Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 24666815

 
Bản sắc Việt 18.03.2024 21:59
TQ đã cáy gene khiếp sợ Tàu vào người CSVN từ khi nào
01.11.2019 13:01

Chuyên gia: Việt Nam cần loại bỏ tư duy xem Trung Quốc như là “ông kẹ”Ben Ngo
Ben Ngo

    Hình minh họa. Các đại biểu Quốc hội Việt Nam nói về Biển Đông và căng thẳng Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua
Hình minh họa. Các đại biểu Quốc hội Việt Nam nói về Biển Đông và căng thẳng Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua
Photo: RFA

Phát biểu trước  Quốc hội hôm 30/10 vừa qua, Trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng, đại biểu Quốc hội, đề cập đến việc Trung Quốc thời gian qua đã điều từ 30 đến 40 tàu vào vùng Biển của Việt Nam. Tuy nhiên, trong suốt bài phát biểu của mình, ông Khoa không một lần nhắc đến tên Trung Quốc mà chỉ nói “nước ngoài”, gây thắc mắc trong dư luận.

Một nhà quan sát lý giải với Đài Á Châu Tự Do về những lý do khiến giới chức Việt Nam có thông lệ ‘dè dặt’ khi nhắc tên Trung Quốc và hành vi của nước này tại Biển Đông.

Trả lời RFA hôm 31/10, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói:

Phát ngôn gần đây của các lãnh đạo, và đại biểu Quốc hội ở Việt Nam về Biển Đông trên nghị trường đã thể hiện hai luồng tư duy căn bản: Thứ nhất là tư duy thận trọng, vốn là quan điểm tiếp cận chủ đạo trong chính sách Biển Đông của Việt Nam từ trước tới nay. Tư duy này dựa trên nguyên tắc tránh "bi kịch hóa" quá mức tình hình thực địa, và cũng tránh "bêu xấu" trực tiếp Trung Quốc. Cách nghĩ này dựa trên giả định rằng tương quan lực lượng ở Trung Quốc quá áp đảo, và so sánh rủi ro/lợi ích thì Việt Nam hoàn toàn không có lơi nếu chỉ trích trực diện Trung Quốc.”

“Thứ hai là tư duy Việt Nam nên thẳng thắn và chủ động hơn: như nên chỉ đích danh Trung Quốc, nên kiện Trung Quốc, nên chủ động hợp tác nhiều hơn với các cường quốc khác như Mỹ.

Tránh coi Trung Quốc là “ông kẹ”

Trong suốt 4 tháng tàu hải cảnh, dân binh và khảo sát của Trung Quốc có mặt ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chính phủ Việt Nam, thông qua Bộ Ngoại giao, đã nhiều lần lên tiếng công khai phản đối Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, dù lên án hành động của Trung Quốc nhưng cũng không nhắc đến tên Trung Quốc.

Hình minh họa. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nâng cốc tại lễ ký một loạt các thỏa thuận song phương ở Hà Nội hôm 5/11/2015
Hình minh họa. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nâng cốc tại lễ ký một loạt các thỏa thuận song phương ở Hà Nội hôm 5/11/2015 AFP

Ông Nguyễn Thế Phương nhấn mạnh:

Cần phải lưu ý rằng cả hai cách tiếp cận đều có mặt được và mặt mất riêng, trong bối cảnh tương quan giữa an ninh đối nội/đối ngoại. Tôi cho rằng đã đến lúc Việt Nam nên cân nhắc dịch chuyển cách tiếp cận từ thận trọng phòng thủ sang chủ động hơn trong vấn đề Biển Đông. Ở đây không phải là thay đổi ba không, hay nguyên tắc "đối tác-đối tượng", mà là dựa trên khung nguyên tắc đã có để mở rộng hơn nữa lựa chọn chính sách.

“Về căn bản, cần loại bỏ tư duy xem Trung Quốc như là "ông kẹ" và cân bằng lợi ích giữa an ninh đối nội và an ninh đối ngoại để có những bước đi chính sách phù hợp hơn.”

Việt Nam hiện vẫn theo đuổi chính sách ba không:  không tham gia các liên minh quân sự với bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

Với nguyên tắc “đối tác – đối tượng”, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đối tác là những nước Việt Nam có các mối quan hệ cộng tác, liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm cả những nước có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Trong khi đó, đối tượng được coi là những thế lực có âm mưu và hành động chống phá Việt Nam, bao gồm cả hành động gây chiến tranh và xâm lược.

Hiện Trung Quốc là 1 trong 3 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.

Cần xác định rõ chính sách với Trung Quốc

Trả lời RFA hôm 31/10, ông Hoàng Việt, thuộc Quỹ nghiên cứu Biển Đông, nói:

Ở đây mọi người thấy có chuyện vừa lạ vừa không lạ, nghe rất quen. Cái quen là cách nói của các quan chức Việt Nam là khi nào nói về Trung Quốc thì bao giờ cũng né tránh, không dám gọi tên Trung Quốc, rất hãn hữu. Nếu có gọi mà nói với thái độ gay gắt thì càng không có.”

“Nhưng mà có điều tôi thấy hơi lạ. Tóm lại là chính sách của Việt Nam về Trung Quốc và Biển Đông thế nào thì không rõ lắm. Với phát biểu của giới chức Việt Nam, như đại biểu Trần Việt Khoa và trước đây, trong tám lần tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã có lần Việt Nam đích danh yêu cầu Trung Quốc rút tàu xâm phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam. Còn nay thì ông tướng Trần Việt Khoa nay thì nói là quốc gia nước ngoài thì tôi cho rằng đó là điều rất khó hiểu. Không biết là chính sách của Việt Nam với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là thế nào?”

Hình minh họa. Một bài báo in trên báo Thanh Niên lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Hình minh họa. Một bài báo in trên báo Thanh Niên lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Courtesy of Thanh Niên

Ông Hoàng Việt, người cũng là thành viên Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nhận định rằng việc các thông tin về Biển Đông không được tiết lộ nhiều trên mặt báo nhà nước cho thấy “Việt Nam hãy còn tỏ ra rất dè dặt và chưa nhất quán trong tất cả mọi chính sách, có lẽ là vì cho rằng họ mạnh mẽ trên thực địa, nhưng quan trọng nhất là trong việc thông tin ra bên ngoài và với người dân trong nước thì cho thấy sự lúng túng, thiếu phối hợp, và vẫn dè dặt với Trung Quốc.

Ông Hoàng Việt dự báo Quốc hội Việt Nam có thể bàn về việc kiện Trung Quốc nhưng không tiến hành việc này vì “Trung Quốc đã rút các đoàn tàu thăm dò". Ông nói thêm:

Qua phát biểu của hai người, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bí thư Thành uỷ TP.Hồ Chí Minh, Nguyễn Thiện Nhân, đã cho thấy khả năng khởi kiện rất mong manh. Trả lời một số cử tri, ông Nhân từng nói là tòa quốc tế thì không có cơ chế để thi hành, vậy thì chúng ta làm được gì, kiện Trung Quốc thì được gì. Nếu mà kiện mà không thi hành thì được gì không. Ông Nhân cũng nói không thể quay lưng với Trung Quốc.”

Nhận định về lập trường của ông Trọng rằng “đấu tranh kiên quyết và khôn khéo về vấn đề chủ quyền", ông Hoàng Việt nói:

Khôn khéo và kiên quyết thì đương nhiên rồi. Nhưng có thể hỏi lại, không lẽ chỉ Việt Nam khôn khéo mà các nước khác không khôn khéo? Thứ hai là khôn khéo được thể hiện thế nào? Có lẽ tại Việt Nam vẫn có tranh luận về việc này. Trong việc Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8, có người cho rằng đấy là sự thành công của Việt Nam, nhưng cũng có người nói chưa hẳn, vì có những vấn đề có thể còn tiếp tục trong tương lai. Chuyện này cũng trở lại vấn đề là không rõ về chính sách của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việt Nam vẫn tỏ ra khác biệt và khó hiểu trong những trường hợp như thế này.”

Dù có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, trên thực tế, Hà Nội và Bắc Kinh vẫn còn những bất đồng liên quan đến những tranh chấp về chủ quyền trên biển khiến quan hệ hai bên vẫn còn những giai đoạn căng thẳng. Điển hình là vụ Trung Quốc cho triển khai tàu khảo sát Hải Dương 8 và đội tàu hộ tống có vũ trang vào vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 7 vừa qua đến cuối tháng 10. Đã có nhiều tiếng nói trong và ngoài nước kêu gọi Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Trong phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9 vừa qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng bỏ ngỏ khả năng này.


Trung Quốc có thực sự đáng sợ?

Lão Tạ (FB Lão Tạ)

“Tàu sân bay của Trung Quốc chỉ có tác dụng tốt nhất là làm bia tập bắn cho Su35.” (Hình: people.cn.)

Tôi là người theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng tôi luôn giữ quan điểm rõ ràng rằng, muốn có hòa hiếu với Trung Quốc, đôi khi phải chứng tỏ mình không sợ chiến tranh.

Phải công nhận rằng, tiềm lực quân sự nói chung, tiềm lực hải quân nói riêng của Trung Quốc thuộc vào hàng hùng mạnh của thế giới, ít nhất về mặt lượng. Nhưng nó có thực sự mạnh như sự thổi phồng của đám chính trị gia diều hâu Trung Quốc nhằm đe dọa các nước lân bang chung biên giới trên đất liền hay trên biển với họ? 

Thử xem Hải Quân Trung Quốc mạnh tới cỡ nào? Chúng ta biết chắc chắn một điều là tàu sân bay hiện tại của họ chỉ có tác dụng tốt nhất là làm bia tập bắn cho Su35 (đây là lời ông Lý Quang Diệu, chứ không phải của tôi). Còn các loại vũ khí khác như tàu chiến, tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu tấn công, đặc biệt là tàu ngầm… thì chưa dụng binh lớn bao giờ, chưa viễn chinh bao giờ. Máy bay tuy nhiều, tên lửa tuy rất nhiều nhưng hạn chế về tầm xa tác chiến và cũng chưa được kiểm định về độ chính xác. Riêng về con người thì có thể khẳng định lính tráng Trung Quốc là loại kém thiện chiến, nhát gan nhất khu vực, dù họ có được huấn luyện tốt đến đâu. Nó là bản tính dân tộc rồi, không có cách nào khắc phục được. Ông Lê Duẩn có nhận xét rất tinh khi bảo rằng, chiến tranh du kích là sản phẩm của Trung Quốc, nhưng khi người Nhật tiến đánh Nam Kinh, quân đội xứ Phù Tang chém giết thỏa thích mà không gặp một cuộc kháng cự nào (nếu điều đó xảy ra ở Việt Nam như những gì chúng ta biết, thì người Nhật no đòn).

Trung Quốc (cụ thể là người Hán) chưa chiến thắng trong bất cứ cuộc xâm lược nào của ngoại bang, kể cả của những kẻ mà họ coi là man di! (Trong lời nhắn của tôi cho ông Tập Cận Bình viết năm 2014 và đăng trên Quechoa của Bọ Lập, tôi chân thành nói với ông ta rằng, xin trích nguyên văn: “Giả dụ một quả tên lửa bắn vào Hà Nội, Sài Gòn hay Đà Nẵng, thì người dân ở đó sẽ đổ về các vùng biên ải với mọi loại vũ khí; trong khi một quả tên lửa rơi xuống Bắc Kinh hay Thượng Hải, người dân ở đó sẽ đổ xô tìm nơi thoát thân lên vùng Tây Tạng hoặc tìm trước từ ngữ lo xa cho một văn kiện đầu hàng”). (Hết trích). Xin nói thêm: Tôi và đồng đội đã tay không bắt sống một thám báo thuộc loại tinh nhuệ của Tàu ở Lào Cai, để chứng kiến quân đội Trung Quốc đớn hèn như thế nào.

Vậy Trung Quốc có thật sự đáng sợ? Ý tôi nói, nếu xảy ra đánh nhau, họ có dễ dàng giành chiến thắng? Trên bộ (với Việt Nam, Ấn Độ và Liên Xô trước đây) thì đã có đủ bằng cớ, không cần nói lại. Còn trên biển, tôi nghĩ HỌ RẤT THÈM CHIẾN THẮNG NHƯNG CỰC KỲ SỢ THẤT BẠI. Vì thế mà họ luôn phải TO CÒI với các đối thủ. Nếu tự tin giành chiến thắng, thì họ đã đánh chiếm Đài Loan lâu rồi, chứ không chỉ cứ mãi dừng lại ở những lời đe dọa luôn khiến dân xứ Formosa cười mỉa! Những đáp trả thẳng tay của bà Thái Anh Văn (bắn tên lửa thách thức cuộc tập trận của Trung Quốc, cũng như cho máy bay hiện đại xua đuổi máy bay Đại Lục chạy re kèn…) cho thấy hai điều: Thứ nhất Đài Loan rất hiểu tương quan năm ăn năm thua của họ với Trung Quốc (chưa tính đến sự can thiệp của Hoa Kỳ), và thứ hai, nếu nhũn nhặn với Đại Lục là họ bị lấn tới. Dù hiện đại hơn nhiều, nhưng xét về thực lực quân sự tổng hợp, Đài Loan không chắc so được với Việt Nam, nhất là lợi thế về địa lý nếu phải đối đầu với Trung Quốc.

Vậy thì chúng ta sợ gì gã khổng lồ khi gã đang rất TO CÒI ở Bãi Tư Chính?

Tôi sẽ nghiền ngẫm thêm trước khi nêu các giải pháp vào dịp khác (Giống như khi viết “Sống với Trung Quốc,” tôi cứ hiến kế, mà không phụ thuộc vào việc nó có được lắng nghe hay không).

Giờ tôi thử đóng vai chủ tịch nước, đưa ra thông điệp (chẳng hạn ngài chủ tịch đi thăm các đơn vị tàu ngầm nhân sự kiện Bãi Tư Chính và phát biểu với quân nhân) như sau:

“Chúng ta quyết không lấy thêm bất cứ thứ gì ngoài những thứ mà tổ tiên để lại, dù chỉ bằng cái móng tay. Nhưng những thứ thuộc về chúng ta, thì cũng không cho bất cứ ai lấy cắp dù chỉ bằng cái móng tay. Người Việt đã chiến đấu một ngàn năm và không muốn phải sống tiếp như thế thêm một ngàn năm nữa. Vì vậy chúng tôi luôn chào đón và tạo mọi thuận lợi để bất cứ con tàu bạn bè nào cũng được giúp đỡ trên hải trình 2,000 km ngang qua chúng tôi. Nhưng nếu quý vị không thích điều đó, nếu quý vị có thể chọn lối đi khác thuận lợi hơn, thì chúng tôi xin thành thật chúc mừng.”

Với những gì đang xảy ra, trước hết, cần một sự cứng rắn của gần 100 triệu người dân nước Việt.

Tôi nghĩ thế

Tại sao chỉ có người CSVN tôn thờ khiếp sợ

Người Tàu không những xấu xí mà ...


Bá Dương - nhà thơ, nhà văn, nhà báo và sử gia được tờ The New York Times mệnh danh là "Voltaire của Trung Quốc" bởi tác phẩm “Người Trung Quốc xấu xí” xuất bản năm 1985 tại Đài Bắc, và chỉ 4 năm sau chính Trung Quốc đại lục đã cho phép ấn hành tác phẩm này cũng như những tác phẩm khác của ông.

Tên tuổi của Bá Dương gắn liền với tác phẩm Người Trung Quốc xấu xí mô tả những thói hư tật xấu của đồng hương của ông, những người Trung Quốc trong thời hiện đại. Khi còn sống Bá Dương chắc phải mừng lắm khi sách mình viết được phát hành tại Trung Quốc nơi có hơn 1 tỷ người nói tiếng Hoa, có nghĩa là dù sao thì vài triệu người thức tỉnh, bỏ bớt thói hư tật xấu đi cũng là điều đáng quý. Tuy nhiên hình như ông Bá Dương và những người cùng quan niệm với ông đã lầm, những thói hư tật xấu ấy có thể bỏ, nhưng bản chất do trời sinh thì vẫn dính liền với cách hành xử của con người.
Khi rất nhiều người cùng chia sẻ một hành vi nào đó trong cộng đồng, kể cả hành vi đi ngược lại với văn minh nhân loại, thì hành vi ấy mặc nhiên trở thành văn hóa.
Năm 2013 hàng triệu người Trung Quốc hả hê sau khi nhà hàng “Beijing snacks” nằm ở quận Tây Thành, thành phố Bắc Kinh, gần cổng phía nam khu di tích Cung Vương Phủ, là địa điểm có nhiều khách du lịch đã trưng tấm bảng có dòng chữ tiếng Trung và Anh gắn ngay cửa: “Không phục vụ người Nhật, người Philippines, người Việt Nam và chó”. Họ hả hê vì cả ba quốc gia liệt kê trên tấm bảng đều là kẻ thù của người Trung Quốc. Nhật từng trừng phạt Trung Hoa trong thế chiến thứ II, Việt Nam bất cộng đái thiên với nhiều đời hoàng đế Trung quốc kể cả trận chiến mới nhất vào năm 1979. Philippines chia phần thù hận khi dám mang Trung Quốc ra tòa quốc tế và nhiều lần ra mặt chống dối Trung Quốc trên trường quốc tế.
Ba năm sau, cùng một hành vi văn hóa thù hận như vậy lại xảy ra. Sau khi Nhật Bản trải qua một loạt các trận động đất mạnh, gây thiệt hại lớn về người và của thì trang mạng Weibo của Trung Quốc đăng tải hình ảnh một tấm biều ngữ lớn được treo trước cửa một nhà hàng ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc với nội dung: "Chúc mừng động đất Nhật Bản, tối nay khách hàng ghé qua nhà hàng sẽ được miễn phí bia và đồ ăn". Mức độ tiểu nhân đắc chí của hành vi này đã làm người ta giật mình, nhất là những nước nằm gần Trung Quốc. Họ giật mình vì bản chất hèn hạ quá lộ liễu của một quốc gia hùng mạnh và đang có hoài bão thay Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới.
Nhưng đó không phải là hành vi cuối cùng chứng tỏ người Trung Quốc không còn xấu xí mà đã trở nên thô bỉ, một điều mà khi còn sống chắc chắn Bá Dương cũng khó thể nghĩ ra.
Ngay sau khi Tập Cận Bình kêu gọi toàn dân chung tay chống lại cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ phát động người dân Trung Quốc ngay lập tức tán thành với hành vi rất lạ: dùng hình ảnh của Tổng thống Donald Trump được in trên những sản phẩm dùng trong phòng vệ sinh.
Báo chí trong nước đồng loạt đăng lại thông tin từ các trang mạng Trung Quốc cho thấy các sản phẩm thể hiện sự mỉa mai đối với ông Trump đang được bày bán la liệt trên các trang mua bán điện tử của Trung Quốc. Kèm theo đó là những hình ảnh lan truyền việc sử dụng chúng trên mạng xã hội, với một loạt những sản phẩm từ bàn chải bồn cầu Donald Trump cho đến giấy vệ sinh in hình Tổng thống Mỹ. Nhất là “bàn chải bồn cầu” đang trở thành mặt hàng hot được tìm kiếm nhiều nhất trên Taobao, trang mại điện tử lớn của Trung Quốc.
Từ ác độc người Trung Quốc trở nên hèn hạ lúc nào chính họ cũng không biết. Nhất là Bá Dương, nếu còn sống ông hẳn phải viết lại toàn bộ cuốn sách của ông.
Nhưng sự hèn hạ ấy không phải là té nước theo mưa, nó đã trở thành một nền văn hóa từ khá lâu trên đất nước này thông qua việc hạ nhục lãnh tụ các nước mà họ thù nghịch thậm chí không thích. Một bằng chứng khác vừa được họa sĩ Thành Chương chủ nhân của Việt Phủ Thành Chương nơi được xây dựng lên để trưng bày các phẩm vật đặc sắc, những công trình, hiện vật cổ có giá trị văn hóa ở khắp các vùng miền, vài ngày mới đây khi du lịch Trung Quốc họa sĩ đã chụp được một tấm ảnh tại khuôn viên khu du lịch nổi tiếng Lệ Giang - Đại Lý thuộc Vân Nam của Trung Quốc. Bức ảnh gây cho người Việt một sự bất ngờ. Bất ngờ vì bức tượng trong tấm ảnh, với khuôn mặt mà bất cứ ai là người Việt Nam đều biết đến chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải được dựng lên để khách du lịch tôn vinh mà là để cho họ tỏ lòng khinh bỉ.
Hãy tưởng tượng xem, dù có chê ông Hồ tới đâu thì người Việt không thể nghĩ ra được cách chà đạp ông bằng người Trung Quốc. Họ tạc tượng ông như một gã ăn mày, tuy mặc áo đại cán nhưng lại ngồi kéo đờn nhị giữa công viên thì không phải là hình ảnh của một gã ăn mày thì là gì? Hay là họ ám chỉ Việt Nam đã từng ăn mày rất lâu đối với Trung Quốc để họ viện trợ trong công cuộc chống Mỹ cứu nước nên nảy sinh ý tưởng trừng phạt một cách hèn hạ như thế này?
Bá Dương tuy chưa nói đến văn hóa chà đạp kẻ thù của người Trung Quốc nhưng dù sao ông cũng kết luận một cách chính xác sự xấu xí của đồng bào ông qua nhận xét: “Một đất nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó chiếm ¼ dân số toàn cầu lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố tắm máu mà không tự thoát được. Tôi nhìn cách cư xử giữa con người với nhau ở những nước khác mà lại càng thèm. Cái văn hóa truyền thống kiểu nào để sinh ra hiện tượng này? Nó đã khiến người Trung Quốc chúng ta mang sẵn trong mình nhiều đặc tính rất đáng sợ.
Hễ cứ có dính đến lập trường chính trị hoặc tranh quyền đoạt lợi thì những lời nói độc địa sẽ tuôn ra vô hạn định, khiến cho ai nấy khi nghe thấy cũng phải tự hỏi “Tại sao người Trung Quốc lại độc ác và hạ lưu đến thế”?
Nếu còn sống ông sẽ thêm vào những câu chuyện mà ông chưa biết để thay tựa cuốn sách bằng “Người Trung Quốc hạ lưu” chăng?



Tôi “sợ” Trung quốc

Nhà văn Thùy Linh
01:24' CH - Thứ năm, 07/07/2011
Không phủ nhận nền văn minh Trung hoa cũng là một trong ba nền văn minh sớm nhất của nhân loại, xuất hiện cách đây chừng 3000 năm. Người Trung hoa đã sáng chế ra nhiều những phát minh cống hiến cho con người: họ biết đến hệ số thập phân; phân số, quan hệ của 3 cạnh trong một tam giác vuông…Họ vẽ được bản đồ của 800 vì sao; làm ra lịch can-chi; sáng tạo ra súng, la bàn, nghề in…Và tuyệt vời là châm cứu và đông y mà ngày nay người Việt vẫn rất ưa thích dùng chữa bệnh… Nhân loại chưa bao giờ quên điều đó.

Nhưng chưa bao giờ đất nước này tạo cho tôi một cảm hứng, xúc động hay gì gì đó lay động tâm hồn, tình cảm của tôi? Không phải đến lúc này khi họ giở trò tiểu nhân trên biển Đông. Tôi cũng đã đến Trung quốc 3 lần trước đây, nhưng chả lần nào đi về mà thấy lưu luyến, kể cả chuyến hành hương viếng thăm mấy ngôi chùa cổ? Sao vậy nhỉ? Tất cả những gì tôi sắp liệt kê dưới đây hoàn toàn cá nhân nên đừng ai cố thuyết phục tôi là đúng hay sai. Tình cảm, suy nghĩ tự nhiên, không vụ lợi, vậy thôi.

Tôi không thích và rất ít xem phim lịch sử Trung quốc. Tôi không học lịch sử bằng cách đó. Vì sao? Cứ xem thì thấy đất nước được TQ được mở rộng và viết nên trang sử của dân tộc mình từ những cuộc nội chiến tương tàn, xâm chiếm, tự mãn, tàn ác với kẻ yếu, hèn nhát với kẻ mạnh. Tôi không muốn chứng kiến cái vẻ tự mãn của các nhân vật lịch sử luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ và được phép tàn sát các dân tộc khác tràn ngập trên màn ảnh. Người Trung Quốc cổ đại gọi các tộc lạc hậu ở phía nam là Man, ở phía đông là Di, ở phía tây là Nhung và ở phía bắc là Địch. Còn họ là quốc gia văn minh ở giữa nên được gọi là Trung Hoa hay Trung Quốc. Họ tát bôm bốp vào mặt mình để chứng tỏ sự trung thành, nhưng sẵn sàng trở mặt khi người ta vừa quay lưng. Cái đó đầy trên phim ảnh, tôi chả nói điêu. Còn nữa, trên phim đầy rẫy những thủ đoạn tàn độc nơi triều chính, cách con người trả thù nhau mà nhiều người ngộ nhận là những bài học về cách đối nhân xử thế nơi chính trường hay trong cuộc sống. Những loại phim đó không bao giờ mang lại mĩ cảm cho khán giả mà chỉ giúp họ thêm lọc lõi, thủ đoạn đối phó ở ngoài đời.

Những cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của TQ thời cổ đại như Tam quốc chí, Thủy hử đều viết về các cuộc chiến tranh giành quyền lực với vô vàn thủ đoạn và dậy con người nuôi chí báo thù theo kiểu “oán phải trả” và “quân tử trả thù mười năm chưa muộn”…Tiếc là lại làm say mê bao người đọc ở Việt nam. Tính gây hấn và mưu mô nhiều không sao kể xiết ngấm vào tâm hồn người đọc lúc nào không hay. Tôi không khuyến khích các cháu tôi đọc những thứ này khi còn bé.


Vào năm 211 TCN được coi là mốc TQ bắt đầu thống nhất, trở thành một đế chế rộng lớn do công của Tần Thủy Hoàng. Bắt đầu thời điểm này nền văn minh TQ được xác lập với ý thức hệ tư tưởng dựa trên Khổng giáo. Nhà Tần tận dụng học thuyết của Pháp gia (là một nhánh của Nho gia) để đặt trọng tâm vào sự tôn trọng tuyệt đối hệ thống pháp luật và quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. Nhà Tần dùng những biện pháp tàn bạo để dẹp yên chống đối, thậm chí gồm cả việc đốt sách, chôn nho. Kết quả thật bạo tàn, nhưng những sáng tạo của phái Pháp gia nhà Tần đã được các triều đình Trung Hoa sau đó áp dụng. Cùng thời điểm này ở Ấn độ có vua Ashoka. Sau thời gian chinh chiến 9 năm, đã nhận ra sự vô nghĩa, tàn ác làm máu đổ quá nhiều nên quay đầu sám hối, lãnh đạo nước Ma kiệt đà bằng giáo lí từ bi của Đức Phật. Ông đã làm rạng danh trang sử cổ đại của Ấn độ. Dân chủ không bao giờ là vấn đề đối với người Trung Quốc như nó đã từng có ở các nền văn minh khác vào khoảng năm 200 TCN, đến giờ càng không…Đối với Hán Cao Tổ (Lưu Bang), triều đình tốt là triều đình có thể duy trì sự phục tùng đầy đủ của quan lại và dân chúng. “Cậy” có nguồn gốc nông dân, Lưu Bang tỏ thái độ khinh thị trí thức bằng cách đái vào trong mũ của một trí thức trong triều. Kinh chưa?

Năm 108 TCN vì muốn kiểm soát vùng đông bắc, Hán Vũ Đế chinh phục cả phía bắc lẫn phía nam. Về phía nam, theo quân đội là những người di cư Trung Quốc. Sau những trận chiến lớn, đội quân của Vũ Đế chinh phục phía bắc Việt nam, một vùng mà người Trung Quốc gọi là Annam hay “miền nam yên ổn”. Dân Trung Quốc kéo đến đây, một số đóng đô ở gần vùng núi miền trung Việt Nam. Chính người Việt Nam dạy người Trung Quốc dùng trâu, dùng cày kim loại và các công cụ khác(*), cách trồng lúa nước. Trung Quốc đã xoá bỏ chữ viết người Việt, mang đến chữ viết của mình(*). Tuy nhiên về tiếng nói, người Trung Quốc không thể đồng hóa được người Việt Nam. Và cứ thế rất nhiều thế kỉ sau, giữa VN và TQ đã xảy ra những cuộc thư hùng và lần nào VN cũng chiến thắng. Nhiều lắm, chả kể hết được đâu…Đến giờ vẫn chưa thôi tham vọng đó.

Tôi vẫn không thuyết phục mình được rằng TQ có các nhà triết học và nền triết học, kể cả Khổng Tử lừng danh mà TQ tự hào. Họ chỉ có các nhà tư tưởng chính trị, đạo đức. Khó có thể coi thuyết Âm-dương, Ngũ hành, Bát quái lại là triết học. Chỉ để bói toán là hợp nhất. Còn lấy đó để giải thích sự biến động của xã hội, lịch sử thì thấy mịt mờ tăng tít, dễ đưa vào mê trận chẳng biết lối ra, dễ tẩu hỏa, tư biện, giảo ngôn…Vậy mà trước đó, xa hơn cả nền văn minh Hoàng hà, trước cả thời Đức Phật đến hàng ngàn năm thì Ấn độ đã có Mamabharata và Ramayana, sau đó là Áo nghĩa thư, những tác phẩm tuyệt vời không chỉ dành cho người Ấn giáo mà còn chứa đựng những tư tưởng triết học sâu sa. Tiếp sau đó, những chân lí Giác ngộ của Đức Phật làm phong phú thêm kho tàng minh triết của đất nước hiền hòa này…

Một thứ người TQ cất công xây dựng thành một thành tố của văn hóa mà người tây chả mấy quan trọng là ẩm thực, để lấy đó làm tự hào. Vua chúa thời xưa bao giờ cũng có trên bàn ăn mấy chục đến hàng trăm món ăn sơn hào hải vị. Tôi có xem phim về cuộc chiến tranh nha phiến thì phải…Việc nhà Thanh đầu hàng năm 1842 đánh dấu một tai họa mang tính quyết định và nhục nhã của Trung Quốc khi buộc phải chấp nhận thua trận và thừa nhận các yêu cầu của Anh, chấp nhận buôn bán với họ, đồng ý mức thuế quan “đúng mức và ổn định”, mở cửa các cảng ở Quảng châu, Hạ môn, Phúc châu, Ninh ba và Thượng hải cho các thương nhân nước ngoài. Họ trao cho người Anh bất kỳ sự nhượng bộ nào mà Trung Quốc đã từng trao cho các cường quốc khác. Trung Quốc chấp nhận trả cho Anh Quốc một khoản bồi thường 20.000.000 đô la bạc và nhượng đảo Hồng Kông cho Anh. Cuộc chiến tranh nha phiến lần 2 lại là một thất bại nặng nề khác của Trung Quốc. Người Anh ngỗ ngược yêu cầu tất cả các tài liệu chính thức của Trung Quốc phải viết bằng tiếng Anh và cho phép các tàu chiến Anh được đi lại không hạn chế trên các sông ngòi Trung Quốc. Nhưng tôi nhớ nhất một chi tiết trong phim mà quên tiệt cả phim. Số là trong một bữa tiệc chiêu đãi sứ giả Anh, nhà vua TQ chê bai miếng bít tết của người Anh sống sít như của kẻ man di. Hãy nhìn mâm cao cỗ đầy của họ để chớ mà coi thường. Sứ giả Anh cả cười mà rằng, trong lúc cả TQ tập trung trí tuệ để làm ra các món ăn thì họ dùng thời gian và trí thông minh chế tạo tàu chiến, súng ống, những thứ đã giúp người Anh chiến thắng TQ…Nẫu chưa? Còn người Ấn độ thì chưa bao giờ nặng nhẹ miếng ăn. Ăn chay với những món đơn giản, sống khổ hạnh, khiêm cung, không chìm đắm trong lạc dục vật chất là lẽ sống của họ.


Tôi chưa bao giờ “yêu” và đánh giá cao Khổng Tử cùng thuyết Nho gia do cụ sáng lập. Dù cụ có sống lại tôi vẫn nói như vậy mà không mong cụ tha thứ. Nho học chưa bao giờ là tôn giáo, càng chưa bao giờ là triết học. Đó chỉ là những tư tưởng, học thuyết về đạo đức, chính trị. Ông sinh ra muộn hơn Đức Phật ít năm, coi như hai người là cùng thời đại. Nhưng Đức Phật đã chứng ngộ Chân lý mà đến giờ vẫn thích hợp với thời hiện đại, không cần thay đổi, chỉnh sửa lại. Nho giáo không thể có vị trí đó.

Tôi không thích Nho giáo vì lẽ:

- Khổng Tử chủ trương cai trị quốc gia bằng Đức trị. Lí lụân về đức của ông nghe rất hay nhưng chả biết là làm cách nào để con người có đức? Chỉ nói là phải có nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Rồi mỗi thứ trong “Ngũ thường” đó lại là những luận lí hình thức, sáo rỗng. Ông kêu gọi làm người phải có đức mà nhân là gốc. Người cầm quyền phải lấy đức mà trị dân…Nói thế ai cũng nói được. Nhưng nâng lên thành “i-dờ-mờ” (ism) thì chỉ có Khổng Tử. Không thuyết phục. Còn Đức Phật nói về việc này giản dị mà nhiều kiếp chắc chưa tu nổi: con người nên dẹp bỏ tham-sân-si để trước hết sống được an lạc. Muốn dẹp bỏ thì hãy để tâm lắng xuống. Muốn tâm lắng xuống thì nên thiền định. Thiền định của Đức Phật là 16 hơi thở. Có cả đích đến lẫn con đường để bạn tự đi…Tâm bình thì thế giới bình. Giản dị như hơi thở.

- Nho giáo chấp nhận ý tưởng về số phận, hoặc “mệnh”, gọi là Thiên mệnh. Nhà vua là Thiên tử. Vua nhà Chu là Vũ Vương đã viện dẫn khái niệm Thiên mệnh để hợp pháp hóa vai trò cai trị của mình, một khái niệm đã ảnh hưởng đến mọi triều đại kế tiếp. Thảo nào dân đen cứ bị đè đầu cưỡi cổ cho đến lúc này mà cấm được phản đối? Có ai đi cãi với ông trời bao giờ…Còn Đức Phật bác bỏ thần thánh, thượng đế, bác bỏ người này cao hơn người kia. Bác bỏ có một thượng đế nào đó sinh ra và chi phối vạn vật, nhất là con người. Ngài đặt con người vào trung tâm của mối quan tâm.

- Còn con người nên chấp nhận Định mệnh. Với Nho giáo, định mệnh đóng vai trò rất quan trọng. Trong khi Phật giáo xem các biến cố xảy ra trong kiếp người là tạo tác của nghiệp cá nhân hay cộng nghiệp của tập thể, thì Nho giáo xem các biến cố ấy được quyết định bởi định mệnh, chứ không là kết quả của tình trạng có hay không có đạo đức. Đức Phật đề cao sự tự chủ cuộc sống của con người. Hai chủ thuyết như đêm và ngày, quá dễ thấy cái nào dở, cái nào hay…

- Nhà Nho thì nhất định phải lập danh – Chính danh. Khổng nói: “khi người quân tử xưng danh, danh ấy phải xứng đáng với phận của mình; người quân tử rất dè dặt trong lời nói, không tùy tiện nói theo ý thích của mình”. Có khác gì khuyên chớ nên nói thật? Lại nữa: “Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân”. Thế thì với người bình thường, quân tử có thể cư xử sao cũng được ư? Dường như các chuẩn mực dùng để thẩm định hành động của cá nhân không dựa vào việc tạo hay không tạo phúc lợi xã hội…Càng tự tôn chính danh, con người càng chìm sâu vào bản ngã, không bao giờ hồn nhiên, tự tại, chân thật như khi thực tập Vô ngã mà Đức Phật đã chỉ ra. Theo Khổng Tử, quân tử “chẳng lo không có địa vị, chỉ lo sao không đủ tài đức để được địa vị đó. Chẳng lo không ai biết tới, chỉ mong làm thế nào đáng cho người đời biết tới”. Đến đây thì chán không muốn hầu chuyện cụ nữa…


- Xem cái Lễ (bao gồm quyền hành của người trị nước và cách tiết chế hành vi của người dân) của Khổng Tử nhé…Lễ được diễn tả trong năm vòng quan hệ của người đời, được tượng hình bằng năm vòng tròn vây bọc: quân thần (vua tôi); phụ tử (cha con); phu phụ (vợ chồng); huynh đệ (anh em); bằng hữu (bầu bạn). Ngoài Ngũ luân, Khổng Tử còn phân biệt dân chúng bậc trung thành hai hạng khác nhau: người quân tử và kẻ tiểu nhân. Ðó là sự phân biệt không chỉ liên quan tới địa vị xã hội mà còn bởi ý tưởng cho rằng có những người này phải sống theo các định chuẩn đạo đức cao hơn những kẻ kia. Còn Đức Phật xóa bỏ mọi định kiến giai cấp, coi con người đều bình đẳng. Ai cũng có Phật tính. Đức Phật là Phật đã thành, còn chúng sinh là Phật sẽ thành…Khổng nói miên man về Lễ, Phật giáo chỉ đúc kết Từ - Bi – Hỉ - Xả và lấy đó mà cư xử, đối đãi với bất cứ ai, khỏi cần phân biệt cao thấp, địa vị.

- Nho giáo hạ thấp vai trò của đàn bà và coi thường tính dục (ở bề mặt). Với Nho giáo, tình dục có giá trị ứng dụng duy nhất là sinh con đẻ cái, đặc biệt con trai để nối dõi tông đường, làm vẻ vang dòng họ và cúng giỗ ông bà tổ tiên cha mẹ mà Nho giáo đặc biệt đề cao. Đủ thứ qui định cho nam nữ để tránh “thụ thụ bất thân” với việc hạ thấp người đàn bà. Nhưng ai cũng biết, vua chúa TQ thì ăn chơi tàn bạo thế nào biết rồi. Đám hoàng hậu, mỹ nữ, cung phi loạn luân ra sao cũng kể nhiều ở các phim lịch sử rồi…Có lẽ hiếm có đất nước nào lại nhiều mỹ nữ “quái chiêu” nổi tiếng trong lịch sử như ở TQ: mối tình hoang dâm giữa Triệu Cơ và Lao Ái. Đát Kỷ bất hòa với thân thuộc của vua là Tỷ Can, bắt ông này phải moi tim ra cho bà xem. Bà này bị coi là yêu cơ. Hạ Cơ thì sử sách thuật lại là có thuật “hoàn tân” sau khi ăn nằm với ai và còn có cả bí quyết “hấp tinh đại pháp”. Võ Tắc Thiên là hoàng hậu duy nhất của lịch sử TQ thì tàn ác thôi rồi. Vì ác nên dù Khổng giáo cấm đàn bà làm việc bên ngoài mà bà ta vẫn thu quyền bính về tay mình. Bao Tự thì chỉ thích nghe xé lụa và đốt lửa để mua vui khiến tan nhà nát cửa…Sau này thì có Từ Hy Thái Hậu và thời hiện đại thì có Giang Thanh. Đều kinh khiếp hãi cả. Vậy thì những qui định Nho giáo kia thực chất là vô giá trị, nó chỉ áp dụng khi người ta cần, nhất là giới cai trị. Còn thì người ta giả dối và tìm cách che dấu…Thế mà thời Đức Phật còn tại thế, Ấn độ đã có hàng ngàn nữ tu xuất gia theo Ngài sống đời phạm hạnh. Bên tăng có 10 vị đại đệ tử của Đức Phật thì bên ni cũng có như vậy. Có tác phẩm “Trưởng lão tăng kệ” thì bên ni cũng có “Trưởng lão ni kệ” còn đến ngày nay.

- Ai cần Nho giáo? Nho giáo trọng lễ giáo, đề xướng “quân quân thần thần”, tức ai nấy nên tôn ti trật tự, chớ “vượt rào”, nên giới cai trị thích và cần Nho giáo nhất. Khổng Tử nói rằng: “Vua lấy lễ sai khiến bề tôi, bề tôi lấy lòng trung để thờ vua”. Thế thì ông quan cai trị nào mà chẳng thích? Còn lấy lễ để sai khiến như thế nào thì chịu?…Có sao cứ đổ là Thiên tử nên phải tuân theo Thiên mệnh là xong…

…ect (nhiều quá không thể kể hết)

Văn minh Trung hoa như đứa trẻ vừa mở mắt chào đời thì đã được nuôi nấng bằng dòng sữa của Nho học nên mọi tính nết sai trái như giả dối, ích kỉ, độc ác, chuyên quyền, mù quáng, tự phụ, ngụy biện, gây hấn, tranh đua…từ đó lộ diện và phát triển. Tiếc cho tư tưởng của Mặc Tử (coi như cùng thời với Khổng Tử) đã không chen chân vào được xã hội này. Biết đâu nhờ thế TQ phát triển sẽ theo một hướng khác tốt hơn? Vì Mặc Tử tiệm cận gần hơn với quan điểm Phật giáo hiền hòa. Ðối với người theo Mặc gia, cái thiện cao nhất là hiến thân cho mọi người. Họ biện hộ lối sống kham khổ và hoàn toàn chống đối chiến tranh cùng mọi hình thức gây hấn. Tuy sẵn sàng liều chết bảo vệ thành trì, chống lại kẻ xâm lăng, nhưng họ kiên quyết không chấp nhận bất cứ hành động xâm lấn nào. May mà Phật giáo đã du nhập vào TQ (tuy muộn hơn VN) nhưng đã góp phần làm tan loãng chút ít “dòng sữa” đặc quánh Khổng giáo đã kết thành cặn, bám chắc trong suy nghĩ và hành xử của người TQ từ bao đời.

Cuối cùng tôi thử điểm lại một số hành động vô cùng “quái dị” và “độc chiêu” của người TQ từ cổ chí kim xem sao:

- Đốt sách, chôn nho của Tần Thủy Hoàng…

- Đái vào mũ của người trí thức trong triều của Lưu Bang…

- Đàn bà có tục bó chân để gợi tình đời Tống…Bàn chân bé đến quái dị.

- Để “show hàng” với Trịêu Cơ, Lã Bất Vi sai Lao Ái sỏ dương vật của lỗ bánh xe để chạy…

…ect…(dài rồi không kể nữa)

- Sau này có cải cách ruộng đất, giết rất nhiều những nông dân làm ăn giỏi mà họ gọi là địa chủ.

- Đại cách mạng văn hóa: tiêu diệt trí thức; xóa bỏ truyền thống…

- Bắt và diệt chim sẻ…

- Cả nước làm gang thép…

- Xui Khơ me đỏ diệt chủng trên quê hương họ. Mới đây đám này bị đưa ra xét xử. Chả thấy người khởi xướng là TQ nói gì nhỉ?

- Thích cao giọng dạy người yếu thế hơn mình “một bài học” khi họ còn chưa thoát khỏi vô minh và nhiều sự lầm lẫn do ảnh hưởng quá lâu của Nho giáo.

- Sang VN làm ăn nhưng lại cư xử như đang ở cánh đồng riêng của mình…Nhậu nhẹt say sưa rồi đứng trước cửa nhà người ta đái bậy, hò hét chả coi ai ra gì, dân nói lại thì chửi (ở Ninh Bình vừa qua); đánh nhau với ở dân bản địa (Thanh hóa); thuê công nhân VN nhưng thích là nện...

- Ý quên...Dùng cả đội quân có trang bị súng và xe tăng bắn vào đoàn biểu tình ôn hòa của sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989 khiến nhiều người thiệt mạng. Không biết những oan hồn ngày ấy nay đã siêu thoát chưa?

...ect...Còn nhiều lắm, viết mỏi tay cũng chưa hết...Chán rùi...

Haizzz...Thế là thế nào? Tôi không hiểu? Ai hiểu nói giùm

Biển Đông: Mỹ kêu gọi ASEAN cùng Việt Nam chống Trung Quốc... Nhưng VN quá run sợ

mediaDavid Stilwell, trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương trong buổi gặp ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha (P), tại Seoul ngày 17/07/2019.Ahn Young-joon / POOL / AFP

Trên đường đi Bangkok dự các hội nghị trong khuôn khổ Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 35, trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á- Thái Bình Dương David Stilwell đã ghé Malaysia vào hôm qua, 31/10/2019.

Phát biểu tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế tại Kuala Lumpur, ông Stilwell một lần nữa đã đả kích các hành vi của Trung Quốc nhằm quân sự hóa Biển Đông và ức hiếp các láng giềng Đông Nam Á. Lấy Việt Nam làm ví dụ, trợ lý ngoại trưởng Mỹ kêu gọi khối ASEAN mạnh dạn cùng với nước này chống lại các hành động của Trung Quốc.

Bài nói chuyện của ông David Stilwell dĩ nhiên không chỉ đề cập đến Biển Đông, mà cả chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương nói chung của Hoa Kỳ. Khi đề cập đến Biển Đông, trợ lý ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh đến các hành vi quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc như bồi đắp 7 đảo nhân tạo trong khu vực, biến nơi này thành tiền đồn có cảng biển, phi đạo dành cho máy bay quân sự, hệ thống tên lửa.

Đối với ông Stilwell, các láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia đang thách thức các tuyên bố của Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, và trong tư cách là một tổ chức khu vực, ASEAN lẽ ra phải kháng cự lại mạnh mẽ hơn các động thái, quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.

Ông tuyên bố nguyên văn như sau: “Đấy (tức là Biển Đông) là sân sau, là nhà của quý vị. Việt Nam đã làm tốt khi phản đối các hành vi của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng căn cứ vào vai trò trung tâm của mình… (khối ASEAN) nên cùng với Việt Nam chống lại những hành động gây bất ổn và tác hại đến an ninh khu vực.”.

Tuyên bố của trợ lý ngoại trưởng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh hồ sơ Biển Đông sẽ chủ đề trọng tâm nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN sắp khai mạc tại Thái Lan. Tuy nhiên, khả năng khối những nước Đông Nam Á này sẽ lại không thống nhất được một lập trường mạnh mẽ đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là cao, do sự chống đối từ các đồng minh của Trung Quốc trong ASEAN như Cam Bốt chẳng hạn.

COC phải tuân thủ UNCLOS

Về một chủ đề sẽ được đề cập tới ở Bangkok là Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông đang được thương thuyết giữa Trung Quốc và ASEAN, ông Stilwell nhắc lại rằng văn kiện này phải tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển để bảo vệ các quyền lợi kinh tế của các nước nhỏ, đồng thời bảo đảm sao cho việc sử dụng các vùng biển diễn ra trong trật tự.

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đã nhấn mạnh trở lại lập trường của Hoa Kỳ về Biển Đông như sau: “Hoa Kỳ có một lập trưởng đơn giản về Biển Đông - quyền của tất cả các quốc gia phải được tôn trọng, bất kể kích thước lớn nhỏ, sức mạnh hay năng lực quân sự. Tôn trọng luật pháp quốc tế, các quyền tự do hàng hải, hàng không và các quyền sử dụng những vùng biển khác phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như quản lý và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế, tất cả đều quan trọng đối với an ninh toàn cầu”.


Sao họ lại sợ Trung Quốc đến vậy?

Liên quan đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc mấy năm gần đây, có hai sự kiện hầu như không ai có thể chối cãi được:

Thứ nhất, Trung Quốc không ngừng lấn hiếp Việt Nam. Lấn trên đất liền, dọc theo các vùng biên giới. Lấn ngoài đảo, từ Hoàng Sa đến Trường Sa. Rồi lấn cả vùng biển bằng cách dành chủ quyền trên gần 80% diện tích biển Đông, bao gồm không những Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys) mà cả Pratas (họ gọi là Đông Sa), bãi ngầm Macclesfield (họ gọi là Trung Sa) và bãi cạn Scarborough (họ gọi là Hoàng Nham) qua hình ảnh “con đường lưỡi bò” ngang ngược mà nhiều người đã biết. Không những lấn mà còn hiếp. Hiếp chính phủ Việt Nam, từ quân sự đến chính trị và ngoại giao. Hiếp cả dân chúng, đặc biệt ngư dân bằng cách cấm đánh cá, bắt rồi đòi tiền chuộc, thậm chí, đánh chìm tàu khiến một số ngư dân phải mất mạng.

Thứ hai, khác hẳn với thái độ ngang ngược trắng trợn của Trung Quốc, về phía Việt Nam, người ta chỉ nhìn thấy sự khiếp nhược.

Nói đến sự khiếp nhược, tôi không căn cứ vào những lời phát biểu công khai, phần lớn mang tính ngoại giao, của giới lãnh đạo Việt Nam. Chuyện ông Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, ca ngợi quan hệ hải quân tốt đẹp với Trung Quốc, đồng thời cố ý làm giảm nhẹ ý nghĩa chuyến thăm của tàu hải quân Hoa Kỳ vào đầu tháng 8 và cuộc đối thoại về chiến lược quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mấy tuần sau đó; cũng như việc ông công bố chính sách “ba không” (“không tham gia các liên minh quân sự, hoặc là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam; và không dựa vào nước này để chống nước kia”) của chính phủ Việt Nam là điều dễ hiểu. Chuyện phát ngôn viên của chính phủ Việt Nam hạn chế việc lên án hay phê phán những hành vi xâm lấn ngạo ngược của Trung Quốc cũng là điều có thể hiểu được, phần nào.

Ai cũng biết, trong quan hệ quốc tế, từ xưa đến nay, những lời phát biểu chính thức của nhà cầm quyền thường nhằm che giấu hơn là công khai hóa những điều họ thực sự đang tính toán. Sắp đánh nhau đến nơi, người ta vẫn ngọt ngào với nhau. Gươm đã dí sát tận lưng, đạn đã lên nòng, người ta vẫn có thể cười với nhau được. Ngày xưa cha ông chúng ta cũng thế. Nguyễn Trãi, trong Bình Ngô đại cáo, xem Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp (thế thù), không thể đội trời chung, vậy mà, trong các bức thư ngoại giao gửi cho Vương Thông, và đặc biệt, trong bài biểu cầu phong, giọng vẫn đầy khiêm tốn, thậm chí, rất mực hạ mình. Quang Trung, trước và sau khi đánh nhau với nhà Thanh, đã sai Ngô Thì Nhậm tiến hành những cuộc vận động ngoại giao đầy hòa hoãn.

Không căn cứ vào những lời phát biểu mang tính ngoại giao, để tìm hiểu thái độ của chính phủ Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc, chúng ta chỉ dựa vào những việc cụ thể.

Ở đó, chúng ta thấy gì?

– Cũng chỉ có sự khiếp nhược.

Cấm, thậm chí, đàn áp, thanh niên sinh viên và văn nghệ sĩ xuống đường phản đối hành động xâm lấn của Trung Quốc là khiếp nhược. Cấm, thậm chí, dùng những biện pháp bỉ ổi để đánh phá trang mạng bauxite Việt Nam chỉ vì lý do nó vạch trần và phê phán các âm mưu bá quyền đen tối của Trung Quốc là khiếp nhược. Cấm các cơ quan truyền thông trong nước nêu đích danh Trung Quốc trong việc uy hiếp, thậm chí, bắt cóc và giết hại ngư dân Việt Nam là khiếp nhược.

Nhưng sự khiếp nhược ấy, dù sao, cũng vô hình và vô danh. Chúng ta biết có chủ trương như thế nhưng không rõ ai là người quyết định cái chủ trương ấy. Gần đây, qua báo chí trong nước, chúng ta nhận diện ít nhất vài người hoặc vài cơ quan. Mà toàn là những cơ quan văn hóa ở tầm cao nhất. Và có nhiều ảnh hưởng nhất.

Trước hết là sự kiện Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội nhà văn không dám tham dự festival thơ Đài Bắc năm 2009. Theo bản tin đăng trên vietnamnet ngày 26 tháng 11.2009, nhà thơ Hữu Thỉnh được mời tham dự buổi giao lưu các nhà thơ quốc tế được tổ chức tại Đài Loan ngày 22 tháng 11. Cùng tham dự có một số nhà thơ nổi tiếng ở châu Á khác. Hữu Thỉnh đã nhận lời, nhưng cuối cùng, ông từ chối.

Tại sao từ chối? Bản tin chỉ ghi nhận vắn tắt: “vì nhiều lý do khách quan”.

Nhưng trong bài “Em không phải nhà văn” đăng trên blog của mình, nhà báo Trang Hạ, người làm trung gian giữa Hữu Thỉnh và Ban tổ chức festival ở Đài Loan, kể chi tiết hơn. Theo đó, lý do thực sự mà Hữu Thỉnh nói với Trang Hạ là:

Bác bảo, [...], bác sợ Trung Quốc.

Em bảo, có nhà thơ Trung Quốc sang tham dự bình thường mà.


Bác bảo, bác chỉ đi sang Đài Loan tham dự Festival thơ với điều kiện, cô Trang Hạ giúp Hội Nhà Văn nối lại quan hệ với Hội Nhà Văn Trung Quốc.


Kinh ngạc tột độ!


Bác bảo, từ 2006 đến giờ, chính xác hơn là từ khi Thiết Ngưng lên làm chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc, “hội nó” đểu lắm đã lờ “hội của bác” đi. Hội Nhà Văn Việt Nam gửi hoa và điện mừng bà Thiết Ngưng lên làm Chủ tịch Hội Nhà Văn TQ, “nó” không thèm trả lời. Hội Nhà Văn Việt Nam gửi hoa và điện mừng Quốc khánh Trung Quốc, “nó” không thèm trả lời. Hội Nhà Văn Việt Nam gửi công văn mời tham gia giao lưu văn hóa, “nó” không thèm trả lời. Hội Nhà Văn Việt Nam mở hẳn cả một Hội Thảo cho “nó” tại Hà Nội, “nó” chỉ gửi một công chức bàn giấy chả biết gì về văn chương sang chiếu lệ. Hội Nhà Văn Việt Nam gửi công văn mời tới 35 nhà văn của “nó” sang Hội nghị quảng bá Văn học VN ra thế giới, mà “hội của bác” đặc cách lo toàn bộ chi phí tàu xe đi lại đủ thứ cho nó, vào tháng 1/2010 sắp tới, nó càng lờ đi coi như câm điếc.


Giờ lỡ nó lấy cớ vì bác đi Đài Loan mà nó không thèm sang Việt Nam, thì hỏng cả việc lớn của bác à? Giờ Trang Hạ liên hệ với Thiết Ngưng để lo liệu vụ này, đảm bảo ăn chắc thì bác mới đi Đài Loan.


Mình bảo, nó không đi đã có một trăm đại biểu nước khác, lo gì? Trang Hạ lấy tư cách gì để mà làm cái việc này?


Bác bảo nhỏ, nhưng khốn nỗi kinh phí của nhà nước chỉ cấp cho các bác để o bế quan hệ với Trung Quốc chứ không phải tiền tỷ hàng năm để làm văn làm chương với quốc tế nào khác. 
[…].

He he mình hiểu ra bản chất vấn đề.


Chưa hết. Mới đây, nhân những sự cố liên quan đến bộ phim “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long”, chúng ta biết thêm nhiều chi tiết “thú vị” khác liên quan đến nỗi khiếp nhược trước Trung Quốc.

Trong bài “Chuyện phim Lý Công Uẩn và Trần Thủ Độ, bây giờ mới kể”, Thiên Sơn cho biết, gần hai năm trước, sau khi dự án làm phim về Lý Công Uẩn gặp bế tắc do những tranh chấp về quyền lợi giữa các phe nhóm và các cá nhân liên hệ, Bộ Văn hóa quyết định làm phim về Trần Thủ Độ để thay thế. Thiên Sơn đặt câu hỏi: Tại sao? Tại sao, để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, người ta không làm phim về Trần Hưng Đạo, Lê Lợi hay Quang Trung mà lại làm phim về Trần Thủ Độ? Ai lại chẳng biết, Trần Thủ Độ, một mặt, có công xây dựng triều đại nhà Trần, nhưng mặt khác, phạm phải vô số những tội ác tày trời, đặc biệt trong việc tiêu diệt nhà Lý và tạo nên thói loạn luân rất đáng chê trách trong cái dòng họ đứng đầu cả nước.

Vậy tại sao lại làm phim về Trần Thủ Độ mà không phải là ai khác?

Thiên Sơn hỏi. Không ai trả lời cả.

Không trả lời, nhưng người ta biết chọn Trần Thủ Độ thay vì các bậc anh hùng chống ngoại xâm khác là một thất sách về chính trị đối với dân chúng trong nước. Bởi vậy, mặc dù phim ‘Trần Thủ Độ’, với chi phí ba triệu đô la, đã hoàn tất, nhưng người ta chưa dám cho chiếu. Người ta biết là dân chúng, đặc biệt giới trí thức, không chấp nhận.

Nhưng đã biết vậy, tại sao người ta vẫn cứ làm?

Lý do: người ta giao phim ấy cho người Trung Quốc thực hiện và người Trung Quốc đã “kịp biến ông Trần Thủ Độ thành một nhân vật tựa như em ruột ông Tào Tháo. Cảnh vật, con người và tư tưởng là phiên bản của phim Tàu.”

Còn tại sao người ta từ chối làm một bộ phim về Trần Hưng Đạo, chẳng hạn? Thiên Sơn viết: “làm về Trần Hưng Đạo thì e đụng chạm với hậu duệ của quân Nguyên.”

Thế đấy!

Sợ đến độ không dám làm phim để tưởng niệm chính cha ông của mình!

Còn gì để nói nữa không?

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  • 16x9 Image

    Nguyễn Hưng Quốc

    Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.
  • VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG DÁM KIỆN TRUNG QUỐC?

    Trả lời cho Tướng cs Nguyễn Trọng Vĩnh và những kẻ đang kêu gào kiện TQ ra Tòa Án Quốc Tế về việc xâm phạm chủ quyền và cướp đoạt những hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    ht_MotGianDiepHoanHao1



    Nguyên Anh



         Thời gian gần đây đặc biệt sau khi giặc Tàu cho tàu khám phá thăm dò địa chất tiến đến vùng biển Việt Nam xâm phạm chủ quyền nhiều lần và cho rằng bãi Tư Chính là của họ, Việt Nam không có quyền gì trong khu vực này đã khiến cho người dân nổi giận, một số kẻ được gọi là trí thức, cán bộ lão thành và hai ông tướng phát ngôn dao to búa lớn, Tướng Lê Mã Lương, một kẻ được gọi là “Anh Hùng” đã phát biểu rằng nếu mất bãi Tư Chính thì ông ta sẽ cùng các quân nhân kéo đến hỏi tội Bộ Ngoại Giao, tiếc thay “Anh Hùng” Lê Mã Lương chỉ là một ông tướng Bảo Tàng và hoàn toàn không có binh lực quyền bính gì để có thể hỏi tội BNG, còn tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì không dám hỗn hào với đảng mà chỉ “băn khoăn” không hiểu vì sao mà đảng csVN không kiện TQ ra tòa án quốc tế với hành vi xâm lược một quốc gia khác (!?).

    Thật ra cả hai ông và gần như hầu hết người dân trong nước đều không biết lý do vì sao mà trước những hành vi hung hăng của TQ như thế mà đảng csVN lại ngậm hột thị im thin thít nhưng thật sự những kẻ đứng đầu nhà nước CHXHCNVN với các chức vụ cao cấp các thời kỳ thì lại biết quá rõ lý do vì sao nhưng họ sẽ - không – bao – giờ - dám – nói - ra bởi vì khi sự thật được công bố thì chắc chắn rằng đảng csVN sẽ bị toàn dân xem là môt bọn bán nước, họ sẽ không còn có một tư cách gì có thể ngồi cai quản đất nước, ăn trên ngồi trốc mà họ sẽ bị toàn dân nổi dậy lật đổ.

    Mọi chuyện bắt đầu từ hcm, một kẻ có xuất thân bình thường nhưng tham vọng lại quá to lớn, y đã bỏ cả cuộc đời của mình không phải để “tìm đường cứu nước” như sử đảng tuyên truyền mà là tìm ra một con đường để đạt đến đỉnh cao quyền lực, tất nhiên với trình độ nhận thức của y dân tộc chỉ là thứ yếu còn bản thân mới là quan trọng cho nên y đã tìm đủ mọi cách để tìm ra các thế lực nâng đỡ và giúp cho mình đạt được mục đích và trong quá trình đó hồ đã tìm được chủ nghĩa cộng sản, một loại bùa mê thuốc lú đang thịnh hành trong thế kỷ 20 làm cho nhiều người mê mẫn vì những luận điệu mơ hồ phi thực tế, chính cái bùa mê này cũng đã làm cho hồ tin rằng đó chính là chủ thuyết cần thiết cho Việt Nam cho nên y đã trở thành một tên lính xung kích cho đảng cs Liên Xô và sau đó trở thành một tên cộng sản quốc tế và là tên cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

    Đỉnh điểm của sự mất nước tại miền Bắc Việt Nam cho đến toàn cỏi Việt Nam hôm nay chính là khi hồ bắt tay cùng đảng csTQ, y đã kết nối chặt chẽ với Mao Trạch Đông vì địa lý hai nước nằm kề nhau, cùng đi chung trên con đường CNCS nhưng hồ chỉ là một con nai tơ trước miệng sói, y đã quá tin tưởng hoặc vì y đã dùng đủ mọi phương tiện để đạt đến thành công, chính miệng hồ đã từng thốt ra:” Nếu có ai giúp cho chúng tôi giành được độc lập thì dù cho có xẻ núi, nhượng biển cũng vui lòng”, chính những phát ngôn thể hiện sự tham vọng quá độ của hồ đã làm cho y rơi vào cái bẫy đã giăng sẵn của bọn kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam: Bọn giặc Hán, giặc Nguyên, Mãn Thanh…; năm xưa và ngày nay là nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa, một con sói lúc nào cũng muốn nuốt chửng cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm làm cho đất nước của mình to lớn hơn và Việt Nam là một quốc gia có đường biển kéo dài gần hết lãnh thổ sẽ giúp cho cánh tay Trung Hoa vươn ra thế giới kèm theo những nguồn tài nguyên đất nước và con người sẽ là nơi ưu tiên phải chiếm lấy.

    Để có thể trường tồn làm “Cha già dân tộc” đẩy mạnh kế hoạch nhuộm đỏ chủ nghĩa cộng sản ra khắp khu vực Đông Dương theo lệnh của csQT hồ đã tiến hành cuộc chiến xâm lược miền nam Việt Nam với sự trợ giúp về quân sự, quân cụ và tài chánh của khối csQT mà trong đó nhiều nhất là sự viện trợ không và có hoàn lại của hai quốc gia Liên Xô và TQ. (Trong những tài liệu mật dấu kín được rò rỉ chưa được kiểm chứng sau khi chiếm được miền nam Việt Nam đảng csVN đã phải trả nợ chiến phí cho Liên Xô và TQ bằng nhiều mặt hàng cũng như thỏa thuận xin ân giảm, riêng TQ thì cao thủ và điếm đàng hơn khi dùng sức ép viện trợ của mình để ép buộc chính phủ của hcm phải ký kết nhiều giấy tờ quan trọng nhằm dâng hiến Việt Nam cho chúng trong nhiều thời kỳ mà cụ thể là Công Hàm 1958 Phạm Văn Đồng đã ký và công nhận thềm lục địa biển của giặc Tàu 12 hải lý bao trùm vùng biển Việt Nam).

    Tiếp sau đó Bắc Việt Nam tiếp tục nhận được chiến cụ, viện trợ, chuyên gia từ TQ, tất cả đều được tính bằng tiền quy đổi ra ngoại tệ mạnh chứ hoàn toàn không có việc giúp đỡ Việt Nam trên tinh thần quốc  tế vô sản, trên tình đồng chí anh em như đảng csVN thường tuyên truyền và đảng csVN tiếp tục ký kết vay mượn TQ nguồn tài trợ chiến tranh để đánh bại quân đội miền Nam Việt Nam, áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên toàn quốc, nguồn khí tài này dồi dào đến nổi Việt Nam đã dùng phần lớn để đánh bại quân đội Khmer Đỏ trong cuộc chiến Tây Nam 1978 và chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 do TQ giật dây và đạo diễn.

    Sau cột mốc 1975 đảng csVN với những cái đầu Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Bình, Lê Duẫn, Đỗ Mười cũng có ý đồ tạo phản, xù những món nợ mà lãnh tụ, BCT đảng csVN đã cam kết, tư duy của họ chỉ biết manh mún, chỉ biết vay nhưng không muốn trả dẫn đến TQ đã ra lệnh cho bọn cs đàn em tại CPC là Pol Pot, Iêng Sary tấn công Việt Nam tại các tỉnh tiếp giáp nhưng quân đội Pol Pot đã thảm bại và nhà cầm quyền csVN dựng lên hai con rối của mình là Hiêng Sam Rin và Hun Sen với hy vọng thông qua chúng sẽ đem chủ nghĩa cs, một bản sao của Việt Nam vào đất nước Chùa Tháp, nhưng những diễn tiến hôm nay cho thấy CPC đã không đi theo con đường chủ nghĩa cs dưới sự áp đặt của Việt Nam và đảng csVN đã hy sinh hơn 100.000 binh sỹ, hàng ngàn sỹ quan cấp Tá, một Tướng Tư Lệnh mặt trận để nhận lấy sự cấm vận của thế giới văn minh dẫn đến nước Việt Nam hôm nay  thụt lùi hàng trăm năm phát triển so với các quốc gia trong khu vực bởi vì với lý do tự vệ Việt Nam chỉ có thể phản công đánh trả nhưng không – có – lý – do – gì – để - đóng – quân – hơn – mười – năm – tại quốc gia này để bảo vệ cho một chính quyền của mình dựng lên.

    Đáng lý ra Việt Nam phải trao trả chính quyền về tay người dân CPC sau khi đánh bại Pol Pot để họ chọn thể chế chính trị cho riêng mình và mau chóng rút quân về nước thì đã là một hành động khôn ngoan và đúng đắn, việc chiếm đóng CPC hơn 10 năm dẫn đến việc TQ tiến đánh các tỉnh phía bắc Việt Nam, gây nên nhiều cái chết của người dân tộc, của các người dân dưới bước tiến công của giặc Tàu là những quyết định sai lầm không thể nào sữa chữa được mà chỉ riêng chiến phí hàng triệu đô la/ngày để nuôi dưỡng hơn 20 sư đoàn chủ lực tại CPC mau chóng dẫn đưa nước Việt Nam cộng sản đến chỗ kiệt quệ.
    Sau cuộc chiến biên giới Việt – Trung cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đều phát ngôn mình đã chiến thắng nhưng sự thật thì Việt Nam tổn thương gấp nhiều lần quân đội Trung Quốc bởi vì bọn chúng đi đến đâu là giết, đốt phá, hãm hiếp, quân đội Trung Quốc đã tàn sát người dân Việt Nam không thương tiếc dẫn đến Hà Nội bắt buộc phải rút hết quân tình nguyện tại CPC về nước và giới lãnh đạo đảng csVN phải đi đêm mật đàm thương thuyết cùng giặc Tàu Hội nghị Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Những điều khoản trong hội nghị này hoàn toàn dấu kín người dân và không bao giờ công bố nhưng những gì đang diễn ra tại Việt Nam cho thấy tiến trình đang có hiệu lực với sự thần phục hoàn toàn của đảng csVN.

    Chỉ một Công Hàm 1958 do hcm chỉ đạo Phạm Văn Đồng thừa nhận đã gây di họa cho Việt Nam đến hôm nay, còn nếu công khai những điều khoản mà BCT. TW đảng csVN ký kết thì toàn dân sẽ nghĩ sao về những người đang lãnh đạo đất nước mình?

    Những tướng lĩnh csVN như Nguyễn Trọng Vĩnh, Lê Mã Lương…;và nhiều người khác cũng chỉ là những nạn nhân bị đảng cs xỏ mũi, họ sinh lầm thế kỷ và chọn lầm lý tưởng, họ đã bị đảng csVN nhồi sọ một chủ thuyết mơ hồ và dấu nhẹm đi những hành vi bán nước của mình cho nên những người này mới nhao nhao đòi thưa kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Thưa làm sao được khi chúng đang nắm trong tay những văn kiện, công hàm, khế ước mà hcm đã đi vay từ lúc đương thời cho đến Nguyễn Phú Trọng hôm nay?

    Các đời TBT đảng csVN đều phải đi chầu Trung Quốc để làm gì?

    Để Bắc Kinh đưa ra những bằng chứng cho thấy Việt Nam là một con nợ khổng lồ của TQ, con số quân viện năm xưa cho đến con số đầu tư vào các dự án tại Việt Nam hôm nay là những khoản vay phải – hoàn – lại, nếu công bố thì số tiền đó sẽ làm choáng váng hầu hết dân tộc Việt Nam và đảng csVN sẽ sụp đổ tức thì, bởi vì họ chỉ là một bọn bán nước vong nô, một bọn cõng rắn cắn gà nhà, một bọn thù trong đồng lõa cùng giặc ngoài dẫn đưa nước ta vào vòng nô lệ vĩnh viễn cho giặc Tàu.

    Đó chính là lý do vì sao mà các đời TBT. Đảng đều câm thin thin, từ Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc cho đến Nguyễn Phú Trọng hôm nay…

    Không thể nào đi thưa khi chính mình đã tự nguyện ký kết hiến dâng, không một tòa án quốc tế nào có thể xử cho đảng csVN thắng khi chính họ là thủ phạm chính.

    Thưa không được, đánh không xong thì phải làm gì?

    Làm tay sai cho giặc, đàn áp người biểu tình, bỏ tù người yêu nước, tiêu diệt những mối nguy, để trở thành một bè lũ thái thú tay sai trong thế kỷ 21.

    Chỉ còn 3 tháng nữa là đến năm 2020, năm mà những tin đồn về Hội Nghị Thành Đô chọn làm cột mốc sẽ thành hiện thực, nếu đảng đã tự nguyện hiến dâng đất nước thì Việt Nam không còn con đường nào khác khi sẽ phải trở thành một Đặc Khu, một Khu Tự Trị trực thuộc vào nước Mẹ Trung Quốc.
    Nếu người dân vẫn nhất quyết không chịu đứng lên lật đổ những kẻ đã bán đứng mình.


    https://www.quyenduocbiet.com/a7375/1

  • Tết đến – nỗi sợ của những ‘bà cô’ TQ ế chồng ở mong đuộc đàn ông VN cứu giúp

  • Quá ngán ngẩm thậm chí còn sợ cái cảnh khi về quê ăn Tết mà bị hỏi dồn “Khi nào lấy chồng?”, nhiều phụ nữ đã xin làm thêm cả dịp nghỉ lễ hoặc chọn cách nói dối bố mẹ.

    Chú thích ảnh
    Một phụ nữ chụp ảnh đèn lồng đỏ trang trí đón Tết trong công viên ở Bắc Kinh ngày 24/1. Ảnh: AFP 

    Đối với những “bà cô” ế chồng ở Trung Quốc, ngày Tết Nguyên đán còn mang đến nỗi sợ khi phải đối mặt với gia đình và người thân. Bị trách mắng vì còn độc thân và bị gây áp lực chuyện chồng con đã trở thành điều kinh hoàng đến nỗi các “gái ế” – tên gọi quy chụp phụ nữ gần 30 tuổi mà chưa kết hôn – đang tìm cách đối phó. 

    Một số người xin sếp cho làm việc thêm giờ trong dịp Tết Kỷ Hợi, kỳ nghỉ lễ lớn nhất tại Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 5/2. Một số thì bịa chuyện đã có bạn trai hoặc thuê người đóng giả. Dù vậy, áp lực vẫn gia tăng. Các cơ sở y tế cảnh báo tình trạng thanh niên trẻ phải nhập viện điều trị vì tâm lý bất ổn. 

    “Năm ngoái tôi quá sợ nên không về nhà. Năm nay tôi cũng vậy nhưng chẳng có cách nào để trốn về quê”, cô Emily Liu, 31 tuổi, công tác tại một doanh nghiệp nhà nước chia sẻ. Cô sẽ về quê ở Đại Liên đầu tháng tới. 

    “Bố mẹ tôi nói: ‘Bạn bè của con đều con bồng con bế, còn con thì không có nổi bạn trai”, cô gái kể, “Đây là chủ đề duy nhất mỗi lần tôi về nhà, họ thậm chí còn huy động cả họ hàng vào nói giúp. Áp lực quá lớn”. 

    Rất nhiều phụ nữ độc thân trên 25 tuổi không dám về nhà ăn Tết và bị ám ảnh về việc không có bạn trai cũng như không ngừng nỗ lực mai mối. Theo một cuộc khảo sát năm ngoái của trang web hẹn hò phổ biến Zhenai.com, khoảng 85% những người độc thân từ 26 - 30 tuổi nói rằng cha mẹ của họ đã thúc giục họ nhanh chóng kết hôn.

    Shen, 25 tuổi, đã dành một tháng để chỉnh sửa 10 bức ảnh cô đứng cạnh nam diễn viên nổi tiếng Liu Haoran. Cô gửi ảnh về khoe bố mẹ, giới thiệu người đàn ông là bạn trai cô. Bố mẹ cô đã rất vui mừng. 

    Một phụ nữ 35 tuổi có học vị tiến sĩ tên là Dong cũng muốn tránh mặt bố mẹ cùng những lời quở trách của họ. Cô không chỉ “ế”, cô còn thuộc vào tuýp “ba cao”:  học vấn cao, thu nhập cao và… cao tuổi. Cô phán ngán cái cảnh bị người thân dồn hỏi, vì vậy cô quyết định vùi đầu vào công việc. Dong đã đề nghị sếp cho mình làm việc xuyên kỳ nghỉ. 

    Tất nhiên, sếp của cô từ chối. Ông tầm tuổi bố mẹ cô nên rất đồng cảm với họ. “Bỏ trốn không thể thay đổi được sự thật. Cô chỉ có thể giải quyết vấn đề của mình bằng cách đối mặt với nó”, Dong thuật lại lời khuyên từ ông chủ của mình, “Tết là cơ hội tốt để hòa nhập và cô nên thử gặp gỡ nhiều người hơn… có thể cô sẽ tìm thấy người đàn ông lý tưởng”.  

    Chú thích ảnh
    Hành khách chờ đợi lên tàu tại nhà ga Quảng Châu ngày 26/1. Ảnh: EPA

    Phụ nữ bị xem là “ế” ở nhiều khu vực thuộc châu Á nếu họ không kết hôn ở khoảng giữa 20 – 30 tuổi. Tuy nhiên, thành tựu kinh tế của Trung Quốc trong vài thập kỷ gần đây và sự xuất hiện của một tầng lớp trung lưu đông đảo đã khiến nhiều phụ nữ chọn cách theo đuổi sự nghiệp thay vì kết hôn sớm. Image result for sexy chinese ladies

    Điều này góp phần làm tỷ lệ sinh ở Trung Quốc giảm nhanh chóng. Theo số liệu chính thức được công bố tuần trước, chỉ có 15,2 triệu ca sinh nở trong năm 2018, giảm 2 triệu so với năm trước nữa. Chính phủ Trung Quốc, lo ngại xu hướng này tạo ra một quả bom hẹn giờ khi dân số già đi, đã xóa bỏ chính sách một con nhằm khuyến khích các gia đình sinh thêm con. 

    Bất kể thực tế rằng nam giới Trung Quốc nhiều hơn nữ giới 33 triệu người, phụ nữ là đối tượng “ế” hơn đàn ông. Số lượng đám cưới ở quốc gia này đã giảm liên tiếp 5 năm. Có trên 200 triệu người trưởng thành sống độc thân ở Trung Quốc. 

    Hiện nay, một số công ty đã thể hiện nỗ lực để thay đổi tình trạng trên. Họ khuyến khích lao động nữ hẹn hò và kết hôn. Hai công ty quản lý công viên giải trí Song Dynasty Town ở Hàng Châu đã cho phép nữ nhân viên độc thân trên 30 tuổi nghỉ thêm Tết 8 ngày để họ có cơ hội hẹn hò. Nếu bất kỳ ai kết hôn trước năm 2019 sẽ nhận được thưởng thường niên cao gấp đôi. 

    Cũng tại Hàng Châu, một ngôi trường trung học đã cho phép giáo viên “nghỉ tình yêu” 2,5 ngày mỗi tháng. Khoảng 40% giáo viên chưa lập gia đình nên trường quyết định tạo ra “nghỉ tình yêu” để giúp họ. Đối với cả hai giới, giáo viên đã kết hôn nhưng chưa có con cũng có thể xin phép “nghỉ gia đình” hoặc “nghỉ hạnh phúc”. Hoàng Trang/Báo Tin tức










 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [NEW]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc
Ngu dân VN từ tin nhãm chủ nghĩa CS đên mê tín dị đoan nhất thế giới!
Thảm Trạng Dân Tộc Vô Cùng Đau Đớn Của người Việt thời dại HCM
Chưa hề có lãnh đạo CSVN nào cho 1 đồng từ thiện mà chỉ tham nhũng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc
Tìm hiểu sự thật bác Hồ là ai

     Đọc nhiều nhất 
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn [Đã đọc: 792 lần]
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích [Đã đọc: 743 lần]
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN [Đã đọc: 740 lần]
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 634 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 483 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 415 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 102 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 77 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 6 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.