TQ tung Coronavirus đợt 3 chủng mới cực mạnh lây lan và tử vong gấp đôi đợt 2 và 14 lần đợt 1
20.12.2020 12:16
Giáng sinh sẽ rất buồn ở châu Âu và Mỹ châu, đầy xác chết vì Covid TQ
Giáng sinh sẽ rất buồn ở châu Âu và Mỹ châu, đầy xác chết vì Covid TQ
TTO - Lần đầu tiên Đức và Hà Lan đóng cửa các cửa hàng không thiết yếu. Đan Mạch tuyên bố 'đóng cửa' sau lễ Giáng sinh. Ngày lễ của tề tựu vui vẻ chắc chắn không còn nữa.
Đường phố Cologne (Đức) vắng vẻ trong ngày đầu trở lại phong tỏa hôm 16-12 - Ảnh: AP
Lễ Giáng sinh gần kề, sau đó đến Tết dương lịch. Nhiều nước châu Âu đang đối phó với đợt dịch COVID-19 thứ hai lo ngại dịch sẽ bùng phát mạnh hơn sau dịp lễ nên đã siết chặt các quy định giãn cách xã hội.
Đức nới Giáng sinh, siết năm mới
Thay vì nới lỏng phong tỏa như dự kiến, Đức quyết định siết chặt hơn do số giường chăm sóc đặc biệt trong các bệnh viện đã được lấp đầy 83%, chỉ còn gần 5.000 giường trống.
Từ ngày 16-12, mọi cơ sở kinh doanh không thiết yếu, trường học, nhà trẻ phải đóng cửa đến ngày 10-1-2021.
Đây là cú sốc lớn với các doanh nghiệp vì từ đầu dịch tới giờ họ chưa đóng cửa bao giờ.
Kênh truyền hình France 3 (Pháp) ghi nhận lần đầu tiên hôm 12-12, chính phủ liên bang Đức và các bang đã khẩn thiết yêu cầu người dân ở nhà và chỉ nên ra khỏi nhà trong trường hợp cần thiết.
Ban ngày, từ 5h sáng đến 8h tối, chỉ có những trường hợp sau đây mới được ra khỏi nhà: đi mua hàng; họp mặt những người chung hộ gia đình hoặc tối đa 5 người của 2 hộ, không tính trẻ từ 14 tuổi trở xuống; dự phiên tòa hoặc hội họp chính trị; tham gia biểu tình; hoạt động thể thao ngoài trời với tối đa một người khác hộ hoặc cùng những người chung hộ; di chuyển cùng người giám hộ hoặc nhân viên bảo vệ.
Ban đêm áp dụng thực hiện lệnh giới nghiêm từ 8h tối đến 5h sáng.
Trong lễ Giáng sinh từ ngày 24 đến 26-12 sẽ tạm dừng giới nghiêm, có thể tụ tập tối đa 4 người ngoài hộ gia đình (không giới hạn số hộ), kể cả trẻ em dưới 14 tuổi nhưng khách mời phải có quan hệ gia tộc trực tiếp như vợ chồng, người yêu, cha mẹ, con cái, anh chị em.
Thánh lễ được phép tổ chức nếu tôn trọng quy định giãn cách 1,5m giữa mỗi gia đình, đeo khẩu trang và cấm hát.
Lệnh cấm bị siết lại trong dịp năm mới dương lịch. Pháo hoa và pháo nổ đều bị cấm. Tụ tập tại nơi công cộng bị cấm sau 20h. Trước 20h chỉ tối đa 5 người của 2 hộ được tụ tập trong gia đình.
Hà Lan tiếp tục phong tỏa 5 tuần
Quảng cảnh ăn uống đông đúc như ở Amsterdam (Hà Lan) cách đây hai tháng sẽ không còn nữa - Ảnh: AFP
Tối 14-12 (giờ địa phương), Thủ tướng Mark Rutte thông báo thiết lập lệnh phong tỏa ngay tức khắc nhằm ngăn chặn COVID-19 lây lan và bảo vệ mạng lưới y tế khỏi quá tải.
Thời gian phong tỏa kéo dài trong 5 tuần với hàng loạt biện pháp nghiêm ngặt được áp dụng tối thiểu đến ngày 19-1-2021.
Các cơ sở kinh doanh không thiết yếu, các địa điểm tập trung đông người (bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát, sở thú, công viên, thư viện, nhà thi đấu...), các trường học và nhà trẻ phải đóng cửa.
Hồ bơi, phòng tắm hơi, các nghề có tiếp xúc không liên quan đến y tế (tiệm làm tóc, tiệm xăm, viện thẩm mỹ, nhà chứa) không được phép hoạt động.
Các phương tiện công cộng chỉ được sử dụng khi cần ra ngoài nhà. Các chủ doanh nghiệp được khuyến khích làm việc từ xa. Nhà hàng chỉ được bán đồ mang đi.
Theo LCI, đây là lần đầu tiên Hà Lan bắt buộc các cửa hàng đóng cửa kể từ đầu dịch.
Số lượng khách đến thăm nhà tối đa 2 người, kể cả ở trong nhà hay ngoài trời, trừ trẻ em dưới 13 tuổi.
Trong các ngày lễ 24, 25 và 26-12, số người tăng lên tối đa 3 khách. Hà Lan bắt buộc mang khẩu trang ở nơi công cộng.
Anh đóng cửa nhà hàng, khách sạn lần thứ ba
Các quán rượu ở London phải đóng cửa từ ngày 16-12 - Ảnh: REUTERS
Theo thông báo của Bộ trưởng Y tế Matt Hancock hôm 14-12, nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát do phát hiện biến thể mới của virus corona. Do đó, London và một số vùng miền nam đã áp dụng mức cảnh báo cao nhất.
Từ ngày 16-12, các quán rượu, nhà hàng và khách sạn ở London bắt buộc phải đóng cửa lần thứ ba kể từ đầu đại dịch, trừ giao hàng và bán mang đi.
Các địa điểm văn hóa như rạp chiếu phim, nhà hát và bảo tàng đều phải đóng cửa.
Người dân được khuyến cáo không ra khỏi nhà. Tiếp xúc xã hội bị hạn chế với lệnh cấm tụ tập những người khác hộ, trừ một số nơi khoáng đãng như công viên.
Đan Mạch phong tỏa toàn quốc sau lễ Giáng sinh
Tại Đan Mạch, các biện pháp hạn chế được áp dụng cho 2/3 số thành phố (đóng cửa trường trung học, quán bar, nhà hàng, trung tâm thể thao và các địa điểm văn hóa) bắt đầu mở rộng trên toàn quốc từ ngày 16-12.
Nữ Thủ tướng Mette Frederiksen tuyên bố từ ngày 25-12 đến ngày 3-1-2021, Đan Mạch sẽ thực sự "đóng cửa", trừ các cửa hàng thực phẩm và các hiệu thuốc.
Theo lịch trình, các trung tâm thương mại đóng cửa ngày 16-12, sau đó là hàng loạt biện pháp hạn chế được áp dụng từ ngày 21-12. Đến ngày 25-12, tất cả các cơ sở kinh doanh không thiết yếu đều phải đóng cửa.
Tỉnh bang Québec đóng cửa các cửa hàng không thiết yếu
Tỉnh bang Québec là địa phương bị ảnh hưởng dịch nặng nhất ở Canada.
Québec thông báo các cơ sở kinh doanh không thiết yếu và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cá nhân phải đóng cửa trong dịp lễ từ ngày 25-12 đến 11-1-2021.
Các doanh nghiệp bắt buộc phải làm việc từ xa từ ngày 17-12. Các trường tiểu học nghỉ học đến ngày 11-1 năm tới, tức được nghỉ lễ thêm một tuần nữa.
Tuy nhiên, người dân có thể tham gia hoạt động ngoài trời với tối đa 8 người. Các công viên và địa điểm ngoài trời sẽ mở cửa với yêu cầu giãn cách 2m.
Gần 76 triệu người trên thế giới mắc COVID-19
PV - 11:09, 19/12/2020
Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 19/12 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 75.920.100 ca, trong đó 1.679.511 ca tử vong và 53.201.880 ca đã được chữa khỏi.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng tại một cửa hàng thực phẩm ở Samut Sakhon, Thái Lan sau khi chủ cửa hàng bị nhiễm COVID-19 (Ảnh: Bangkok Post)
Trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 645.300 ca nhiễm mới. Trong đó, Mỹ - nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch COVID-19 - tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong ở mức cao, với 191.817 ca nhiễm mới và 2.135 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở nước này lên lần lượt là 17.825.490 ca và 320.186 ca.
Đứng thứ hai về số ca nhiễm là Ấn Độ với 10.004.825 ca, trong khi số ca tử vong đứng thứ ba với 145.171 ca. Với 7.162.978 ca nhiễm, Brazil đứng thứ ba thế giới về số ca mắc, song đứng thứ hai thế giới về số ca tử vong với 185.650 ca.
Châu Âu tiếp tục là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (20.940.611 ca). Với 20.507.373 ca mắc, Bắc Mỹ là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là châu Á với 19.594.632 ca và Nam Mỹ với 12.346.340 ca. Châu Phi (2.483.230 ca) và châu Đại Dương (47.193 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.
Tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tại châu Âu, khi nhiều nước tại nước này, trong đó có Đức, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong cao nhất trong một ngày. Trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày ở mức cao nhất trong một ngày kể từ đầu dịch, khi vượt ngưỡng 30.000 ca nhiễm mới/ngày. Với 31.051 ca nhiễm mới, tổng số ca nhiễm tại Đức lên 1,427 triệu ca. Cùng ngày, Đức cũng ghi nhận thêm 743 ca tử vong và đây là ngày thứ 3 liên tiếp Đức có số ca tử vong vượt 700 ca/ngày.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo ghi nhận thêm 243 ca tử vong mới - mức cao chưa từng thấy, đưa tổng số ca tử vong trên cả nước lên 17.364 ca. Cùng ngày, nước này có thêm 27.515 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca mắc bệnh lên 1.955.680 ca.
Theo Bộ Y tế Thụy Điển, nước này đã ghi nhận thêm 9.654 ca mắc COVID-19 - mức cao nhất từ trước tới nay.
Trong khi đó, cùng ngày, Văn phòng Chính phủ Slovakia thông báo Thủ tướng nước này Igor Matovic đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Tính đến nay, Slovakia ghi nhận 146.124 ca nhiễm, trong đó 1.440 trường hợp tử vong.
Tại Pháp, Phủ Tổng thống cho biết nhiều khả năng Tổng thống Emmanuel Macron đã nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong cuộc họp của Hội đồng châu Âu hồi tuần trước. Việc ông Macron có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 đã dẫn đến làn sóng truy vết trên khắp châu Âu khi nhiều cuộc gặp giữa ông Macron và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra trong những ngày gần đây. Nhiều quan chức thế giới đã thông báo tự cách ly do có tiếp xúc với ông Macron trong thời gian gần đây.
Trước tình hình trên, Đức đã quyết định lùi một tháng thời điểm tổ chức Liên hoan phim Berlin lần thứ 71 sang tháng 3/2021 và sự kiện này sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến. Áo cho biết sẽ tiến hành đợt phong tỏa lần 3 kéo dài từ sau lễ Giáng sinh đến hết ngày 18/1/2021. Trong đợt phong tỏa mới, tất cả các cửa hàng - trừ cửa hàng bán đồ thiết yếu, phải đóng cửa. Lệnh giới nghiêm ban đêm áp dụng hiện nay sẽ chuyển thành lệnh ở nhà cả ngày, với một số ngoại lệ như đi mua sắm đồ dùng thiết yếu và đi tập thể dục. Bên cạnh đó, các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết sẽ phải lùi thời điểm mở cửa trở lại, thay vì ngày 24/12 theo kế hoạch ban đầu, trong khi các khách sạn và nhà hàng phải đóng cửa suốt dịp nghỉ lễ cuối năm và năm mới.
Số ca mắc COVID-19 ở châu Á đã lên tới 19.594.632 ca, trong đó 319.499 ca đã tử vong. Riêng trong ngày hôm qua, khu vực này ghi nhận thêm 102.668 ca nhiễm mới. Tại châu Á, Thái Lan thông báo phát hiện 4 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng, sau khi quốc gia này chỉ vừa mới bắt đầu mở cửa trở lại sau nhiều tháng kiểm soát tốt dịch bệnh và không để bùng phát dịch trong cộng đồng. Trong khi đó,nhằm ngăn chặn sự gia tăng đột biến các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm mới sắp tới, Indonesia ra quyết định kể từ ngày 18/12, tất cả những người ra/vào thủ đô Jakarta của Indonesia bằng các phương tiện giao thông công cộng sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm nhanh.
Bắc Mỹ ghi nhận thêm 211.388 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Hiện đã có 469.025 ca tử vong được ghi nhận ở khu vực này. Mỹ tiếp tục dẫn đầu khu vực và thế giới về số ca nhiễm. Tiếp theo đó là Mexico với 1.289.298 ca nhiễm, 116.487 ca tử vong.
Nam Mỹ ghi nhận 12.346.340 ca nhiễm sau khi có thêm 77.732 ca nhiễm mới trong ngày qua, trong đó có 346.793 ca đã tử vong. Tại Nam Mỹ, Brazil và Colombia là những nước báo động khi có số ca nhiễm mới tăng cao nhất khu vực trong tuần qua. Ngày 18/12, Brazil đã ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục với hơn 185.650 ca, nâng tổng số ca mắc COVID-19 của nước này lên 7.162.978 ca, cao thứ hai thế giới sau Mỹ.
Châu Phi ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày hôm qua là 19.045, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 2,483,230 ca, trong đó 58.404 ca đã tử vong. Nam Phi là nước ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất khu vực, với con số 901.538 ca, trong đó 24.285 ca đã tử vong.
Trong khi đó, châu Đại Dương có thêm 33 ca nhiễm mới trong ngày hôm qua, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 ở khu vực này lên 47.193 ca, trong đó có 1.044 ca tử vong. Australia là quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất trong khu vực, với 28.094 ca, trong đó 908 người đã tử vong.
Chủng mới Covid-19 lây lan vượt kiểm soát, nhiều nước cấm chuyến bay từ Anh
Nhiều nước châu Âu đã cấm các chuyến bay từ Anh sau khi ở Anh xuất hiện chủng mới của vi rút corona lây lan mạnh "vượt tầm kiểm soát".Bắc Kinh mới đây đe dọa trả đũa Washington sau khi chính quyền Tổng thống Trump bổ sung 59 công ty Trung Quốc vào danh sách đen, trong đó có hãng sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC.
"Một lần nữa, chúng tôi yêu cầu Mỹ chấm dứt chủ nghĩa đơn phương và bắt nạt, đối xử công bằng với công ty của mọi quốc gia, trong đó có các công ty của Trung Quốc" – Bộ Thương mại Trung Quốc phản ứng.
SMIC, nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc, bị Mỹ đưa vào danh sách đen với cáo buộc liên quan đến quân đội Trung Quốc. Ảnh: AP
Cao Lực
Nhấn để phóng to ảnh
Nhiều nước cấm các chuyến bay đến từ Anh do xuất hiện chủng vi rút corona mới lây lan mạnh hơn. (Ảnh minh họa: PA)
Theo Guardian, Hà Lan là quốc gia đầu tiên ban hành lệnh cấm tất cả các chuyến bay đến từ Anh nhằm ngăn chặn chủng mới vi rút corona xâm nhập. Ngay sau đó, các nước như Bỉ, Áo, Pháp, Italia, Latvia, Lithuania, Estonia, Bulgaria, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Cộng hòa Séc cũng đưa ra khuyến cáo tương tự. Thậm chí một số trường hợp còn cấm các hoạt động trung chuyển bằng tàu hỏa và phà với Anh.
Bỉ bắt đầu cấm các chuyến bay đến từ Anh từ nửa đêm 20/12. Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết, lệnh cấm sẽ có hiệu lực ít nhất 24 giờ. Tại Italia, Ngoại trưởng Luigi Di Maio cho biết chính phủ nước này quyết định hành động sau khi giới chức Anh cảnh báo về chủng mới của vi rút corona.
Tại Hà Lan, lệnh cấm các chuyến bay đến từ Anh có hiệu lực từ 6h sáng ngày 20/12 và kéo dài đến ngày 1/1/2021. Đức cân nhắc cấm các chuyến bay cả từ Anh và Nam Phi do cùng xuất hiện chủng vi rút mới lây lan mạnh hơn chủng cũ.
Ủy ban châu Âu đã liên hệ với các quốc gia thành viên nhằm tăng cường trao đổi thông tin, thúc đẩy hợp tác nhằm ngăn chặn chủng mới vi rút corona lây lan. Các đại sứ EU sẽ tổ chức một cuộc họp bàn ứng phó khủng hoảng tại Brussels vào hôm nay 21/12 để nói về vấn đề hạn chế đi lại với Anh. Họ sẽ cân nhắc các biện pháp như cấm giao thông hàng không với Anh, xét nghiệm Covid-19 với các hành khách đến từ Anh.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh hàng triệu người ở London và khu vực đông nam nước Anh bắt đầu đợt phong tỏa mới nhằm đối phó đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock ngày 20/12 cho biết nước này vừa phát hiện một chủng mới của vi rút corona có khả năng lây lan mạnh hơn. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho hay "dù chưa chắc chắn", nhưng chủng vi rút mới được xem có khả năng lây lan hơn so với chủng cũ 70%.
Giới chức Anh cho biết, họ đã gửi thông tin về chủng vi rút mới cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khi tiếp tục phân tích để làm rõ đặc tính của chủng vi rút mới được ghi nhận ở hơn 1.000 ca mắc Covid-19 gần đây ở nước này. WHO cho hay, họ đã nắm được thông tin về chủng vi rút mới ở Anh, nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy chủng mới có độc lực mạnh hơn.
Minh Phương Theo Guardian
Cựu đại sứ Mỹ nói về âm mưu tiêu diệt nhân loại bằng CoVid
(NLĐO) – Người Mỹ cần nhận ra mưu đồ "thống trị thế giới" của Trung Quốc, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Nikki Haley khẳng định với Fox News hôm 21-12.
"Tôi nghĩ điều các bạn cần làm là nhìn lại vài tháng trước, khi ông Joe Biden nói rằng Trung Quốc không thể cạnh tranh với Mỹ và chúng ta không cần phải lo về họ" – bà Haley nói, trước khi cảnh báo người dân Mỹ rằng Trung Quốc là một vấn đề nghiêm trọng.
"Hãy tỉnh giấc. Đây không phải là một vấn đề nhỏ. Trung Quốc đã muốn thống trị thế giới từ rất lâu. Họ muốn hạ Mỹ…Chúng ta phải ngừng nói về họ và bắt đầu làm điều gì đó với họ. Họ đang nỗ lực do thám vệ tinh của chúng ta và củng cố sức mạnh quân sự. Họ đang nỗ lực kiểm soát hoạt động liên lạc. Họ đang can thiệp vào các cuộc bầu cử" – bà Haley nói thêm.
Bà Nikki Haley. Ảnh: Reuters
Trước đó, vào ngày 19-12, Tổng thống Donald Trump cũng cho rằng Trung Quốc có thể là quốc gia đứng sau cuộc tấn công mạng nhằm vào nhiều công ty và cơ quan liên bang của Mỹ. Theo ông chủ Nhà Trắng, cuộc tấn công này có thể đã gây ảnh hưởng đến các máy bầu cử ở Mỹ, khiến ông thất bại.
Những cáo buộc trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Bắc Kinh-Washington leo thang căng thẳng
WHO cảnh báo bùng phát làn sóng dịch COVID-19 thứ 3 tại châu Âu và Mỹ châu vào dịp Giáng Sinh đầu năm 2021
Quỳnh Chi (Theo Daily Sabah)
WHO dự báo, châu Âu có thể phải hứng chịu đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 3 vào đầu năm 2021. (Ảnh: AP)
VTV.vn - WHO cho rằng, châu Âu nói chung đang có cách phản ứng "không hoàn chỉnh" với dịch COVID-19, làm gia tăng nguy cơ dịch bùng phát lần thứ 3.
Hồi chuông cảnh báo đang được gióng lên ở châu Âu khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, làn sóng dịch COVID-19 thứ 3 có khả năng xảy ra trên lục địa này trong bối cảnh số ca mắc mới tăng cao kỷ lục ở nhiều quốc gia. Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ có tổng cộng hàng chục nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày.
Số ca mắc mới tăng cao kỷ lục ở nhiều quốc gia châu Âu. (Ảnh: AP)
Trong lúc đợt dịch COVID-19 thứ hai tấn công mạnh trên toàn thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo châu Âu về làn sóng lây nhiễm thứ 3 vào đầu năm 2021. Ông David Nabarro, đặc phái viên về COVID-19 của WHO, cho biết, các nước châu Âu đã bỏ lỡ việc xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng phòng chống dịch COVID-19 cần thiết trong những tháng mùa hè sau khi kiểm soát được làn sóng dịch bệnh đầu tiên. Hiện nay, châu Âu đang ở trong đợt bùng phát dịch bệnh thứ 2. Nếu không xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, các nước tại châu lục này sẽ hứng chịu làn sóng thứ 3 vào đầu năm 2021.
Đợt dịch COVID-19 thứ hai hoành hành tại châu Âu. (Ảnh: AP)
Châu Âu chiếm 28% số ca mắc COVID-19 và 26% trường hợp tử vong trên toàn cầu. Anh là quốc gia có số người tử vong do virus SARS-CoV-2 cao nhất ở châu Âu với hơn 54.000 trường hợp trong tổng số 1,4 triệu ca mắc bệnh. Chỉ còn một tháng nữa là đến kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, nhiều người bắt đầu lo lắng về những tác động xã hội và kinh tế do việc áp đặt các lệnh hạn chế và đóng cửa trong kỳ nghỉ lễ này.
Nhiều nước châu Âu dã phải phải áp đặt lệnh phong tỏa lần 2. (Ảnh: AP)
Virus SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho hơn 55 triệu người trên thế giới, khiến trên 1,3 triệu người tử vong. Mỹ đang dẫn đầu thế giới về số ca mắc và tử vong do COVID-19 với hơn 12,5 triệu trường hợp nhiễm bệnh và trên 262.000 người thiệt mạng. Mặc dù vậy, nhiều người dân Mỹ vẫn đi du lịch trong kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn bất chấp cảnh báo nên ở trong nhà của giới chức y tế.
Virus tiến hóa một cách tự nhiên khi lây nhiễm trong cộng đồng. Một vài loại virus có khả năng biến đổi cao hơn bình thường. Đây cũng là lý do mà một số nước cần tiêm phòng cúm mới mỗi năm.
Hiện tượng này đã được ghi nhận nhiều lần kể từ khi đại dịch Coid-19 bùng phát gần một năm trước tại Trung Quốc. Biến chủng mới nhất vừa được phát hiện ở Anh đang đặc biệt gây nhiều lo ngại. Các nhà khoa học chưa thể xác định khả năng biến chủng này tác động lên nỗ lực phổ biến vaccine hiện nay, theo AP.
Biến chủng mới tại Anh được phát hiện từ tháng 9 ở các vùng đông nam nước này và chủ yếu mới lây lan trong khu vực, theo thông báo của một quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với BBC. Các chuyên gia y tế Anh và Mỹ nhận định biến chủng mới của virus corona dễ lây nhiễm hơn trước đây, nhưng chưa tìm thấy bằng chứng về độc tính gia tăng.
Ngày 19/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo hàng loạt biện pháp hạn chế nghiêm ngặt cho người dân để đối phó biến chủng mới của virus corona.
Một số nước châu Âu đã bắt đầu cấm hoặc hạn chế chuyến bay đến từ Anh để giảm nguy cơ biến chủng mới lan rộng. Theo ông Patrick Vallance, trưởng cố vấn khoa học cho chính phủ Anh, biến chủng mới đang "lây lan nhanh và trở thành biến chủng chủ đạo", gây ra hơn 60% ca nhiễm ở London tính đến tháng 12. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết tình hình cực kỳ nghiêm trọng khi biến chủng mới được phát hiện của virus corona ở nước này đang lây lan "vượt ngoài tầm kiểm soát".
Một điểm gây lo ngại khác của biến chủng này là nó có hơn 20 đột biến so với "phiên bản gốc" của virus corona. Một số đột biến nằm ở gai protein, vốn là mục tiêu trong cơ chế hoạt động của vaccine.
Covid-19: Phòng thí nghiệm Vũ khí Sinh Học P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa TQ tiêu diệt nhân loại chỉ còn người Hán độc chiếm địa cầu- Thế giới khiêp sợ TQ không dám nêu đích danh vì sẽ có thế chiến TQ tung thêm nhiều vũ khí cực độc
Phòng thí nghiệm P4 của Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh chụp từ trên cao ngày 17/04/2020LOUISA GOULIAMAKI / AFP
Tú Anh
8 phút
Liệu siêu vi corona SARS-CoV-2 gây đại dịch trên thế giới "sổng chuồng" từ phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán chứ không phải tự nhiên xuất hiện tại chợ động vật hoang dã như chính quyền Trung Quốc lý giải ? Không thể loại trừ xác suất siêu vi lây cho một nhà khoa học, một nhân viên, và người này lây nhiễm cho dân Vũ Hán. Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, lại có thể thoát khỏi mọi kiểm soát?
QUẢNG CÁO
Không phải vô cớ mà Mỹ điều tra và Anh, Pháp muốn Trung Quốc trả lời sáng tỏ. Cũng phải có lý do Trung Quốc cấm chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới đến thanh tra tận nơi cũng như giấu biệt thông tin về một nhà nghiên cứu trẻ tuổi Hoàng Diễm Linh.
Cội nguồn : Ngây thơ hay tham lợi
Đối với công luận Pháp, nước Pháp thiếu chín chắn khi cung cấp cho Hoa lục một phòng thí nghiệm tối tân, được xem là "quả bom hạt nhân sinh học". Ngược dòng thời gian về năm 2004 với một số nhân vật có thế lực lúc bấy giờ qua bài điều tra của Le Figaro: "Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, thoát khỏi mọi kiểm soát?".
Nghi vấn phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán có thể là nơi xuất phát SARS-CoV-2, gây ra đại dịch được đặt tên Covid-19 (theo yêu cầu của Trung Quốc) được ba nhà lãnh đạo Tây phương trực tiếp nêu lên và muốn làm sáng tỏ : Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đồng nhiệm Anh Dominic Raab và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì tuyên bố, « có nhiều chuyện xảy ra ở đó mà chúng ta không biết ».
Paris bối rối là phải. P4 là phòng thí nghiệm sinh học cực an toàn dùng để nghiên cứu các loại siêu vi cực độc mà chưa có thuốc trị, cũng không có vác-xin phòng ngừa. Vào lúc đó, đề án hợp tác trong một lãnh vực nhạy cảm như thế với y tế Trung Quốc đã gây căng thẳng trong nội bộ của Pháp.
Từ năm 2004, giới tình báo và an ninh quốc phòng, chuyên gia vũ khí sinh học Pháp đã khuyến cáo các chính phủ tại Paris không nên xuất khẩu phòng thí nghiệm P4, hạng "an toàn tối đa" cho Trung Quốc để nghiên cứu siêu vi SARS. Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị và công nghiệp, với những lý do khác nhau, người thì sợ Bắc Kinh trả đũa, kẻ muốn hợp tác để kiểm soát không cho đối tác âm thầm chế tạo vũ khí vi trùng.
Nhóm phóng viên điều tra của Radio France phát hiện vào năm 2004, tổng thống Jacques Chirac và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào quyết định hai nước hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới nẩy sinh. Trong chiều hướng này, ngoại trưởng Michel Barnier ký thỏa thuận chuyển giao một phòng thí nghiệm P4.
Trước đó, thủ tướng đầu tiên của tổng thống Chirac, nhiệm kỳ hai, Jean- Pierre Raffarin (một người bạn của Trung Quốc như đánh giá của Bắc Kinh) gặp bác sĩ Trần Chu, đang được đào tạo chuyên môn tại bệnh viện Saint Louis, và là người thân cận của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào.
Một năm trước đó, 2003, Trung Quốc bị dịch Viêm phổi cấp tính SARS. Theo lời kể của một công chức cao cấp, theo dõi hồ sơ này, vào lúc đó trong giới chính trị Pháp, một số người cho rằng cần phải giúp các nhà sinh học Trung Quốc nghiên cứu các loại siêu vi mới như Ebola, SARS, trong điều kiện tốt. Tránh cho họ tự mò mẫm nghiên cứu với các phương tiện thiếu thốn và kiến thức còn hạn hẹp. Nói rõ hơn là không để Trung Quốc âm thầm chế tạo vũ khi sinh học.
Nhưng dự án này gây tranh luận trong nội bộ Pháp. Jacques Chirac, Jean-Pierre Raffarin ủng hộ. Trong giới y khoa, trong đó có bác sĩ cựu bộ trưởng Bernard Kouchner tán đồng. Nhà doanh nghiệp kỹ nghệ dược phẩm, vắc-xin Alain Merieux, cũng hăng hái cùng điều hành hội đồng chỉ đạo với đối tác bác sĩ Trần Chu.
Trái lại, các chuyên gia chống phổ biến vũ khí sinh học ở bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng, Văn Phòng Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia trực thuộc phủ thủ tướng và trong giới nghiên cứu khoa học đều lo ngại. Họ sợ P4 biến thành nơi chế tạo vũ khí sinh học. Nhất là, khác với vũ khí hóa học và hạt nhân, cộng đồng quốc tế không có một cơ chế kiểm soát các phòng thí nghiệm "y tế".
Cụ thể là một số phòng thí nghiệm loại P3, lưu động, mà chính phủ Jean-Pierre Raffarin bán cho Trung Quốc ngay sau khi dịch SARS kết thúc, cũng không được Trung Quốc xác minh dùng để làm gì. Phe tìm cách trì hoãn thi hành thỏa thuận khuyến cáo chính phủ Pháp đừng xem nhẹ bởi vì "P4 là một nhà máy nguyên tử vi khuẩn".
Gửi trứng cho ác: Viện P4 Vũ Hán
Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị quyết định thi hành, chống lại ý kiến của các chuyên gia. P4 được xây dựng xong vào năm 2015. Ngày P4 Vũ Hán đi vào hoạt động, tháng 01/2018, trùng hợp với chuyến viếng thăm của tổng thống Emmanuel Macron. Pháp cũng làm nhiều cách để kéo dài thời gian nhưng cuối cùng cũng phải "giao hàng", một chuyên gia cho biết như thế.
Bởi vì vào thời điểm đó, Pháp có nhiều dự án khác với Trung Quốc như xây một nhà máy xử lý phóng xạ, hợp đồng bán máy bay Airbus. Khác với Hoa Kỳ, Pháp chỉ là cường quốc hạng trung, không có đủ khả năng đối đầu với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Bắc Kinh còn bắt chẹt doanh nghiệp Pháp để chiếm đoạt công nghệ. Theo một nhà ngoại giao Pháp, cái tội của chính quyền Pháp là "quá ngây thơ, nghĩ là có thể tin vào chữ tín của chính quyền Trung Quốc".
Những gì xẩy ra sau đó cho đến đại dịch Covid-19 chứng minh là phe "không tin" Trung Quốc có lý. Nhà thầu Trung Quốc lãnh phần xây dựng nhưng không đáp ứng được nhu cầu kiến trúc bảo đảm an toàn rất phức tạp.
Thất vọng vì không thấy kết quả hợp tác cụ thể, năm 2015, đồng chủ tịch hội đồng hợp tác song phương Alain Merieux từ chức. Nhóm chuyên gia Pháp, 50 người, lẽ ra sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc tại P4 trong 5 năm đầu, không bao giờ đến Vũ Hán. Bắc Kinh ngăn chận hay vì Pháp thiếu tài chính?
Khi phòng thí nghiệm bán thú hoang ra chợ
Điều rõ ràng là Trung Quốc không minh bạch, không tôn trọng thỏa thuận. Hoạt động tại P4 được giữ kín. Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, sau khi thăm P4 năm 2018, đã cảnh báo Washington về tình trạng thiếu an toàn của phòng thí nghiệm.
Ngày 16/04/2020, báo chí Trung Quốc cũng nói đến những bất cập: Nhiều nhà khoa học tại P4 đã vất dụng cụ xuống cống rãnh mà không qua sát trùng. Họ còn bán thú rừng thử nghiệm ra chợ Vũ Hán, để có thêm thu nhập.
Một nhà nghiên cứu mất tích
Nhưng sự kiện gây bối rối cho Trung Quốc là các câu hỏi liên quan đến số phận một chuyên gia về siêu vi SARS tại P4 tên Hoàng Diễm Linh. Phải chăng nhà nghiên cứu trẻ tuổi này là bệnh nhân ZERO.
Ảnh của Hoàng Diễm Linh đột nhiên bị xóa trên trang mạng của P4. Viện P4, lúc đầu cũng chối là không có nhân viên tên Hoàng Diễm Linh rồi sau đó đăng trở lại. Truyền thông Nhà nước lập đi lập lại "Hoàng Diễm Linh, vẫn khỏe mạnh, không bị nhiễm siêu vi corona, đang làm việc ở một thành phố khác, không trở lại Vũ Hán". Nhưng cho đến nay, Hoàng Diễm Linh vẫn biệt vô âm tín.
Khoảng 21 triệu người nay phải tuân thủ các hạn chế mới, có hiệu lực từ nửa đêm thứ Bảy sang ngày Chủ Nhật 20/12, theo đó mọi người được yêu cầu ở nhà, còn các cửa hàng doanh nghiệp phục vụ hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu đều đóng cửa.
Cấp độ mới, Cấp 4 (Tier 4), nghiêm trọng hơn so với mức độ phân cấp trước đây, được áp dụng tại vùng đông nam England sau khi có một biến chủng mới xuất hiện, làm các vụ lây nhiễm tăng vọt.
Kế hoạch nới lỏng quy định phòng chống Covid-19 trong những ngày lễ Giáng Sinh nay bị hủy bỏ đối với các vùng bị xếp vào Cấp 4.
Ở các nơi còn lại của xứ Anh (England), Scotland và Wales, việc nới lỏng quy định, theo đó cho phép mọi người gặp nhau trong nhà nay chỉ được áp dụng duy nhất trong ngày Giáng Sinh, thay vì 5 ngày như công bố trước đây.
Chụp lại hình ảnh,
Bản đồ các vùng phân cấp kiểm soát Covid-19 tại Anh, phân theo bốn cấp độ, từ Tier 1 (nhẹ nhất) đến Tier 4 (nghiêm trọng nhất)
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nói trên chương trình của kênh truyền hình Sky rằng "chúng ta phải có bổn phận hành động" sau khi được cho xem "những bằng chứng khoa học mới" về tân biến thể virus.
Ông nói tất cả những ai sống trong khu vực thuộc Cấp 4 "cần phải hành xử như thể họ đã có virus trong người".
Khi được hỏi liệu những người sống trong vùng phải chịu các lệnh hạn chế mới, nghiêm ngặt nhất có thể sẽ phải tuân thủ cho tới khi có vaccine mới được triển khai tiêm chủng hay không, ông nói: "Xét tới mức độ lây lan nhanh chóng hơn của chủng virus mới này, sẽ rất khó để kiểm soát tình hình cho tới khi chúng ta triển khai tiêm vaccine."
Lệnh hạn chế mới đối với các vùng thuộc Cấp 4, trong đó gồm toàn bộ 32 quận của London, tương đương với các hạn chế trong đợt phong tỏa thứ hai tại Anh.
Thị trưởng London Sadiq Khan nói với chương trình Breakfast của BBC rằng "tuyên bố vào phút chót này là cú giáng cay đắng" cho các gia đình và doanh nghiệp, và nói nó dẫn đến những "thống khổ, tuyệt vọng, đau buồn và thất vọng".
"Tôi e rằng nó thực sự gây khó khăn cho những người như tôi, khi phải yêu cầu người dân lắng nghe chúng tôi trong lúc chúng tôi lại thay đổi quyết định," ông nói.
Tuy nhiên, ông thúc giục người dân London tuân thủ những quy định mà ông nói là đã được đưa ra "vì lý do rất thỏa đáng", và nói thêm rằng cơ quan y tế công NHS cho ông biết các bệnh viện tại London có nhiều bệnh nhân mới Covid trong dịp cuối tuần này tương đương với mức đỉnh điểm hồi tháng Tư.
Các hạn chế ở vùng Cấp 4 (Tier 4)
Người dân được yêu cầu ở nhà, trừ những người phải đi làm hoặc đi học
Người thuộc các hộ gia đình khác nhau không được phép gặp gỡ trong nhà
Toàn bộ các cửa hàng bán lẻ hoặc dịch vụ không thiết yếu phải đóng cửa, gồm cả các tiệm cắt tóc, tiệm làm móng tay, phòng tập gym và các trung tâm giải trí
Việc gặp gỡ giao tiếp bị giới hạn ở mức chỉ được gặp một người ở nơi công cộng, ngoài trời
Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vẫn được phép tiến hành
Người dân ở các vùng khác được khuyến cáo không đi vào vùng Tier 4.
NGUỒN HÌNH ẢNH,TOBY MELVILLE/PA WIRE
Các hạn chế mới do Downing Street công bố trong buổi họp báo chiều thứ Bảy, sẽ được áp dụng trong hai tuần và sẽ được xem lại vào ngày 30/12.
Tại Wales, Thủ hiến Mark Drakeford quyết định đẩy sớm lên thời điểm áp dụng lệnh phong tỏa. Ông nói hàng trăm người đã nhiễm loại biến thể virus mới "hung hãn hơn" tại nơi này.
Tại Scotland, việc nới lỏng chỉ áp dụng vào duy nhất ngày Giáng Sinh, và toàn bộ lãnh thổ chính Scotland sẽ bị các hạn chế nghiêm ngặt nhất kể từ ngày 26/12.
Lệnh cấm đi lại tới các vùng khác của Vương quốc Anh cũng sẽ áp dụng trong suốt kỳ nghỉ lễ.
Tại Bắc Ireland, không có thay đổi nào được đưa ra đối với các hạn chế đã công bố cho thời gian nghỉ Giáng Sinh. Cụ thể, tối đa ba hộ gia đình được phép gặp nhau trong thời gian từ 23 đến 27/12. Dự kiến sẽ áp dụng lệnh phong toàn quốc trong thời gian sáu tuần, kể từ 26/12.
Tổ chức Y tế Thế giới nói đang "liên lạc chặt chẽ" với giới chức Anh để nắm tình hình về sự xuất hiện của biến thể virus mới.
Thủ tướng Anh Boris Johnson nói trong buổi họp báo hôm thứ Bảy rằng ông biết quyết định mới sẽ gây thất vọng tới mức nào cho mọi người, nhưng nói ông tin rằng không có lựa chọn nào khác.
Các khoa học gia cảnh báo rằng biến thể virus mới gây lây lan mạnh hơn, nhanh chóng hơn, khiến ông Johnson nói chính phủ phải "thay đổi cách phòng vệ của chúng ta".