Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 24842412

 
Tin tức - Sự kiện 19.04.2024 20:53
Doanh nghiệp Mỹ và Tây phương rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam nhưng ai cũng chê chủ nghĩa CS
18.07.2020 12:14

Dân trí - Các kết quả trong công tác chống dịch và nỗ lực phục hồi kinh tế của Việt Nam tạo ra những hiệu ứng rất tích cực trong đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm Mỹ.


Doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Đại sứ Hà Kim Ngọc, Chủ tịch USABC Alex Feldman cùng đại diện các doanh nghiệp Ernst & Young, PC Johnson và UPS trao đổi trực tuyến (Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ)

Ngày 15/7, tại Washington DC, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc đã tham dự buổi trao đổi trực tuyến do Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC)  phối hợp với công ty kiểm toán Ernst & Young tổ chức với chủ đề “Các cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ASEAN giai đoạn hậu Covid-19”. Buổi trao đổi có sự tham dự của đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ, một số Đại sứ quán các nước ASEAN và hơn 100 công ty và hiệp hội doanh nghiệp lớn của Mỹ trong các lĩnh vực quan trọng như tài chính, năng lượng, công nghệ, thương mại điện tử, y tế, bảo hiểm…

Tại buổi trao đổi, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã chia sẻ các cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Mỹ khi đầu tư vào ASEAN và Việt Nam trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Đại sứ nhấn mạnh những yếu tố rất thuận lợi cho các nhà đầu tư Mỹ hiện nay tại Việt Nam, đó là: sự phát triển tích cực của quan hệ Đối tác toàn diện Việt - Mỹ, việc thúc đẩy mạng lưới các FTA của Việt Nam, và nhất là thành công của Việt Nam trong kiểm soát đại dịch cũng như quyết tâm của Chính phủ trong thu hút đầu tư nước ngoài, phát huy vai trò của Việt Nam trong việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trước sự quan tâm của USABC, Đại sứ đã thông tin về việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa qua thành lập tổ công tác thúc đẩy đầu tư nước ngoài, việc Việt Nam sẽ nối lại một số đường bay thương mại, tạo điều kiện nhập cảnh cho các chuyên gia, nhà đầu tư,lao động tay nghề cao người nước ngoài. Việt Nam cũng đang trao đổi với phía Mỹ và các nước trong khu vực về các sáng kiến hợp tác kinh tế, bao gồm Mạng lưới Kinh tế Thịnh vượng, để khuyến khích các dự án hợp tác sản xuất sản phẩm công nghệ cao và phát triển kinh tế số. Đại sứ cũng cập nhật các nỗ lực của ASEAN trong ứng phó với đại dịch và phục hồi kinh tế.

Chủ tịch USABC Alex Feldman và đại diện các doanh nghiệp Mỹ đều rất quan tâm và đánh giá cao các cơ hội đầu tư vào ASEAN và Việt Nam hiện nay, nhấn mạnh vị trí quan trọng của ASEAN tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và việc ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 và là điểm đến đầu tư số 1 của Mỹ tại khu vực.

Các doanh nghiệp Mỹ cho rằng trong giai đoạn tới đây các nhà đầu tư sẽ cân nhắc nhiều hơn khả năng ứng phó của Chính phủ các nước trước các cú sốc từ bên ngoài. Do đó, các kết quả trong công tác chống dịch và nỗ lực phục hồi kinh tế của Việt Nam đã và đang tạo ra những hiệu ứng rất tích cực trong đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài.

Đáng chú ý, một số doanh nghiệp Mỹ như UPS và SC Johnson cho biết sẽ sớm công bố việc mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thời gian tới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Mỹ cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam và các nước ASEAN khác tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường sự minh bạch, có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể, nhất là về thuế cũng như chú trọng hơn nữa vào phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Phía USABC cũng cho biết sẵn sàng phối hợp với Việt Nam để tổ chức thành công Diễn đàn kinh doanh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Việt Nam vào cuối năm nay.

Thành lập từ năm 1984, USABC hiện đại diện cho hơn 160 tập đoàn, doanh nghiệp thành viên, trong đó có nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ đang hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Thời quan qua, USABC đã tổ chức nhiều hoạt động kết nối hợp tác giữa Mỹ với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Thành Đạt

Ngoại trưởng Trung Quốc nói Mỹ "mất trí"

Dân trí

 Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra những chỉ trích gay gắt nhằm vào Mỹ khi điện đàm với người đồng cấp Nga trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung leo thang căng thẳng do hàng loạt vấn đề.

Ngoại trưởng Trung Quốc nói Mỹ mất trí - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh: Reuters)


"Mỹ một mực theo đuổi chính sách "Nước Mỹ trên hết", đẩy chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa đơn phương và hành vi bắt nạt đến giới hạn. Đó không phải điều mà một cường quốc nên làm", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói trong cuộc điện đàm ngày 17/7 với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov.

Ông Vương Nghị cáo buộc thêm: “Mỹ đang đổ trách nhiệm cho người khác, dùng đại dịch để làm mất uy tín của các quốc gia khác và đổ lỗi cho người khác. Mỹ không dừng lại trước bất cứ điều gì, thậm chí tạo ra các điểm nóng và đối đầu trong quan hệ quốc tế, họ đã mất lý trí, đạo đức và uy tín”.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc thậm chí cáo buộc Mỹ "đang hồi sinh chủ nghĩa McCarthy và tâm lý Chiến tranh lạnh đã lỗi thời, cố tình kích động sự đối đầu về ý thức hệ, vi phạm luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế".

Nói về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga, ông Vương nói Bắc Kinh muốn thúc đẩy hợp tác chiến lược với Moscow, mô tả mối quan hệ này là ưu tiên hàng đầu.

Việc Trung Quốc công bố chi tiết nội dung hội đàm, trong đó một quan chức cấp cao chỉ trích gay gắt một quốc gia khác là một động thái vô cùng hiếm hoi. Động thái này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng và được cho là đang ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh lạnh do hàng loạt vấn đề từ đại dịch Covid-19, Biển Đông đến các chính sách gây tranh cãi của Bắc Kinh với Hong Kong, Tân Cương.

Trong tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh chấm dứt ưu đãi thương mại dành cho Hong Kong, đồng thời cho phép trừng phạt quan chức Trung Quốc cùng các ngân hàng bị cho là liên quan đến việc áp luật an ninh với Hong Kong. Mỹ cũng ra tuyên bố bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, lần đầu tiên gọi các yêu sách này là "phi pháp".

Minh Phương
Theo SCMP

Tuyên bố của Mike Pompeo về Biển Đông “là rất đáng hoan nghênh”

A satellite image of Subi Reef, an artificial island being developed by China in the Spratly Islands in the South China Sea
Chụp lại hình ảnh,

Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông

Giới quan sát nói với BBC về thực chất các tuyên bố và động thái của Mỹ về Biển Đông mới đây là gì.

Họ chia sẻ nhận xét về tính mới và tác động về chất với an ninh ở Biển Đông khu vực ra sao, đặc biệt trước các bước đi và kế hoạch lâu nay của Trung Quốc.

Phó Giáo sư Jonathan London (Đại học Leiden, Hà Lan): Tôi thấy là về nội dung không có gì mới lắm, nhưng mà cách nói mạnh hơn so với trước và điều đó tôi thấy đó là một tiến bộ, có thể nói đó là một điều duy nhất mà tôi thấy là chế độ của Trump đã làm được đó là có một tiếng nói rất rõ rằng tất cả những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Và để có tuyên bố này, tôi nghĩ là cũng có một giá trị nhất định đối với toàn khu vực.

Cái mà hơi tiếc là trong tuyên bố Mỹ chưa nêu ra một phương án, một cách mà các nước trong khu vực có thể kết hợp cùng nhau để bảo vệ quyền lợi nói chung của các nước. Nhưng tôi đồng ý hoàn toàn rằng đây là một thay đổi mà không chỉ là về nội dung, mà về mức độ rõ ràng về động thái của Mỹ ở Biển Đông và điều đó thì tôi rất là hoan nghênh.

'Cơ hội tranh thủ'

Giáo sư Ngô Vĩnh Long (Đại học Maine, Hoa Kỳ): Vấn đề mới ở đây là Mỹ khẳng định phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực The Hague (trong vụ Philippines thắng kiện Trung Quốc mấy năm trước) là đúng đắn và Trung Quốc đã phạm pháp. Lần này Mỹ nói rất rõ là Mỹ ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài nói trên và nói những hoạt động từ đó đến nay của Trung Quốc là vi phạm pháp luật quốc tế thì đó là vấn đề luật pháp, thành ra Mỹ sẽ đưa vấn đề này ra các cuộc họp đa phương hay là song phương sắp tới và như vậy các nước khác cũng sẽ có lợi thế để mà tranh thủ.

Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao (Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển): Tuyên bố và động thái trong tuần này cuả Mỹ về Biển Đông - đánh dấu một bước đi nhất quán, cứng rắn trong chính sách đối ngoại của Mỹ trước những hành vi hung hăng, bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, khẳng định lập trường của Mỹ không cho phép Trung Quốc phá hoại trật tự dựa trên pháp luật quốc tế tại Biển Đông.

Đây là một nội dung mới trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, tạo nên một sự thay đổi căn bản trong an ninh tại Biển Đông. Đối với các nước ASEAN, đặc biệt là các nước ven Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Hoa kỳ tiếp tục khẳng định sự ủng hộ nhất quán cho nỗ lực của những nước này đấu tranh chống lại các hành vi ức hiếp, phiêu lưu quân sự của Bắc Kinh tại Biển đông. Đối với Trung Quốc, đây là sự cảnh báo nghiêm khắc về chiến lược của Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông với các hành vi phá hoại Luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước quốc tế LHQ năm 1982 về Luật Biển.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp (nhà nghiên cứu cao cấp khách mời, Viện Iseas, Singapore): Thực chất, là Mỹ phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với đường 9-đoạn và các phần nằm ngoài 12 hải lý mấy bãi cạn mà Trung Quốc đang chiếm giữ và đắp thành đảo nhân tạo. Điều này không có nghĩa là Mỹ công nhận Trung Quốc có chủ quyền ở các bãi cạn đó!

Tuyên bố ngày 13 tháng 7 của ngoại trưởng Mỹ Pompeo về công nhận chủ quyền, thì không mới: từ tháng 6 năm 2017, các bộ trưởng quốc phòng Mỹ (Mattis, Shanahan, Esper) đã tuyên bố nhiều lần trong nhiều dịp (trên Website, trong các cuộc gặp song phương, trong các diễn đàn an ninh khu vực…). Tuyên bố của ông Pompeo lần này có hai điểm mới, là bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc cụ thể đối với vùng bãi Tư Chính của Việt Nam, vùng Lucosia thuộc Malaysia, và vùng Natuna Besar thuộc Indonesia. Điểm mới thứ hai, là "Mỹ sát cánh cùng các đồng minh và đối tác Đông Nam Á của chúng tôi trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi sát cánh với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do trên các vùng biển và tôn trọng chủ quyền và bác bỏ bất kỳ cố gắng nào nhằm áp đặt trò "kẻ mạnh làm ra lẽ phải" ở Biển Đông hay khu vực rộng lớn hơn." Hai điểm mới này cho thấy Mỹ khẳng định thượng tôn nền tảng công pháp quốc tế và gần như coi các nước ven biển Asean như là đồng minh của Mỹ!

Nhà báo tự do Song Chi (cựu Đạo diễn truyền hình): Vấn đề vừa mới vừa không mới. Theo tôi, mới là thái độ rõ ràng hơn. Bác bỏ thẳng thừng các yêu sách của Trung Cộng trên biển Đông, vạch mặt rõ tham vọng phi lý của Trung Cộng, sự bắt nạt của Trung Cộng đối với các nước láng giềng. Nhưng còn nội dung thì không có gì mới vì vẫn là theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (United Nations Convention o­n the Law of the Sea)

Mặt khác, ý của người Mỹ cũng rõ ràng mà theo tôi là tranh chấp chủ quyền biển đảo là chuyện của các quốc gia liên quan, Mỹ không can thiệp vào, nhưng Trung cộng không thể độc quyền ngăn cản tự do hàng hải của người Mỹ tại Biển Đông. Lợi ích của Mỹ là ở đó. Như vậy, đối với Việt Nam chẳng hạn, chuyện làm sao để lấy lại Hoàng Sa, một phần Trường Sa, hay làm sao giữ được các đảo còn lại ở Trường Sa là chuyện của Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Chụp lại hình ảnh,

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Trung Quốc phản ứng?

Khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc và đặc biệt là nước này có thể sẽ có quyết sách đối phó ra sao, chẳng hạn như 'rút củi đáy nồi' hay 'leo thang' hoặc tìm một giải pháp nào đó tránh đối đầu chiến lược và tiến tới mặc cả để 'cùng thắng' với Mỹ, các nhà quan sát, bình luận đáp:

Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao: Phản ứng của Trung Quốc - vẫn như từ trước, bác bỏ, ngụy biện, dối trá. Họ cho rằng tình hình Biển Đông - vẫn bình yên (đâm chìm tàu cá, thường xuyên xâm phạm vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, quấy rối đảo, vùng biển của Philippines, Malaysia, v.v…); Trung Quốc đang cùng các nước ASEAN đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC) (đã 20 năm nay, họ câu giờ để thực hiện các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, đâu có thể tin được!); Trung quốc cho rằng Hoa kỳ, quốc gia ngoài khu vực, đang gây căng thẳng tại Biển Đông. Biển Đông là Biển của tự do hàng hải, hàng không của tất cả các quốc gia trên thế giới, là Biển bao gồm các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước ven Biển Đông phù hợp Luật Biển quốc tế; Biển Đông không phải là ao nhà của Trung Quốc. Cũng như mọi quốc gia khác, Hoa Kỳ là một quốc gia có trách nhiệm và uy tín trong việc đảm bảo duy trì Luật pháp quốc tế tại bất nơi đâu, cũng như tại Biển Đông.

Trung Quốc sẽ không 'rút củi đáy nồi', 'xuống thang' sau Tuyên bố ngày 13/7/2020 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Biển Đông. Họ vẫn xử lý vấn đề Biển Đông như đã làm đối với Hongkong. Trung Quốc cũng khó có thể đánh đổi, mặc cả theo cách 'cùng thắng' với Hoa Kỳ về Biển Đông. Hoa Kỳ không thể tự đánh mất uy tín quốc tế cũng như lợi ích địa chiến lược lâu dài của mình tại Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể dùng các mưu kế không sạch sẽ để gây áp lực, mua chuộc, dụ dỗ một vài nước trong khối ASEAN ủng hộ từng hành vi chính trị pháp lý của Trung Quốc trong việc thực thi chiến lược bành trướng, thâu tóm Biển Đông.

ASEAN đã đoàn kết hơn dưới sự dẫn dắt của Việt Nam?
Chụp lại hình ảnh,

ASEAN đã đoàn kết hơn dưới sự dẫn dắt của Việt Nam?

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Trung Quốc đương nhiên phản đối quan điểm trên đây của Mỹ. Bắc Kinh nói Mỹ không phải là nước ở biển Đông, không tham gia UNCLOS 1982, tuyên bố của Mỹ gây căng thẳng… và rằng Trung Quốc sẽ chống lại quan điểm đó bằng hành động. Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc còn nói Trung Quốc sẵn sàng đối đầu quân sự với Mỹ ở biển Đông và eo Đài Loan.

Mỹ đang đẩy mạnh hoạt động, cùng các đồng minh và bạn bè (ở Đông Nam Á) để giúp các nước bảo vệ chủ quyền của mình đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi.

Tình hình ở biển Đông sẽ ngày càng căng thẳng - Trung Quốc tiếp tục chèn ép Việt Nam, Malaysia, Philippines và Indonesia, vì Trung Quốc ngày càng kiên quyết với tuyên bố chủ quyền của họ đối với đường 9-đoạn ở biển Đông. Mặc dù không bên nào muốn chiến tranh, nhưng rủi ro xung đột vũ trang đang càng ngày cao.

Nhà báo tự do Song Chi: Có thể thấy là ngay lập tức người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Cộng hay một vài quan chức Trung Cộng đã lên tiếng phản ứng mạnh mẽ. Sắp tới tôi nghĩ chắc chắn Bắc Kinh cũng sẽ tiếp tục phản ứng mạnh bằng mồm, hù dọa nhau, hoặc cùng lắm, đôi bên sẽ có một vài động thái trả đũa về kinh tế, nhưng còn leo thang xa hơn để dẫn tới một cuộc đối đầu về quân sự thì không. Từ trước tới nay Trung Cộng vẫn tránh đối đầu về mặt quân sự, trừ phi họ chắc thắng hoặc trong nếu cuộc chiến chỉ diễn ra một thời gian ngắn, như chiến tranh biên giới với Ấn độ năm 1962 hay với Việt Nam năm 1979.

Còn một cuộc chiến tranh kéo dài là điều mà Trung Quốc không hề có kinh nghiệm và cũng bao giờ muốn, hơn ai hết họ biết nếu đối đầu với Mỹ, hay ngay cả đối đầu với Ấn hay Việt Nam trong một cuộc chiến kéo dài họ sẽ mất rất nhiều. Thành quả kinh tế bao nhiêu năm, những bất ổn trong nước sẽ bùng phát, người dân Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Hong Kong sẽ nhân đó vùng dậy v.v… Trung Cộng đã, đang và sẽ lựa chọn con đường khác, thắng mà không cần phải tốn một viên đạn, thắng về quyền lực mềm, về tranh giành ảnh hưởng trên thế giới, thắng trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ, hoặc len lỏi, tìm cách lôi kéo, mua chuộc các nước nhỏ có thể chế chính trị phi dân chủ trong khi xói mòn, phá hoại các thể chế dân chủ khác trên thế giới v.v…Trung Cộng càng không dại gì để đối đầu về quân sự với Mỹ.

Nhưng về lâu về dài cả hai bên Mỹ và Trung Cộng đều hiểu rõ tầm quan trọng của vủng biển này. Nếu Trung Cộng khống chế được vùng biển này họ sẽ mạnh lên gấp bội. Mỹ cũng hiểu như vậy. Mặc cả để cùng thắng? Điều này hơi khó vì không thể mặc cả khi quyền lợi, vị trí của hai bên đang xung đột với nhau, mặt khác, Bắc Kinh lại tham lam và có tham vong quá lớn, nên rất khó mà mặc cả với một chế độ như vậy.

Biển Đông là lá bài?

Trước câu hỏi liệu cả hai chính quyền và ban lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đứng đầu bởi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình có đang sử dụng 'Biển Đông' như một lá bài phục vụ cho các mục đích chính trị xuất phát từ đối nội của họ hay không, hay là đây là một ván cờ chiến lược thực sự được hai bên tư duy đường dài, các ý kiến bình luận chia sẻ với BBC:

Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao: Lập trường cứng rắn của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc là nhất quán trên các phương diện kinh tế, nhân quyền. Lập trường này được thể hiện cũng rất rõ rầng trong các vấn đề chính trị và an ninh quốc tế (Hongkong, Đài Loan, Biển Đông), và nhận được sự ủng hộ rộng rãi không chỉ ở hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ, mà phần đông cử tri Mỹ đều đồng tình. Đây là bước đi có tính toán của chính quyền của Tổng thống Trump, chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11/2020.

Ông Tập Cận Bình có thể sẽ sử dụng sự phản bác cứng rắn của Hoa Kỳ về hành vi bành trướng của Trung Quốc như một công cụ để đề ra chính sách quân sự phiêu lưu, kích động tinh thần dân tộc cực đoan tại Trung Quốc, nhằm củng cố địa vị thống trị trong Đảng của mình, như Đặng Tiểu Bình đã từng làm khi tiến hành xâm lược Việt Nam trong các năm từ 1979 - 1988.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Tuyên bố chủ quyền đối với đường 9 đoạn bỏi Trung Quốc là chính sách cốt lõi, chứ không phải lá bài của Bắc Kinh! Mỹ phản đối tuyên bố đó cũng không phải lá bài, đó là thành phần quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quốc phòng của Mỹ, ở đó, Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược!

Nhà báo tự do Song Chi: Tôi cho là có. Cả hai, Mỹ và Trung Quốc đều đang có những vấn đề của mình. Về phía những quốc gia độc tài như Trung Cộng, một trong những chiêu trò quen thuộc mà họ thường sử dụng là "chuyển lửa ra bên ngoài", giảm bớt những vấn đề căng thẳng trong nội bộ bằng cách tạo xung đột bên ngoài, một phần còn nhằm thúc đẩy tinh thần dân tộc của nhân dân. Tập Cận Bình chắc chắn không lạ gì những trò này. Về phía Mỹ, TT Donald Trump đang phải đối mặt với những bất lợi trước mùa bầu cử sắp đến, do cách xử lý kém của chính phủ Mỹ trong đại dịch COVID-19 dẫn đến việc nước Mỹ có số lượng người bị nhiễm coronavirus và số người chết cao nhất thế giới, và hiên tại tình hình dịch bệnh vẫn chưa có chiểu hướng lạc quan, điều này đã tạo nên sự chỉ trích của đa số người dân Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp cao do dịch bệnh, bên cạnh đó là những sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội Mỹ, phong trào Black Lives Matter…

Trước tình hình đó, việc cứng rắn Trung Cộng rõ ràng là một chủ đề đạt được sự đồng thuận của cả hai phe Dân Chủ và Cộng hòa, và cả Tổng thống Trump lẫn ứng cử viên đảng Dân Chủ Joe Biden đều đang tìm cách chứng tỏ ai cứng rắn hơn với Trung Cộng.

Tuy nhiên, hiện tại đối phó với Trung Cộng cũng là một ván cở chiến lược lâu dài của Mỹ. Trung Cộng dưới thời của Tập Cận Bình đã bộc lộ rõ tham vọng muốn vươn lên thách thức vị trí của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí trên toàn cầu. Cho nên tôi cho rằng sắp tới dù là đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa lên nắm quyền thì cũng sẽ có chính sách kìm chế Trung Cộng về mọi mặt. Và các nước từ tây Âu, Úc, Canada, Hàn, Nhật…cũng thế, có thể vẫn tiếp tục làm ăn với Trung Cộng nhưng sẽ cảnh giác, sẽ tìm cách để không quá lệ thuộc vào "công xưởng" Trung Quốc và sẽ không tin cậy, không coi Trung Cộng là bạn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ảnh ngày 20/5
Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ảnh ngày 20/5

Đối sách thế nào?

Khi được hỏi liệu Việt Nam và và các quốc gia trong khu vực, trong đó có các quốc gia ở khối Đông Nam Á (Asean), mở rộng hơn có Nhật Bản, Đài Loan và kể cả Úc, nên nhận thức chuyển động mới được loan báo trong chính sách của Mỹ về Biển Đông và trước Trung Quốc mới đây ra sao, đặc biệt riêng với Việt Nam nên có đối sách thế nào, các nhà quan sát nêu quan điểm:

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Quan điểm của Mỹ trong tuyên bố ngày 13 tháng 7 trùng hợp với quan điểm của Việt Nam về vùng bãi Tư Chính - tức là vùng Bãi Tư Chính là của VN, không có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở đó, vì Trung Quốc không có chủ quyền ở đó. Nhật Bản và các nước khác trong khu vực (như Australia, New Zealand…) và các nước khác (như UK, Pháp…) đều ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc luật, cho nên các nước sẽ tiếp tục hành động vì trật tự quốc tế đó! Đài Loan tiếp tục chống lại chính sách một nước, hai chế độ của Bắc Kinh; tiếp tục xây dựng thể chế dân chủ và tự do ở Đài Loan!

Nhà báo tự do Song Chi: Chuyển đông mới đó là Mỹ sẽ bảo vệ lợi ích của họ trong khu vực này và như vậy các nước cũng sẽ có lợi. Riêng đối với Việt Nam, quốc gia bị bắt nạt nặng nề nhưng chỉ dám mở mồm "quan ngại suông", Việt Nam cần phải mạnh mẽ hơn. Việt Nam cũng nên cân nhắc đưa các vụ kiện Hoàng Sa, Trường Sa ra tòa án quốc tế, thứ nhất vì thời hạn 50 năm đối với Hoàng Sa sắp hết, thứ hai, nếu khởi kiện, có phán quyết từ tòa án, ví dụ như trong trường hợp Philippines, Mỹ và các nước phương Tây cũng dễ có cơ sở pháp lý để ủng hộ VN hơn.

Cũng mới đây, có thông tin trên truyền thông quốc tế cho rằng Việt Nam đã đồng ý trả (bồi thường) khoảng một tỷ đô la cho hai công ty dầu khí quốc tế sau khi hủy các dự án của họ trên Biển Đông vì "áp lực" từ Trung Quốc, bình luận về tính cơ sở của việc này và ý nghĩa của nó, các nhà phân tích và quan sát nói với BBC:

Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao: Căn cứ những thông tin trên truyền thông quốc tế, còn truyền thông Việt Nam thì dường như không ai được biết đến cả, thì rõ ràng có hai sự kiện xảy ra vào năm 2016 cũng như là 2018, liên quan mỏ Lan Tây, cũng như mỏ Cá Rồng Đỏ và liên quan công ty thăm dò khai thác dầu khí Repsol của Tây Ban Nha mà họ đã 'buộc phải rút đi'. Câu chuyện đó theo truyền thông quốc tế, cũng như theo dư luận không chính thức trong nước, là có sự kiện như vậy. Việt Nam đã buộc phải dừng hợp tác với công ty Repsol của Tây Ban Nha trong việc khai thác các lô dầu khí nằm trên thềm lục địa của Việt Nam, đây là thông tin không chính thức trong nước, nhưng truyền thông quốc tế có đưa.

Về giá trị mà việt nam phải bồi thường cho Repsol mà thông tin gần đây nhất cho rằng là hơn 1 tỷ USD, thì con số có lẽ phải kiểm chứng, nhưng vấn đề không ở việc phải bồi thường bao nhiêu, cái đó cũng quan trọng một phần là trong lúc mà Việt Nam về ngân sách quốc gia đang rất thiếu hụt như vậy, tôi không nói là hoàn toàn không quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn rất nhiều đó là thể hiện một hành vi ức hiếp, bắt nạt, chèn ép từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam trong việc Việt Nam thực hiện quyền chính đáng của mình khai thác tài nguyên ở vùng đặc quyền kinh tế, ở vùng thềm lục địa của mình. Có lẽ nó cũng nằm trong sự kiện mà nằm trong hàm ý của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo khi nhắc đến rằng Trung Quốc đã có những hành vi ức hiếp và làm suy yếu quyền chủ quyền trong khai thác tài nguyên của các nước ven Biển Đông, tôi nghĩ rằng đây chính là một ví dụ rõ ràng nhất…

Nhà báo tự do Song Chi: Tôi không rõ về số tiền, nhưng nếu có việc này, thì nó sẽ một lần nữa cho thấy Hà Nội bị Bắc Kinh bắt nạt nghiêm trọng có thể ra sao cũng như những thiệt thòi kinh tế nặng nề của VN trên vùng biển này thế nào vì sự tham lam, hung hăng của Trung Cộng.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Đến nay không có quốc gia hay tổ chức liên quan có thẩm quyền nào khẳng định hay phủ nhận thông tin này, vì thế tôi không có nhận định gì! "Có cơ sở" là thứ rất ít liên quan đến "đúng, sai" - nên cũng không thể có nhận định gì!

Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Tôi có biết câu chuyện này và tôi thấy rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ gần đây cũng nhắc đến chuyện này, mặc dù ông không nói rõ và cho rằng Trung Quốc đã phạm pháp mà cụ thể là vấn đề dầu mỏ này là nằm trong thềm lục địa của Việt Nam, mà Trung Quốc uy hiếp một công ty nước ngoài để họ sợ và họ buộc phải rời và Việt Nam phải bồi thường. Không biết bồi thường bao nhiêu, nhưng đây là vấn đề Mỹ và các nước khác cho là phi pháp.

Rosneft VN hủy hợp đồng với Noble trên Biển Đông: 'Sức ép từ Trung Quốc, nhưng bản chất khác vụ Repsol'

  • Mỹ Hằng
  • BBC News Tiếng Việt
Một giàn khoan của tập đoàn Repsol (hình chỉ có tính minh họa)
Chụp lại hình ảnh,

Một giàn khoan của tập đoàn Repsol (hình chỉ có tính minh họa)

BBC có xác nhận rằng liên doanh Rosneft Việt Nam đã hủy một hợp đồng khoan với Noble Corporation, xuất phát từ sức ép của Trung Quốc.

Noble Corporation và công ty điều hành dầu khí Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan đã ký giữa 2 bên.

Rosneft Việt Nam là liên doanh giữa tập đoàn Rosneft của Nga (35%), o­nGC (45%) của Ấn Độ, và PetroVietnam - PVN (20%) của phía chủ nhà Việt Nam. Trong liên doanh này, Rosneft làm nhà điều hành và đây là công ty có 50% vốn của chính phủ Nga.

"Việt Nam - Noble Clyde Boudre: Hợp đồng trước đó đã bị hủy." Đó là dòng thông báo vỏn vẹn trên webiste riêng của Noble hôm 9/7. Không có thông tin về nguyên nhân cũng như số tiền Việt Nam phải đền bù.

Noble Clyde Boudreaux là giàn khoan treo cờ Liberia, thuộc sở hữu của công ty Noble Corporation, một công ty đăng ký ở Anh, hoạt động ở Cayman Islands.

Dàn khoan này tới Vũng Tàu vào tháng 4/2020. Đến tháng Năm, Chính phủ Việt Nam họp cân nhắc triển khai Noble Clyde Boudreaux tại Lô 06-01, nơi tập đoàn Rosneft của Nga đã hoạt động được vài năm.

Nhưng mới nhất, Tập đoàn Noble thông tin rằng hợp đồng giàn khoan Noble Clyde Boudreaux đã bị hủy bỏ.

Lô 06-01 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, tuy nhiên cũng nằm trong khu vực Đường Chín Đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra.

'Sức ép từ Trung Quốc'

Nguồn tin thân cận với các lãnh đạo ngành dầu khí Việt Nam, ông Nguyễn Lê Minh, thuộc Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, tiết lộ với BBC rằng vụ hủy hợp đồng khoan của Tập đoàn Noble là 'do sức ép từ Trung Quốc'.

Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Lê Minh nói:

"Không phủ nhận việc Trung Quốc gây sức ép."

"Trước khi trực tiếp gây hấn ngoài khơi, bằng đường ngoại giao, Trung Quốc đã gửi công hàm đến công ty mẹ của Rosneft Việt Nam, là tập đoàn Rosneft."

"Đây là giếng khoan thẩm lượng (appraisal well) phía ngoài mỏ Phong Lan Dại, nên nếu để căng thẳng leo thang sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác của mỏ này và các mỏ lân cận trong Lô 06-01 như Lan Tây và Lan Đỏ.

"Chưa kể, còn ảnh hưởng đến tình hình khu vực bể Nam Côn Sơn, nơi có tàu cá và tàu bè quốc tế qua lại.

"Vì vậy, sau khi cân nhắc kỹ, Chính phủ thông qua PetroVietnam đã thông báo nhà điều hành Rosneft Việt Nam cho dừng chiến dịch khoan (của Noble Corporation), và dời sang năm sau."

Việt - Trung
Chụp lại hình ảnh,

Đối đầu giữa tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu tuần duyên Trung Quốc trên Biển Đông năm 2014

Về chi phí bồi thường, ông Lê Minh nói ước tính chỉ khoảng 'mấy triệu đô la'.

"Thứ nhất, về chi phí thuê giàn khoan, đương nhiên, phía chủ nhà và Rosneft Việt Nam có ảnh hưởng song không nhiều vì chỉ phải trả cho Noble Corporation chi phí hủy hợp đồng mà thôi, ước tính khoảng mấy triệu đô la.

"Thứ hai, về sản lượng khai thác như kế hoạch năm nay, việc dừng giếng khoan thẩm lượng này sẽ không ảnh hưởng gì đến sản lượng khí của Lô 06-01 khi các mỏ hiện hữu như Lan Tây, Lan Đỏ đang khai thác ổn định. Cần biết, khí từ Lô 06-01 cung cấp 9% điện năng của Việt Nam và việc bảo đảm các hoạt động xuyên suốt là ưu tiên hàng đầu.

"Về dài hạn, quyền lợi của các đối tác trong liên doanh Rosneft Việt Nam sẽ không ảnh hưởng gì vì hàng năm, có tính đến trượt giá 2%, điều chỉnh tăng trong thời hạn hợp đồng dầu khí còn gần 10 năm nữa."

Cũng theo ông Nguyễn Lê Minh, về mặt chính trị, ngoại giao và an ninh lãnh hải, Việt Nam "hoàn toàn chủ động".

"Tôi muốn nhấn mạnh từ chủ động này là vì ngoài Viện hàn lâm khoa học xã hội chuyên tư vấn về chính sách, đường lối đối ngoại cho Chính phủ thì còn Ủy ban biên giới (Bộ Ngoại giao), Tổng cục 2 (Bộ Quốc phòng) và Cục Tình báo Bộ Công an, cập nhật tình hình, đánh giá rủi ro rất sát sao để tư vấn cho chính phủ đưa ra các quyết sách phù hợp với tình hình. Vì vậy, các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, hải quân, chưa cần phải huy động khi tình hình đang trong tầm kiểm soát.

"Việc gây sức ép lên chiến dịch khoan ở Lô dầu khí 06-01, diễn ra trước thềm đại hội Trung ương Đảng XIII, cũng đã được nhận diện và tính đến. Nghĩa là, họ muốn gây sức ép để làm một phép thử về bản lĩnh của các lãnh đạo Việt Nam. Theo đó, họ muốn kéo Việt Nam vào tranh chấp để đi đến đàm phán song phương về các quyền lợi trên biển, mà nếu sa vào, Việt Nam sẽ bất lợi và sa lầy về mặt chính trị.

"Cụ thể là nếu căng thẳng leo thang, hai bên sẽ có các cuộc gặp cấp cao và trước Đại hội Đảng, sẽ ảnh hưởng đến công tác cán bộ và đường lối đối ngoại.

"Trong khi, khu vực Nam Côn Sơn nói riêng và thềm lục địa Việt Nam nói chung, thông qua các hợp đồng dầu khí, không chỉ có quyền lợi của phía chủ nhà mà còn có quyền lợi của các đối tác quốc tế.

"Ngoài ra, ở Biển Đông, ngoài các hoạt động dầu khí, còn có các hoạt động đánh bắt thủy hải sản của các nước trong các vùng đặc quyền kinh tế kinh tế EEZ của mình. Nhìn rộng hơn, nơi đây có nhiều tuyến giao thương, lưu thông hàng hải quan trọng kết nối Châu Âu, Châu Á, Đông Nam Á và Ấn Độ Dương."

Hậu quả nghiêm trọng?

Áp lực từ Trung Quốc đã khiến Việt Nam phải xuống nước ít nhất là ba lần, Bill Hayton, nhà báo của BBC News, đồng thời là nhà nghiên cứu Biển Đông, nói với BBC News Tiếng Việt.

Việt Nam đã phải bồi thường cho Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, số tiền 1 tỷ đô la, theo nguồn tin của Bill Hayton.

Và bây giờ cho tập đoàn Noble.

Bill Hayton nói với BBC News Tiếng Việt rằng sẽ chẳng có công ty dầu khí nào ngờ rằng Việt Nam sẽ lại không tiếp tục xuống nước như vậy trước Trung Quốc.

Ngoài mất tiền, hành động này còn gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác về quyền lợi hợp pháp trên Biển Đông và niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đã tạo ra "một tiền lệ tồi tệ" từ vụ Repsol. Và nay vụ hủy hợp đồng với Noble đã "đóng thêm một chiếc đinh lên cỗ quan tài trong nỗ lực phát triển nguồn trữ lượng khí ở khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam", GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu Đông Nam Á kỳ cựu nói với BBC News Tiếng Việt từ Úc.

GS Carl Thayer lo ngại rằng ngành dầu khí Việt Nam không có đủ nguồn lực tài chính để tự mình phát triển tại vùng biển quanh Bãi Tư Chính, trong khi các nhà đầu tư tiềm năng không cảm thấy được khuyến khích bởi các hành động của Việt Nam. "Họ không được đảm bảo sẽ gặt hái được gì nếu đầu tư dài hạn ở Việt Nam".

BBC

"Việt Nam cũng tổn thất vì để mất cơ hội tìm kiếm và phát triển các mỏ khí carbon," GS Carl Thayer nói.

Nhà báo Bill Hayton thì cho rằng tập đoàn Noble là 'đòn nghiêm trọng' giáng vào không chỉ ngành dầu khí Việt Nam mà cả nền kinh tế và cả hệ thống chính phủ Việt Nam.

"Khí đốt từ các hợp đồng khai thác với Repsol và Rosneft sẽ được sử dụng để tạo ra điện cho đất nước. Doanh thu thuế từ các dự án này đóng góp vào ngân sách nhà nước. Nhưng giờ thì Việt Nam sẽ phải tìm nguồn năng lượng mới, phải trả tiền để mua chúng, và chính phủ sẽ mất nguồn thu ngân sách," Bill Hayton nói.

"Với những diễn biến gần đây, rất khó để các công ty năng lượng khí sẵn sàng mạo hiểm đầu tư vào các khu vực ngoài khơi nơi Trung Quốc có thể phản đối.

Bóng dáng TQ trong mọi quyết định dầu khí của VN ở Biển Đông

GS Carl Thayer cung cấp cho BBC News Tiếng Việt lịch sử can thiệp của Trung Quốc vào các dự án dầu khí của Việt Nam như sau:

  • 2012: Việt Nam ban hành Luật Biển. Đáp trả, Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho thăm dò dầu khí trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), trong đó có vùng biển gần Bãi Tư Chính, và kêu gọi các công ty nước ngoài đấu thầu hợp đồng thăm dò.
  • 2017: Việt Nam phải tạm ngưng hoạt động thăm dò khai tác dầu của Repsol (Tây Ban Nha) tại vùng biển gần Bãi Tư Chính sau khi Trung Quốc được cho là đe dọa.
  • 2018: Việt Nam chính thức chấm dứt hợp đồng với Repsol.
  • 2019: Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 8 tới khảo sát bên trong EEZ của Việt Nam, đồng thời quấy rối giàn khoan dầu Hakuryu-5 (Nhật Bản) và quấy rối các tàu đang tiến hành thăm dò Lô 06- 01 theo hợp đồng của Việt Nam với Rosneft (Nga).
  • 2020: Tàu thăm dò Hải Dương 8 của Trung Quốc quay lại EEZ của Việt Nam vào tháng Sáu. Tiếp đó vào tháng Bảy, tàu 5402 của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) đã vào khu vực mỏ khí Lan Đỏ thuộc Lô 06-01 để theo dõi hoạt động của nhà giàn tại mỏ khí Lan Tây. Bốn ngày sau, có thông báo rằng hợp đồng của Noble Clyde Boudreaux với Việt Nam đã bị hủy bỏ.

Những hành động này của Trung Quốc là nhằm củng cố quan điểm: Bắc Kinh luôn phản đối hoạt động của các công ty nước ngoài tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, GS Carl Thayer cho hay.

BBC

Trong Văn bản Đàm phán Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông ASEAN-Trung Quốc tháng 8/2018, Trung Quốc nêu rõ, việc thăm dò và phát triển dầu khí tại vùng biển tranh chấp phải được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia có quyền lợi trên Biển Đông, và sẽ không được chấp nhận nếu hợp tác với các công ty từ các quốc gia ngoài khu vực.

"Nguy cơ cao là Trung Quốc sẽ không buông tha cho Việt Nam và Việt Nam sẽ bị tước nguồn dự trữ năng lượng tiềm năng để thúc đẩy quá trình phục hồi sau COVID-19," GS Carl Thayer nhận định.

Nhà báo Bill Hayton cũng cho rằng khu vực mà Việt Nam hợp đồng với Noble để khoan thăm dò là khu vực rất rộng lớn, nằm gần các đường ống dẫn khí đã khai thác từ lâu và là vị trí thuận lợi để kéo nguồn đầu tư thương mại. Việt Nam cần nguồn khí ở đây để cung cấp cho nhu cầu năng lượng ngày càng lớn của đất nước.

"Do đó, hẳn phải có lý do nào ghê gớm lắm chính phủ Việt Nam mới bỏ dự án ở đây. Trung Quốc hẳn đã gây 'áp lực nghiêm trọng' lên các lãnh đạo Việt Nam, theo Bill Hayton.

Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017
Chụp lại hình ảnh,

Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017

Giải pháp nào?

Mỹ mới đây lần đầu tiên chính thức bác bỏ gần như toàn bộ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, và sát cánh cùng các quốc gia có quyền lợi ở khu vực này, như Việt Nam.

Nhưng liệu Mỹ có giúp gì được cụ thể cho Việt Nam không, ví dụ như giúp trong các vụ việc dầu khí với Noble hay Repsol, vẫn còn là câu hỏi lớn.

GS Carl Thayer nhận định rằng cả Mỹ và Việt Nam đều có cùng quan điểm rằng Việt Nam có quyền chủ quyền đối với tài nguyên biển, bao gồm các mỏ khí ở vùng biển gần Bãi Tư Chính thuộc EEZ của Việt Nam. Cả Việt Nam và Mỹ đều phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính.

Thế nhưng, "bài phát biểu ủng hộ Việt Nam của ông Pompeo lại đến quá muộn vì Việt Nam đã đưa ra quyết định của mình rồi," GS từ Úc nói với BBC News Tiếng Việt.

Thay vì trông chờ Mỹ, GS Carl Thayer chỉ ra rằng Việt Nam cần bắt đầu các cuộc thảo luận ở hai cấp độ.

Thứ nhất, Việt Nam cần thảo luận với các quốc gia có quyền lợi ở Biển Đông về một quan điểm chung trước Trung Quốc. Liên minh này sẽ hỗ trợ quan điểm mới của Mỹ.

Việt Nam cũng cần lên tiếng xem Hoa Kỳ đã chuẩn bị đưa ra hành động cụ thể nào, đơn phương, hay hợp tác với Việt Nam, hay trong một liên minh các cường quốc hàng hải có cùng chí hướng.

Thứ hai, Việt Nam cần thảo luận với Nga để xác định xem Rosneft Việt Nam có sẵn sàng tiếp tục hoạt động ở Việt Nam hay không và nếu có thì Nga có gây áp lực ngoại giao lên Trung Quốc để ngăn chặn hành vi quấy rối của họ trong Lô 06-01 hay không?

Nhà giàn của Việt Nam ở Trường Sa
Chụp lại hình ảnh,

Nhà giàn của Việt Nam ở Trường Sa

Còn ông Nguyễn Lê Minh nêu quan điểm:

"Trong hai vụ Việt Nam hủy hợp đồng với Repsol và Rosneft, về lý thuyết là giống nhưng bản chất khác nhau. Điểm giống nhau là Trung Quốc luôn gây sức ép bằng việc gửi công hàm ngoại giao đến các nhà điều hành là các tập đoàn, công ty mẹ trước (Repsol và Rosneft). Sau đó, mới leo thang, hạ đặt giàn khoan hoặc gây hấn ở Biển Đông để gây sức ép lên phía Việt Nam.

"Điểm khác nhau là, Repsol là công ty đại chúng và không có vốn của Chính phủ Tây Ban Nha, trong khi Rosneft (công ty có 35% vốn góp ở Rosneft Việt Nam), cũng đã lên sàn giao dịch chứng khoán nhưng có 50% vốn của Chính phủ Nga.

"Vì vậy, đối với lô dầu khí 07/03 (mỏ Cá Rồng Đỏ), sau khi nhận được công hàm phía Trung Quốc, Repsol đã có sự chuẩn bị và ngay khi họ nhận được đề nghị tạm dừng dự án của phía Việt Nam, họ chìa ra các yêu cầu quá khó (Bảo lãnh Chính phủ về bảo đảm khai thác, bảo toàn vốn đầu tư), và rủi ro về trữ lượng trong kế hoạch phát triển mỏ (FDP) đã phê duyệt, trong quá trình phát triển mỏ đã nhận diện nên dẫn đến các đàm phán kéo dài, và chuyển nhượng lại cho PVN.

"Còn đối với Lô 06-01, như đã diễn giải ở trên, Rosneft là nhà điều hành và các hoạt động khai thác vẫn diễn ra bình thường. Lô 06-01 đóng vai trò quan trọng, cung cấp hàng năm khoảng 35% sản lượng khí cho Việt Nam. Rosneft Việt Nam đang là một trong những nhà điều hành dầu khí hiệu quả nhất ở Việt Nam, nên trong trường hợp Trung Quốc gây căng thẳng leo thang, Chính phủ Nga sẽ can thiệp vì họ có quyền lợi trực tiếp ở lô này."

Về chiến lược của Việt Nam, ông Lê Minh phân tích:

"Về phía chủ nhà, Việt Nam vẫn luôn chủ động và làm hết mình trên tinh thần hòa bình và ổn định để phát triển dầu khí và kinh tế biển. Có thể thấy, ngày 11/6/2020 trước khi chính thức dừng chiến dịch khoan Lô 06-01, các lãnh đạo Việt Nam đã điện đàm với ExxonMobil và Nga. Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm Tổng thống Nga và theo được hiểu, trong nghị trình chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Nga đến Việt Nam, ngoài việc làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược về an ninh, quốc phòng, sẽ đi sâu về hợp tác dầu khí ở bể Nam Côn Sơn và khu vực lân cận.

"Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã điện đàm với chủ tịch toàn cầu của ExxonMobil, để tái khẳng định "hợp tác với ExxonMobil là rất quan trọng, đóng góp vào hợp tác chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ". Hiện ExxonMobil vẫn đang tiếp tục đàm phán với PetroVietnam để thúc đẩy dự án Cá Voi Xanh ngoài khơi tỉnh Quảng Nam đi vào triển khai vào năm sau. Ngoài dự án trên, ExxonMobil đang có kế hoạch đầu tư vào các dự án khí hóa lỏng (LNG), lọc hóa dầu và sản xuất điện từ LNG.

"Từ những diễn giải và trích dẫn trên đây, nói lên rằng, hợp tác dầu khí và hoạt động thăm dò khai thác ngoài khơi vẫn được Đảng và Chính phủ quan tâm kịp thời, đúng mức và tạo điều kiện để kiến tạo một môi trường đầu tư bền vững và hiệu quả."

Nhưng nhà báo Bill Hayton thì nhận định rằng "Trung Quốc đã thắng và Việt Nam đã thua". Ông nói:

"Bắc Kinh hiện có quyền phủ quyết đối với sự phát triển dầu khí bên trong Đường Chữ U (Đường Chín Đoạn). Nếu Việt Nam muốn sử dụng các nguồn tài nguyên ngoài khơi này, họ cần có khả năng ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng lực lượng quân sự."

"Nói cách khác, Việt Nam cần xây dựng khả năng quân sự và thuyết phục Trung Quốc rằng họ sẵn sàng chiến đấu và có thể giành chiến thắng nếu đối đầu trên biển. Nếu không, trò chơi này đã kết thúc rồi."

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ bác bỏ yêu sách ‘phi pháp’ của Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông trong khi NP Trọng cấm dân VN không được bất hiếu xúc phạm TQ 

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, David Stilwell, nhấn mạnh thêm về chính sách mới của Mỹ ở Biển Đông, trong đó cáo buộc các hành động của Trung Quốc ở khu vực quanh Bãi Tư Chính của Việt Nam là "phi pháp."

Một ngày sau khi Washington ra tuyên bố bác bỏ hầu hết các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ngoài khơi Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell khẳng định thêm lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách "phi pháp" và hành động "đe doạ" của Trung Quốc đối với Việt Nam ở vùng biển đầy tranh chấp.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 13/7 ra một tuyên bố, được xem là mạnh mẽ nhất của Mỹ từ trước đến nay, trong đó nói “Các yêu sách của Bắc Kinh đối với tài nguyên biển ở hầu hết vùng Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, tương tự như vậy là chiến dịch bắt nạt của họ nhằm kiểm soát các tài nguyên đó”.

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ khẳng định thêm lập trường về yêu sách 'phi ...

Ông Stilwell, trợ lý ngoại trưởng đặc trách về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, hôm 14/7 nhấn mạnh lại tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo về việc Mỹ bác bỏ bất cứ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc đối với vùng lãnh hải bên ngoài phạm vi 12 hải lý của nước này vì Bắc Kinh đã “không đưa ra một tuyên bố hàng hải hợp pháp, mạch lạch” ở Biển Đông.

“Điều này có nghĩa là Mỹ bác bỏ bất cứ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc trong vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Bãi cạn Luconia (ngoài khơi Malaysia), Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia), hay vùng biển trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Brunei,” ông Stilwell nói tại cuộc hội thảo hàng năm về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS được tổ chức trực tuyến từ Washington DC hôm 14/7.

Trong bài phát biểu của mình, ông Stilwell cho rằng Trung Quốc đang tìm cách làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển khác và không cho họ tiếp cận các nguồn tài nguyên ngoài khơi, mà nhà ngoại giao Mỹ nói là “thuộc về các quốc gia đó chứ không thuộc về Trung Quốc.”

“Bắc Kinh muốn sự thống trị cho chính bản thân mình,” ông Stilwell nói. “Họ muốn thay thế luật pháp quốc tế bằng sự cai trị với những sự đe doạ và ép buộc.”

Ông Stilwell nhắc tới việc “Bắc Kinh đã đâm chìm các tàu cá Việt Nam” trong những tháng gần đây, và việc Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) “dùng dàn khoan HD-981 khổng lồ của họ để tìm cách đe doạ Việt Nam ra khỏi quần đảo Hoàng Sa năm 2014.”

Bộ Ngoại giao cùng Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 4 chỉ đích danh tài hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam. Chính phủ Mỹ cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc khi đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam tháng 5/2014.

“Các tàu thăm dò thương mại cùng các dàn khoan khác của Trung Quốc liên tiếp được đưa vào vùng lãnh hải Đông Nam Á trong đó Trung Quốc không có bất kỳ một quyền nào,” ông Stilwell nói và cho rằng các đội tàu đánh các của Trung Quốc trên Biển Đông thường hoạt động như một lực lượng dân quân biển dưới sự chỉ đạo của quân đội Trung Quốc, nhằm “quấy rối và đe doạ các nước khác” và coi đó là “một công cụ cưỡng bức bạo lực của nhà nước” Trung Quốc.

Vị trợ lý ngoại trưởng Mỹ còn cáo buộc “Bắc Kinh ép các quốc gia khác chấp nhận ‘cùng khai thác’ với các công ty nhà nước Trung Quốc, và nói rằng ‘nếu anh muốn khai thác những nguồn tài nguyên đó ngoài khơi vùng biển của anh, thì anh chỉ có một lựa chọn duy nhất là cùng làm với chúng tôi.’ “Đó là những thủ thuật của kẻ cướp,” ông Stilwell nói.

Năm 2010, ngoại trưởng Trung Quốc lúc đó, Dương Khiết Trì, nói với những người đồng cấp của ông từ các quốc gia Đông Nam Á rằng “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ và đó là một thực tế.”

Năm ngoái, tàu thăm dò địa chấn 8 của Trung Quốc nhiều lần ra vào Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước sự phản đối của Hà Nội khi cho rằng Bắc Kinh vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Nhiều nhà quan sát quốc tế lúc đó nói rằng động thái này của Bắc Kinh nhằm ngăn cản việc hợp tác của Việt Nam với nước ngoài trong việc khai thác dầu khí trên Biển Đông. Trước đó, tập đoàn dầu khí PetroVietnam đã phải ngừng hoạt động thăm dò dầu khí với tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha trước sức ép của Trung Quốc.


“Mỹ ủng hộ các quốc gia đứng lên vì các quyền chủ quyền và quyền lợi của họ và kháng cự lại áp lực phải chấp nhận bất kỳ thoả thuận nào mà Trung Quốc ép họ phải chia sẻ nguồn tài nguyên ngoài khơi mà (Trung Quốc) không có bất cứ một tuyên bố chủ quyền nào,” ông Stilwell nói tại cuộc hội thảo của CSIS.

Tuyên bố của Hoa Kỳ về Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đến Việt Nam?

15/07/2020

An Hải

Tuyên bố về Biển Đông của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 13/07/2020. Photo US Department of State.

Tuyên bố về Biển Đông của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 13/07/2020. CSVN kêu gọi Mỹ không được xúc phạm mẫu quốc chúng tôi

967. Tuyên bố của Hoa Kỳ về Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đến ...

 Photo US Department of State.

Tuyên bố về Biển Đông của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 13/07/2020. Photo US Department of State.

Chỉ một ngày sau khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đưa ra tuyên bố mạnh hơn về chính sách Biển Đông, tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Ralph Johnson của Hải quân Mỹ đã hoạt động ở quần đảo Trường Sa. Những động thái này có ý nghĩa như thế nào đối với an ninh khu vực mà Việt Nam là một phần của tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc?

Hôm 13/7, Ngoại Trưởng Pompeo bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, nói rằng “những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc là bất hợp pháp,” và ông lên án điều ông gọi là “chiến dịch hiếp đáp để kiểm soát các khu vực này.”

Tiếp theo sau tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo, hôm 14/7, Trợ lý Ngoại Trưởng Mỹ David Stilwell phát biểu trực tuyến tại một hội thảo về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS) tổ chức rằng Hoa Kỳ phản đối “chiến thuật kiểu xã hội đen” (gangster tactics) của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, David Stilwell, nhấn mạnh thêm về chính sách mới của Mỹ ở Biển Đông, trong đó cáo buộc các hành động của Trung Quốc ở khu vực quanh Bãi Tư Chính của Việt Nam là "phi pháp."

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ bác bỏ yêu sách ‘phi pháp’ của Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông

Ngoài ra, cũng tại cuộc hội thảo này, ông Stilwell còn ngỏ ý rằng Chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức Trung Quốc vì những hành động gây hấn của họ trên Biển Đông, theo đài CNBC. Ông nói: “Chúng tôi không loại trừ bất cứ biện pháp nào... vẫn còn rộng chỗ cho cấm vận.”

Cũng hôm 14/7, tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Ralph Johnson (DDG 114) của Hải quân Hoa Kỳ hoạt động ở quần đảo Trường Sa trong sứ mệnh “tuần tra tự do hàng hải,” theo Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. “Các lực lượng của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông hàng ngày, như những gì chúng tôi đã thực hiện trong hơn một thế kỷ qua,” tuyên bố của Hạm đội Thái Bình Dương nói.

Tàu khu trục USS Ralph Johnson (DDG 114) hoạt động ở quần đảo Trường Sa hôm 14/07/2020. Photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Anthony Collier

Tàu khu trục USS Ralph Johnson (DDG 114) hoạt động ở quần đảo Trường Sa hôm 14/07/2020. Photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Anthony Collier

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đình Phú, một chuyên gia về Biển Đông ở Đại học University of California Irvine, nêu nhận định với VOA rằng tuyên bố mới nhất của chính phủ Hoa Kỳ được xem là một “điểm tựa” để Việt Nam có thể đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ hơn về chủ quyền ở Biển Đông.

Đây là một thời cơ, một điểm tựa rất lớn để chính phủ Việt Nam có thể đưa ra những hành động mạnh mẽ hơn nữa trong việc bảo vệ chủ quyền.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Phú

“Ở góc nhìn của tôi thì đây là một thời cơ, một điểm tựa rất lớn để chính phủ Việt Nam có thể đưa ra những hành động mạnh mẽ hơn nữa trong việc bảo vệ chủ quyền, lẽ phải. Tuyên bố này là một tín hiệu đáng mừng, nhưng phải chờ xem những diễn biến tiếp theo.

“Việt Nam đến thời điểm này cần nên mạnh mẽ và nên có những quyết sách mạnh mẽ hơn để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam.”

Cũng từ California, Giáo sư Lê Minh Nguyên, một chuyên gia về Trung Quốc và an ninh khu vực, nên nhận định với VOA:

“Điểm mạnh của tuyên bố này là Mỹ đứng cùng với các quốc gia Đông Nam Á trong việc bảo vệ chủ quyền tài nguyên biển.

“Đúng là Hoa Kỳ có đi xa hơn so với trước đây về việc ra tuyên bố.”

Điểm mạnh của tuyên bố này là Mỹ đứng cùng với các quốc gia Đông Nam Á trong việc bảo vệ chủ quyền tài nguyên biển.

Giáo sư Lê Minh Nguyên

“Tôi nghĩ tuyên bố này không thôi thì chưa đủ, cần phải có nhiều hơn các hành động tại thực địa,” Giáo sư Lê Minh Nguyên nói.

Chuyên gia: Mỹ sẽ cứng rắn hơn sau khi bác yêu sách của TÔng Greg Poling, một chuyên gia về Biển Đông của CSIS, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói tuyên bố cho rằng hành động của Trung Quốc là bất hợp pháp đã mở đường cho một phản ứng cứng rắn hơn từ Hoa Kỳ, như thông qua lệnh trừng phạt, có thể dẫn đến các hoạt động để khẳng định sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ.

Ông Poling nói trong bản tin của CSIS hôm 14/7: “Tuyên bố của ông Pompeo không làm thay đổi tính trung lập của Hoa Kỳ đối với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Washington vẫn không có ý định can thiệp vào việc tranh chấp mang tính lịch sử của các quốc gia đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.”

Chuyên gia CSIS nhận định rằng các chính quyền trước đây của Hoa Kỳ cũng gần như cho rằng các hành động của Trung Quốc trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và trong thềm lục địa của các nước láng giềng là bất hợp pháp nhưng chưa tuyên bố mạnh mẽ và chính thức như chính quyền của Tổng thống Trump vừa tuyên bố hôm 13/7.

Một tàu sân bay Mỹ hoạt động ở Biển Đông hồi tháng 5/2020

Chuyên gia: Mỹ sẽ cứng rắn hơn sau khi bác yêu sách Biển Đông của TQ

Trong ngắn hạn, tuyên bố của Hoa Kỳ sẽ gây căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng nó có “tác động tức thì” trên mặt trận ngoại giao trong việc vận động quốc tế để phản đối các hành động “bất hợp pháp” của một quốc gia, ông Poling phân tích.

Ông nói thêm rằng với lời lẽ mạnh mẽ hơn trước, tuyên bố mới nhất của Hoa Kỳ cũng có thể khuyến khích và mở đường các bên tranh chấp Biển Đông, đặc biệt như Việt Nam và Philippines, có thể đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ hơn cho riêng mình để đáp trả Trung Quốc.Q ở Biển Đông





Chuyên gia: Triển vọng của Việt Nam nằm trong nhóm “tươi sáng nhất” châu Á nếu từ bỏ chinh sách CS

Dân trí

 Việt Nam được xem là một trong những nước có triển vọng “tươi sáng nhất” tại châu Á bất chấp thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra.

Chuyên gia: Triển vọng của Việt Nam nằm trong nhóm “tươi sáng nhất” châu Á - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Bên ngoài một cửa hàng mỹ phẩm tại Hà Nội ngày 6/7. (Ảnh: Nhac Nguyen/AFP)

“Việt Nam đang phải hứng chịu một số thiệt hại do tác động của Covid-19, nhưng là một trong những nơi có triển vọng tươi sáng nhất trong khu vực”, Edward Teather, nhà kinh tế học ASEAN tại tổ chức nghiên cứu UBS, nói với CNBC hôm 6/7.

“Doanh số bán lẻ, nhập khẩu và sản lượng công nghiệp đều thực sự tăng trong tháng 6, có thể nói là tốt hơn hầu hết các nền kinh tế trong khu vực”, ông Teather cho biết thêm.

Theo CNBC, trong khi nhiều nền kinh tế bị thu hẹp trong quý 2 năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, GDP của Việt Nam vẫn tăng nhẹ, ước tính 0,36%.

Việt Nam cũng thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19, mặc dù có chung đường biên giới với Trung Quốc - nơi đầu tiên bùng phát dịch. Theo số liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins, Việt Nam, đất nước với gần 100 triệu dân, cho đến nay mới chỉ ghi nhận hơn 300 ca nhiễm và chưa có bất kỳ ca tử vong nào.

Nhà kinh tế học của UBS nhận định “Việt Nam đang tăng trưởng và ở vị thế tốt để tiếp tục mở rộng thị phần toàn cầu về xuất khẩu”, do vậy Việt Nam “có triển vọng khá tươi sáng trong khu vực”.

Theo CNBC, Việt Nam được xem là trung tâm sản xuất mới của các công ty muốn chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc do căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh dẫn tới việc tăng thuế hàng hóa.

Ông Teather nhận định hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), văn kiện được thông qua hồi tháng 6, có thể thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Chuyên gia Teather dự đoán tổng vốn FDI nhìn chung găp trở ngại, một phần vì các nhà đầu tư không thể tự do đi lại do đại dịch. Tuy nhiên, vẫn còn “nhiều hoạt động” sẵn sàng được triển khai và những khoản đầu tư này có thể tăng lên trong năm 2021 khi các rào cản về biên giới được nới lỏng.

Nhà kinh tế học cũng cho rằng sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

“Thủ tướng (Việt Nam) cuối tuần qua đã kêu gọi thực hiện thêm các biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế, trong khi ngân hàng trung ương cho biết họ muốn tăng trưởng tín dụng vượt 10%”, ông Teather nói.

Thành Đạt

Theo CNBC

IMF: Thành công chống dịch Covid-19 của Việt Nam là bài học cho các nước

Dân trí

 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định Việt Nam là hình mẫu cho các nước đang phát triển về việc thực hiện thành công công tác phòng chống dịch Covid-19.

IMF: Thành công chống dịch Covid-19 của Việt Nam là bài học cho các nước - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng tại bãi biển Hội An. (Ảnh: Reuters)

Theo IMF, trong giai đoạn đầu của dịch Covid-19, Việt Nam được dự báo sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến gian nan. Việt Nam được xem là nước dễ bị tổn thương trước đại dịch, vì có đường biên giới kéo dài và thương mại sâu rộng với Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam còn có các khu vực đô thị đông đúc và hạ tầng y tế còn hạn chế.

Tuy nhiên, chiến lược chống dịch hiệu quả với chi phí thấp đã giúp Việt Nam kiểm soát số ca nhiễm chỉ ở mức 352 người trên gần 100 triệu dân và không ghi nhận bất kỳ trường hợp tử vong nào. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên dỡ bỏ gần như hoàn toàn các biện pháp hạn chế trong nước.

IMF nhận định chiến lược chống Covid-19 của Việt Nam được tích lũy từ kinh nghiệm sau các đợt bùng phát dịch trước đó, như dịch SARS năm 2003.

Ngay từ đầu, chính phủ Việt Nam đã đặt ưu tiên về sức khỏe lên trên những lo ngại về kinh tế. Chiến lược chống dịch cũng nhanh chóng được triển khai với sự hỗ trợ của lực lượng quân đội, công an, các tổ chức cơ sở. Việc truyền thông hiệu quả và minh bạch cũng nhận được sự ủng hộ từ người dân và mở ra những bài học cho các nước đang phát triển.

Tín hiệu hồi phục

Mặc dù Việt Nam thành công trong việc hạn chế sự lây nhiễm của Covid-19, nhưng dịch bệnh cũng tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ trong nước và nước ngoài yếu hơn có thể khiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị sụt giảm trong năm nay.

Tuy vậy, tác động về kinh tế của Việt Nam vẫn “nhẹ nhàng” hơn so với hầu hết các nước trong khu vực. Triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam cũng tươi sáng hơn khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ, các doanh nghiệp hoạt động trở lại và người tiêu dùng đổ về các nhà hàng và cửa hiệu.

Việt Nam có một số dấu hiệu cho thấy sự hồi phục trong nước, khi doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp tăng trở lại so với giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên, theo IMF, để có thể tăng trưởng nhanh và bền vững, Việt Nam vẫn cần tới sự hồi phục kinh tế của các đối tác thương mại.

Triển khai phòng dịch nhanh chóng

IMF: Thành công chống dịch Covid-19 của Việt Nam là bài học cho các nước - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Khẩu hiệu “Chung sức đồng lòng chống dịch Covid-19” tại Hà Nội. (Ảnh: Reuters)

Theo IMF, ngay sau khi Trung Quốc chính thức thông báo với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về những ca viêm phổi lạ vào ngày 31/12/2019, Việt Nam đã hoàn tất việc đánh giá rủi ro y tế.

Ngày 21/1, Bộ Y tế Việt Nam đã ra hướng dẫn về việc phát hiện và phòng chống dịch bệnh. Trước khi kết thúc tháng 1, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch ứng phó quốc gia và thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19. Việc phối hợp hành động và kết nối liên lạc giữa các cơ quan liên quan ở chính quyền các cấp đóng vai trò rất quan trọng.

Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt đã được Việt Nam thực thi từng bước, bao gồm sàng lọc sức khỏe tại sân bay, giãn cách xã hội, cấm người nước ngoài nhập cảnh, cách ly 14 ngày với người từ nước ngoài vào Việt Nam, đóng cửa trường học và hủy bỏ các sự kiện đông người.

Việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng đã được thực thi nghiêm túc tại Việt Nam từ trước khi WHO đưa ra khuyến cáo. Ngoài ra, người dân cũng được yêu cầu sử dụng nước sát khuẩn tại khu vực công cộng, nơi làm việc và các tòa chung cư. Các dịch vụ không thiết yếu tạm thời đóng cửa trên cả nước, việc đi lại của người dân cũng bị hạn chế trong 3 tuần đầu tháng 4.

Phòng dịch nghiêm ngặt với chi phí thấp

Trong khi các nước phát triển lựa chọn chiến lược xét nghiệm hàng loạt với chi phí cao, Việt Nam tập trung vào các ca nghi nhiễm và có nguy cơ cao. Việt Nam chỉ thực hiện 350.000 xét nghiệm - con số tương đối thấp so với dân số cả nước. Tuy nhiên, với tỷ lệ trung bình 1.000 xét nghiệm trên mỗi ca dương tính, Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ này.

Cùng với việc xét nghiệm, Việt Nam cũng thực hiện các biện pháp truy vết tiếp xúc và cách ly tới 3 lớp. Nếu phát hiện trường hợp bị nhiễm virus, cộng đồng dân cư sống xung quanh, thậm chí cả một khu phố hay ngôi làng, cũng nhanh chóng được xét nghiệm và cách ly. Biện pháp này giúp hạn chế sự lây nhiễm trong cộng đồng.

Gần 450.000 người đã bị cách ly tại các bệnh viện, cơ sở cách ly hoặc tự cách ly tại nhà. Việc điều trị và cách ly tại các bệnh viện được miễn phí tại Việt Nam.

Nhờ triển khai các biện pháp chống dịch từ sớm và sử dụng các cơ sở của quân đội hoặc cơ sở của nhà nước sẵn có nên công tác chống dịch của Việt Nam được đánh giá thành công nhưng không tốn quá nhiều chi phí.

Sức mạnh toàn dân

Sự tham gia của toàn dân là yếu tố quan trọng mang lại thành công cho Việt Nam trong công tác chống dịch Covid-19. Ngay từ khi dịch mới xuất hiện, việc tuyên truyền về virus cũng như chiến lược chống dịch được chính phủ thực hiện công khai minh bạch.

Các thông tin về triệu chứng, biện pháp bảo vệ và cơ sở xét nghiệm đều được thông báo cho người dân thông qua các kênh truyền thông, trang web của chính phủ, các tổ chức cộng đồng, áp phích tại các bệnh viện, văn phòng, chung cư và khu chợ, tin nhắn gửi qua điện thoại di động và cả tin nhắn thoại trước mỗi cuộc gọi đến.

Chính phủ cũng triển khai ứng dụng truy vết tiếp xúc của các ca nhiễm tại các thành phố lớn. Cách tiếp cận đa phương tiện được phối hợp hiệu quả giúp củng cố lòng tin của người dân và hối thúc cả xã hội tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Thành Đạt Theo IMF

Mỹ  và thế giới thất trận do Vũ khí Sinh học CoVid của TQ, số người mắc Covid-19 toàn cầu tăng mạnh chưa từng có, nhà xác ở Mỹ quá tải

Dân trí

 Thế giới ghi nhận hơn 14 triệu người mắc Covid-19 khi số ca mắc mới liên tục lập kỷ lục, đặc biệt lần đầu tiên số ca mắc mới tăng hơn 1 triệu ca chỉ trong vòng 100 giờ đồng hồ.

Số người mắc Covid-19 toàn cầu tăng mạnh chưa từng có, nhà xác ở Mỹ quá tải - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Thế giới đã có hơn 14 triệu người mắc Covid-19. (Ảnh minh họa: Reuters)

Ca mắc Covid-19 toàn cầu tăng kỷ lục

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cuối ngày 17/7 cho biết, số người mắc Covid-19 toàn cầu tăng gần 238.000 ca trong vòng 24 giờ qua, tăng mạnh nhất kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát cuối năm ngoái. Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi vẫn là những nơi có số người mắc Covid-19 tăng mạnh nhất.

Đặc biệt, theo ghi nhận của Reuters, lần đầu tiên, số người mắc Covid-19 toàn cầu tăng hơn 1 triệu ca trong vòng 100 giờ đồng hồ - một tín hiệu đáng lo ngại về tốc độ lây lan của Covid-19 sau khi các quốc gia, vùng lãnh thổ mở cửa trở lại. Số người mắc Covid-19 toàn cầu hiện đã vượt 14 triệu ca, trong đó gần 600.000 người đã tử vong, hơn 8,4 triệu người đã được chữa khỏi. Trong khi số ca mắc mới liên tục lập kỷ lục, số người chết vì Covid-19 toàn cầu trong tháng 7 trung bình khoảng 5.000 người/ngày.

Mỹ hiện là tâm dịch lớn nhất với gần 3,7 triệu ca mắc, hơn 140.000 người tử vong. Brazil chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai thế giới với hơn 2 triệu ca mắc, trong đó gần 77.000 người tử vong. Ấn Độ cũng vừa gia nhập nhóm "triệu ca mắc " khi số người mắc Covid-19 tại quốc gia này vượt mốc 1 triệu, trong đó hơn 25.000 người đã tử vong.

WHO cảnh báo, Covid-19 có thể trầm trọng hơn nữa nếu một số nước tiếp tục coi nhẹ mối đe dọa từ đại dịch này. WHO cũng cho rằng, cuộc chiến đối phó Covid-19 đòi hỏi sự đoàn kết toàn cầu.

Nhà xác ở Mỹ quá tải

Số người mắc Covid-19 toàn cầu tăng mạnh chưa từng có, nhà xác ở Mỹ quá tải - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Texas huy động thêm xe tải đông lạnh khi các nhà xác, nhà tang lễ không còn chỗ chứa thi thể. (Ảnh: Reuters)

Fox News dẫn thông tin từ giới chức tế Mỹ cho biết, bang Texas và Arizona đã phải điều động thêm các xe tải đông lạnh để bảo quả thi thể trong bối cảnh số người chết vì Covid-19 tăng nhanh trở lại.

Texas ngày 16/7 ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 kỷ lục với 129 người chết, nâng tổng số người chết vì đại dịch này tại đây lên gần 3.600. Cùng ngày, Texas cũng có thêm hơn 10.000 ca mắc mới, nâng số người mắc bệnh tại bang lên xấp xỉ 293.000 ca.

Thành phố San Antonio và Bexar nhận thêm mỗi địa phương 5 xe tải đông lạnh để bảo quản 180 thi thể khi hầu hết nhà xác của bệnh viện và nhà tang lễ tại đây không thể tiếp nhận thêm thi thể.

“Không có nơi nào để đặt những xác chết. Nghe có vẻ khủng khiếp nhưng đó là sự thật. Chúng tôi có xe tải đông lạnh ở chế độ chờ trong khu vực, nếu cần", Thị trưởng thành phố San Antonio Ron Nirenberg cho biết. Ông Ken Davis, giám đốc y tế của hệ thống y tế Christus Santa Rosa, cũng cho biết: “Chúng tôi đã hết chỗ. Nhà tang lễ của chúng tôi đã hết chỗ".

Tại Arizona, số người tử vong cũng tăng mạnh. Bang này hiện có khoảng 135.000 người mắc Covid-19, trong đó gần 2.500 ca tử vong. Các nhà xác tại đây cũng bắt đầu quá tải.

Số người chết vì Covid-19 tại Mỹ bắt đầu tăng mạnh trở lại cùng với sự gia tăng kỷ lục của số ca mắc mới. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins số người mắc Covid-19 tiếp tục tăng kỷ lục với hơn 77.000 ca mắc mới trong ngày 16/7, đánh dấu lần đầu tiên số ca mắc Covid-19 tăng hơn 70.000 ca/ngày.

Tỷ lệ nghịch với tốc độ gia tăng ca mắc Covid-19, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Donald Trump giảm mạnh. Theo khảo sát của hãng tin Washington Post và ABC News, 38% người Mỹ ủng hộ cách ứng phó đại dịch của ông Trump, giảm so với mức 46% hồi tháng 5 và 51% hồi tháng 3. Tỷ lệ bất tín nhiệm tăng lên 60%, so với mức 45% hồi tháng 3.

Đây là một bất lợi lớn cho chủ nhân Nhà Trắng trước cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm nay. Nhận thức được điều này, ông Trump đã thay đổi nhân sự điều hành chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, nếu không thay đổi quan điểm về ứng phó Covid-19, ông Trump được cho là sẽ khó lòng chinh phục đường đua vào Nhà Trắng một lần nữa.

Đến nay, dư luận tại Mỹ vẫn chia rẽ về vấn đề đeo hay không đeo khẩu trang, mở cửa hay không mở cửa lại trường học để phòng dịch. Trong khi chính quyền của Tổng thống Trump ủng hộ mở cửa trở lại, trong đó có việc mở cửa trường học, các chuyên gia y tế khuyến cáo việc đóng cửa trường và đeo khẩu trang nơi công cộng là một phần trong các biện pháp ngăn đà lây lan của dịch.

Hoa Kỳ có thể trừng phạt các công ty quốc doanh Tàu cộng có hoạt động tại Biển Đông

< A >
Laura Zhou * CTV Danlambao lược dịch - Một số công ty quốc doanh Tàu cộng có thể bị Hoa Kỳ trừng phạt vì vai trò của các công ty này trong trong việc mở rộng sự hiện diện của Tàu cộng trong vùng biển tranh chấp Biển Đông.

David Stilwell, trợ lý bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương đã cáo buộc Tàu cộng sử dụng các công ty nhà nước để bắt nạt các nước láng giềng trong khu vực nhằm bảo đảm trữ lượng dầu mỏ và khoáng sản. Từ đó, ông Stilwell gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức và doanh nghiệp liên quan.

Trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế hôm thứ ba, ông Stilwell đã nêu đích danh Tập đoàn quốc doanh Xây dựng Trung Quốc (China Communications Construction Company - CCCC) đã dự phần phát triển nhiều hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông, và Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation - CNOOC) đã đặt một giàn khoan lớn trong vùng biển tranh chấp đã được Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Ông Stilwell không cho biết các biện pháp sẽ là gì nhưng Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio trước đó đã thúc đẩy các biện pháp trừng phạt đối với một số công ty quốc doanh Tàu Cộng - bao gồm CNOOC, CCCC và hai công ty con của nó. Ông Rubio đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ chặn tài sản của họ ở Mỹ và loại trừ các quan chức công ty làm kinh doanh tại Mỹ.

Phát biểu của ông Stilwell xảy ra sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố bác bỏ những vu nhận và yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông; tuyên bố này đã gia tăng nguy cơ đối đầu có thể xảy ra giữa hai nước.

Bắc Kinh vu nhận hầu hết Biển Đông và các nguồn tài nguyên ngoài khơi dựa vào cái gọi là đường chín đoạn, nhưng nhiều nước láng giềng, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, có quan điểm trái ngược.

Các nhà quan sát cho biết bất kỳ sự trừng phạt nào sẽ phụ thuộc vào cách các quốc gia Hoa Kỳ và Đông Nam Á định nghĩa các hành động của Trung Quốc.

Jay Batongbacal, giáo sư về vấn đề hàng hải quốc tế tại Đại học Philippines cho rằng thoả thuận giữa Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á về thời điểm và nơi mà Trung Quốc có những hoạt động được xem bất hợp pháp sẽ là tiền đề cho các quốc gia có những cuộc đàm phán hay biện pháp pháp lý.

Ví dụ, nếu CNOOC muốn trao thầu các khối thăm dò trên một khu vực của thềm lục địa Malaysia, Malaysia và Mỹ sẽ có lý khi có những hành động pháp lý chống lại CNOOC.

Điều này có thể gây tổn hại nhiều hơn cho nhiều công ty quốc doanh Tàu cộng đã tích cực tham gia vào đại dự án Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Ví dụ, CNOOC sở hữu các dự án khai thác dầu khí trên bờ ở các bang Texas, Colorado và Wyoming của Hoa Kỳ, cũng như ngoài khơi vịnh Mexico, trong khi công ty con của CNOOC có cổ phần trong một số dự án dầu ở Mỹ.

CCCC đã hợp tác chặt chẽ với các nước Đông Nam Á và vào tháng 12 đã giành được hợp đồng trị giá 10 tỷ USD để xây dựng một sân bay quốc tế bên ngoài Manila theo chương trình Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Ngay sau khi Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc tại The Hague vào năm 2013, Bắc Kinh đã tiến hành cuộc nạo vét chưa từng có tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông để hình thành bảy hòn đảo nhân tạo như International Financial News, một tờ báo liên kết với cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Daily Daily, đưa tin trong năm 2015.

Vào tháng 5 năm 2014, tháp tùng bởi 86 tàu, bao gồm tàu ​​khu trục hải quân và hai tàu đổ bộ, giàn khoan dầu Hải Dương-981 trị giá 1 tỷ USD đã được chuyển đến vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Bắc Kinh cho biết giàn khoan đang hoạt động trong lãnh thổ của mình, nhưng Hà Nội cho biết vị trí của giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hà Nội cũng cáo buộc Bắc Kinh sử dụng các chiến thuật bắt nạt và đã đâm vào các tàu đánh cá Việt Nam ở vùng biển giàu năng lượng.

Giàn khoan Hải Dương đã được dời đivào tháng Bảy cùng năm và Bắc Kinh tuyên bố việc này nằm kế hoạch ban đầu.

Bắc Kinh đã bị chỉ trích rộng rãi vì xây dựng đảo và quân sự hóa Biển Đông và các công ty quốc doanh Tàu cộng đã tham gia rộng rãi vào bành trướng này. Công ty Tư vấn quốc phòng IHS Jane's đã thu thập và phân tích hình ảnh vệ tinh cho thấy Công ty nạo vét Tianjin - một công ty con của CCCC - đã dự phần phát triển đảo san hô - bao gồm Mischief, Suba và Fiery Cross - thành những hòn đảo lớn hơn và hiện đã trở thành căn cứ quân sự với nhiều phi đạo.


Nguồn:


Lược dịch:


Lãnh đạo VC quá khiếp sợvì bị TQ hăm dọa nếu không rút giàn khoan sẽ bị tru di tam tộc: Một tỉ đô la tiền dân mất trắng vì hèn với giặc

< A >
CTV Danlambao - Trong sự nghiệp buôn dân bán nước, công ty Ba Đình đã lập vô số "thành tích". Thành tích mới nhất là 1 tỉ đô la tiền của dân phải đem ra bồi thường cho công ty ngoại quốc vì phải cúi đầu tuân lệnh thiên triều trong việc chấm dứt các hoạt động của các công ty đã ký giao kèo sòng phẳng.

Theo BBC, một nguồn thạo tin trong ngành dầu khí đã tiết lộ rằng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã phải "bồi thường" cho công ty Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tổng cộng 1 tỉ đô la.

Những công ty này đã ký hợp đồng để được quyền khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN. Riêng Repsol đã sở hữu khai thác 13 lô ở thềm lục địa. Tuy nhiên trước áp lực của thiên triều, chư hầu Ba Đình đã buộc các công ty này ngưng hoạt động khai thác.

PetroVietnam là một công ty quốc doanh. 1 tỉ đô la đó thuộc ngân sách nhà nước hay chính xác hơn nó là tài sản của quốc gia.

Ngoài những công ty trên, một công ty khác là Noble có giàn khoan nằm ở cảng Vũng Tàu của Việt Nam cũng bị ra lệnh ngừng sau hai tháng hoạt động. Dự đoán cho biết là Ba Đình lại phải lấy tài sản quốc gia ra để bồi thường cho Noble.

Nhắc lại diễn biến: Hoạt động khoan dầu của Talisman-Vietnam, một chi nhánh của Repsol, khởi sự vào ngày 21/06/2017. Chỉ trong vòng một tháng sau đó, Bắc Kinh hăm doạ sẽ tấn công những căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu Hà Nội và Respol không chấm dứt hoạt động khai thác dầu-khí. Ngay lập tức chư hầu cộng sản Ba Đình ra lệnh Repsol ngưng hoạt động.

Việc chấm dứt hoạt động này cũng xảy ra một ngày sau khi một lượng dầu khí rất lớn được xác nhận tìm thấy ở vùng biển này và vào thời điểm đó, Repsol đã bỏ ra 300 triệu USD để xây dựng dự án khai thác dầu-khí.

Khu vực khoan dầu này mang tên Lô 136-03, cách bờ biển Việt Nam khoảng 400km, nằm trong Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam. PetroVietNam đã hợp tác với Repsol để cùng tiến hành dự án khai thác dầu Cá Rồng Đỏ tại đây.

Trong chính sách xâm lược để bành trướng ảnh hưởng và quyền lợi trên toàn Biển Đông, Bắc Kinh đã vu nhận chủ quyền đối với vùng biển rộng lớn của biển Đông với khoảng cách hơn 1600 Km tính từ bờ biển phía Nam của Trung Quốc. Với cái gọi là "Đường Lưỡi Bò", Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền của gần 3,5 triệu km2 biển Đông là thuộc về Trung Quốc.

Việc ra lệnh chấm dứt hoạt động của Repsol và các công ty khác ngoài việc làm mất 1 tỉ đô la của dân mà Ba Đình còn gián tiếp chấp nhận đường lưỡi bò của Tàu cộng. Đó không chỉ là một thiệt hại về kinh tế mà còn là một thất bại to lớn trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển này.

17.07.2020


Hoa Kỳ phủ nhận hầu hết những tuyên bố chủ quyền hàng hải của Tàu cộng tại Biển Đông

< A >
CTV Danlambao - Hôm nay, 13.07.2020, Chính phủ Hoa Kỳ đã bác bỏ hoàn toàn gần như tất cả các nhận vơ về chủ quyền và yêu sách hàng hải quan trọng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Đây là quyết định nhằm ghi nhận luật quốc tế và kiềm chế sự quyết đoán, leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực.

Trước đây, Hoa Kỳ áp dụng chính sách cho rằng các tranh chấp hàng hải giữa Tàu cộng và các nước láng giềng phải được giải quyết trong hòa bình thông qua trọng tài Liên Hiệp Quốc.

Bây giờ, Hoa Kỳ bắt đầu thay đổi chính sách này với tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mike Pompeo nói rằng Hoa Kỳ xem hầu như tất cả các yêu sách hàng hải của Trung Quốc bên ngoài vùng biển được quốc tế công nhận là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, sự thay đổi chính sách không áp dụng cho những tranh chấp tại các vùng có mặt đất nằm trên mực nước biển, được xem là lãnh thổ của quốc gia. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ không chính thức phủ nhận những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên những đảo đá nhân tạo nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Thể hiện tính chất thực sự của vấn đề là chỉ liên quan đến chủ quyền hàng hải, ông Mike Pompeo nói rằng thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh xem Biển Đông là vương quốc hàng hải của của Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ sát cánh với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của các quốc gia này đối với các nguồn lực ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế.

Ông Pompeo cũng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ sát cánh với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và chống lại mọi nỗ lực áp đặt nhằm tạo ra quyền lợi riêng ở Biển Đông hoặc khu vực rộng lớn hơn.

Mặc dù vẫn tiếp tục giữ thái độ trung lập trong những tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực, thông báo mới của chính phủ Hoa Kỳ cho thấy Hoa Kỳ đã gửi thông điệp đứng về phía Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Brunei khi các quốc gia này chống lại các khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh tại biển Đông.

Một ngày trước khi thông báo được đưa ra là ngày kỷ niệm 4 năm phán quyết của hội đồng trọng tài ủng hộ việc Philippines bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc xung quanh quần đảo Trường Sa và các rạn san hô và bãi cạn lân cận.

Bắc Kinh đã không công nhận quyết định này và từ chối tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài. Thay vào đó, Bắc Kinh tiếp tục những hành động hung hăng dẫn đến những tranh chấp chủ quyền căng thẳng với Việt Nam, Philippines và Malaysia trong 4 năm qua.

Từ đó, Hoa Kỳ tuyên bố Trung Quốc không có yêu sách hàng hải hợp lệ đối với rạn san hô Scarborough (đảo Hoàng Nham), Mischief (Đá Vành Khăn), bãi cạn Second Thomas Shoal (Bãi Cỏ Mây). Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố các khu vực trên được xem là một phần của Philippines, được bảo vệ bởi một hiệp ước liên minh phòng thủ giữa Hoa Kỳ và Philippines trong trường hợp khu vực này bị tấn công.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng xác định rằng những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với bãi cạn James gần Malaysia, vùng biển xung quanh Vanguard Bank (Bãi Tư Chính) - ngoài khơi Việt Nam, bờ biển Luconia gần Brunei và Natuna Besar - ngoài khơi Indonesia là bất hợp pháp. Từ đó Hoa Kỳ sẽ xem bất kỳ hành vi quấy rối tàu cá hoặc thăm dò dầu khí của Trung Quốc tại các khu vực đó là bất hợp pháp.

14.07.2020

Khiếp sợ TQ tè trong quần: 

Thiên triều Bắc Kinh vừa vuốt ve vừa hăm dọa chư hầu Ba Đình

< A >
Mẹ Nấm (Danlambao) - ...Thông điệp được gửi đi từ Bắc Kinh qua lời Hồ Tích Tiến giữa lúc đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị tiến hành đại hội đảng cho thấy Trung cộng đã đặt miếng bánh lợi ích ra trên bàn để buộc Ba Đình phải lựa chọn rõ ràng. Những ai trong Bộ Chính trị hiện nay sẽ ngoan ngoãn vâng lệnh thiên triều để thà mất nước hơn mất đảng? Ai khác trong bộ phận chóp bu của đảng đang tính đường thoát Trung, bám Mỹ để còn đảng còn tiền? Đó cũng là những câu hỏi như những đợt sóng ngầm trong nội bộ đảng viên cộng sản...

*

Ngày 11/7/2020, Hoa Kỳ và Việt Nam kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao hợp tác. Đại sứ quán Trung cộng tại Việt Nam đã đăng tải bài viết Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam. Đây chính là thông điệp mà Bắc Kinh muốn gửi đến Hà Nội một cách chính thức. 

Năm 2020 đánh dấu sự thay đổi trong quan hệ Việt-Mỹ khi đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam sử dụng cụm từ “đối tác chiến lược” để miêu tả quan hệ ngoại giao. Và đối với Bắc Kinh đây có lẽ là điều không thể chấp nhận. 

Chính vì vậy, Đại sứ quán Trung cộng tại Việt Nam đã mượn lời Tổng Biên tập Hoàn Cầu Thời Báo để nhắc các lãnh đạo Cộng sản rằng phải nhớ Mỹ đã là quốc gia “từng ném hàng nghìn hàng vạn tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam, trong đó bao gồm Hà Nội vài chục năm trước. Quan hệ quốc tế như trò trẻ con, thích dở mặt thì dở mặt. Mỹ hiện dành muôn vàn cưng chiều cho Việt Nam, mục đích chỉ có một, đó là ly gián quan hệ Trung- Việt, dung túng Việt Nam đối trọng với Trung Quốc trong vấn đề trên biển khiến Việt Nam cũng trở thành con cờ phục vụ cho chiến lược Mỹ chèn ép Trung Quốc.” 

Thông điệp mà Bắc Kinh đã gửi đến Hà Nội là hãy “dốc sức phát triển quan hệ tốt đẹp với Việt Nam là một phần trong chính sách láng giềng hữu nghị lâu dài của Trung Quốc, hơn nữa quan hệ Trung-Việt ổn định và phát triển theo hướng tốt có ý nghĩa căn bản hơn đối với Việt Nam.” 

Tại sao cần phải duy trì tình hữu nghị với Trung cộng? 

Bởi vì trong quan điểm của Bắc Kinh: “Trung Quốc và Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa, đa số nước XHCN trên thế giới đều đã sụp đổ, là nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam có thể duy trì cục diện chính trị ổn định, sự nâng đỡ chiến lược tiềm tàng lớn nhất là đến từ ổn định chính trị của Trung Quốc. Thể chế chính trị của Việt Nam rất khó trường tồn lâu dài một mình.” 

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng nhắn nhủ Ba Đình rằng nếu mở cửa, thì “các thế lực chính trị chống đối nổi dậy trong và ngoài nước sớm muộn sẽ dấy lên cơn sóng lớn, khiến Việt Nam đối mặt với thách thức căn bản. Đến lúc đó, Mỹ và phương Tây chắc chắn là những bên thêm dầu vào lửa, thậm chí giáng đòn chủ yếu vào Việt Nam. Về điều này, Hà Nội cần giữ cảnh giác lâu dài.” 

Có thể thấy, Đại sứ quán Trung cộng đã phát đi thông điệp Hà Nội cần giữ quan hệ với Trung cộng để giữ đảng Cộng sản. Thể chế độc tài Việt Nam sẽ không thể tồn tại nếu không có sự nâng đỡ và bảo hộ từ Bắc Kinh. 

Điểm lại thái độ của Ba Đình:

Từ trước đến nay, trong việc sử dụng ngôn từ ngoại giao, Cộng sản Việt Nam luôn có sự lựa chọn, cân nhắc kỹ lưỡng không dám làm phật lòng thiên triều Bắc Kinh.

Đối với nhận định về quan hệ “đối tác chiến lược” với Hoa Kỳ, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nói: “Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, sẵn sàng làm bạn và đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia trên thế giới. Quan hệ của 2 nước cũng được thiết lập trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.” Trả lời báo chí, bà Hằng không bình luận trực tiếp vào việc liệu 2 nước có nâng cấp quan hệ ngoại giao trong năm nay. 

Trong khi cân nhắc phát ngôn từ Bộ Ngoại giao thì trong hành động của lãnh đạo đảng Cộng sản liên quan đến quan hệ hữu nghị Việt Trung, các lãnh đạo không cần phải cân nhắc: 

- Tháng 7/2019: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đi thăm Trung Quốc Chuyến thăm này được kỳ vọng tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước. Dư luận Trung Quốc hoan nghênh chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

- Tháng 1/2020: Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc mừng kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao Việt-Trung. Theo ông Trọng: "hai bên cần gìn giữ tốt truyền thống hữu nghị tốt đẹp, đẩy mạnh hợp tác thực chất, cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực." 

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Phạm Bình Minh viết mừng quan hệ 70 năm ngoại giao Việt-Trung như sau: “Quan hệ Việt-Trung tuy có lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị, hợp tác vẫn là dòng chảy chính, tình hữu nghị do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Ðông cùng các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản chung quý báu của hai dân tộc, góp phần duy trì xu thế phát triển ổn định quan hệ hữu nghị truyền thống Việt-Trung, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Hai bên đã xác định phát triển quan hệ hai nước theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005). Năm 2008, hai bên nhất trí thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, khung hợp tác cao nhất, nội hàm sâu rộng nhất trong quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới. Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên cùng Việt Nam xây dựng khuôn khổ hợp tác này.” 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại diễn đàn Hội nghị cấp cao các nước Đông Nam Á lần thứ 36: “Trung Quốc, Hoa Kỳ đều là đối tác lớn của ASEAN, Việt Nam”. 

Mới đây khi Trung cộng thông qua Luật an ninh tại Hong Kong, Ba Đình đã lựa chọn thái độ im lặng, không công khai ủng hộ hay chống đối Bắc Kinh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. 

Thông điệp được gửi đi từ Bắc Kinh qua lời Hồ Tích Tiến giữa lúc đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị tiến hành đại hội đảng cho thấy Trung cộng đã đặt miếng bánh lợi ích ra trên bàn để buộc Ba Đình phải lựa chọn rõ ràng.

Những ai trong Bộ Chính trị hiện nay sẽ ngoan ngoãn vâng lệnh thiên triều để thà mất nước hơn mất đảng?

Những ai trong bộ phận chóp bu của đảng đang tính đường thoát Trung, bám Mỹ để còn đảng còn tiền?

Đó cũng là những câu hỏi như những đợt sóng ngầm trong nội bộ đảng viên cộng sản.

14.07.2020



Cuộc sống lo từng bữa ăn những ngày dịch COVID-19 của người dân nghèo TPHCM khi chính quyền bắt dân nập thuế để trả bồi thường các hảng dâu vị không dám phản đoới lệnh TQ

Dịch COVID-19 bùng phát khiến cuộc sống của những người nghèo trong những xóm trọ nghèo ở xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TPHCM) thêm nhiều khó khăn. Vừa phải sống trong sự âu lo của dịch bệnh, họ vừa phải lo từng bữa ăn do mất đi nguồn thu nhập hàng ngày trong khi CS bắt dân nạp thêm thué để bồi thường các hãng đầu 

Rau cháo qua ngày

Những ngôi nhà xập xệ, ẩm thấp ở các xóm trọ nghèo nằm hàng chục năm nay dưới cầu Xóm Củi (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM) là "mái ấm" của hàng trăm hộ dân. Ngày nắng thì nóng mà ngày mưa thì dột nhưng đây vẫn là lựa chọn tốt nhất với nguồn thu nhập ít ỏi của những người nghèo.

Nhà trọ của những người dân nghèo.
Một trong số nhà trọ của những người dân nghèo dưới cây cầu Xóm Củi (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Ảnh: Hà Phương.

Chúng tôi tìm đến xóm Ngụ Cư (ấp 4, xã Bình Hưng) là nơi ở của gần 40 hộ dân. Bắt gặp hình ảnh người mẹ già với làn da sạm nắng, thân hình gầy guộc, bà Nguyễn Thị Mai (79 tuổi) làm nghề lượm ve chai để kiếm sống qua ngày chia sẻ: "Ngày nào cũng vậy, tôi thường đi khắp các con xóm nhỏ với hy vọng kiếm được chút chai, lọ hay thùng giấy... Những ngày dịch này, tôi cũng đi chắt góp ve chai rồi để dành đó, mai mốt vựa mở thì tôi đem bán.              

Từ hôm 1.4 đến nay, tôi cũng không kiếm được đồng nào. Ngày trước, có ngày kiếm được nhiều nhất thì khoảng 100 – 200 nghìn đồng mỗi ngày nhưng hiếm lắm. Giờ thì chẳng có tiền mua thức ăn, bữa cơm nhiều khi chỉ có mớ rau luộc từ số tiền ít ỏi người ta cho. Trước đây còn có thịt, cá chứ giờ thì... Cũng may, hôm trước, tôi được mấy cô chú ở phường cho gạo với 100 nghìn đồng".

Bà Nguyễn Thị Mai thu dọn số ve chai nhặt được. Ảnh: Hà Phương.
Bà Nguyễn Thị Mai thu dọn số ve chai nhặt được. Ảnh: Hà Phương. 

Cùng hoàn cảnh khó khăn, bà Hiền hàng xóm của bà Mai (bán vé số dạo) cho hay: "Bây giờ, không đi bán vé số được vì dịch bệnh, tôi chuyển qua đi lượm ve chai. Lượm ve chai thì tiền bữa có bữa không, mà có thì cũng ít, khoảng 30 – 50 nghìn đồng. Số tiền kiếm được chắt chiu cũng chỉ đủ trả tiền phòng. Chồng tôi cũng nghỉ việc vì dịch nên thu nhập của hai vợ chồng coi như mất hết. Vợ chồng tôi khổ quen rồi, bữa no bữa đói cũng được, chỉ thương hai đứa nhỏ".

Không có quê để về

Ở phía bên kia cầu, chúng tôi không dám tin vào mắt mình khi nhìn thấy những ngôi nhà cũ nát, mùi ẩm mốc, mùi rác nồng nặc bốc lên, lại là nơi ở của gần 7 hộ gia đình. Do dịch kéo dài, nhiều người mất việc đành về quê nhưng cũng có người không có quê để về. Ông Nguyễn Văn Hải (57 tuổi) trọ ở căn nhà chật chội, ẩm thấp, trước mặt là đống ve chai ông lượm được, sau lưng nhà là con kênh đầy rác thuộc ấp 3, xã Bình Hưng.

Căn nhà trọ xập xệ chưa đầy 5m2 của vợ chồng ông Nguyễn Văn Hải. Ảnh: Thanh Chân.
Căn nhà trọ xập xệ chưa đầy 5m2 của vợ chồng ông Nguyễn Văn Hải. Ảnh: Thanh Chân. 

Ông tâm sự: "Tôi và bà xã không có quê để về nên vẫn còn ở lại. Dịch này, tôi kiếm được ít hơn, chỉ khoảng mười mấy hai mấy nghìn một ngày. Hai vợ chồng già chỉ kiếm đủ để trả tiền trọ. Nhà có mỗi chiếc quạt điện với chiếc xe đạp là quý nhất rồi bán cũng đâu được bao nhiêu. Vợ chồng tôi cứ thế, nương tựa nhau mà sống đã nhiều năm nay".

Một dãy trọ cũ, tạm bợ ngay dưới chân cầu Xóm Củi có khoảng 50 hộ gia đình sinh sống. Chúng tôi gặp bà Phan Thị Ngọc Ẩn (67 tuổi, ấp 4, xã Bình Hưng) vừa vội vàng ăn tạm bát tàu hũ trong căn phòng chưa đầy 5m2. Bà vừa kể: "Tôi cũng mới bán rau ở chợ về, không nấu cơm ăn được do mệt quá, kiếm chén tàu hũ ăn đỡ đói. Mấy ngày này, dịch bệnh cũng lo lắm nhưng vẫn phải ra chợ kiếm tiền, đủ đóng tiền trọ là vui rồi. Điện, nước thì cũng hạn chế dùng cho đỡ tốn.

Ảnh: Thanh Chân.
Bà Phan Thị Ngọc Ẩn vội vã ăn tạm bữa trưa. Ảnh: Thanh Chân.

Tôi ở đây một mình, quê gốc ở Long An nhưng sinh ra ở TPHCM. Giờ mình cũng già cả rồi, ráng đi làm chứ về quê cũng không biết về đâu. Ở tạm thời đây, tới đâu hay tới đó. Bây giờ có chỗ chui ra chui vào là may. Dù nhà có nóng hừng hực, nóng như cái lò cũng phải ráng chịu thôi. Ở đây ai cũng nghèo như ai nên chẳng ai lo được cho ai. Mong dịch sớm qua nhanh để chúng tôi sớm ổn định cuộc sống.

Cuộc sống ngày thường chẳng dư dả là mấy, những ngày cách ly xã hội, những người lao động chân tay cuộc sống vốn đã khó khăn nay càng khó hơn khi vừa phải lo miếng ăn vừa phải gồng mình chống dịch.

HÀ PHƯƠNG - THANH CHÂN

Biển Đông: Trung Quốc lại điều máy bay chiến đấu tới Hoàng Sa

Máy bay chiến đấu J15 của Trung Quốc trong một cuộc tập trận trên biển năm 2018
Chụp lại hình ảnh,

Máy bay chiến đấu J15 của Trung Quốc trong một cuộc tập trận trên biển năm 2018

Xuất hiện bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã triển khai các máy bay chiến đấu tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp trên Biển Đông, theo Forces.

Hình ảnh vệ tinh từ ngày 15/7 cho thấy ít nhất bốn máy bay chiến đấu đã xuất hiện ở đây. Động thái này diễn ra hai ngày sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố rằng các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là 'hoàn toàn bất hợp pháp'.

Động thái này cũng nhằm đáp trả cuộc tập trận hải quân do Hoa Kỳ khởi xướng trên Biển Đông và căng thẳng gia tăng trên toàn khu vực nói chung, theo Forbes.

Các máy bay được cho là loại J-11B do Trung Quốc sản xuất, biến thể của máy bay chiến đấu Flanker nổi tiếng của Nga - ban đầu được biết đến với tên gọi Sukhoi Su-27 Flanker.

Dòng máy bay này tương đương với F-15 Eagle được sử dụng bởi Không quân Hoa Kỳ.

Những chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc đang ở trên đường băng tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù thực tế bị Trung Quốc chiếm đóng, nhưng đảo này cũng được Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền, và là một trong nhiều hòn đảo đang bị tranh chấp trong khu vực này.

Trung Quốc đã tăng cường xây dựng trên Biển Đông trong những năm gần đây và đã triển khai máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tới khu vực này trước đó.

Trong một diễn biến khác, máy bay do thám E-8C của Mỹ đã xuất hiện gần bờ biển tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hôm 17/7, theo thông tin trên Twitter từ Sáng kiến ​​điều tra tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI), một nhóm nghiên cứu ở Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc).

Bỏ qua Twitter tin, 1

Cuối Twitter tin, 1

Bồi đắp tại khu vực đảo Phú Lâm

Trước đó, hình ảnh vệ tinh thương mại từ ngày 17/4 đến ngày 25/6 cho thấy Trung Quốc đưa máy móc hạng nặng tới bờ biển phía tây bắc đảo Phú Lâm để nạo vét, bồi đắp, theo Benarnews.

Chiến dịch bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc đã được thực hiện rộng khắp từ năm 2014 đến năm 2016 ở Biển Đông, phá hủy môi trường tự nhiên và quân sự hóa các bãi đá và rạn san hô nơi nước này chiếm đóng.

Bốn căn cứ lớn nhất mà Trung Quốc duy trì ở Biển Đông - Đá Subi, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn, và Đảo Phú Lâm - hầu như không thể nhận ra kể từ khi việc bồi đắp kết thúc vào năm 2017, tạo ra các bến cảng nước sâu, đường băng, và nơi sinh hoạt. Nhưng việc nạo vét quy mô nhỏ vẫn tiếp tục, như hình ảnh vệ tinh mới nhất này cho thấy.

Việc nạo vét mới trên đảo Phú Lâm được Trung Quốc thực hiện vào thời điểm nhạy cảm, theo Benarnews.

Hồi tháng Năm, Indonesia đã cùng với Việt Nam, Philippines và Malaysia tố cáo Trung Quốc về việc khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông trong một loạt các công hàm gửi lên Liên Hiệp Quốc.

Indonesia viện dẫn phán quyết năm 2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực, bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp, khẳng định không một 'hòn đảo' nào của Trung Quốc có thể tạo ra các vùng đặc quyền kinh tế và chúng chỉ là các bãi đá.

Gần đây, Trung Quốc đã cố gắng đe dọa Việt Nam về việc hợp tác khai thác dầu trên Biển Đông với một đối tác quốc tế bằng cách đưa một tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 17/6.

Hình ảnh chụp vệ tinh trong ngày 17/4 và 25/6 cho thấy các hoạt động nạo vét của TQ tại đảo Phú Lâm
Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh chụp vệ tinh trong ngày 17/4 và 25/6 cho thấy các hoạt động nạo vét của TQ tại đảo Phú Lâm


Mỹ có thể “giáng đòn” các công ty Trung Quốc liên quan yêu sách Biển Đông nếu không hoàn trả Hoàng  Sa cho VN

Dân trí

 Các công ty nhà nước Trung Quốc có thể “hứng đòn” trừng phạt của Mỹ vì đóng vai trò trong việc mở rộng sự hiện diện phi pháp của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Mỹ có thể “giáng đòn” các công ty Trung Quốc liên quan yêu sách Biển Đông - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell (Ảnh: EPA)

Ông David Stilwell, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, tuần này đã cáo buộc Trung Quốc sử dụng các công ty nhà nước để “bắt nạt” các nước láng giềng trong khu vực nhằm đảm bảo trữ lượng khoáng sản và dầu mỏ.

Ông Stiwell còn ám chỉ rằng, Mỹ có thể đáp trả bằng cách áp lệnh trừng phạt nhằm vào các quan chức và doanh nghiệp có liên quan tới tới hoạt động trên của Trung Quốc.

Trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ngày 14/7, ông Stilwell đã nêu tên Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC) là đơn vị giúp Trung Quốc phát triển nhiều đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. Ngoài ra, quan chức Mỹ cũng đề cập tới Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) là đơn vị lắp đặt một giàn khoan lớn ở Biển Đông.

Trung Quốc bị chỉ trích mạnh mẽ vì hành động bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa trái phép tại Biển Đông. Các công ty nhà nước Trung Quốc đã tham gia tích cực vào những hoạt động phi pháp này.

Những hình ảnh vệ tinh do tạp chí quốc phòng IHS Jane’s phân tích cho thấy công ty nạo vét Thiên Tân, một công ty con của CCCC, đóng vai trò trong việc cải tạo trái phép các rạn san hô ở Biển Đông, bao gồm đá Vành Khăn, đá Chữ Thập, thành những đảo lớn hơn để thiết lập đường băng và cơ sở quân sự trái phép.

Ông Stilwell không nêu cụ thể các lệnh trừng phạt của Mỹ là gì.

Trước đó, Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio đã kêu gọi áp lệnh trừng phạt nhằm vào hàng loạt công ty nhà nước Trung Quốc, gồm CNOOC, CCCC và 2 công ty con của tập đoàn này. Ông Rubio yêu cầu chính phủ Mỹ đóng băng tài sản và cấm quan chức của các công ty này hoạt động kinh doanh tại Mỹ.

Mỹ có thể “giáng đòn” các công ty Trung Quốc liên quan yêu sách Biển Đông - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Các nhân viên kỹ thuật của Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC) kiểm tra các tuyến cáp. (Ảnh: Xinhua)

Bình luận của ông Stilwell được đưa ra sau khi Mỹ nêu tuyên bố chính thức, bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông. Động thái này làm gia tăng nguy cơ đối đầu căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Trung Quốc đơn phương đưa ra yêu sách chủ quyền phi lý với hầu hết khu vực Biển Đông dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn” không được quốc tế công nhận. Năm 2016, tòa trọng tài thường trực ở Hà Lan đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách này, tuy nhiên Trung Quốc đến nay vẫn không công nhận và ngang nhiên tiếp tục xây dựng trái phép ở Biển Đông.

Giới quan sát nhận định bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Mỹ cũng sẽ phụ thuộc vào cách Washington và các nước Đông Nam Á xác định như thế nào về các hành động của Trung Quốc.

“Nếu có một thỏa thuận giữa Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á về việc khi nào và ở đâu hành động của Trung Quốc có thể bị xem là phi pháp, thì việc đó sẽ tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán hoặc hành động pháp lý của các quốc gia liên quan” nhằm chống lại yêu sách của Bắc Kinh, Jay Batongbacal, giáo sư về các vấn đề hàng hải quốc tế tại Đại học Philippines, cho biết.

Ông Jay lấy ví dụ trong trường hợp CNOOC tìm cách cản trở hoạt động khai thác dầu khí tại khu vực thuộc thềm lục địa của Malaysia, Malaysia và Mỹ có thể thực hiện hành động pháp lý đối với CNOOC.

Chuyên gia Jay cũng cho rằng lập trường cứng rắn hơn của Mỹ sẽ trao cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á “đòn bẩy” trong đàm phán, vì giờ đây các nước biết rằng lập trường của họ sẽ nhận được sự ủng hộ quốc tế rộng rãi hơn so với Trung Quốc.

Tuy vậy, các biện pháp trên có thể gây thêm tổn thất vì nhiều công ty nhà nước Trung Quốc tham gia tích cực vào Sáng kiến Vành đai và Con đường - tham vọng của Bắc Kinh trong việc thúc đẩy hạ tầng và đầu tư tại các châu lục nhằm mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc.

Ví dụ, CNOOC sở hữu các dự án tại các bang Texas, Colorado và Wyoming của Mỹ, cũng như tại vịnh Mexico, trong khi công ty con của tập đoàn này cũng tham gia nhiều dự án dầu khí chung tại Mỹ.

CCCC cũng hợp tác chặt chẽ với các nước Đông Nam Á. Tháng 12 năm ngoái, tập đoàn này đã giành được thỏa thuận 10 tỷ USD để xây một sân bay quốc tế bên ngoài thủ đô Manila của Philippines theo Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Thành Đạt

Theo SCMP



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 482 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 412 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 373 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 353 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 347 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 299 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 287 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 256 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 250 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 248 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.