Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 11
 Lượt truy cập: 24720642

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 29.03.2024 00:57
TT Trump chọn tướng “diều hâu” làm bộ trưởng Quốc phòng để đánh TQ chiếm lại Hoàng Savà biển Đông trong hai tháng cuối nhiệm kỳ trong chiến dịch diệt Tàu cứu Mỹ
13.11.2020 21:46

TTO - Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thông báo đề cử tướng James N. Mattis - tướng thủy quân lục chiến về hưu - làm bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong nội các mới của ông.

Ông Trump và phó tướng Mike Pence chụp hình cùng tướng James Mattis sau một cuộc họp ở Bedminster, New Jersey -ảnh: UPI
Ông Trump (trái) và phó tướng Mike Pence (phải) chụp hình cùng tướng James Mattis sau một cuộc họp ở Bedminster, bang New Jersey - Ảnh: UPI

Báo Washington Post nhận định quan điểm đáng chú ý của ông Mattis là xem phong trào "Hồi giáo nguyên gốc" là vấn đề an ninh lớn Mỹ phải đối mặt.

“Chúng tôi sẽ chỉ định Mattis “Chó Điên” làm bộ trưởng Quốc phòng” - ông Trump thông báo trước cử tri tại một sự kiện ở thành phố Cincinnati, bang Ohio ngày 1-12. “Chúng tôi sẽ thông báo chính thức vào thứ Hai tuần tới. Quý vị giữ bí mật nhé!” - tỉ phú Trump tiếp tục “đùa” với khán giả.

Vậy mà sáng ngày 1-12, ông Jason Miller - người phát ngôn nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump - thông báo trên Twitter rằng chưa có quyết định nào về vị trí bộ trưởng Quốc phòng được đưa ra, nhưng sau đó con trai ông Trump - Donald Jr. - chia sẻ một bản tin khẳng định ông Mattis đã được chọn.

Tướng diều hâu

Ông James N. Mattis làm chỉ huy Bộ tư lệnh trung tâm Hoa Kỳ (chuyên trách Trung Á và Trung Đông) trước khi “gác súng” về hưu năm 2013. Tướng Mattis thường chỉ trích Washington thiếu một chiến lược nhất quán ở Trung Đông, giải quyết các vấn đề một cách cục bộ và không hiệu quả.

“Phong trào Hồi giáo nguyên gốc có lợi có nước Mỹ không? Tôi cho câu trả lời là không, nhưng chúng ta cần thảo luận thêm. Nếu không đặt ra câu hỏi đó, làm sao chúng ta biết ai là đồng minh trong cuộc chiến” - ông Mattis từng phát biểu như vậy năm 2015.

Tướng Mattis (66 tuổi) phục vụ hơn 4 thập niên trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ và là một trong số các lãnh đạo quân sự có sức ảnh hưởng nhất thuộc thế hệ ông. Nhà tư tưởng chiến lược này thỉnh thoảng cũng hứng phải chỉ trích do các phát ngôn cứng rắn của mình.

Tướng Mattis, khi còn trong quân ngũ, được đặt biệt danh là “Chó điên”, “Thầy tu chiến binh”… Ông lãnh ấn chỉ huy trong nhiều chiến dịch quân sự quan trọng nhất của Mỹ trong 20 năm qua trong đó có cuộc chiến tại Afghanistan, Iraq sau sự kiện 11-9.

Sau khi về hưu cho đến nay, ông Mattis làm công việc cố vấn cho Viện Hoover - một tổ chức học giả thuộc Đại học Stanford.

Giống với ông Trump, tướng Mattis ủng hộ lập trường cứng rắn đối với các kẻ thù của Mỹ, đặc biệt là Iran. Trong một lần phát biểu hồi tháng 4 năm nay, ông Mattis khẳng định Iran là “mối đe dọa dai dẳng nhất đối với hòa bình và ổn định ở Trung Đông”.

Ông Mattis cho rằng Tổng thống kế tiếp của Mỹ sẽ thừa hưởng “một mớ lộn xộn” (ở Trung Đông) đồng thời nhận định thỏa thuận hạt nhân do ông Obama ký chỉ có tác dụng làm chậm tham vọng của Tehran chứ không ngăn cản được nó. Theo ông Mattis, Mỹ cũng không thể đảo ngược quyết định này để đơn phương cấm vận Iran nếu không có các đồng minh tham gia.

“Mỹ đang trở nên lạc lõng ở Trung Đông và ảnh hưởng của chúng ta đang ở mức thấp nhất trong 40 năm qua” - ông Mattis nhận định.

Sẽ bị bác bỏ?

“Tổng thống đắc cử khá thông minh để chọn một người được trọng vọng như James N. Mattis cho vị trí này. Ông ấy là một chiến binh, một học giả và là người thẳng thắn” - một cựu quan chức Lầu Năm Góc nhận xét với báo Washington Post.

Tuy nhiên, vị quan chức này cũng thừa nhận việc bổ nhiệm ông Mattis có thể gây quan ngại về việc vi phạm nguyên tắc “dân sự kiểm soát quân sự”.

“Đối với Mattis, nguy cơ lớn nhất của ông ấy là có một cố vấn an ninh quốc gia như Mike Flynn (cựu giám đốc tình báo quân đội), phong cách quản lý và quan điểm cực đoan của ông này có thể khiến hai người xung đột. Làm bộ trưởng Quốc phòng  không có gì vui nếu cứ suốt ngày cãi nhau với Nhà Trắng” - vị quan chức quốc phòng giấu tên nhận xét.

Để trở thành ông chủ Lầu Năm Góc, ông Mattis cần thêm sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ vì luật liên bang 1947 quy định một viên tướng cần chờ 7 năm sau khi về hưu để giữ cương vị bộ trưởng Quốc phòng. Quốc hội Mỹ chỉ từng một lần cho phép ngoại lệ khi tướng George C. Marshall được bổ nhiệm năm 1950.

Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand - thành viên Tiểu ban quân vụ về nhân sự Thượng viện Mỹ - cùng ngày 1-12 tuyên bố bà sẽ phản đối ông Mattis trở thành bộ trưởng Quốc phòng.

“Dù tôi rất kính trọng tướng Mattis nhưng tôi sẽ phản đối việc bổ nhiệm. Dân sự kiểm soát quân sự là nguyên tắc cơ bản nhất của nền dân chủ Mỹ” - TNS Gillibrand nhấn mạnh.

Trong khi đó, một số người khác trong đó có chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện John McCain lại tỏ thái độ ủng hộ. “Tướng Mattis hiểu rõ những thách thức của Bộ Quốc phòng, quân đội Mỹ và nền an ninh quốc gia của chúng ta. Nước Mỹ sẽ may mắn nếu tướng Mattis được trở lại phục vụ” - TNS lão luyện McCain khẳng định. M. TRUNG

Hoàn Cầu Thời Báo: 'Nếu Mỹ - Trung chiến tranh, Trung Quốc sẵn sàng bắn phát thứ hai' đáp trả


TTO - Tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo nói rằng tại khu vực ven biển Trung Quốc, khi so sánh sức mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ, 'khó nói được bên nào mạnh hơn' dù Mỹ hẳn vượt trội nếu xét về tổng thể sức mạnh quân sự.

Biển Đông và những lĩnh vực nào cuộc chiến Mỹ - Trung tăng nhiệt ? Tin thế  giới nổi bật trong tuần - YouTube Mỹ Trung Đối Đầu Trên Biển Đông, chạm giới hạn đỏ ?Tác chiến điện tử sẽ  xuất hiện.Tin biển đông 29/7 - YouTube
Hoàn Cầu Thời Báo: Nếu Mỹ - Trung chiến tranh, Trung Quốc sẵn sàng bắn phát thứ hai - Ảnh 1.

Bài viết "Nếu chiến tranh nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ, bên nào sẽ nắm thế thượng phong?" đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo ngày 7-8 - Ảnh chụp màn hình

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng trên nhiều mặt trận, tờ Hoàn Cầu Thời Báo chính thống của Trung Quốc đăng một bài viết hôm 7-8 có tiêu đề đầy vẻ khiêu khích: "Nếu chiến tranh nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ, bên nào sẽ nắm thế thượng phong?". 

"Mọi người thường hỏi tôi rằng nếu một cuộc xung đột quân sự nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ thì bên nào sẽ là bên chiến thắng? Xét về tổng thể sức mạnh quân sự, ai mạnh hơn, Trung Quốc hay Mỹ. Đó hẳn là Mỹ" - ông Hồ Tích Tiến, tác giả bài viết cũng là tổng biên tập của tờ báo, viết trong phần mở đầu.

Tuy nhiên, ông Hồ Tích Tiến cho rằng nếu xét tại vùng nước ven bờ Trung Quốc, khi so sánh sức mạnh trên biển và năng lực tác chiến trên bờ của Trung Quốc với sức mạnh trên biển của Mỹ thì "khó nói được bên nào mạnh hơn". Ông viết: "Nếu bạn chưa thử qua thì sẽ không biết chắc chắn".

Bài viết sau đó đề cập tới vùng lãnh thổ Đài Loan, với nội dung: "Nếu nói tới các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, chẳng hạn Đài Loan vượt giới hạn dưới sự cổ vũ của Mỹ và dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự, thì lúc đó sẽ có một trận đấu về quyết tâm và một trận đấu về sức mạnh.

Ai sẽ nắm thế thượng phong trong tình huống đó? Đây là một sự kết hợp giữa sức mạnh quân sự với đạo đức và quyết tâm để chiến đấu. Bạn nghĩ ai sẽ mạnh hơn trong một cuộc chiến bên ngoài bờ biển Trung Quốc?

Do đó, cần nhắc nhở Mỹ tránh xa các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Đừng đùa với lửa bên ngoài bờ biển Trung Quốc, đừng thật sự khuấy động xung đột về vấn đề Đài Loan và đừng làm quá trớn ở Biển Đông".

Bài viết được đăng trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan vấn đề Đài Loan tăng nhiệt trong tuần này, với một số thông tin mới như: Bộ trưởng Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar sắp tới sẽ đến thăm Đài Loan và đây là chuyến thăm chính thức Đài Loan cấp cao nhất như vậy của Mỹ kể từ năm 1979; xuất hiện thông tin Đài Loan chuẩn bị mua 4 trinh sát cơ không người lái Sea Guardian của Mỹ.

Ông Hồ Tích Tiến viết: "Trung Quốc chắc chắn không muốn có chiến tranh. Tôi nghĩ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào quân đội Trung Quốc cũng sẽ không bắn phát súng đầu tiên. Nhưng tôi tự tin nói rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng bắn một phát súng thứ hai để phản ứng với phát súng đầu tiên.

Mỹ quyết nhấn chìm Trung Quốc ở Biển Đông bằng đạo luật trừng phạt mới? |  Thời sự Biển Đông | ANTG - YouTube
Cuộc chiến ảo trên Biển Đông: Tàu Trung Quốc TQ: Chiến tranh với Hoa Kỳ ở Biển Đông là 'không thể tránh khỏi'

Về các lợi ích cốt lõi, Trung Quốc sẽ không lùi bước. Lập trường của Trung Quốc đã rõ. Cách tốt nhất là Trung Quốc và các bên liên quan tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau. Nếu các lợi ích cốt lõi của hai bên chồng lấn nhau, thì tranh chấp nên được giải quyết cẩn thận, không được phép kích động và mất kiểm soát".



Ông Trump có thể cứng rắn với Trung Quốc vào cuối nhiệm kỳ

Dân trí -  Tổng thống Donald Trump được dự đoán sẽ tiếp tục các chính sách cứng rắn với Trung Quốc vào những tháng cuối của nhiệm kỳ, trong khi ông vẫn theo đuổi cuộc chiến pháp lý với đối thủ Joe Biden.

Ông Trump có thể cứng rắn với Trung Quốc vào cuối nhiệm kỳ - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)

Hơn 1 tuần sau ngày bầu cử chính thức, Tổng thống Donald Trump cho đến nay vẫn chưa chấp nhận kết quả từ các hãng truyền thông lớn cũng như tuyên bố chiến thắng của đối thủ Joe Biden.

Lễ nhậm chức của tân tổng thống dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 20/1 năm sau. Theo nhận định của giới phân tích, từ giờ cho tới thời điểm đó, dù cho kết quả bầu cử ngã ngũ như thế nào, ông Trump vẫn có thể giáng thêm nhiều đòn nhằm vào Trung Quốc.

Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu hàng đầu của Tổng thống Trump trong bối cảnh ông chủ Nhà Trắng nhiều lần đổ lỗi cho Bắc Kinh về đại dịch Covid-19, coi đây là nguyên nhân khiến nền kinh tế Mỹ bị đình trệ và ảnh hưởng xấu tới triển vọng tái đắc cử của ông.

“Ông Trump từng hứa sẽ trừng phạt Trung Quốc vì Covid-19, và câu hỏi đặt ra bây giờ là, lời hứa đó có nghĩa là gì”, Jeff Moon, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết.

Ông Moon cho rằng nhiều khả năng Tổng thống Trump sẽ có các động thái cứng rắn với Trung Quốc vào phút chót.

Một trong những vấn đề ông Trump có thể sử dụng để gây sức ép với Trung Quốc là vấn đề Đài Loan. Ông Trump có thể cử một thành viên trong nội các của ông tới Đài Bắc, tăng cường hơn nữa quan hệ quân sự với Đài Loan và công bố các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do với hòn đảo này.

“Họ (chính quyền Trump) đang cố gắng triển khai nhiều chính sách nhất có thể và đó sẽ là những chính sách khó đảo ngược, dù cho là chính sách về Trung Quốc, Iran, hay bất kỳ nơi nào khác”, Bonnie Glaser, Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định.

Ngoài ra, Tổng thống Trump có thể gây sức ép với Trung Quốc về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Ông Trump cũng có thể hạn chế thị thực của các quan chức Trung Quốc hoặc gây khó khăn bằng cách yêu cầu các vận động viên Mỹ không tham gia Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022.

Các sắc lệnh hành pháp thường không mang sức nặng về pháp lý, do vậy chúng dễ dàng bị đảo ngược. Tuy nhiên, nếu chính quyền Trump đưa ra các sắc lệnh hành pháp, chính quyền Biden vẫn khó có thể tác động tới các sắc lệnh này trong tương lai, vì việc đảo ngược sắc lệnh có thể bị xem là biểu hiện của sự mềm yếu. Hơn nữa, việc đảo ngược quá nhanh các sắc lệnh cũng làm suy giảm mức độ tín nhiệm vốn đã bị tổn hại của Mỹ.

Người Mỹ ngày càng lo ngại việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đông, phô diễn sức mạnh với Ấn Độ, Nhật Bản, Đông Nam Á, và có các động thái cứng rắn ở Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, hiện 73% người Mỹ có thái độ tiêu cực về Trung Quốc, tăng 13% so với năm 2019 và 20% từ khi ông Trump nhậm chức vào năm 2017.

Các công cụ khác Tổng thống Trump có thể sử dụng với Trung Quốc gồm: đưa thêm các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc vào danh sách trừng phạt, mở rộng lệnh hạn chế nhằm vào các hàng hóa xuất khẩu có thể sử dụng cho cả 2 mục đích dân sự - quân sự, cấm thêm các ứng dụng công nghệ của Trung Quốc sau các đòn trừng phạt nhằm vào TikTok và WeChat, chặn tất cả hợp đồng bán thiết bị bán dẫn cho tập đoàn viễn thông Huawei ngoài các thiết bị dùng cho mạng 5G. Washington cũng có thể tuyên bố Bắc Kinh là bên thao túng tiền tệ và từ đó áp lệnh trừng phạt.

Ông Trump ngày 12/11 đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm ngăn các công ty đầu tư, các quỹ hưu trí và các nhà đầu tư khác của Mỹ mua bán cổ phần của 31 doanh nghiệp Trung Quốc bị Lầu Năm Góc liệt kê vào diện hỗ trợ cho quân đội Trung Quốc. Sắc lệnh cho các nhà đầu tư thời hạn đến tháng 11/2021 để thoái vốn khỏi các doanh nghiệp này. Sắc lệnh dự kiến có hiệu lực từ ngày 11/1/2021, chỉ khoảng hơn 1 tuần trước khi nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump kết thúc.

Chính sách của ông Biden với Trung Quốc

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, người được truyền thông Mỹ tính toán sẽ đắc cử, cho đến nay chưa đưa ra chiến lược chi tiết đối với Trung Quốc.

Christopher Miller, phó giáo sư về lịch sử quốc tế tại Đại học Tuft, cho rằng đảng Cộng hòa sẽ chỉ trích ông Biden là người “mềm yếu trước Trung Quốc”.

Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy ông Biden có thể tiếp tục chính sách cứng rắn với Bắc Kinh nếu ông trở thành chủ nhân Nhà Trắng.

Joe Biden từng ủng hộ việc tăng cường quan hệ với Trung Quốc hồi thập niên 1970. Ông đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ít nhất 8 lần trong sự nghiệp chính trị kéo dài 50 năm.

Tuy nhiên, lập trường của ông Biden đối với Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn trong 10 năm qua. Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, ông đã chỉ trích Bắc Kinh vì các động thái ở Hong Kong và Tân Cương.

Trong một bài viết hồi đầu năm nay nhằm vạch ra những ưu tiên chính sách của mình, ông Biden gọi Trung Quốc là “thách thức đặc biệt” , đồng thời khẳng định ông cần có những chính sách tốt hơn ông Trump để đối phó Trung Quốc.

Theo giáo sư Sarah Kreps tại Đại học Cornell, ngay cả khi chính quyền Trump không có những động thái cứng rắn với Trung Quốc trong những tháng cuối nhiệm kỳ, chính quyền Biden vẫn phải đối mặt với một Bắc Kinh ngày càng quyết liệt hơn.

“Sức mạnh của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong 4 năm qua. Do vậy, nhiều chính sách (với Trung Quốc) của ông Biden sẽ có những điểm tương đồng với chính quyền Trump”, giáo sư Kreps nhận định.

Kunihiko Miyake, cố vấn chính sách đối ngoại của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, cho rằng đối đầu Mỹ - Trung sẽ không thể giảm bớt ngay cả khi chính quyền mới lên nắm quyền ở Mỹ, vì cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều nhất trí rằng Bắc Kinh là đối thủ chiến lược chính của Washington.

Thành Đạt

Theo SCMP, Reuters



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 535 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 485 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 79 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 22 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.