Vợ chồng tỷ phú Uihlein, chủ sở hữu công ty đóng gói Uline có trụ sở tại Wisconsin, hôm 11/11 thông báo cho nhân viên rằng mình đã nhiễm nCoV.
"Sau nhiều tháng, tôi đã nghĩ rằng chúng tôi sẽ không thể nhiễm. Vâng, Tổng thống Trump cũng đã nhiễm", Liz, 75 tuổi, nói trong thông điệp gửi nhân viên.

Richard Uhlein và vợ, Liz, tại lễ nhậm chức tổng thống của Trump ở Washington năm 2017. Ảnh: New York Times
Phát ngôn viên của gia đình cho hay hai vợ chồng không dự tiệc tối dành cho các nhà tài trợ chính diễn ra tuần trước ở Nhà Trắng. Ít nhất 5 người đã nhiễm nCoV từ sự kiện này, gồm Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows, giám đốc chính trị Brian Jack và cựu trợ lý Nhà Trắng Healy Baumgardner.
Bà Liz Uihlein phơi nhiễm nCoV "từ một người bạn". Công ty của bà cho hay sẽ không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về những người dương tính với Covid-19.
Nhà Trắng chưa phản hồi yêu cầu bình luận về thông tin trên.
Uline từng bị chỉ trích vì coi thường đại dịch. Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 4, Liz Uihlein, người cùng chồng được gọi là "đôi vợ chồng bảo thủ quyền lực nhất từng được biết đến", cho rằng đại dịch đã bị "thổi phồng".
"Tôi không muốn ai bị ốm cả. Tôi không hề mong muốn điều này. Nhưng tôi nghĩ bệnh ảnh hưởng tới người ở một số độ tuổi nhất định, tại một số nơi nhất định, và tại nhiều nơi trên thế giới. Ở trong nước, nó không lan tràn như báo chí đưa tin", bà nói.
Kể từ tháng 4, số ca nhiễm tại bang Wisconsin, nơi bất ngờ chuyển từ ủng hộ đảng Cộng hòa sang đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử 2020 và giúp Joe Biden giành được ưu thế, đã tăng vọt.
Các quan chức y tế bang hôm 11/11 cảnh báo tình hình ở Wisconsin đang "ngày càng nghiêm trọng", với hơn 7.000 ca nhiễm mới và 60 ca tử vong ghi nhận hôm 11/11.
Vợ chồng Uihlein sở hữu khối tài sản ước tính 4 tỷ USD, là nhà tài trợ tư nhân lớn thứ 5 cho chiến dịch của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi quyên góp khoảng 62 triệu USD cho các nhóm bảo thủ chống tăng thuế và chống đòi quyền lợi cho người lao động. Hồng Hạnh(TheoGuardian)
Nhà Trắng lại thêm hai ca Covid-19
MỸHai người dự tiệc tối Ngày bầu cử tại Nhà Trắng dương tính Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm liên quan tới sự kiện này lên 5.
Hai ca nhiễm mới là Brian Jack, giám đốc các vấn đề chính trị của Nhà Trắng và Healy Baumgardner, cựu trợ lý Nhà Trắng hiện làm việc trong lĩnh vực luật công lý tư.
Baumgardner xét nghiệm dương tính hôm 11/11, cho biết đã tham gia sự kiện ngày 3/11 tại Cánh Đông ở Nhà Trắng với tư cách là khách mời của Rudy Giuliania, luật sư riêng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hai nguồn tin thân cận với Jack cũng xác nhận ông dương tính với Covid-19.

Giám đốc chính trị Nhà Trắng Brian Jack, ngoài cùng bên trái, cùng đội ngũ nhân viên của Nhà Trắng, bước đi trên bãi cỏ phía nam của Nhà Trắng ở thủ đô Washington hôm 23/1. Ảnh: AP.
Trước đó đã có ba người dương tính với nCoV cũng từng dự bữa tiệc là Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows, Bộ trưởng Phát triển Đô thị và Nhà ở Ben Carson, và David Bossie, cố vấn chiến dịch của Trump, người trực tiếp chỉ đạo những nỗ lực thách thức kết quả bầu cử Mỹ chống lại Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Phát ngôn viên Nhà Trắng từ chối bình luận.
Đợt bùng dịch gần nhất liên quan tới Nhà Trắng diễn ra vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10 khi ít nhất 28 nhân viên trong chính quyền và chiến dịch tranh cử của Trump dương tính nCoV, bao gồm Tổng thống và vợ con, cố vấn Hope Hicks, thư ký báo chí Kayleigh McEnany, giám đốc chiến dịch Bill Stepien và phụ tá Stephen Miller. Ít nhất 14 người trong số này đã tham dự sự kiện ngày 26/9 tại Vườn hồng của Nhà Trắng, khi Trump đề cử thẩm phán tòa án tối cao Amy Coney Barret.
Tổng thống Mỹ và các quan chức trong chính quyền bị chỉ trích gay gắt vì cách xử lý đại dịch. Mỹ đang ghi nhận mỗi ngày hơn 120.000 ca nhiễm mới, với tổng số ca nhiễm hơn 10,3 triệu, trong đó hơn 240.000 ca tử vong.
Hồng Hạnh (Theo NBC)
Cố vấn Biden đề xuất phong tỏa kinh tế Mỹ chống Covid-19
Tiến sĩ Michael Osterholm, thành viên nhóm chuyên trách Covid-19 của Biden, cho rằng Mỹ có thể khống chế Covid-19 bằng cách đóng cửa doanh nghiệp 4-6 tuần.
Tiến sĩ Osterholm nêu ra ý tưởng trên trong cuộc phỏng vấn với Yahoo Finance hôm 11/11, giải thích rằng lệnh đóng cửa các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 4-6 tuần có thể kéo giảm tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 ở Mỹ. Ông cho hay chính quyền liên bang sẽ chịu trách nhiệm chính trong sử dụng các khoản vay để bù đắp cho người lao động bị mất lương do lệnh phong tỏa.
"Khi các bạn nhìn vào mức tiết kiệm cá nhân ở đất nước này, tỷ lệ đã tăng từ 8% lên hơn 22%. Chúng ta có một lượng lớn tiền trong dân để có thể vay", ông nói. "Chúng ta có thể vay tiền để trang trải một gói ngân sách nhằm thanh toán lương cho các lao động cá nhân, bù đắp thiệt hại cho các công ty nhỏ đến vừa và thiệt hại với các chính quyền cấp thấp hơn".
Tiến sĩ Osterholm cho hay các nước khác ở châu Á cùng New Zealand và Australia đều đã áp dụng những biện pháp phong tỏa tương tự.
"Sau đó, chúng ta có thể hướng tới việc có vaccine rộng rãi trong quý một và hai năm tới, đồng thời đưa nền kinh tế trở lại bình thường từ trước đó", ông nói thêm.e.
Osterholm, giám đốc Trung tâm Bệnh truyền nhiễm và Chính sách thuộc đại học Minnesota, được Tổng thống đắc cử Joe Biden chỉ định vào nhóm cố vấn chống Covid-19 gồm 12 thành viên hôm 9/11. Đây là tín hiệu cho thấy Biden sẽ ưu tiên ứng phó Covid-19 ngay khi lên nắm quyền.
Các chuyên gia sẽ định hình cách tiếp cận của chính quyền Biden với các đợt bùng phát Covid-19 tại Mỹ, cũng như bảo đảm vaccine an toàn có thể được phân phối hiệu quả nhằm bảo vệ các cộng đồng dân cư dễ tổn thương.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, hiện ghi nhận hơn 10,6 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 247.000 ca tử vong. Hồi đầu tuần, ông Osterholm cảnh báo Mỹ đang tiến tới "địa ngục Covid-19". Số ca nhiễm tăng lên trong khi ngày càng nhiều người chán đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Thời tiết lạnh hơn cũng khiến người dân chọn hoạt động trong nhà, khiến virus lây nhiễm dễ dàng hơn.Anh Ngọc (Theo CNBC)
Trong khi Trump tranh chấp sẽ có thêm 70.000 người Mỹ có thể chết vì Covid-19, 10 triệungười nhiễm trước khi tổng thống Biden nhậm chức
Số ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ có thể tăng thêm 70.000 người trước lễ nhậm chức của tổng thống thứ 46 vào tháng 1 năm sau.
Theo tính toán của Reuters, trong 2 tháng trước khi lễ nhậm chức của tân tổng thống diễn ra vào ngày 20/1 năm sau, nước Mỹ có thể ghi nhận thêm 8 triệu ca nhiễm mới và 70.000 ca tử vong vì Covid-19.
Mỹ hiện vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới với gần 250.000 người chết và hơn 11 triệu người mắc Covid-19. Nước này gần đây liên tục ghi nhận hơn 100.000 ca bệnh mới mỗi ngày. Đây là con số đáng lo ngại vì chỉ hơn một tuần trước, Mỹ còn xem mốc 100.000 ca nhiễm mỗi ngày là đáng báo động.
Làn sóng dịch bệnh đang bùng phát ở hầu hết các bang tại Mỹ, đặc biệt khu vực Trung Tây. Các bệnh viện đều đối mặt nguy cơ quá tải khi số ca nhập viện tăng đột biến. Một số nơi thậm chí phải triển khai cả nhà xác di động để trữ xác tạm thời.
Theo các chuyên gia, cách duy nhất để đảo ngược số liệu đáng lo ngại trên là chính quyền Tổng thống đương nhiệm Donald Trump phải thay đổi chiến lược để đưa ra các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt hơn và phối hợp chặt chẽ hơn. Thời tiết lạnh hơn cũng khiến tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp.
Tổng thống Trump dường như “lơ là” hơn trong công tác chống dịch trong những tuần gần đây, khi ông chủ Nhà Trắng dồn mọi sự tập trung vào chiến dịch tái tranh cử và cuộc chiến pháp lý tại các bang sau ngày bầu cử.
Trong khi đó, ông Joe Biden, người tuyên bố đắc cử tổng thống Mỹ, đã bắt đầu triển khai chương trình chống dịch Covid-19.
Ông Biden ngày 9/11 có cuộc họp đầu tiên với ủy ban cố vấn chuyển giao quyền lực về Covid-19 gồm 12 thành viên, trong đó có các nhà dịch tễ học, chuyên gia y tế và giáo sư nổi tiếng. Ủy ban này được nhanh chóng thành lập để bàn biện pháp ứng phó với dịch Covid-19 tại Mỹ. Đây cũng là cam kết của ông Biden khi còn tranh cử tổng thống.
Tổng thống Trump ngày 9/11 cảnh báo nếu ông Biden lên làm tổng thống, nước Mỹ sẽ không có vắc xin trong 4 năm tới và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng không phê duyệt vắc xin nhanh chóng. Hiện các hãng dược phẩm tại Mỹ vẫn đang chạy đua phát triển vắc xin Covid-19 và tiến hành thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn.
Ông Trump tuyên bố không cấp vắc xin cho New York
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 13/11, Tổng thống Trump tuyên bố chính phủ sẽ không cung cấp vắc xin Covid-19 cho bang New York cho đến khi Thống đốc New York Andrew Cuomo thông báo thời điểm “sẵn sàng đón nhận".
“Thống đốc New York phải cho chúng tôi biết khi nào ông ấy sẵn sàng đón nhận vắc xin, nếu không, chúng tôi sẽ không cấp vắc xin cho một bang mà không chuyển vắc xin đến cho người dân của họ ngay lập tức”, Tổng thống Trump nói.
“Ông ấy không tin tưởng nguồn gốc vắc xin. Đây là những vắc xin từ những công ty lớn nhất ở khắp nơi trên thế giới, từ những phòng thí nghiệm lớn nhất thế giới, nhưng ông ấy vẫn không tin tưởng vào Nhà Trắng và chính quyền này. Vì thế chúng tôi sẽ không cung cấp vắc xin cho New York cho tới khi chúng tôi được cho phép làm như vậy. Tôi đau đớn khi phải nói ra điều này”, ông Trump nói.
Phản hồi về phát biểu của Tổng thống Trump, Thống đốc Cuomo nói rằng những gì ông chủ Nhà Trắng nói đều không đúng.
“Tôi là người công khai phản đối nhiều chính sách của ông Trump trong 4 năm qua”, ông Cuomo nói, đề cập thêm rằng ông Trump đã thua trong cuộc bầu cử tại New York với “cách biệt lớn” và các công tố viên bang này đang điều tra tổng thống về cáo buộc gian lận thuế.
“Ông ấy có nhiều vấn đề với New York và ông ấy thích công kích New York. Nhưng đó là vấn đề của ông ấy. Đó là vấn đề về sự tín nhiệm. Có mối lo ngại rằng ông ấy đã chính trị hóa quy trình y tế của đất nước này”, Thống đốc New York cho biết thêm.
Thành Đạt
Theo Reuters, CNBC