đề lớn: kiểm soát Covid-19, phân phối vắc-xin và phục hồi kinh tế.