Phó thống đốc ngân hàng Na Uy mất việc vì ham của lạ lấy vợ TQ
04.12.2020 20:19
Quan chức cấp cao Na Uy từ chức vì vợ là người Trung Quốc DT- Phó thống đốc Ngân hàng trung ương Na Uy Jon Nicolaisen đã nộp đơn xin từ chức sau khi ông không được thông qua thủ tục về mặt an ninh do cưới vợ là người Trung Quốc.
Nhấn để phóng to ảnh
Ông Jon Nicolaisen (Ảnh: Reuters)
Reuters đưa tin, ông Nicolaisen phát đi tuyên bố từ chức Phó thống đốc vào ngày 4/12. Trong thông báo, ông cho hay: "Cơ quan kiểm tra an ninh dân sự Na Uy thông báo với tôi rằng lý do tôi không được thông qua khi gia hạn thủ tục an ninh là vì vợ tôi là người Trung Quốc, sinh sống tại Trung Quốc, nơi tôi hỗ trợ tài chính cho cô ấy".
"Ngoài ra, cơ quan trên xác nhận rằng tôi không có yếu tố về mặt cá nhân nào khiến tôi không đủ điều kiện để được thông qua về mặt an ninh, tuy nhiên, điều này là không đủ. Giờ đây, tôi phải nhận hậu quả của việc này", ông Nicolaisen cho biết.
Đơn xin từ chức của Phó thống đốc Ngân hàng trung ương Na Uy có hiệu lực ngay lập tức. Hiện thời, chưa rõ ai sẽ lên thay vị trí của ông Nicolaisen.
Na Uy, quốc gia thành viên của NATO, trong những năm qua đang ngày càng siết chặt chính sách liên quan tới các vấn đề về an ninh. Điều này gây khó cho nhiều trường hợp người Na Uy kết hôn với một công dân ở quốc gia không có hợp tác an ninh với phía Oslo.
Trước khi từ chức, ông Nicolaisen phụ trách chính sách tiền tệ của Na Uy. Ông từng có trách nhiệm giám sát quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy trị giá 1.200 tỷ USD - một trong những quỹ lớn nhất thế giới.
Ông Nicolaisen kết hôn năm 2010. Ông lần đầu được chọn vào vị trí Phó thống đốc Ngân hàng trung ương vào năm 2014 và được tái bổ nhiệm vào tháng 4 năm nay.
Cơ quan tình báo PST của Na Uy hôm 3/12 cáo buộc Trung Quốc là một trong những quốc gia sử dụng gián điệp để thu thập bí mật về ngành dầu khí của Na Uy.
Đức Hoàng
Chiêu thức “mỹ nhân kế” của TQ cực kỳ thâm độc chưa bao giờ lỗi thời trong tình báo hiện đại
Câu chuyện về một quan chức ngoại giao Hà Lan tại Trung Quốc đang bị điều tra vì bỏ bê nhiệm vụ, đam mê tình ái với một phụ nữ Trung Quốc đang là đề tài "nóng" trong giới tình báo vì nó bộc lộ một chiêu thức không bao giờ cũ trong nghề điệp viên - mỹ nhân kế - vừa xảy ra với ông Ronald Keller, Đại sứ Hà Lan tại Trung Quốc.
Ông Keller năm nay 58 tuổi, hiện đang bị "treo chức" vì có quan hệ tình cảm bí mật với một phụ nữ Trung Quốc là nhân viên trong Đại sứ quán. Bộ Ngoại giao Hà Lan đã mở cuộc điều tra, và đây không phải lần đầu ông Keller bị đặt vấn đề về quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân, đặc biệt là những mối quan hệ tình ái bí mật trong lúc tại nhiệm ở nước ngoài.
Năm 2015, khi còn là Đại sứ Hà Lan tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Keller cũng đã thổ lộ với tờ báo điện tử Allmagnews của nước này rằng, ông đã có một người vợ là bà Zsuzsanna, người Hungary, cưới năm 1991 và ông đã cố giữ bí mật chuyện này trong suốt thời gian ông làm nhiệm vụ.
Tướng Lo Hsien Che của Đài Loan bị tình báo Trung Quốc dùng mỹ nhân kế dụ dỗ.
Một năm trước đó, hai người gặp nhau ở Paris, bà Zsuzsanna làm đại diện cho Hungary còn Keller làm việc trong Bộ Tài chính Hà Lan, thường xuyên công tác tại Paris và họ gặp nhau trong một dịp dự hội nghị quốc tế. Ông Keller kể, ông và bà Zsuzsanna có cảm tình với nhau ngay lần đầu tiên gặp nhau, trò chuyện trong giờ nghỉ giải lao của hội nghị. Dần dần, sau vài lần gặp trong những dịp như thế, tình cảm bạn bè chuyển thành tình yêu.
Hai người quyết định giữ kín mối quan hệ tình cảm này vì thời đó Chiến tranh Lạnh vẫn còn, để ngay sau khi nó vừa kết thúc, hai người mới có cơ hội làm đám cưới. Bà Zsuzsanna đã xác nhận lời kể của chồng. Sau Thổ Nhĩ Kỳ, Keller chuyển sang làm Đại sứ tại Trung Quốc vào cuối năm 2015. Tại đây, ông đã "dính bẫy" tình ái với một nhân viên thư ký người Trung Quốc, không tiết lộ danh tính, khoảng 30 tuổi, chỉ sau vài tháng nhận nhiệm sở.
Không chỉ riêng ông Keller, các nhà ngoại giao nước ngoài khi đến Trung Quốc làm việc thường được khuyến cáo cẩn thận trong quan hệ với những phụ nữ Trung Quốc mà họ tiếp xúc hoặc làm việc chung, vì bẫy "mỹ nhân kế" luôn giăng sẵn để tóm những con mồi nhẹ dạ lại có máu "hám của lạ".
Báo cáo 14 trang mang tựa "Mối đe dọa từ tình báo Trung Quốc" được MI-5 soạn năm 2008 để gửi đến hàng trăm ngân hàng, thể chế tài chính và doanh nghiệp Anh, bị rò rỉ đầu năm 2010, có đoạn viết rằng: "Hoạt động tình báo Trung Quốc có khả năng khai thác những điểm yếu nhạy cảm, chẳng hạn quan hệ tình dục và lấy đó làm sức ép để nạn nhân buộc phải hợp tác với họ".
Tờ báo The Sunday Times cách đây vài năm cũng đã từng đăng lời cảnh báo của Bộ Quốc phòng Anh trong cẩm nang ngoại giao mang tên "Manual of Security" (Cẩm nang An ninh) rằng, các cơ quan tình báo nước ngoài, cụ thể là Bộ An ninh Nhà nước của Trung Quốc và cả cơ quan tình báo FSB của Nga thường sử dụng chiêu "mỹ nhân kế" để gài bẫy và tạo mối quan hệ tình cảm nhằm moi thông tin mật.
Chiêu thức mà các mỹ nhân Trung Quốc thường sử dụng là quan hệ tình dục bất chính với mục tiêu và sau đó buộc con mồi cung cấp thông tin mật mà mình nắm giữ nếu muốn được giữ kín chuyện quan hệ tình ái nhơ nhuốc này.
Hẳn có lửa nên mới có khói. Cuối năm 2009, nguyên thị trưởng London, Ian Clement, thú nhận rằng, ông đã bị một đòn mỹ nhân kế đau điếng. Đến Bắc Kinh cùng viên chức đặc trách tổ chức Thế vận hội Tessa Jowell để xây dựng quan hệ đầu tư cho việc tổ chức Thế vận hội hè 2012 tại London, Ian Clement quen với cô gái đầy quyến rũ tại một buổi tiệc trong đêm khai mạc Thế vận hội hè 2008 tại Bắc Kinh.
Thấy cô gái thẹn thùng và đầy bí ẩn phải "khám phá", Ian Clement mời lên phòng riêng và cuối cùng... bất tỉnh! Vài tiếng sau, Ian Clement khi tỉnh dậy phát hiện cô gái đã xới tung tài liệu cất trong cặp và thậm chí còn tải dữ liệu từ chiếc điện thoại BlackBerry của ông...
Tờ Sunday Times dẫn lời một quan chức quốc phòng Anh kể rằng ông đã từng được một phụ nữ Trung Quốc, khoảng ngoài 30 tuổi, tiếp cận trong chuyến công tác đến Bắc Kinh. Người phụ nữ này đã được cung cấp thông tin trước về thói quen và sở thích xe ôtô thể thao của ông nên đã chủ động tấn công vào sở thích này.
Sau một lúc trao đổi trò chuyện, quan chức quốc phòng Anh cự tuyệt vì cảm thấy nghi ngờ về động cơ tiếp cận của người phụ nữ, nhưng ông vẫn không thôi thắc mắc từ đâu cô ta có được thông tin chi tiết về các thói quen, sở thích của ông. Đó là trường hợp may mắn thoát bẫy, bên cạnh đó cũng có ít nhất một trường hợp "hô hoán" lên nhưng thiếu cơ sở thuyết phục.
"Bẫy hổ" - quyển sách tiết lộ các hoạt động tình báo của Trung Quốc tại Mỹ.
Tháng 7-2008, tờ Sunday Times cho biết, một tùy viên (giấu tên) của nguyên Thủ tướng Gordon Brown đã bị tình báo Trung Quốc gài bẫy. Tháp tùng cùng Thủ tướng Anh trong chuyến công du Trung Quốc (trong đó có các cố vấn đối ngoại, viên chức môi trường và mậu dịch cùng 25 lãnh đạo doanh nghiệp...), đương sự thuật rằng, mình bị gài bẫy khi đến Thượng Hải.
Tối hôm đó, khoảng hơn 10 viên chức Anh đến dự tiệc tại vũ trường trong một khách sạn. Tại đó, đương sự được một cô gái Trung Quốc đến mồi chài rồi cuối cùng "nạn nhân" không dằn lòng nổi đã đưa cô gái lên phòng riêng... Sáng hôm sau, đương sự phát hiện chiếc điện thoại BlackBerry của mình không cánh mà bay. Đương sự cũng thừa nhận là khi tỉnh dậy thì cảm thấy ''đầu đau như búa bổ vì nhấp vài chén rượu để làm ấm nồng cuộc mây mưa".
Thế là tình báo Anh, khi được báo cáo, nghi ngay rằng vụ này có bàn tay gián điệp Trung Quốc! Quy kết này tỏ ra thiếu thuyết phục vì chẳng lẽ gián điệp Trung Quốc ấu trĩ đến mức đánh cắp một chiếc điện thoại để gây chú ý, hơn là chỉ cần tải dữ liệu từ nó nếu họ cảm thấy cần lấy thông tin?
Năm 2011 xảy ra một vụ bê bối gián điệp lớn khiến một vị tướng quân đội Đài Loan thân bại danh liệt. Tháng 2-2011, tướng Lo Hsien Che, Trưởng Văn phòng Thông tin và truyền thông của quân đội Đài Loan bị nhà chức trách bắt giam vì tội cung cấp thông tin bí mật quân sự cho tình báo Trung Quốc.
Theo tờ The China Times, tướng Lo đã bị một nữ điệp viên Trung Quốc khoảng ngoài 30 tuổi, mang hộ chiếu Australia dụ dỗ trong một chuyến công tác tại Mỹ. Ban đầu, nữ điệp viên này tạo mối quan hệ tình ái ngọt ngào với tướng Lo, sau đó dùng tiền để mua chuộc ông.
Nữ điệp viên đã trả tiền cho tướng Lo tổng cộng hơn 1 triệu USD cho việc cung cấp thông tin bí mật liên quan đến việc chính quyền Đài Loan mua các thiết bị kỹ thuật quân sự của Mỹ. Tướng Lo thường xuyên tới lui Mỹ với lý do công tác, nhưng thực tế là để cung cấp thông tin cho đầu mối tình báo Trung Quốc.
Khi phát hiện Lo có dấu hiệu khả nghi, cơ quan phản gián Đài Loan đã bí mật điều tra và lật tẩy Lo trong một phi vụ giao tài liệu mật. Vụ việc đã ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến quan hệ hợp tác quân sự Mỹ - Đài Loan. Tháng 2-2013, Bộ Tư pháp Đài Loan thông báo, trong khoảng một thập niên đầu thế kỷ XXI, chính quyền lãnh thổ này đã phát hiện khá nhiều vụ việc tình báo Trung Quốc sử dụng mỹ nhân kế để dụ dỗ, moi móc thông tin bí mật, và đã có nhiều quan chức ngoại giao, quân sự Đài Loan bị sập bẫy mỹ nhân kế này.
Tháng 10-2013, tạp chí tin tức Nhật Bản Shukan Jitsuwa đưa tin: Giám đốc điều hành và các kỹ sư công nghệ cao của các công ty công nghệ cao hàng đầu Nhật Bản đang trở thành mục tiêu của các tổ chức tình báo Trung Quốc. Những nạn nhân của ít nhất 5 công ty hàng đầu là khách quen của một quán bar tọa lạc tại Higashiyama trước khi nó đóng cửa vào tháng 6 và người quản lý Trung Quốc đột ngột biến mất. Quán bar này có vé vào cửa là 20 ngàn yên, nhưng bù lại, khách sẽ được 8 nữ tiếp viên xinh đẹp, giỏi pha chế đồ uống và tiếp chuyện phục vụ tận tình, thậm chí họ có thể sẵn sàng đáp ứng mọi "nhu cầu" của khách.
Những tiếp viên này sau khi làm cho các con mồi "ngất ngư" sẽ khuyến khích họ thổ lộ về các công nghệ mới họ đang phát triển cũng như chiến lược hoạt động tại thị trường Trung Quốc. Trước khi người quản lý Trung Quốc biến mất, có một nữ tiếp viên 32 tuổi người Trung Quốc đã kết hôn được với một thành viên 52 tuổi của Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Ông này đã bị sa thải sau khi vụ kết hôn với người phụ nữ Trung Quốc khả nghi được đưa ra ánh sáng. Tạp chí Shukan Jitsuwa nhận định, chiêu thức này là một trong những thủ đoạn của tình báo Trung Quốc để có được thông tin về hạm đội tàu ngầm Nhật Bản. "Các quan chức quốc phòng và kỹ sư Nhật Bản sau khi có quan hệ xác thịt với các cô gái Trung Quốc sẽ bị ép buộc tiết lộ thông tin. Ngoài ra còn có những trường hợp mà các kỹ sư đang mắc nợ vay nặng lãi, họ cũng bị tình báo Trung Quốc đe dọa phải cung cấp thông tin".
Cũng trong năm 2013, Cục Tình báo An ninh Canada (CSIS) đã in và phát hành một quyển cẩm nang tương tự Bộ Quốc phòng Anh, trong đó phân tích chi tiết những chiêu thức dùng mỹ nhân kế của tình báo nước ngoài nhắm vào những quan chức ngoại giao, quốc phòng, an ninh của Canada. Chiêu thức phổ biến nhất là mồi chài quan hệ tình dục rồi sau đó đánh thuốc mê, lục soát hành lý, đồ đạc, lấy cắp thiết bị liên lạc vô tuyến cùng các tài liệu bí mật quan trọng.
Năm 2012, trong quyển sách có tựa đề "Bẫy hổ" (Tiger Trap) của nhà văn chuyên viết về mảng tình báo - điệp viên nhận định: Trung Quốc tiếp tục làm theo lời khuyên trong cuốn sách từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, "Nghệ thuật dụng binh" của quân sư Tôn Tử (Binh thư Tôn Tử) dạy rằng, nhiệm vụ của tình báo giống như "một ngàn hạt cát"; đó có nghĩa là thu thập những mẩu tin nhỏ trong vô số các thông tin từ quần chúng rộng lớn.
Wise thừa nhận, Trung Quốc trong thế kỷ XXI, không giống như Liên Xô, không quan tâm đến an nguy của lính mới, người có động cơ trả thù hay những người thấp hèn, họ là người "tốt", vì họ ngây thơ tin tưởng "bản chất ái quốc" trong các hành động của họ. Vì vậy, điệp viên được chiêu mộ bởi các chỉ huy gián điệp Trung Quốc, là những người thực sự muốn giúp Trung Quốc giúp cải thiện công nghệ, hiện đại hóa, để đạt được tầm bình đẳng với phương Tây.
Sự chiêu mộ này thường được diễn dịch thành tính dân tộc, đặc biệt là thế hệ người Hoa nhập cư đầu tiên ở Mỹ có quan hệ gắn bó với văn hóa và gia đình ở Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc sẽ đền đáp lại họ bằng cách giúp những điệp viên không chuyên này xúc tiến liên doanh thương mại hoặc kinh doanh tại Mỹ.
Vì thế, các trùm gián điệp Trung Quốc không phải cung cấp tiền, và họ không chấp nhận các trường hợp đào ngũ - tức là, những tình nguyện viên có thể "làm mồi nhử" (điệp viên hai mang do kẻ thù gửi tới). Hầu hết các hoạt động tình báo được điều phối bởi Bộ An ninh Quốc gia (MSS) hoặc chi bộ tình báo quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Lực lượng vô hình của Trung Quốc và cho đến ngày nay, gián điệp mạng bất khả chiến bại được mô tả rất chi tiết, tiết lộ thông tin mà ít người Mỹ có thể hiểu được.
Wise làm sáng tỏ các mối đe dọa nghiêm trọng do các tin tặc gây ra, các mầm mống mới trong gián điệp mạng, mà người Trung Quốc đã tung ra để chống lại Mỹ, không chỉ đối với các cơ quan của Mỹ mà còn mục tiêu khác nhau từ Lầu Năm Góc cho đến cơ sở hạ tầng nhà nước dễ bị tấn công của các tiểu bang và thành phố, từ mạng máy tính đến nguồn năng lượng và cả các nguồn cung cấp nước…
Nguyên Khang - Mạnh Quân (tổng hợp)
Mỹ có thể đang đàm phán để Giám đốc tài chính Huawei trở về Trung Quốc
Dân trí
Bộ Tư pháp Mỹ có thể đang thảo luận một thỏa thuận với các luật sư của Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu để cho phép bà trở về nước.
Nhấn để phóng to ảnh
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu (Ảnh: Reuters)
Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết ngày 4/12 rằng, các cuộc đàm phán giữa luật sư của bà Mạnh Vãn Chu với Bộ Tư pháp Mỹ bắt đầu ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 3/11. Hiện chưa biết cụ thể nội dung đàm phán song nguồn tin cho hay đó có thể là một thỏa thuận "hoãn truy tố" đối với bà Mạnh Vãn Chu. Theo đó, phía Mỹ có thể đồng ý để bà Mạnh Vãn Chu từ Canada trở về Trung Quốc nhưng với điều kiện phải thừa nhận sai phạm hình sự.
Thỏa thuận nếu đạt được có thể sẽ gạt bỏ được một trở ngại đã khiến quan hệ Canada - Trung Quốc căng thẳng và mở đường cho hai công dân Canada đang bị bắt giữ tại Trung Quốc được hồi hương. Tuy nhiên, bà Mạnh đến nay không chấp thuận đề xuất của Washington bởi bà tin rằng bà không làm gì sai phạm. Bộ Tư pháp Mỹ và Huawei cũng như luật sư của bà Mạnh hiện chưa bình luận về các thông tin trên.
Bà Mạnh Vãn Chu, 48 tuổi, Giám đốc tài chính Huawei và là con gái nhà sáng lập Nhậm Chính Phi, đã bị giới chức Canada bắt giữ hôm 1/12/2018 theo đề nghị của phía Mỹ. Bà bị cáo buộc lừa ngân hàng HSBC xử lý các giao dịch liên kết với Iran, khiến ngân hàng có nguy cơ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.
Bà Mạnh đang được tại ngoại tại Canada, nhưng tiếp tục đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ và nếu bị kết tội tại Mỹ, bà có thể đối mặt với 30 năm tù. Bà Mạnh và Huawei nhiều lần bác bỏ cáo buộc này. Theo kế hoạch, bà Mạnh sẽ tiếp tục ra tòa vào ngày 7/12 tới để tiếp tục nỗ lực chống lại lệnh dẫn độ sang Mỹ.
Minh Phương Theo Reuters
7:30 (GMT+7)
TT Trump 'chạy nước rút' dùng tàn lực giáng đòn lên Trung Quốc đến phút cuối cùng
Dù thất cử, Trump vẫn tiến hành chống Trung Quốc quyết liệt, khiến chính quyền Biden tương lai có thể bị hạn chế trong cách ứng phó với Bắc Kinh.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3/12 bổ sung Tập đoàn Dầu khí Hải dương (CNOOC) và Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC) của Trung Quốc vào danh sách đen, bao gồm những doanh nghiệp thuộc sở hữu hoặc bị quân đội Trung Quốc kiểm soát.
Chỉ trước đó một ngày, Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ cho biết họ đã ra lệnh cấm nhập khẩu bông từ Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC), nơi bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức và có mối liên hệ với quân đội Trung Quốc. Hồi tháng 7, Bộ Tài chính Mỹ cũng cấm tất cả giao dịch bằng đồng USD với XPCC, công ty chiếm 30% sản lượng bông của Trung Quốc hồi năm 2015.
Cùng ngày, John Demers, giám đốc bộ phận An ninh Quốc gia thuộc Bộ Tư pháp Mỹ, cho biết hơn 1.000 nhà nghiên cứu Trung Quốc đã rời Mỹ trong bối cảnh cơ quan này bắt đầu xử lý những vụ án hình sự về tội gián điệp công nghiệp và công nghệ. FBI gần đây đã tiến hành các cuộc thẩm vấn tại hơn 20 thành phố.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 4/11. Ảnh: AFP.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 2/12 cũng cáo buộc các đảng viên Trung Quốc "thù địch với những giá trị Mỹ" và tham gia "các hoạt động bất chính", đồng thời ban hành quy định có hiệu lực ngay lập tức về việc siết thị thực. Theo đó, thị thực được cấp cho đảng viên Trung Quốc và gia đình họ sẽ chỉ có giá trị một tháng, áp dụng cho một lần nhập cảnh. Trong khi đó, số liệu năm 2019 cho thấy Trung Quốc có tới 92 triệu đảng viên trên khắp cả nước.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết bà chưa nhận được thông tin về lệnh siết thị thực, nhưng vẫn kêu gọi Mỹ đảo ngược quyết định. "Trung Quốc đã giao thiệp nghiêm khắc với phía Mỹ. Chúng tôi hy vọng người dân tại Mỹ sẽ có quan điểm chung đúng đắn về Trung Quốc", bà Hoa phát biểu trong cuộc họp báo hôm 3/12.
Câu hỏi được đặt ra hiện nay là căng thẳng Mỹ - Trung có thể trở nên tồi tệ đến mức độ nào trong 7 tuần cuối cùng của Trump tại Nhà Trắng, trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden lên nắm quyền.
Theo giới phân tích Trung Quốc, tất cả động thái dồn dập gần đây của chính quyền Trump là nỗ lực cuối cùng trong việc chia rẽ quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington, khiến Biden không còn nhiều lựa chọn và buộc phải tiếp nối chiến lược cứng rắn với Trung Quốc.
"Các biện pháp của Trump sẽ khiến Biden bị bao vây", Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, đồng thời là cố vấn chính phủ, nhận định. "Tình hình leo thang không ngừng sẽ khiến xuất phát điểm của các cuộc đàm phán khó với tới hơn. Phía Washington khó có khả năng đưa tình hình trở về thời điểm trước khi hai bên tách xa nhau".
Những "đòn đánh" liên tiếp của chính quyền Trump có thể được coi là "đòn bẩy" giúp tiếp tục thúc đẩy chiến lược đối đầu với Bắc Kinh, nhưng mặt khác, chúng cũng có khả năng khiến Biden bị "trói tay", khó linh hoạt trong việc lựa chọn hướng giải quyết những vấn đề trong quan hệ hai nước.
"Chúng tôi không biết liệu Biden có nhất trí với những động thái đó hay không. Tuy nhiên, ngay cả khi Biden không muốn như thế, các quyết định cũng đã khiến những phương án của ông ấy bị hạn chế hơn", Shi nhận định.
Biden tuần này cho biết ông sẽ tiến hành đánh giá toàn diện, với sự tham vấn các đồng minh của Mỹ, trước khi đưa ra những động thái quan trọng với Trung Quốc, bao gồm vấn đề có nên tái lập thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt được hồi tháng một hay không.
Các cố vấn chính phủ Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ tìm cách đưa hai bên ngồi lại vào bàn đàm phán, bởi thỏa thuận hiện nay dường như bất khả thi với họ. Tuy nhiên, giới quan sát Mỹ đánh giá triển vọng tái đàm phán trong tương lai gần là điều không tưởng, khi bất cứ động thái thay đổi đáng kể nào trong chiến lược đối phó Trung Quốc hiện nay cũng sẽ chứng thực cho tuyên bố của Trump, rằng Biden mềm mỏng với Bắc Kinh.
Yan Xuetong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, dự đoán căng thẳng Mỹ - Trung dưới thời Biden sẽ không suy giảm về quy mô và cường độ, mà chỉ dịch chuyển từ chiến tranh thương mại sang những xung đột về chính trị. "Biden sẽ có cách tiếp cận đa phương và áp lực lên Trung Quốc có lẽ gia tăng chứ không giảm đi", Yan nhận định.
"Khó lường và bất trắc sẽ vẫn là tính chất chủ đạo trong những năm tới. Thế giới chắc chắn sẽ trở lên hỗn loạn hơn", ông nói thêm.
Ánh Ngọc (Theo Bloomberg, SCMP, Global Times)
Giám đốc tình báo Mỹ: Trung Quốc 'đe dọa lớn đến nền tự do'
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ nói rằng Trung Quốc là "mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ và tự do" kể từ Thế chiến thứ hai.
Viết trên Wall St Journal, John Ratcliffe cho rằng Trung Quốc đang bành trướng quyền lực của mình bằng cách đánh cắp các bí mật của Mỹ và sau đó thay thế các công ty Mỹ trên thị trường.
Chính quyền Trump đã có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, áp thuế lên các hàng hóa Trung Quốc và cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã mạnh mẽ đáp trả đối với các động thái của Mỹ về việc áp thuế lẫn những nỗ lực giữ gã khổng lồ viễn thông Huawei ra khỏi thị trường Mỹ.
Ông Ratcliffe cảnh báo, Bắc Kinh đang chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Mỹ và có ý định thống trị thế giới về mặt "kinh tế, quân sự và công nghệ".
Tuy nhiên, những điều này cũng xảy ra vào thời điểm Trung Quốc tăng cường áp lực lên đồng minh của Mỹ là Úc, khi Trung Quốc công bố danh sách những điều họ muốn Canberra thay đổi trong hành vi và áp thuế đối với rượu vang nhập khẩu từ Úc cũng như khiêu khích chính phủ Úc về hồ sơ về quyền của nước này ở Afghanistan.
Ratcliffe đã nói gì?
Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia nói rằng, Trung Quốc đã thay thế Nga và chống khủng bố là trọng tâm chính trong các hoạt động tình báo của Mỹ.
Ông nói, tài sản trí tuệ của Mỹ trị giá 500 tỷ đôla (370 tỷ bảng Anh) đã bị đánh cắp hàng năm. Việc FBI bắt giữ các công dân Trung Quốc vì tội ăn cắp nghiên cứu đã trở nên thường xuyên và Trung Quốc cũng đã trả cho trưởng khoa hóa học của Đại học Harvard 50.000 đôla một tháng cho đến khi ông bị bắt vào đầu năm nay.
Ông Ratcliffe cũng cáo buộc các dịch vụ tình báo Trung Quốc đã đưa các lỗ hổng vào công nghệ của các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Huawei và nói các đồng minh đang sử dụng công nghệ Trung Quốc sẽ không được Mỹ chia sẻ thông tin tình báo.
Ông nói rằng tình báo Mỹ chỉ ra rằng Trung Quốc đã tiến hành "thử nghiệm trên người" đối với quân đội với mục đích phát triển những binh lính có "khả năng tăng cường về mặt sinh học".
Và ông cho biết Trung Quốc đã tham gia vào một "chiến dịch gây ảnh hưởng diện rộng" nhắm vào các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ và nhân viên của họ bằng cách khuyến khích các công đoàn tại các công ty lớn nói với các chính trị gia địa phương nên có đường lối mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc nếu không sẽ mất phiếu bầu của các thành viên công đoàn.
Ông Ratcliffe cho biết, Bắc Kinh đã nhắm vào các thành viên Quốc hội với tần suất "gấp 6 lần Nga và gấp 12 lần tần suất của Iran".
Ông nói các quốc gia khác phải đối mặt với thách thức tương tự từ Trung Quốc như Mỹ: "Trung Quốc tin rằng một trật tự toàn cầu mà Trung Quốc không đứng đầu là một sai lầm lịch sử. "Mục đích của Trung Quốc là nhằm thay đổi điều đó và lật ngược sự lan rộng của quyền tự do trên toàn thế giới."
Nhà Trắng đã xử lý Trung Quốc như thế nào?
Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đã gia tăng đối đầu với Trung Quốc trong một số lĩnh vực.
Hai nước đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đôla của nhau và áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các sản phẩm thuộc các lĩnh vực nhạy cảm.
Hôm thứ Năm, Nhà Trắng nói họ đã thêm bốn công ty Trung Quốc - nhà sản xuất chip SMIC, công ty dầu khí quốc gia CNOOC, Công ty Xây dựng Công nghệ Trung Quốc và Tập đoàn Tư vấn kỹ thuật Quốc tế Trung Quốc - vào danh sách đen các công ty được cho là có liên quan đến quân đội Trung Quốc.
Đầu năm nay, Mỹ đã ra lệnh cho một lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston đóng cửa vì lo ngại gián điệp kinh tế - Bắc Kinh đáp trả bằng việc ra lệnh cho Mỹ đóng cửa lãnh sự quán của họ ở thành phố Thành Đô. Hai nước cũng đã trục xuất các nhà báo của nhau.
Mối quan hệ giữa hai siêu cường cũng trở nên tồi tệ vì đại dịch virus corona - ông Trump đã nhiều lần ám chỉ là "virus Trung Quốc" - và các động thái của Trung Quốc ở Hong Kong.
Ông Trump đã ký lệnh chấm dứt đối xử ưu đãi của Mỹ dành cho Hong Kong sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia mới gây tranh cãi ở đặc khu này, mà Mỹ cho rằng đã đặt dấu chấm hết cho quyền tự trị của Hong Kong.
Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền "khủng khiếp và có hệ thống" trong cách đối xử với thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở khu vực Tân Cương và đã trừng phạt một số chính trị gia Trung Quốc.
Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ hàng loạt, đàn áp tôn giáo và ép buộc triệt sản đối với người Duy Ngô Nhĩ và những người khác, nhưng Bắc Kinh bác bỏ mọi hành vi ngược đãi.
Biden sẽ có cách tiếp cận khác?
Tổng thống đắc cử Joe Biden, người nhậm chức vào tháng Một, được kỳ vọng sẽ tiếp tục chính sách chống lại Trung Quốc của Tổng thống Trump, nhưng bắt tay với các đồng minh, trái ngược với việc ông Trump thích các thỏa thuận thương mại đơn phương.
Phóng viên Nhà Trắng Tara McKelvey của BBC nói rằng hiếm có thỏa thuận giữa các bên trong việc cứng rắn với Trung Quốc về thương mại và các vấn đề khác.
Chính quyền Trump đã thành công trong việc giành được sự ủng hộ của trên toàn cầu đối với việc tẩy chay công nghệ viễn thông của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Biden có thể sẽ linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác với một Trung Quốc đang trỗi dậy, đặc biệt là trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu.
Sau khi chế vũ khí sinh học Corona tàn phá nhân loại, Trung Quốc thí nghiệm sinh học trên con người để tạo ‘siêu chiến sĩ’chinh phục và thống trị đồng hóa thế giới
WASHINGTON, DC (NV) – Giám đốc Tình Báo Quốc Gia Mỹ (DNI) hôm Thứ Sáu, 4 Tháng Mười Hai, tố giác rằng Trung Quốc đã có các cuộc thí nghiệm sinh học trên các quân nhân của họ để tạo ra các “siêu chiến sĩ.”
Theo bản tin của NBC News, ông John Ratcliffe, giám đốc cơ quan Tình Báo Quốc Gia, tố giác trong bài xã luận đăng trên tờ Wall Street Journal rằng Trung Quốc đã có các cuộc thí nghiệm sinh học trên con người và “không hề có giới hạn y đức nào trong nỗ lực tạo sức mạnh của chế độ Bắc Kinh.”
Các quân nhân Trung Quốc. (Hình minh họa: Kevin Frayer/Getty Images)
Văn phòng của ông Ratcliffe và cơ quan CIA không trả lời yêu cầu của NBC News là được cho biết rõ ràng hơn về tố giác rằng Trung Quốc tìm cách tạo ra các “siêu chiến sĩ,” như thấy trong phim ảnh Hollywood.
Lê Khả Phiêu: Công với Tàu – Tội với dân?
Nhà hoạt động đối lập Hòang Minh Chính khi sinh tiền đã tiết lộ rằng Lê Khả Phiêu bị Trung Quốc gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sanh được một bé gái. Phiêu không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu Phiêu không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999. Theo tin từ TQ thì Lê Khả Phiêu đã bị sập bẫy của nữ điệp viên TQ trong khi ái ân có màn khẩu dâm cực khoái đã được thâu video và TQ đe dọa nếu không giao phần lãnh thổ biên giới và biển Bắc bộ thì sẽ tung video lên mạng. Vì danh dự của lãnh đạ otối cao đảng CSVN nên đành ngậm ngùi nhượng một phần giang san cho TQ.
Nhà văn Trúc Giang MN trong bài "Đầu năm điểm mặt lãnh đạo CSVN tham nhũng và mê gái" đã phân tích: "Năm 1988, khi đi triều cống sang Trung Cộng, Lê Khả Phiêu bị sập kế mỹ nhân của bọn Tàu khựa. Người phụ nữ đó là Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) đã có đứa con gái với TBT/CSVN. Biết được Phiêu rất lo sợ vụ việc bị bại lộ, vì những đối thủ chính trị của Phiêu trong Bộ Chính Trị, sẽ tìm cách hạ bệ hắn, nên bọn Tàu khựa áp lực Phiêu ký Hiệp Định Biên giới, cắt đất dâng biển cho chúng. Vụ chơi gái không biết thật hư ra sao, nhưng việc Quốc hội phê chuẩn lậu Hiệp định là rõ ràng. Đó là chỉ có Ban Thường Vụ QH phê chuẩn, đáng lẻ khoáng đại QH làm việc đó."
Mỗi khi một vị lãnh đạo tối cao của Đảng và Nhà nước ra đi, người ta thường nhắc đến di sản của người mới nằm xuống để nhân dân tưởng nhớ, ghi công. Cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã qua đời hôm 07/08 mới đây. Đảm nhận vị trí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, chức vụ được cho là tối cao tại đất nước độc đảng độc tài Việt Nam trong một thời gian ngắn ngủi từ tháng 12/1997 đến tháng 04/2001 nhưng di sản mà ông để lại chứa chất những tai hại cho đất nước và cho nhiều thế hệ người dân Việt Nam.
Theo nhà quan sát Đỗ Ngà, nếu Nguyễn Văn Linh – Đỗ Mười – Phạm Văn Đồng có “công lớn” đưa Việt Nam trở lại vòng tay của Trung Quốc với Hội nghị Thành Đô 1990 thì Lê Khả Phiêu lại là người có “công lớn” cắt đất nhượng cho quốc gia láng giềng với “Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền” năm 1999 và “Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ” năm 2000.
Hội nghị Trung ương 4 của kỳ đại hội 8 là một kỳ họp khá đặc biệt khi không chỉ ra chủ trương cho Quốc hội bù nhìn thông qua mà tại hội nghị này, Đỗ Mười nhường chức Tổng bí thư cho Lê Khả Phiêu và rút về làm cố vấn cùng với Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt. Theo nhà báo kì cựu Nguyễn Công Khế: “Trước khi làm Tổng bí thư, ông (Lê Khả Phiêu) được ông Lê Đức Anh và ông Đỗ Mười ưu ái, chuẩn bị kỹ càng để ngồi vào chiếc ghế quyền lực cao nhất nước này. Ông Đỗ Mười nhiều lần đánh giá rằng chỉ có ông Lê Khả Phiêu và ông Nguyễn Hà Phan là lập trường vững vàng nhất, là thứ gạo bỏ vào cối giã không bao giờ bị bể vụn.”Có lẽ “lập trường vững vàng” như “thứ gạo bỏ vào cối giã không bao giờ bị bể vụn” mà ông Nguyễn Công Khế nói đến là tinh thần thần phục hoàn hoàn vào Trung Quốc không màng đến chủ quyền lãnh thổ của quốc gia mà biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống để bảo vệ.
Ảnh: Lãnh đạo Việt Nam gồm Nguyễn Văn Linh – Đỗ Mười – Phạm Văn Đồng và lãnh đạo Trung Quốc tại hội nghị Thành Đô, Tứ Xuyên, năm 1990. Kể từ hội nghị Thành Đô, Trung Quốc chi phối Việt Nam
Với 2 bản hiệp ước biên giới mà ông Phiêu ký với Trung Quốc, Việt Nam đã mất trắng 15.000 km2 lãnh thổ tương đương với diện tích của đất nước Đông Timor.
Facebooker Trần Thanh Cảnh viết: “Đất đai của ông cha, giao cho ai đó thay mặt nhân dân quản lý mà tùy tiện đem xén, đem cho, đem bán cho nước người cứ như không! Cứ như là những tấc đất mét núi dặm sông biển trời kia chưa từng ngấm máu và mồ hôi của con dân Việt trải từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến nay khai phá bồi đắp giữ gìn mà nên được non sông gấm vóc này!
Ôi, Ải Nam Quan xưa đã vĩnh viễn chỉ còn trong sử sách! Mỗi lần muốn chiêm ngưỡng dấu tích cổ xưa của biên giới nước Việt ta lại phải mua vé du lịch sang nước “bạn”, mới được ngắm cảnh xưa và mong gặp lại hồn cố nhân…Ai làm ra nỗi này?”
Có lẽ vì công lao to lớn của ông Phiêu đối với đất nước anh em “4 tốt 16 chữ vàng” mà lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình đã gửi điện cho đồng nhiệm Nguyễn Phú Trọng, ca ngợi ông Phiêu là “lãnh đạo tiền bối xuất sắc” và “cũng là người đồng chí thân thiết và bạn bè thân mật của Đảng và nhân dân Trung Quốc”…
Ông Tập cũng ca ngợi ông Phiêu là người “dẫn dắt nhân dân Việt Nam đạt thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới”. Không nói thì ai cũng biết là “công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới” là bám theo mô hình của Trung Quốc thì mới được ông Tập ca ngợi như vậy.
Nhà quan sát Trương Nhân Tuấn mới đây đã tiết lộ ông Phiêu đã cản trở làm cho Việt Nam “lỡ chuyến tàu”. Nếu Việt Nam tuyên bố “trung lập” và theo tư bản chủ nghĩa từ thời đó tức là thời điểm năm 1995 khi ông Võ Văn Kiệt trình lên Bộ Chính trị đề xuất loại bỏ “định hướng xã hội chủ nghĩa”, “bỏ điều 4 Hiến pháp”, chủ trương trung lập và “thực hiện dân chủ triệt để” thì hiển nhiên bây giờ Việt Nam đã được “Phần Lan hóa”, số phận Việt Nam chắc chắn khá hơn, không nằm trong thế “bi đát”, trong gọng kềm ý thức hệ của Trung Quốc hôm nay.
Ảnh: Bức ảnh chụp Ải Nam Quan từ thời Pháp thuộc còn lưu lại cho thấy cửa ải và những bức tường chạy dài về hai bên, phân định rõ ràng biên cương lãnh thổ theo Công ước Pháp – Thanh đã ký năm 1887 và ký bổ sung năm 1895
Cũng theo ông Tuấn, di sản chính trị của Lê Khả Phiêu “kiên định con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa” đã làm cho Việt Nam đến nay không thể hội nhập hoàn toàn với thế giới văn minh.
Phiêu chủ trương hoãn ký Hiệp ước kinh tế với Mỹ. Ông Khế cũng đã thừa nhận “chính ông (Phiêu) là người đã cản trở việc Việt Nam ký Hiệp định hợp tác song phương với Mỹ tại New Zealand năm 1999, làm cho ông Phan văn Khải phải đi và về tay không sau khi phải giải thích rất khó khăn với Tổng thống Clinton. Và cũng chính ông đã tổ chức một cuộc đón tiếp Tổng thống Mỹ Bill Clinton thiếu những nghi thức ngoại giao sơ đẳng và nhất là trong nội dung các cuộc trao đổi là thiếu chuẩn mực khi Clinton đến Hà Nội. Cuộc trao đổi với bà Ngoại trưởng Madeleine K. Albright cũng tương tự như vậy.”
Chỉ hai năm ngồi ghế Tổng Bí thư, Phiêu đã khiến Đảng Cộng sản Việt Nam rập khuôn Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ tư tưởng, hành động cho tới ý thức hệ. Tương lai chính trị Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc.
Có thông tin cho rằng nếu ở Hội nghị Thành Đô, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng lấy danh nghĩa đảng và nhà nước để gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng, thì Lê Khả Phiêu lại dám lấy quan hệ cá nhân để bàn tính chuyện quốc gia đại sự với lãnh đạo Trung Quốc.
Ông Ngà viết: “Vốn là người xuất thân từ quân đội, Lê Khả Phiêu đã dùng Nguyễn Chí Vịnh điều khiển Tổng cục Tình báo Quân đội (tức tổng cục 2) để bắt liên lạc với tình báo Tàu của phía Giang Trạch Dân nhằm nhận lệnh riêng của ông này. Đây là cách làm việc vô lối và chắc chắn lịch sử sẽ ghi tội. Với lối quan hệ này, Lê Khả Phiêu đã xem đất nước Việt Nam này như là một thứ món hàng riêng của ông ta và muốn thỏa thuận với ai thì thỏa thuận. So với Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Phạm Văn Đồng thì phải nói rằng, Lê Khả Phiêu bán nước táo bạo hơn.”
Việc ông Phiêu tự ý làm việc trức tiếp với lãnh đạo Trung Quốc cũng được đề cập đến trong một nguồn khác.
Sách của tác giả Huy Đức dẫn lời ông Vũ Quốc Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, người được giao thẩm tra các sai phạm của ông Lê Khả Phiêu, cho biết: “Đầu năm 2001, Bộ Chính trị họp chuẩn bị Đại hội IX, chị Nguyễn Thị Xuân Mỹ (khi đó là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng) đi họp về nói, Bộ Chính trị đang kiểm điểm anh Phiêu gay gắt nhiều chuyện: vấn đề Campuchia, quan hệ nam nữ, vô nguyên tắc khi ra Quyết định 234, ngành tình báo lâu nay chỉ nắm địch, nay được theo dõi nội bộ, gặp Giang Trạch Dân, đi không hỏi, về không trình.”
Việc sử dụng cơ quan tình báo để theo dõi các đối thủ chính trị như trong danh sách các tội trên cho thấy ông Phiêu là một người có tham vọng quyền lực rất lớn, muồn thâu tóm hết quyền lực vào tay mình. Lê Khả Phiêu đã ban hành Quyết định 234 cho tổng cục 2 theo dõi các đồng chí trong Đảng Cộng sản. Mục đích của Phiêu là muốn khai thác những chuyện thâm cung bí sử của các đồng chí mình để nắm thóp họ, và từ đó thâu tóm quyền lực về cho mình. Chưa hết, tiếp theo Quyết định 234 thì Lê Khả Phiêu còn có ý định bỏ luôn Ban Cố Vấn để mình rảnh tay thâu tóm quyền lực. Đây chính là sai lầm “chết người” của Phiêu góp phần đánh dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của con người bán nước cầu vinh này.
Có lẽ vì lý do này mà đám tang của ông Phiêu trở thành vấn đề nhức nhối từ trong nội bộ Đảng Cộng sản cho đến quần chúng nhân dân.
Ảnh: Các lãnh đạo Việt Nam dự Quốc tang ông Lê Khả Phiêu, ngày 14/8/2020
Ông Nguyễn Doãn Đôn nhận định: “Ông Phiêu chết từ hôm 07/08/2020 nhưng Nhà nước ta chưa dám ra thông cáo cụ thể gì về tang lễ (cho đến 3 ngày sau đó).
Những người cùng quê với ông như Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị v.v… được ông cất nhắc, cùng với đàn em thân tín đang ở Ba Đình thì muốn đòi hỏi tiêu chuẩn cho bằng chị, bằng em. Nên muốn tổ chức tang lễ cho hoành tráng và định xây cả lăng trong tỉnh Thanh cho ông.
Nhưng do tình hình diễn biến phức tạp về kinh tế, chính trị và xã hội ở Việt Nam vô cùng căng thẳng như bây giờ thì việc chi tiêu quá tốn kém tiền của và công sức của dân khó có thể phù hợp và đạt được. Mà Đảng dễ bị ăn đòn. Vì làm đám ma to cho một người có tội với non sông…”
Những ngày qua cộng đồng mạng lan truyền một câu hỏi lớn: Tại sao phải bắt dân để tang cho kẻ dâng đất cho ngoại bang?
Ông Nguyễn Văn Hùng viết: “Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, chưa có môt triều đại nào phải bắt dân để tang cho kẻ ‘dâng đất’ cho ngoại bang. Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới làm điều nghịch lý như thế!
Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam xem việc dâng đất cho ngoại bang là đúng, xem việc làm đó là có công với Đảng thì nên gọi là “đảng tang” chứ đừng bắt dân phải để tang vì ông Phiêu chưa có làm gì có ích cho dân.
Ngày nào mà chế độ cộng sản Việt Nam vẫn còn tồn tại thì ngày đó dân tộc Việt Nam không bao giờ thoát khỏi “vòng kim cô” của Trung Quốc.
Các bạn nghĩ thế nào khi Đảng bắt bạn, gia đình của bạn để tang cho cho ông Lê Khả Phiêu?”
Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)
Tiến trình bị mất đất
Lữ Giang
Chúng ta nhớ lại, nhân dịp Đại Hội Đảng Toàn Quân từ ngày 3 đến 11.1.2001, Lê Đức Anh đã đứng lên tố Lê Khả Phiêu 10 tội, trong đó có một tội rất quan trọng là “Bán đất, bán biển cho Trung Quốc” trong chuyến đi Trung Quốc chầu Giang Trạch Dân. Người đầu tiên đưa sự tố cáo này ra công luận là Đỗ Việt Sơn, một đảng viên đảng CSVN về hưu và có lẽ là đàn em của Lê Đức Anh. Sau đó, Luật sư Lê Chí Quang viết bài “Hãy cảnh giác Bắc Triều” nói rõ rằng phần đất bị “bán” là 720 cây số vuông. Nguyễn Chí Trung, thư ký của Lê Khả Phiêu, nói với báo chí rằng Lê Khả Phiêu là “nạn nhân của những âm mưu đánh phá của 3 vị cố vấn là các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt.”
Dĩ nhiên, nhóm Lê Khả Phiêu phải phản pháo. Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh đã cho Thượng Tướng Nguyễn Nam Khánh dùng tài liệu vụ án chính trị T-4 tại Tổng Cục II thuộc Bộ Quốc Phòng để chơi lại nhóm Lê Đức Anh.
Khởi sự từ đó, một phong trào tố đảng CSVN làm mất đất mất biển được phát động ở hải ngoại, nhưng người Việt chống Cộng không dùng những chữ “Bán đất, bán biển cho Trung Quốc” của Lê Đức Anh, mà đổi thành “Dâng đất dâng biển cho Trung Quốc”. Chiến dịch này đã trở nên rầm rộ khi Trung Quốc thành lập huyện Tam Sa thưộc tỉnh Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, sau đó phong toả Biển Đông.
Thật ra, người Việt đã bị Tàu cướp đất dài dài trong tiến trình lịch sử, bắt đầu từ thời mới lập quốc cho đến ngày nay, do đó người Việt phải tiến dần xuống phía Nam. Tuy nhiên, cha ông chúng ta cũng đã chiếm đất của Lâm Ấp, Chiêm Thành và Chân Lạp để lập thành một nước mới.
Trong bài này chúng tôi chỉ nói về tiến trình bị mất đất trong lịch sử. Trong bài sau, chúng tôi sẽ bàn đến chuyện đòi đất của tiền nhân để rút kinh nghiệm.
BÀI HỌC LỊCH SỬ?
Chúng tôi xin nhắc lại, trong cuộc phỏng vấn của đài RFA ngày 24.7.2009 về đề tài “Việt Nam cần làm gì trước thái độ lấn lướt của Trung Quốc?”, Giáo sư Trần Văn Đoàn dạy học ỏ Đại Học Quốc Lập Đài Loan có nêu lên hai đề nghị: (1) Đọc lại bài học của tất cả những triều đại Việt Nam. Cái gì đã mất rồi thì không bao giờ đòi lại được. (2) Cách hay nhất, cái chiến lược của mình là làm thế nào để không mất đất nữa mà thôi.
Ông nói rõ: “Tôi không nói để bảo vệ nhà nước Việt Nam…”
Nhưng với nhiều người Việt chống cộng ở hải ngoại, đề nghị này rất khó nghe. Lý do thứ nhất: Người Tàu có “Tam thập lục kế” (với người Tàu, con số 36 có nghĩa là nhiều lắm), nhưng một số người Việt đấu tranh ở hải ngoại chủ trương chỉ có “biểu dương khí thế” là thượng sách, không cần biết kết quả như thế nào. Mọi kế khác gần như không được chấp nhận. Như vậy học sử để làm gì? Lý do thứ hai: Sử đâu mà học?
Trong bài Tựa của bộ “Việt Nam Sử Lược”, cụ Trần Trọng Kim (1882 – 1953) có than phiền: “Sử mình đã không hay, mà người mình lại không mấy người biết sử. Là vì cách học tập của mình làm cho người mình không có thể biết được sử của mình”.
Bài Tựa này được viết vào năm 1919, khi bộ “Việt Nam Sử Lược” lần đầu tiên được xuất bản, nhưng đến nay vẫn còn đúng. Không những thế, một số “sử gia” đời nay khi viết sử, thường không dựa theo chính sử như cụ Trần Trọng Kim, mà chỉ ghi lại những phần mình thích, bỏ đi những phần bị coi là mất “khí thế” hay không oai hùng, biến hoá nhiều đoạn và thêm huyền thoại vào làm cho sử không còn là thực sử nữa! Một vài thí dụ cụ thể:
(1) Khi viết về vua Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, các “sử gia” ta chỉ ghi lại “Bình Ngô Đại Cáo” và giấu đi tờ biểu thê thảm mà Lê Lợi dưng lên vua Minh xin phong vương. Trong vụ Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh, các “sử gia” ta cũng chỉ ghi lại “Hịch Đánh Trịnh” của Nguyễn Hữu Chỉnh và “Hịch Gọi Đò” của Nguyễn Huệ, còn tờ biểu được Nguyễn Huệ dưng lên vua Thanh năn nỉ xin ban sắc phong được coi như không có. Họ cho rằng những tở biểu đó làm mất “khí thế” nên phải loại ra khỏi sử, không nên cho con cháu đọc.
(2) Thiền sư Lê Mạnh Thát đã sửa lại sử, cho rằng không có chuyện Bắc Thuộc lần thứ nhất và Mã Viện đem quân đánh hai Bà Trưng. Trái lại, các đời vua Hùng Vương đã kéo dài ra đến sau Công Nguyên, tức đến khi Phật giáo được truyền vào đất Việt! Việc sửa sử này nhắm mục tiêu chứng minh: “Phật giáo là dân tộc” vì đã du nhập vào Việt Nam từ đời Hùng Vương!
Pháp nạn kinh hoàng (gần như làm cỏ) mà Nguyễn Huệ đã gây ra cho Phật Giáo để có phương tiện tiến đánh quân Thanh, không được ai ghi lại một vài dòng, kể cả các “sử gia” Phật Giáo! Họ chỉ nói đến “Pháp nạn” dưới thời Ngô Đình Diệm!
(3) Tàu xây Ải Nam Quan như thế nào và các diễn biến về sau ra sao, đã được ghi rất tỉ mỉ trong chính sử của Tàu cũng như của ta. Công Ước Thiên Tân ngày 9.6.1885 giữa Pháp và Trung Hoa và các văn kiện đính theo đã gọi Ải Nam Quan là “Porte de Chine” (cửa của Trung Hoa) và vẽ nó nằm trên đất Trung Hoa. Ấy thế mà để “tố cộng”, các “sử gia” và các chiến sĩ chống cộng đã coi những văn kiện lịch sử và pháp lý đó như không có, cũng nhau ngồi “khóc Nam Quan”! Có “đại sử gia” còn biến hoá Ải Nam Quan ra hai phần, một phần nói là của Tàu và một phần nói là của ta, để cho “hợp với lòng dân”!
Bây giờ người Việt ở trong cũng như ngoài nước, gần như nhà nào cũng xem phim Đại Hàn, trong đó có nhiều phim lịch sử, chẳng hạn như Thời Đại Anh Hùng, Những Ngày Đen Tối, Jumong, Bài Ca Sơ Đông, Đại Hiệp Sĩ, v.v. Qua các bộ phim này, chúng ta thấy người Đại Hàn đã diễn tả rất trung thực lịch sử của họ: thời kỳ nào cường, thời kỳ nào nhược, những sự rối loại trong cung đình, những thủ đoạn gian ác áp chế dân lành của các quan lại phong kiến, những phương thức mà cha ông họ đã dùng để chống ngoại xâm… Nhờ diễn tả lịch sử một cách trung thực như vậy, người Đại Hàn ngày nay đã rút được kinh nghiệm lịch sử để xây dựng một đất nước Đại Hàn tốt đẹp hơn. Trái lại, sử của người Việt đã bị hai bên đối nghịch biến chế theo sở thích và theo nhu cầu chính trị, làm sao có thể dựa vào đó để rút kinh nghiệm của cha ông được?
NƯỚC TA KHỞI TỪ BÊN TÀU?
Theo truyền thuyết và dã sử, thời kỳ Hồng Bàng bắt đầu từ năm 2879 trước Tây lịch, thuộc niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của Việt Nam dưới thời Kinh Dương Vương nằm ở tận bên Tàu, rất rộng lớn: Phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía đông là Đông Hải, phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên), và phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành).
Nước Chiêm Thành lúc đó nằm ở đâu? Bộ “Phương Đình Dư Địa Chí” của Nguyễn Văn Siêu đã ghi lại như sau:
“Chiêm Thành: phiá đông giáp bể, phía Tây đến Vân Nam, phía nam giáp Chân Lạp, phía bắc liền Annam, phía đông bắc đến Quảng Đông...”
Thật ra, phải đến thế kỷ thứ 13, nước ta mới có quan viết sử, nên những điều xẩy ra trước đó đều được chép lại theo tục truyền, không biết đúng được bao nhiêu phần trăm. Nhưng chắc chắn người Việt ngày xưa ở tận bên Tàu, sau đó trụt dần xuống phía nam. Tại sao như vậy? Cụ Trần Trọng Kim giải thích:
“Người nòi gióng Việt Nam ta mỗi ngày một nẩy nở ra nhiều, mà ở phía bắc đã có nước Tàu cường thịnh, phía tây thì lắm núi nhiều rừng, đường đi lại không tiện, cho nên mới theo bờ biển lấn xuống phía nam, đánh Lâm Ấp, dứt Chiêm Thành, chiếm đất Chân Lạp, mở ra bờ cỏi bây giờ.”
Đây là kiểu “Dùi đánh đục thì đục đánh săng (gỗ)” hay “Cá lớn nuốt cá bé”.
ĐỒNG TRỤ NẰM Ở ĐÂU?
Nước ta có ranh giới đầu tiên với nước Tàu là do Mã Viện ấn định. Lịch sử kể lại rằng dưới thời Đông Hán, năm 41 sau Tây lịch, vua Quang Vũ của Tàu sai Mã Viện làm Phục Ba Tướng Quân, sang đánh Trưng Vương, đem đất Giao Chỉ về lại cho nhà Hán (Thiền sư Lê Mạnh Thát nói chuyện này không có!). Mã Viện dời phủ trị về Mê Linh và dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới, khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Nghĩa là cây đồng trụ gãy thì người Giao Chỉ mất. Người Giao Chỉ đi qua dưới chân cột đồng ấy cứ lấy đá bồi đắp lên mãi thành gò đống cao, vì sợ cột đồng ấy bị đổ gãy.
Nhưng cột đồng này đã được dựng ở đâu?
Theo “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” của Tàu (đời Đường) và “An Nam Chí Lược” của Lê Tắc, cột này được dựng ở Khâm Châu, trong vùng hang động Cổ Sâm.
Khâm Châu là một châu của Tàu nằm sát biên giới với Giao Chỉ, còn Cổ Sâm là một động của ta nằm sát biên giới Tàu.
Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quế Đường (tức Lê Qúy Đôn) có ghi: “Giữa đỉnh núi Phân Mao ở Khâm Châu có cột đồng to độ hai thuớc. Có lẽ đây là Mã Tống dựng lên.”
Núi Phân Mao (Phân Mao lĩnh) ở đâu?
Sách “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi viết:
“Vân Cừ, Kim Tiêu, Phân Mao ở về Yên Bang (sau tránh húy đổi làm Yên Quảng). Vân Cừ là tên sông, tên khác của sông Bạch Đằng, Tiền Ngô Vương bắt Hoằng Tháo, Hưng Đạo Vương bắt Ô Mã Nhi đều ở đây. Phân Mao là tên núi, Kim Tiêu là cột đồng. Ở phía Tây lộ Hải Đông 300 dặm có đèo Phân Mao, ở nửa đèo có cột đồng của Mã Viện dựng, lớn chừng ba thước.”
(Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi toàn tập, bản dịch của NXB KHXH – Hà Nội, tr. 202)
Sách “Gia Khánh Trùng Tu Nhất Thống Chí” của Nhà Thanh cho biết: Núi Phân Mao ở phía Tây Khâm Châu (nay là đất tỉnh Quảng Đông). Năm Tuyên Đức thứ 2 (1427) thời Minh, núi ấy thuộc vào châu Tân An của Giao Chỉ. Đến năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542) Mạc Đăng Dung hàng, mới thuộc về nước Tàu.
Đồng trụ nếu to 2 thước ta (theo Lê Qúy Đôn) hay 3 thước ta (theo Nguyễn Trải) thì cũng rất lớn. Mỗi thước ta bằng 0,425 mét. Như vậy 2 thước là 0,850 mét và 3 thước là 1,275 mét.
Về sau, cả người Tàu lẫn người Việt đều không biết rõ đồng trụ nói trên nằm ở đâu. Sách “Khâm Định Việt Sử Thương Giám Cương Mục” có cho biết năm 1272, nhà Nguyên đã sai Ngột Lương sang Việt Nam hỏi giới mốc đồng trụ ngày trước ở đâu. Vua Trần Thánh Tôn đã sai viên phái Lê Kính Phu đi hội đồng khám xét. Lê Kính Phu tâu với Nhà Nguyên: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Việc đó sau cũng thôi. (Quyển VII, tr. 219).
Thật ra, Mã Viện không phải chỉ dựng một đồng trụ ở Cổ Sơn. Ông đã mở mang bờ cỏi của nhà Hán, dựng lên một đồng trụ ở Đèo Ngang (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình) và hai đồng trụ ở Bình Định. “Phương Đình Dư Địa Chí” của Nguyễn Văn Siêu cho biết: Sách Tần Thư Điạ Lý Chí ghi: Ở quận Nhật Nam có cột đồng từ đời Hán dựng làm địa giới. Sách Lâm Ấp Ký chép: Phía tây quận Nhật Nam có nước Tây Đồ Di, Mã Viện qua đất này dựng hai cột đồng nêu bờ cỏi nhà Hán.
Quận Nhật Nam lúc đó gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay (có tài liệu cho là đến tận cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Vùng này là bắc Chiêm Thành.
Nhìn lại, nếu đồng trụ do Mã Viện dựng để phân ranh giới Việt – Trung mà còn thì nó cũng đã nằm trên đất Tàu, vì năm 1540 Mạc Đăng Dung đã giao vùng đất Cổ Sơn, nơi có đồng trụ, cho Trung Hoa rồi.
MẤT ĐẤT DƯỚI THỜI PHONG KIẾN
Nhiều người tưởng rằng, trong lịch sử, cha ông chúng ta luôn kiên cường dựng nước và giữ nước, không để mất một tấc đất nào. Thực tế không phải như vậy. Ngoài việc bỏ Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây chạy xuống Bắc Việt hiện nay, cha ông chúng ta còn phải chịu bị mất đất rất nhiều lần.
Mặc dầu Mã Viện đã dựng đồng trụ ở Phân Mao để đáng dấu ranh giới giữa Giao Chỉ và nước Tàu, những việc phân định ranh giới giữa hai nước không dễ dàng vì biên giới rất rộng lớn. Mỗi lần có tranh chấp, vua hay quan Tàu đều giàng quyền quyết định phần nào thuộc Tàu và phần nào thuộc ta.. Thí dụï năm 1442, nhà Minh gởi dụ cho vua Lê Thái Tông, nói rằng Chiêm Lãnh và Như Tích là thuộc Châu Khâm của Trung Quốc, do Hoàng Khoan cai quản, nên phải trả lại cho Trung Quốc. Năm 1547, Đô Đốc Mã của nhà Thanh gởi thư cho Chúa Trịnh và nói: “Từ Sa Châu trở ra ngoài đến Phân Mao - Đồng Trụ là đất của quý quốc cày cấy chăn nuôi từ lâu, cho về An Nam”.
Ngoài chuyện tranh chấp về vùng biên giới, các vua và quan Tàu luôn tìm cách chiếm thêm đất của nước ta. Tạm bỏ qua “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” đi, chúng ta thấy từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 18, dưới các triều đại của Trung Quốc từ Tống, Nguyên, Minh đến Thanh đều đem quân xâm lấn Đại Việt. Nhà Tống xâm chiếm 2 lần, nhà Nguyên 3 lần, nhà Minh và nhà Thanh mỗi vương triều một lần. Ngoài những cuộc xâm chiếm đại quy mô như thế, các triều đại Trung Quốc cũng thường tìm cách cướp đất của người Việt ở vùng biên giới. Sau đây là một số thí dụ cụ thể:
1.- Mất hai động Vật Ác và Vật Dương.
Dưới thời nhà Tống, Quách Quỳ đã chiếm 4 châu và một huyện của Đại Việt là Quảng Nguyên, Quang Lang, Tô Mậu, Môn, và Thuận châu. Sau đó, năm 1057 Nùng Tôn Đàn nộp động Vật Ác và năm 1064 Nùng Trí Hội nộp thêm động Vật. Dương. Vua Lý Nhân Tông phái sứ qua thương lượng nhiều lần, vua Tống chỉ chịu trả cho 4 châu và một huyện, nhưng không trả hai động Vật Ác và Vật Dương.
2.- Mất 59 thôn ở Cổ Lâu
Năm 1401, khi Hồ Hán Thương được Hồ Quý Ly nhường ngôi, đã sai sứ sang xin vua nhà Minh phong vương. Vua Thánh Tổ nhà Minh nghe tin ở An Nam đang có chuyện lộn xộn nên cho điều tra và biết được Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần. Nhà Minh muốn nhân cơ hội này đem quân sang chiếm nước An Nam, lấy lý do là để hạch tội Hồ Quý Ly. Khởi đầu, vào năm 1405 nhà Minh sai sứ sang đòi lại đất Lộc châu, tức Lộc Bình thuộc tỉnh Lạng Sơn ngày nay, viện lý do đất này trước đây thuộc châu Tự Minh của tỉnh Quảng Tây. Lúc đầu Hồ Quý Ly không chịu, nhưng thấy áp lực của nhà Minh quá nặng nên Hồ đã sai quan hành khiển là Hoàng Hối Khanh đến dàn xếp. Hoàng Hối Khanh quyết định cắt 59 thôn ở Cổ Lâu nhường cho Tàu. Hồ Quý Ly thấy cắt nhiều quá, có mắng Hoàng Hối Khanh. Tuy đã nhún nhường như thế, nhà Minh vẫn không chịu, đem binh qua chiếm nước ta.
3.- Mạc Đăng Dung giao hai châu và 4 động cho Tàu
Theo cuốn “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí” của Phan Huy Chú, năm 1540 khi Mạc Đăng Dung đầu hàng nhà Minh, đã trao trả 2 châu và 4 động cho nhà Minh. Hai châu là Như Tích và Chiêm Lãng, và 4 động là Tê Phù, Kim Lạc, Cổ Sâm và Liêu Cát. Các lãnh thổ này được sát nhập vào châu Khâm của Tàu. Nhưng Mạc Đăng Dung không được nhà Minh phong vương mà chỉ phong làm Đô Thống Sứ.
4.- Mất 13 châu và 3 động.
Năm 1684, thổ quan huyện Khai Hóa của tỉnh Vân Nam đem quân chiếm ba động Vị Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vĩ thuộc tỉnh Tuyên Hưng của ta. Chúa Trịnh Thuận Đức cho sứ qua đòi lại nhưng nhà Thanh không trả.
Năm 1698 thổ quan tỉnh Vân Nam lại chiếm thêm ba động Ngưu Dương, Hồ Điệp và Phổ Viên thuộc tỉnh Tuyên Quang. Sứ thần Nguyễn Đăng Đạo đến Trung Quốc xin vua Khang Hy trả lại, nhưng vua từ chối. Chúa Trịnh Bính lại phái sứ khác qua nhà Thanh xin xem lại vụ này, nhưng quan Tuần Phủ Quảng Tây không cho đi. Từ đó, ba động này kể như mất luôn.
Năm 1781, dưới thời Tây Sơn do Nguyễn Nhạc lãnh đạo, Hoàng Công Thư đã đem 10 châu của nước Việt nộp cho Tổng Đốc tỉnh Vân Nam. Triều đình ta gởi thư yêu cầu Tổng Đốc Vân Nam xét lại biên giới. Tổng Đốc Vân Nam trả lại thư và nói rằng biên giới tự nhiên không cần vạch lại.
Trên đây là một số vụ mất đất điển hình trong thời phong kiến.
MẤT ĐẤT DƯỚI THỜI XHCN
Có thể nói, nếu không có Pháp xâm chiếm và đô hộ nước ta, khó mà ấn định được đường ranh giới hợp lý và khoa học trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và Trung Hoa.
Sau nhiều lần thương lượng rất gay cấn, kể cả dùng sức mạnh quân sự, ngày 9.6.1885 nhà cầm quyền Pháp và Trung Hoa đã ký Công Ước Thiên Tân về biên giới Việt – Trung được gọi là “Hiệp Ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Thương Mại” (Traité de Paix, d'Amitié, et de Commerce). Công ước này đã được bổ túc do công ước ngày 26.6.1887 và công ước ngày 20.6.1895.
Mặc dầu có những hiệp ước ấn định ranh giới một cách rõ ràng nói trên, kể từ năm 1954, sau khi Pháp rút khỏi miền Bắc, Trung Quốc bắt đầu xâm phạm biên giới Việt Nam. Những vụ xâm phạm này đã được nhà cầm quyền Hà Nội ghi rõ trong tập “Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc”, do nhà xuất bản Sự Thật của Hà Nội xuất bản năm 1979, sau khi Trung Quốc đem quân “dạy cho Việt Nam một bài học.” Trong “Lời Nhà Xuất Bản”, nhà xuất bản Sự Thật nói rõ đây là toàn bộ “Bị vong lục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc nhà cầm quyền Trung Quốc gây khiêu khích, xâm lăng lãnh thổ Việt Nam ở vùng biên giới”.
Vì tập sách khá dài, chúng tôi chỉ ghi lại những điểm chính. Trong phần “Tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay”, nhà cầm quyền Hà Nội cho biết thủ đoạn lấn chiếm đất của Trung Quốc như sau:
(1) Từ xâm canh, xâm cư, đến xâm chiếm đất (tr. 8).
(2) Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữa nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam (tr. 10).
(3) Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam (tr. 11).
(4) Từ mượn đất của Việt Nam đến biến thành lãnh thổ của Trung Quốc (tr. 12).
(5) Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới, điển hình là đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53), nơi chúng định chiếm một phần thác Bản Giốc và cồn Pò Thông (tr.14)...
Sau đây là một số trích đoạn được trích dẫn:
1.- Từ xâm canh, xâm cư đến xâm chiếm đất.
Tài liệu cho biết:
“Lợi dụng đặc điểm là núi sông hai nước ở nhiều nơi liền một dải, nhân dân hai bên biên giới vốn có quan hệ họ hàng, dân tộc, phía Trung Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh thổ Việt Nam để làm ruộng, làm nương rồi định cư những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng nương, cuối cùng nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược coi những khu vực đó là lãnh thổ Trung Quốc.”
Một thí dụ cụ thể: Từ năm 1956 phía Trung Quốc tìm cách nắm số dân Trung Quốc sang làm ăn ở Trình Tường bằng cách cung cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường, vải và nhiều hàng khác, đưa họ vào công xã Đồng Tâm thuộc huyện Đông Hưng, khu tự trị Choang-Quảng Tây. (tr. 8 và 9)
2.- Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữu nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam.
“Năm 1955, tại khu vực Hữu Nghị Quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt-Trung đến Yên Viên gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt Trung sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên 300m so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua. Ngày 31 tháng 12 năm 1974, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã đề nghị Chính phủ hai nước giao cho ngành đường sắt hai bên điều chỉnh lại điểm nối ray cho phù hợp với đường biên giới lịch sử nhưng họ một mực khước từ bằng cách hẹn đến khi hai bên bàn toàn bộ vấn đề biên giới thì sẽ xem xét...” (tr.10)
3.- Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.
“Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nơi, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất.
“Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 20.2.1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc... (tr.11 và 12).
Trên đây chỉ là một vài thí dụ cụ thể. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.
LỆNH PHẢI GIỮ ĐẤT
Năm 1473 khi Lê Duy Cảnh, Thái bảo kiến dương bá, đi trấn giữ ở vùng biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây, vua Lê Thánh Tông đã trao cho ông một sắc dụ, trong đó viết:
“Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vứt bỏ, ngươi nên cố cãi, chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe, còn có thể sai quan sang xứ Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di.”