Bộ trưởng Quốc phòng và nhiều phụ tá, cố vấn Tổng thống Trump từ chức, Trump dự định tái tranh cử năm 2004
05.11.2020 20:58
Bầu cử Mỹ: Tình thế Georgia xoay chuyển, ông Biden có thể thắng thêm 16 phiếu?Hai thẩm phán bác đơn kiện của ban vận động tranh cử của Tổng thống D.Trump
Trong khi quá trình kiểm phiếu tại một số bang chiến địa trong cuộc bầu cử tổng thống vẫn đang diễn ra, một cuộc chiến pháp lý đã nóng dần lên tại Mỹ. Hai thẩm phán đã bác đơn kiện của ban vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump, trong khi ông tuyên bố sẽ đưa ra nhiều thách thức pháp lý hơn đối với một loạt các bang khác mà kết quả nghiêng về ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden.
Ngày 5/11, một thẩm phán bang Michigan đã bác đơn kiện của ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump liên quan tới cáo buộc bang này đã không cho phép tiếp cận đủ để giám sát toàn bộ quá trình xử lý đối với phiếu bầu vắng mặt, bao gồm cả video về các thùng phiếu.
Tương tự, cùng ngày, thẩm phán bang Georgia bác đơn kiện của ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump liên quan tới việc xử lý những phiếu bầu vắng mặt của bang này.
Quyết định trên được thẩm phán James Bass của Tòa án Thượng thẩm quận Chatham đưa ra sau phiên tòa kéo dài một giờ. Trong tuyên bố, thẩm phán James Bass nêu rõ sau khi xem xét đơn kiện, các lập luận và bằng chứng ghi lại, bao gồm cả các bằng chứng tại phiên tòa và luật hiện hành, tòa nhận thấy không có bằng chứng nào cho thấy các lá phiếu được đề cập đến trong đơn được nhận sau 19h ngày 3/11 để trở thành những lá phiếu không hợp lệ. Ngoài ra, cũng không có bằng chứng nào cho thấy Hội đồng Bầu cử quận Chatham hoặc Hội đồng Đăng ký quận Chatham đã không tuân thủ luật pháp.
Trước đó, ngày 4/11, ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump đã đệ đơn kiện Hội đồng Bầu cử quận Chatham với cáo buộc rằng một nhân chứng đã cho biết những lá phiếu đến muộn đã không được lưu trữ đúng cách và có thể đã bị lẫn với những lá phiếu tới trong thời hạn cho phép. Theo luật của bang, chỉ những lá phiếu được gửi trước 19h Ngày Bầu cử mới được tính.
Tổng thống Trump cùng ê kíp tranh cử của mình liên tục đưa ra các tuyên bố thách thức pháp lý liên quan tới kết quả bầu cử khi gửi đơn kiện các bang Pennsylvania, Michigan và Georgia nhằm ngăn chặn việc kiểm phiếu đang có lợi cho ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden.
Tại bang Michigan và Pennsylvania, ban vận động tranh cử của ông Trump cáo buộc những bang này không cho phép tiếp cận đầy đủ đối với các điểm bỏ phiếu để giám sát quá trình mở, lập bảng kê các phiếu bầu theo quy định của luật pháp bang.
Ngoài ra, vào ngày 4/11, đội ngũ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump cũng thông báo sẽ yêu cầu đếm lại phiếu tại bang Wisconsin, nơi ông Biden giành chiến thắng.
Ngày 5/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ đưa ra nhiều thách thức pháp lý hơn đối với một loạt các bang mà ứng cử tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden được tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử 3/11 mặc dù ông không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào cho thấy hành vi gian lận cử tri tại những bang này.
Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump tuyên bố: “Chúng tôi sẽ thách thức về mặt pháp lý đối với tất cả các bang tuyên bố chiến thắng thuộc về ông Biden vì gian lận cử tri và gian lận bầu cử bang". Tuy nhiên, ông không nêu cụ thể tên các bang hoặc nêu ví dụ cụ thể về các cáo buộc gian lận.
Tòa án tối cao khó giúp ông Trump lội ngược dòng
TPO - Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Tòa án tối cao tham gia cuộc đua bầu cử hiện vẫn rất kịch tính, nhưng cơ quan này có thể không phải nơi đưa ra phán xét cuối cùng, các chuyên gia pháp lý cho biết.
Ông Trump tuyên bố chiến thắng ngay rạng sáng ngày 4/11. (Ảnh: AP)
Giới chuyên gia nghi ngờ khả năng các tòa án sẽ can thiệp để yêu cầu dừng kiểm số phiếu mà các bang nhận được trước hoặc sau ngày bầu cử (3/11). Họ cũng nghi ngờ rằng bất kỳ tranh chấp nào mà tòa xử lý sẽ đảo ngược tình thế ở các bang gay cấn như Michigan và Pennsylvania.
Khi phiếu vẫn đang được kiểm tại nhiều bang trong sáng 4/11, ông Trump đã có bài phát biểu tại Nhà Trắng để tuyên bố thắng đối thủ Joe Biden.
Ông Trump phản đối cách bầu cử qua bưu điện, cho rằng việc này có thể dẫn đến gian lận, dù không đưa ra bằng chứng nào. Một đơn kiện từ nhóm vận động của ông đòi chặn kiểm phiếu muộn ở bang chiến địa Pennsylvania vẫn đang bị treo ở Tòa án tối cao.
Nhóm hỗ trợ ông Trump và những người khác của đảng Cộng hòa cũng nộp đơn kiện tại một số bang khác, trong đó có bang chiến địa Michigan.
Đến nay kết quả vẫn chưa hoàn toàn ngã ngũ. Một vài bang chiến địa còn lại có thể quyết định kết quả trong vài giờ hoặc vài ngày tới, sau khi số lượng lớn phiếu gửi qua bưu điện tiếp tục được xử lý.
Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý nói rằng có thể có kiện tụng ở điểm bỏ phiếu cụ thể hoặc quy trình bỏ phiếu và kiểm phiếu, nhưng không rõ những tranh chấp đó có thể quyết định kết quả cuối cùng hay không.
Ned Foley, một chuyên gia về luật tại ĐH bang Ohio, nói rằng cuộc bầu cử hiện nay không có những yếu tố có thể dẫn đến tình huống như cuộc bầu cử năm 2000, khi Tòa án tối cao ra phán quyết về tình hình ở bang chiến địa Florida để giúp ông George W. Bush trước đối thủ Al Gore của đảng Dân chủ.
“Bây giờ vẫn quá sớm nhưng thời điểm này chưa có gì rõ ràng cho thấy Tòa án tối cao sẽ có vai trò quyết định”, ông Foley nói.
Cả hai nhóm Cộng hòa và Dân chủ đều đã chuẩn bị đội ngũ luật sư hùng hậu để sẵn sàng chiến đấu tại tòa.
Bang có khả năng dễ xảy ra tranh chấp nhất là Pennsylvania, nơi phe Cộng hòa đã nộp một đơn kiện lên Tòa án tối cao của bang để yêu cầu dừng việc nhận phiếu qua thư trong 3 ngày sau bầu cử, dựa trên dấu bưu điện.
Ngay cả khi tòa án thụ lý đơn kiện và ra phán quyết có lợi cho phe Cộng hòa thì có thể cũng không quyết định kết quả cuối cùng ở Pennsylvania, vì chỉ liên quan đến số phiếu gửi sau ngày 3/11.
David Boies, người đại diện pháp lý cho Al Gore năm 2000, cho rằng khó có khả năng nhóm của ông Trump sẽ thành công nếu tiếp tục kiện các bang cho phép kéo dài thời gian kiểm phiếu.
Một đơn kiện khác là ở bang Pennsylvania khi phe Cộng hòa cáo buộc các quan chức ở hạt ngoại ô Montgomery kiểm phiếu sớm trái phép và cho phép những cử tri bỏ phiếu lỗi được bầu lại.
Nếu ông Biden có đủ 270 phiếu đại cử tri mà không cần Pennsylvania, khả năng chiến tranh pháp lý ở bang này cũng sẽ không còn nữa, các chuyên gia nhận định.
BÌNH GIANG theo Reuter
Công tố viên đặc biệt điều tra chiến dịch tranh cử của ông Trump
Văn phòng Công tố viên Đặc biệt Mỹ điều tra cáo buộc chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump sử dụng Nhà Trắng làm trung tâm chỉ huy ngày bầu cử.
Nhấn để phóng to ảnh
Tổng thống Donald Trump bước vào phòng họp báo tại Nhà Trắng vào tối 5/11. (Ảnh: Reuters)
Trong thông báo phát đi ngày 5/11, Hạ nghị sĩ Dân chủ Bill Pascrell cho biết Văn phòng Công tố viên Đặc biệt Mỹ, một cơ quan giám sát liên bang, đã hồi đáp lời kêu gọi của ông về một cuộc điều tra liên quan tới cáo buộc chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump đã sử dụng Nhà Trắng làm trung tâm chỉ huy ngày bầu cử.
Hạ nghị sĩ Pascrell cho biết một đơn vị đặc biệt đã mở cuộc điều tra làm rõ các cáo buộc “nhằm xác định có sự vi phạm Đạo luật Hatch hay không”.
Đạo luật Hatch ra đời năm 1939 nhằm hạn chế các hoạt động chính trị của các công chức liên bang, ngoại trừ tổng thống và phó tổng thống.
Tổng thống Trump đã theo dõi kết quả bầu cử tại phòng khách trong nơi ở của ông ở Nhà Trắng hôm 3/11, sau đó phát biểu trước khoảng 200 người ủng hộ tại phòng phía Đông.
Hạ nghị sĩ Pascrell yêu cầu Công tố viên đặc biệt Henry Kerner điều tra thông tin nói rằng, Tổng thống Trump đã sử dụng một phòng ở Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower sát Nhà Trắng để làm phòng “tác chiến” cho chiến dịch tranh cử của ông.
Nhà Trắng phủ nhận vi phạm luật liên bang. Người phát ngôn Nhà Trắng Judd Deere cho biết các hoạt động chính thức của các quan chức trong chính quyền cũng như bất kỳ hoạt động chính trị nào của các thành viên trong chính quyền đều được thực hiện “phù hợp với Đạo luật Hatch”.
Theo Pascrell, Văn phòng Công tố viên Đặc biệt Mỹ nói với ông rằng họ “không được chiến dịch tranh cử của ông Trump hay Nhà Trắng tham vấn về quyết định sử dụng không gian bên trong Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower làm phòng “tác chiến” cho chiến dịch tranh cử".
Thành Đạt
Theo Reuters
Thành tích TT Trump: Dân Mỹ thêm 111.000 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên trên 9,9 triệu ca
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở bang Florida, Mỹ ngày 30/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo worldometers.info, đến sáng 6/11 (giờ Việt Nam), số bệnh nhân COVID-19 tại nước này là trên 9,9 triệu ca, tăng hơn 111.000 ca trong 24 giờ qua. Số trường hợp tử vong là gần 241.000 trường hợp, tăng 1.081 trường hợp.