Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 24722696

 
Vietnam News in English 29.03.2024 09:46
Noi gương anh cả TQ VN hí hửng đầu tư ở Venuela thất bại thảm hại !
12.05.2019 19:30

Dân trí Với làn sóng đầu tư ồ ạt và là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Venezuela, Trung Quốc đã chịu nhiều thiệt hại khi quốc gia Nam Mỹ rơi vào khủng hoảng trong những năm gần đây. 

Thách thức “bủa vây” Trung Quốc khi Venezuela chìm trong khủng hoảng

media


>>Tổng thống tự phong Venezuela tìm cách “bắt tay” với quân đội Mỹ
>>"Tổng thống tự phong" Venezuela: Có thể chấp nhận Mỹ can thiệp quân sự 
>>Xe bọc thép Trung Quốc sản xuất xuất hiện trong cuộc bạo động tại Venezuela

Thách thức “bủa vây” Trung Quốc khi Venezuela chìm trong khủng hoảng - 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. (Ảnh: AFP)

Những khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc vào các nước đang phát triển thường được xem là mô hình mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên, theo SCMP, tại Venezuela, quốc gia đang chìm trong khủng hoảng, làn sóng đầu tư của Bắc Kinh dường như đã thất bại hoàn toàn, xét cả về kinh tế, chính trị và ngoại giao.

Venezuela mang lại nhiều cơ hội làm ăn cho Trung Quốc. Quốc gia Mỹ Latin này cần các khoản đầu tư vào mạng lưới cơ sở hạ tầng, trong khi Trung Quốc có tiền và công nghệ. Venezuela cũng có thứ mà Trung Quốc cần: dầu mỏ.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, từ lâu đã tìm cách để đa dạng hóa các nguồn cung cấp và thị trường. Venezuela, nơi có trữ lượng khoáng sản và dầu mỏ lớn nhất thế giới, có thể đáp ứng được nhu cầu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, các khoản đầu tư ồ ạt của Trung Quốc vào Venezuela không chỉ được thúc đẩy bởi động cơ thương mại. Venezuela còn nằm trong tính toán địa chính trị của Bắc Kinh.

Năm 2001, Venezuela trở thành nước Mỹ Latinh đầu tiên trở thành “đối tác phát triển chiến lược” với Trung Quốc. Mối quan hệ này được nâng cấp lên thành “đối tác chiến lược toàn diện” kể từ năm 2014.

Trung Quốc xem Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, người mang tư tưởng chống Mỹ, và người tiền nhiệm Hugo Chavez là các đồng minh chính trị quan trọng trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng đối đầu mạnh mẽ với Washington. Đối với Trung Quốc, vị thế địa chiến lược của Venezuela đã trở thành bệ phóng giúp Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực được coi là sân sau của Mỹ.

Ngay cả khi các nước khác dừng hợp tác làm ăn với Venezuela, Trung Quốc vẫn duy trì sự ủng hộ về tài chính cho quốc gia Nam Mỹ này. Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã rót 62 tỷ USD vào Venezuela, chiếm 53% tổng số tiền Trung Quốc đổ vào khu vực Mỹ Latinh.

Thiệt hại của Trung Quốc

Tuy nhiên khi Venezuela gặp khủng hoảng về kinh tế, Trung Quốc cũng phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề. Nhiều dự án trong số 790 dự án của Trung Quốc tại Venezuela bị thất bại khi các dự án này trở thành “nạn nhân” của một số vấn đề như tham nhũng hay vỡ nợ. Venezuela vẫn nỗ lực để trả nợ cho Trung Quốc bằng cách vận chuyển dầu.

Khi Venezuela rơi vào khủng hoảng, khoảng 25 tỷ USD do nước này vay Trung Quốc vẫn chưa được thanh toán. Mặc dù Trung Quốc đã gia hạn nợ cho Venezuela, song chính quyền Maduro vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Trong khi đó, sản lượng khai thác dầu của Venezuela hiện nay đã giảm so với trước đây.

Thách thức “bủa vây” Trung Quốc khi Venezuela chìm trong khủng hoảng - 2

Thủ lĩnh đối lập Juan Guaido (Ảnh: Getty)

Nếu chính quyền Maduro tiếp tục nắm quyền, Trung Quốc có thể vẫn gặp khó khăn khi hoạt động tại Venezuela. Tuy nhiên, khó khăn này có thể tăng lên gấp nhiều lần nếu thủ lĩnh đối lập Juan Guaido, người được Mỹ và hơn 50 quốc gia ủng hộ, lên nắm quyền.

Thủ lĩnh đối lập Guaido hôm 30/4 đã kêu gọi cuộc đảo chính để lật đổ chính quyền Maduro song không thành công. Theo Forbes, nếu ông Guaido ngồi vào ghế tổng thống Venezuela, Trung Quốc không chỉ mất đi tầm ảnh hưởng, mà còn có nguy cơ đối mặt với sự thù địch vì từng ủng hộ chính quyền Maduro.

Về mặt chính trị, Trung Quốc được cho là phải trả giá đắt vì ủng hộ Tổng thống Maduro trong khi chính quyền Venezuela bị các nước phương Tây tẩy chay. Kể từ khi ông Maduro lên nắm quyền từ năm 2013, Venezuela đương đầu với nhiều khó khăn như GDP sụt giảm đáng kể, tỷ lệ lạm phát lên tới 1 triệu % năm 2018.

Ngoài ra, Venezuela cũng thường xuyên trải qua tình trạng thiếu điện, nước, lương thực và tội phạm gia tăng. Khoảng 3 triệu người Venezuela đã rời bỏ đất nước, chiếm gần 1/10 dân số. Trong bối cảnh này, các khoản vay từ Trung Quốc đã trở thành “phao cứu sinh” cho chính quyền Venezuela, bên cạnh sự hỗ trợ từ Nga.

Về mặt ngoại giao, sự ủng hộ của Trung Quốc với chính quyền Maduro cũng đặt ra cho Bắc Kinh nhiều rào cản. Gần như tất cả các nước thành viên của nhóm Lima, một khối gồm 14 nước chủ yếu ở khu vực Mỹ Latin, đều chuyển từ công nhận Tổng thống đương nhiệm Maduro sang tổng thống tự phong Juan Guaido.

Theo SCMP, cái giá phải trả cho việc Trung Quốc ủng hộ chính quyền Maduro lớn hơn so với việc mất đi một đồng minh tại Nam Mỹ. Đó là lý do Bắc Kinh cho đến nay vẫn tìm cách giữ lập trường trung lập và đang có xu hướng tách dần khỏi Tổng thống Maduro, mặc dù Bắc Kinh vẫn là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Venezuela.

Thiệt hại của Trung Quốc tại Venezuela đã đặt ra nhiều câu hỏi về sự nhạy bén của các nhà lập pháp Trung Quốc trong việc xử lý các rủi ro về chính trị khi đầu tư vào Mỹ Latin cũng như các khu vực khác tại các nước đang phát triển.

Bắc Kinh coi việc đầu tư vào Venezuela là “cánh tay nối dài” của sáng kiến tỷ đô Vành đai và Con đường. Câu chuyện tại Venezuela cũng gióng lên hồi chuông báo động về mạng lưới các dự án của Trung Quốc tại các khu vực bất ổn về chính trị như Trung Đông và châu Phi. Đây được xem là bước thụt lùi trong kế hoạch của Bắc Kinh nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng và gia tăng sự hiện diện trên toàn thế giới, theo SCMP.

Thành Đạt

Tổng hợp



Trung Quốc đưa Venezuela đến bờ vực hỗn loạn như thế nào

mediaTổng thống Venezuela Nicolas Maduro (T) gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh, 22/09/2013.REUTERS/Lintao Zhang/Pool

Tình hình tại Venezuela cuối tháng 1/2019 này đang hết sức căng thẳng. Xung đột có thể bùng nổ, giữa một bên là một tổng thống bị mất lòng dân, nhưng được quân đội và Nga, Trung Quốc ủng hộ, và bên kia là chủ tịch Quốc Hội tự phong làm tổng thống, được Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây hậu thuẫn. Vì sao chế độ Venezuela, với một đất nước giàu tài nguyên hàng đầu thế giới, lại đứng trước bờ vực sụp đổ ?

Vì sao một quốc gia giàu tài nguyên bậc nhất thế giới lại chìm trong lạm phát kinh hoàng, kinh tế hoàn toàn kiệt quệ, chế độ chính trị ngày càng độc đoán và bất lực, đẩy đất nước đến bờ vực rối loạn, có nguy cơ nội chiến hoặc can thiệp quân sự từ bên ngoài ?

Đất nước Venezuela sở dĩ rơi vào tình trạng hiện nay một phần rất lớn là do chính sách của Trung Quốc với Caracas, từ gần 20 năm qua. Dùng dòng tín dụng lớn để khuyến khích chế độ Venezuela bám chặt lấy ảo tưởng ý thức hệ « xã hội chủ nghĩa », bám chặt lấy việc xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản như phương thức sống còn chủ yếu. Kết quả là tạo ra một tầng lớp quan chức ăn bám, tham nhũng, một bộ phận đông đảo dân chúng bị ru ngủ trong các ảo ảnh. Sau đây là phần tổng hợp thông tin từ báo chí, về vai trò của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Venezuela hiện nay.

***

Quan hệ của Trung Quốc với « chế độ xã hội chủ nghĩa Venezuela » khởi đầu ra sao ?

Dầu mỏ là duyên nợ của Venezuela với Trung Quốc. Trang mạng SupChina, có trụ sở tại New York, tháng 1/2019 này, có loạt bài « The Venezuela-China relationship, explained » đáng chú ý.

Năm 1996, Venezuela thu được hơn một tỉ đô la nhờ bán dầu cho các nước châu Á – Thái Bình Dương, chủ yếu là cho Nhật Bản. Dầu thô của quốc gia Nam Mỹ này bắt đầu được bán sang Nhật từ năm 1988. Ngay trước khi ông Hugo Chavez đắc cử tổng thống năm 1998, tập đoàn dầu mỏ Trung Quốc (NPCC) đã tìm cách đàm phán để được chính quyền lúc đó cho phép khai thác ở Venezuela. Những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống Chavez đã tố cáo chính sách bán tài nguyên cho « các thế lực đế quốc ».

Sau khi lên nắm quyền, chế độ Chavez tìm thấy ở Trung Quốc đồng minh ý thức hệ hiếm có. Tổng thống Chavez đã không thay đổi các hợp đồng đã ký của Trung Quốc với chính quyền tiền nhiệm, và thậm chí còn mở rộng hơn.

Tháng 4/2001, ông Giang Trạch Dân - lãnh đạo Trung Quốc thời đó - đã đích thân tới Venezuela, ký kết nhiều hợp đồng, mở đầu cho quan hệ gắn bó kéo dài đã hơn 17 năm trời. Năm 2004 là một bước ngoặt lớn trong quan hệ hai nước. Bắc Kinh và Caracas ký thỏa thuận cho phép mỗi bên đầu tư tại quốc gia đối tác, mà không phải nộp thuế. Caracas cũng dành cho Bắc Kinh nhiều chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu, hơn hẳn với Hoa Kỳ.

Venezuela được Bắc Kinh coi là cánh cửa mở vào Nam Mỹ. Năm 2005, Trung Quốc đầu tư một tỉ đô la vào quốc gia này, hơn tất cả các nước khác trong khu vực. Vào thời điểm này, đã có khoảng 20 doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Venezuela trong đủ các lĩnh vực, từ khai thác dầu mỏ, khai thác khoáng sản, đến xây dựng đường sắt, các hạ tầng giao thông khác, viễn thông, năng lượng, nông nghiệp, sản xuất dụng cụ điện tử gia dụng…

Năm 2005 cũng là năm mà tổng thống Venezuela Chavez quyết định đình chỉ quan hệ hợp tác lịch sử về quân sự với Hoa Kỳ, để xích lại gần Trung Quốc hơn. Năm 2007, thành lập Quỹ chung Trung Quốc – Venezuela. Thương mại song phương tăng cường, với tổng giá trị vượt quá 4 tỉ đô la. Quan hệ giữa Bắc Kinh và Caracas ngày càng mật thiết. Tuy nhiên cũng bắt đầu từ thời điểm đó, Venezuela trở thành quốc gia mắc nợ Trung Quốc nhiều nhất tại châu Mỹ Latinh, với khoảng 5 tỉ đô la.

Phải chăng mục tiêu chính của Trung Quốc là khai thác khoáng sản, còn các đầu tư cho phát triển khác chỉ là để mỵ dân ?

Thực tế cho thấy, tình trạng tài chính và kinh tế của Venezuela ngày càng tồi tệ cùng lúc với ảnh hưởng tài chính và kinh tế của Trung Quốc tại nước này càng gia tăng. Nhìn chung, Trung Quốc không bao giờ công bố số tiền cho vay với các dự án cụ thể nào, cũng như điều kiện cấp tín dụng. Tình trạng mù mờ này là mảnh đất màu mỡ cho nạn tham nhũng bùng phát.

Theo một số nhà quan sát, tín dụng của Trung Quốc cho Venezuela, với 60 tỉ đô la, chiếm khoảng 40% tổng tín dụng của nước này cho các nước Mỹ Latinh. Nhìn chung, Trung Quốc dành đến 90% đầu tư trực tiếp tại châu Mỹ Latinh cho các hoạt động khai thác khoáng sản, và tình hình cũng tương tự tại Venezuela.

Một trong các dự án đầu tư của Trung Quốc được quảng bá rầm rộ tại Venezuela là dự án xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của châu Mỹ Latinh, trị giá 7,5 tỉ đô la, do tập đoàn xây dựng đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, của Trung Quốc, China Railway Group, thực hiện. Dự án khởi sự năm 2009, đã hoàn toàn đổ bể sau đó. Năm 2015, tập đoàn Trung Quốc âm thầm rút, để lại món nợ 400 triệu đô la cho Venezuela. Cho đến gần đây, nhiều người dân vẫn tin tưởng sẽ có một ngày nào đó công ty Trung Quốc trở lại.

Tình hình tương tự với dự án phát triển các ngành công nghiệp của Venezuela. Một ví dụ tiêu biểu là công ty điện tử viễn thông Orinoquia của Venezuela, ra đời năm 2010, với 35% vốn do tập đoàn Hoa Vi Trung Quốc đầu tư. Tuy nhiên, các dự án mà Hoa Vi hứa hẹn đã không bao giờ trở thành hiện thực.

Trên thực tế, trong lúc sản xuất nội địa của Venezuela không ngóc đầu lên được, thì hàng xuất khẩu từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào nước này. Nếu như năm 1998, trước khi ông Chavez lên nắm quyền, chỉ có 0,18% hàng nhập khẩu đến từ Trung Quốc, thì 14 năm sau, tỉ lệ này lên đến 34,9%.

Bắc Kinh cũng có một số dự án trọng điểm thành công mang tính biểu tượng với Venezuela, như phóng vệ tinh, với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Năm 2017, Caracas phóng thành công vệ tinh quan sát thứ ba lên quỹ đạo. Đây có thể là một hành động của chế độ Bắc Kinh nhằm quyến rũ chính quyền Venezuela. Tháng 9/2018, Bắc Kinh ký kết với Caracas 28 hợp đồng « hợp tác » thuộc nhiều lĩnh vực, dựa trên nguyên tắc « bình đẳng », « tôn trọng lẫn nhau », « hai bên cùng có lợi ».

Đầu năm nay, bất chấp Venezuela –  « đối tác » hàng đầu của Bắc Kinh tại châu lục – đang chìm sâu trong khủng hoảng, bên bờ hỗn loạn, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc tại Chilê tiếp tục có một bài phát biểu hùng hồn quảng bá cho dự án Con Đường Tơ Lụa Trên Biển, coi các nước Nam Mỹ là « thành phần tự nhiên » và các đối tác không thể thiếu của dự án quốc tế khổng lồ mà Trung Quốc khởi xướng và chủ trì.

Sau khi lãnh đạo Chavez qua đời năm 2013, phải chăng Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực biến Venezuela thành một chư hầu, thúc đẩy Caracas tăng cường khai thác tài nguyên để hoàn nợ ?

Trong bài viết mang tựa đề « Venezuela and China : a perfert storm / Venezuela và Trung Quốc : Một sự nhiễu loạn hoàn hảo » (1), nhà nghiên cứu Matt Ferchen, chuyên về « mô hình phát triển Trung Quốc », quan hệ Bắc Kinh với các nước Mỹ Latinh nhận xét : Ngay cả sau khi đã biết Venezuela lún sâu vào khủng hoảng gần như không có lối ra, Bắc Kinh cũng không thừa nhận thất bại, từ chối tham gia vào các nỗ lực tại khu vực, nhằm giúp Venezuela tìm được lối thoát. Trung Quốc tin là các quan hệ vững chắc giữa hai chế độ cùng ý thức hệ, cùng với sự dồi dào tín dụng của các ngân hàng Nhà nước Trung Quốc, sẽ giúp Venezuela tiếp tục duy trì chính sách lấy bán dầu và quặng mỏ làm trụ cột của nền kinh tế, bất chấp mọi biến động thị trường và chính trị.

Các hợp tác theo kiểu bán rẻ tài nguyên, đã được khởi sự dưới thời tổng thống Chavez, được tăng cường trong thời kỳ ông Maduro lên nắm quyền, trong bối cảnh mô hình « chủ nghĩa xã hội » Venezuela có dấu hiệu phá sản.

Sau khi tổng thống Chavez qua đời, và trong bối cảnh các khu vực dầu mỏ dễ khai thác bắt đầu cạn kiệt, cùng lúc với giá dầu sụt giảm mạnh, tổng thống Maduro đã bí mật đàm phán với Trung Quốc và một số nước khác nhằm khai thác trên quy mô lớn nhiều loại khoáng sản quý hiếm, như vàng, coltan, boxit, kim cương, titan, nikel... tại vùng « Vòng cung mỏ Orinoco », với tổng diện tích 112.000 km² (tương đương 12% diện tích Venezuela hay một phần ba lãnh thổ Việt Nam) (2). Năm 2016, Trung Quốc ký được hợp đồng khai thác quặng coltan, rất cần cho điện thoại di động. Năm 2016 cũng là năm mà Vòng cung mỏ Orinoco chính thức được coi là một « đặc khu kinh tế », mở rộng cho các tập đoàn Trung Quốc và nhiều tập đoàn đa quốc gia khác. Đây là nơi các điều kiện kinh doanh hết sức dễ dãi, các tiêu chuẩn về lao động, môi trường gần như bị bỏ qua, chưa kể đến vấn đề môi trường sống, của rất nhiều cộng đồng sắc tộc sống lâu đời ở đây, bị đe dọa nghiêm trọng, do các hoạt động khai khoáng (3).

Tháng 9/2018, Bắc Kinh tiếp tục bỏ thêm 5 tỉ đô la, để mua lại 10% cổ phần của tập đoàn dầu mỏ Nhà nước (PDVSA). Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận với chính quyền Maduro để công ty Yankuang Group khai thác vàng tại khu vực Vòng cung Orinoco nói trên.

Nhiều người vốn trung thành với di sản của Bolivar - nhà cách mạng Venezuela nổi tiếng thế kỷ 19, mà tổng thống Chavez được coi là người kết tục - đã coi giai đoạn 2014 đến nay là thời kỳ mà chính quyền Venezuela đã hoàn toàn xa rời với một số tôn chỉ tốt đẹp ban đầu của cố tổng thống, để chuyển hướng sang một mô hình kinh tế « tân tự do ». Một mặt lệ thuộc nặng nề vào các thế lực bên ngoài, mặt khác quyền lực trong nước bị tập trung vào tay một số nhóm chóp bu, các cơ hội tham gia xây dựng nền dân chủ của người dân bị ngăn chặn (việc tổ chức bầu cử Quốc Hội lập hiến mang đầy tính kỳ thị là một trong các ví dụ tiêu biểu) (4).

Tương lai quan hệ giữa Venezuela và Trung Quốc sẽ ra sao ?

Sự thất bại của chế độ Chavez tại Venezuela có thể coi là một thất bại của Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù chế độ « xã hội chủ nghĩa » hiện nay ở Venezuela có sụp đổ, Bắc Kinh chắc chắn không buông Venezuela. Một mặt để bảo vệ số tiền bạc đã đầu tư, mặt khác tiếp tục có cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản, được đánh giá là còn hết sức dồi dào, trong lúc khả năng kiểm soát của chính quyền trung ương lại hết sức hạn chế.

Vẫn theo chùm bài phân tích về quan hệ Trung Quốc – Venezuela trên trang mạng SupChina, thì cho dù chế độ mang danh hiệu « xã hội chủ nghĩa » của ông Maduro đang khủng hoảng trầm trọng, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không từ bỏ vùng đất màu mỡ Nam Mỹ này. Một khi đã đứng chân được tại Venezuela, thì bằng cách này hay cách khác, Trung Quốc tìm mọi cách ở lại. Kể từ những năm 2015, 2016, Bắc Kinh bắt đầu tiếp xúc với đối lập Venezuela, để chuẩn bị phương án mới, đề phòng thay đổi chế độ. Về phần mình, giáo sư Isabelle Rousseau, một chuyên gia về chính trị tại châu Mỹ Latinh (Đại học Colegio de Mexico, Mêhicô) (5), cho biết Bắc Kinh cũng đang đàm phán bí mật với Nga và Mỹ về khủng hoảng Venezuela.

Theo một số nhà nghiên cứu, « thất bại » tại Venezuela không cản trở Trung Quốc tiếp tục mô hình quan hệ mua chuộc giới chóp bu để thao túng, trong trường hợp có thay đổi chính trị, giống như với nhiều chế độ độc tài khác, tại Cam Bốt hay Zimbabwe.

Ghi chú

1. « Venezuela and China: a perfect storm », Dialogo Chino, ngày 24/01/2019.

2. « De la responsabilité de la Chine dans la crise vénézuélienne » của Emiliano Teran Mantovani, trang barril.info, ngày 21/10/2018.

3. Vòng cung mỏ Orinoco trong đó có một bộ phận thuộc rừng rậm nhiệt đới Amazon, vốn là khu vực được Hiến pháp Bolivia bảo vệ nghiêm ngặt, về đa dạng sinh học, cũng như do là quê cha đất tổ của nhiều sắc tộc bản địa như người Pemon, Warao, Hoti, Pumé, Sanema... Xem bài « Venezuela. L'échec du processus bolivarien (II) » của nhà xã hội học Edgardo Lander, trang alencontre.org, ngày 1/9/2018.

4. Như trên.

5. « Venezuela: Les Etats-Unis veulent asphyxier le gouvernement de Maduro », RFI, ngày 29/01/2019.

Dự án tỷ đô sa lầy của PVN ở Venezuela

Giấy chứng nhận đầu tư chưa được cấp nhưng PVN đã ký hợp đồng chính thức với đối tác Venezuela và thoả thuận phí hoa hồng 584 triệu USD. 

Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an (C03) vừa có văn bản gửi Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) cho biết đang xác minh một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong thực hiện dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2 tại Venezuela của Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) thuộc PVN.

Bất ngờ thay đổi cơ cấu góp vốn 

Dự án đầu tư khai thác mỏ lô Junin 2 tại Venezuela do Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP), công ty con của PVN, làm chủ đầu tư. Dự án này được thực hiện từ năm 2010, khi ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, người vừa đệ đơn từ chức Tổng giám đốc PVN, đang làm Tổng giám đốc PVEP.

Trong một báo cáo gửi Thủ tướng vào tháng 8/2010 về xem xét thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án lô Junin 2, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, lãnh đạo cơ quan này đã có buổi làm việc với Chủ tịch HĐTV PVN (lúc đó là ông Đinh La Thăng) về các vấn đề liên quan tới dự án. 

Trước đó tháng 11/2008, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có cuộc họp thẩm định báo cáo việc đầu tư này với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành và có tờ trình Thủ tướng xin phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư hơn 1,24 tỷ USD.

Bộ này xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho dự án trên cơ sở ý kiến "chấp thuận đầu tư dự án khai thác và nâng cấp dầu nặng Junin 2 Venezuela" của Thủ tướng. Tuy nhiên vẫn còn vướng mắc về việc ghi vốn đầu tư khi ngoài 1,24 tỷ USD số tiền rót vào dự án, PVN còn trả thêm tiền hoa hồng là 584 triệu USD. Do đó, Bộ Kế hoạch đã họp các bộ, ngành và các ý kiến đều thống nhất phải ghi tổng mức đầu tư đầy đủ gồm cả tiền hoa hồng là 1,825 tỷ USD để "phản ánh thực chất lượng vốn đầu tư ra nước ngoài, thuận lợi cho việc triển khai dự án và theo dõi quyết toán các nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm về tài chính của chủ đầu tư trước Nhà nước".

Một dự án đầu tư khai thác dầu khí của PVEP tại Peru. Ảnh: PVEP

Một dự án đầu tư khai thác dầu khí của PVEP tại Peru. Ảnh: PVEP

Với mức đầu tư tới hơn 1,82 tỷ USD và phần vốn góp của PVN vào dự án vượt 30% nên dự án thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo Nghị quyết 66/2006. Với tư cách cơ quan thẩm tra hồ sơ xin cấp phép đầu tư, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng và kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét đặc cách với dự án để sớm cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Tuy nhiên trả lời bằng văn bản sau đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã "bác" đề xuất này, yêu cầu Chính phủ có tờ trình chính thức gửi Uỷ ban làm rõ phần vốn nhà nước góp vào dự án. Trường hợp dự án sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên thì Chính phủ phải trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư.

Nhưng tại báo cáo tháng 5/2009 của Chính phủ gửi cơ quan thường trực Quốc hội sau đó về dự án Junin 2, cơ cấu phần vốn góp Nhà nước tại dự án được thay đổi. Phần vốn góp từ vốn chủ sở hữu của PVN giảm từ 956 triệu USD dự kiến ban đầu, xuống còn 547 triệu USD, tức chỉ còn 29,9% tổng chi phí góp vốn của phía Việt Nam. Điều này đồng nghĩa dự án đầu tư không còn nằm trong diện phải báo cáo Quốc hội xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư (dự án có mức góp vốn 30% trở lên).

Mặt khác, khi dự án chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì ngày 29/6/2010, Hợp đồng thành lập, quản lý Công ty liên doanh Khai thác và nâng cấp dầu nặng lô Junin 2 Venezuela (Petromacareo) đã được ký kết giữa PVEP (công ty con của PVN) và CVP (công ty con của Công ty Dầu khí quốc gia Venezuela - PDVSA). Trên cơ sở hợp đồng chính thức ký với đối tác, PVEP đã bổ sung và hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư. 

Góp hơn 1 tỷ USD làm dự án, PVN mất 584 triệu USD phí hoa hồng

Khoảng giữa năm 2010, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính liên tiếp có các văn bản góp ý thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án khai thác dầu khí tỷ USD của PVN tại Venezuela, trong đó cảnh báo rủi ro, hiệu quả đầu tư. Lạm phát, chênh lệch tỷ giá, yêu cầu sử dụng dịch vụ nội địa hay cụ thể nhất là phá giá đồng tiền ngày 9/1/2010 khiến đồng tiền Venezuela mất 50% giá trị... là những rủi ro được Bộ Kế hoạch nêu ra. 

"Phải được cân nhắc hết sức thận trọng, đặc biệt khi nó được đầu tư bằng vốn nhà nước và vốn vay của doanh nghiệp nhà nước", cơ quan tham mưu kế hoạch đầu tư cảnh báo.

Lo ngại khác cũng được nêu lên là do PVN/PVEP đã ký hợp đồng chính thức với đối tác Venezuela khi chưa có giấy phép đầu tư. Theo thoả thuận hợp đồng đã ký, phía Việt Nam phải thanh toán đợt đầu 300 triệu USD phí tham gia hợp đồng (phí hoa hồng -PV) trong 6 tháng. Các đợt nộp phí hoa hồng tiếp theo lần 2 và 3, mỗi đợt 142 triệu USD. Điều này đồng nghĩa khi chưa thăm dò, khai thác giọt dầu nào thì PVEP cũng phải trả đầy đủ phí tham gia hợp đồng 584 triệu USD cho đối tác ngoại. 

Nếu vi phạm, phía Việt Nam sẽ bị xử lý theo các cam kết đã ký, cụ thể toàn bộ cổ phần của PVEP trong công ty liên doanh có thể tự động chuyển cho đối tác Venezuela và Việt Nam không được quyền thanh toán hoặc đền bù gì từ các khoản đã góp, vay vốn hay đầu tư ở dự án này.

Do đó trong văn bản nêu ý kiến thẩm định giấy phép đầu tư dự án, Bộ Kế hoạch & Đầu tư kiến nghị Thủ tướng có báo cáo Bộ Chính trị xin chủ trương trình Quốc hội có cơ chế đặc cách xem xét, thông qua chủ trương đầu tư đối với dự án Junin 2 của PVN tại Venezuela ngay trong kỳ họp tháng 10/2010.

Dự án Junin 2 do PVEP làm chủ đầu tư, thực hiện từ năm 2010 trên cơ sở thành lập Công ty Liên doanh Petromacareo giữa PVEP và Công ty Dầu khí Venezuela (đơn vị thành viên của Công ty Dầu khí quốc gia Venezuela). Sau khi nhận được chủ trương đầu tư vào dự án tại Venezuela năm 2010, tới năm 2012 báo cáo tài chính hợp nhất của PVN cho biết, PVEP đã rót hơn 1.523 tỷ đồng (khoảng 65,5 triệu USD) vào dự án này. 

Tuy nhiên, dự án đã phải dừng từ năm 2013 theo quyết định của Thủ tướng sau thời gian đầu tư không hiệu quả. Khoản tiền hoa hồng 442 triệu USD đã trả cho đối tác Venezuela trước đó được ghi nhận tại báo cáo tài chính của PVN trong suốt các năm 2014 đến nay. Riêng khoản trả lần cuối cho Chính phủ Venezuela tại dự án này 142 triệu USD, PVEP đã có văn bản xin gia hạn thanh toán gửi các cấp có thẩm quyền cho tới khi hoàn thành các hoạt động thẩm định, đánh giá đầy đủ trữ lượng lô Junin 2.

Kiểm toán độc lập các báo cáo tài chính của PVN, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam cũng thể hiện khoản đầu tư của PVEP vào công ty liên doanh, khoản phí tham gia phải trả lần đầu và lần thứ 2 để được tham gia đầu tư dự án Junin 2 Venezuela. Tuy nhiên phía công ty kiểm toán độc lập cho hay "không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để đánh giá khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai của các khoản chi phí tham gia phải trả này".

Anh Minh



































































VN mở điều tra dự án PVN mất mát to ở Venezuela

Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn (trái) vừa nộp đơn xin từ chứcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn (trái) vừa nộp đơn xin từ chức

Nhiều câu hỏi đang đặt ra quanh việc Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) xin từ chức trong khi Bộ Công an tiếp tục điều tra dự án khai thác của PVN ở Venezuela.

Hôm 12/3 Hội đồng quản trị PVN họp xem xét đơn xin nghỉ của tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn, chỉ mới nhậm chức tháng 3/2016.

PVN không xác nhận đơn xin của ông Sơn được chấp thuận hay không, và vì sao ông Sơn xin từ chức.

Trong diễn tiến khác, Bộ Công an gần đây có văn bản gửi PVN đề nghị cung cấp hồ sơ về dự án khai thác dầu khí ở Venezuela, ký hợp đồng từ hồi năm 2010.

'Nhóm lợi ích'

Theo truyền thông Việt Nam, dự án đầu tư khai thác mỏ lô Junin 2 tại Venezuela do Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP), công ty con của PVN, làm chủ đầu tư, từ năm 2010.

Thời gian đó, tổng giám đốc PVEP chính là ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, người vừa đệ đơn từ chức Tổng giám đốc PVN.

Đây cũng là giai đoạn khi ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính trị đang thụ án tù, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN (2008-2011).

Tiến sĩ Alexander L. Vuving chỉ ra rằng dự án tiến hành vào giai đoạn người đứng đầu Đảng Cộng sản là ông Nông Đức Mạnh, còn người đứng đầu chính phủ là ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam từ 2006 đến 01/2016.

Ông Vuving cho rằng quyết định đầu tư ra nước ngoài của PVN khi đó "là một quyết định chính trị, có sự thúc đẩy của một số nhóm lợi ích, giống như những dự án cùng thời điểm như khai thác bauxite Tây Nguyên hay sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội".

Nói với BBC, ông Vuving, đang làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye, Hoa Kỳ, nhấn mạnh những dự án như vậy thường gây tranh cãi, khó thông qua "nếu tôn trọng đầy đủ ý kiến công luận và các bên liên quan".

"Thế nên các nhóm lợi ích thường nhờ đến các thế lực cấp cao, lên tới cấp 'tứ trụ' và Bộ Chính trị," ông Vuving dẫn giải.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tháng 5/2010Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tháng 5/2010

'Cảnh báo' của các bộ

Sự tranh cãi của dự án được đề cập qua một bài trên tờ Pháp luật TPHCM ngày 18/3, nói rằng năm 2010, hai bộ của Việt Nam có ý kiến 'cảnh báo'.

Theo bài này, tháng 8/2010, bộ kế hoạch đầu tư đề nghị dự án "phải được cân nhắc hết sức thận trọng, đặc biệt khi nó được đầu tư bằng vốn nhà nước và vốn vay của doanh nghiệp nhà nước".

Đồng thời, bộ tài chính yêu cầu PVN giải trình khoản thanh toán 584 triệu USD bằng tiền mặt trong khoảng thời gian ngắn với cái gọi là "phí tham gia hợp đồng" (bonus) cho phía Venezuela (một nửa số tiền phải thanh toán ngay trong vòng sáu tháng từ ngày hợp đồng có hiệu lực và phần còn lại thanh toán lần lượt trong vòng 18 tháng và 30 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực).

Việt Nam ‘đi ngược Đổi Mới’ vào lúc nào?

Lo âu, hy vọng ở Venezuela

Thực chất nội hàm 'chính phủ kiến tạo VN' là gì?

Diễn biến Venezuela gửi thông điệp gì cho VN?

Tờ báo này cũng viết: "Vấn đề ở đây là trước đó, một số cảnh báo đã được đưa ra với PVN về các rủi ro trên. Cụ thể, theo tìm hiểu của chúng tôi, trong một văn bản gửi cho thủ tướng khi đó (là ông Nguyễn Tấn Dũng) vào tháng 8-2010, Bộ KH&ĐT đã phân tích các rủi ro tại thị trường Venezuela."

Còn tờ Giáo dục Việt Nam cho hay hồi tháng 11/2008, Bộ KHĐT đã báo cáo Thủ tướng và kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét đặc cách để sớm cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Junin 2.

VenezuelaBản quyền hình ảnhAFP
Image captionTBT Nông Đức Mạnh thăm Venezuela hồi 2007. Từ nhiều năm qua, Đảng CSVN đề cao quan hệ với Venezuela như 'đối tác toàn diện' và quốc gia hữu nghị đặc biệt, gần bằng đồng minh ý thức hệ ở Cuba

Nhưng đề nghị này Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bác bỏ bằng văn bản kèm theo yêu cầu chính phủ phải có tờ trình Ủy ban để làm rõ phần vốn đóng góp của nhà nước vào dự án này.

Thế nhưng khi Chính phủ gửi cơ quan thường trực Quốc hội tờ trình, thì phần vốn góp của nhà nước thay đổi, từ 956 triệu đô la dự kiến ban đầu, xuống còn 547 triệu đô la, tức chỉ còn 29,9% tổng vốn góp của Việt Nam. Nghĩa là dự án này thoát diện phải báo cáo Quốc hội (dự án có mức góp vốn 30% trở lên).

"Chỉ "sâu chúa" mới dám và vượt mặt Quốc hội, ném chục ngàn tỉ ra ngoài như thế?," tờ Giáo dục Việt Nam viết.

Còn VietnamNet viết về dự án Junin 2 này rằng "hiện nay dự án đã tạm dừng triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo ngày 2/12/2013 của Văn phòng Chính phủ".

Dự án 'khó khăn'

Theo thông tin đã được công bố, trong dự án ở Venezuela, PVEP, trực thuộc PVN, đã góp 40% vốn cùng với Công ty Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) để thành lập liên doanh PetroMacareo.

Ý tưởng về dự án xuất phát từ năm 2006, khi Tổng thống Venezuela Hugo Chavez thăm Việt Nam.

Các báo Việt Nam luôn nhắc đến tình hữu nghị 'đặc biệt' với Venezuela.

Ngày 31/7/2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Hugo Chavez đã chứng kiến quan chức hai nước ký các văn kiện hợp tác song phương, trong đó có Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.

Tổng thống Hugo Chavez và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác dầu khí ở Hà Nội hồi năm 2006Bản quyền hình ảnhGETTYIMAGES
Image captionTổng thống Hugo Chavez và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác dầu khí ở Hà Nội hồi năm 2006

Tháng 6/2007, chính phủ Việt Nam đồng ý về nguyên tắc để PVN đàm phán với Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Venezuela về việc thành lập các công ty liên doanh khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2 tại Venezuela.

Ngày 24/11/2010, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói "đây có chủ trương của Chính phủ và đồng chí Tổng Bí thư, đồng chí Chủ tịch nước cũng đã có thảo luận với Tổng thống Venezuela về chủ trương này".

"Cũng nói như các đồng chí là chúng ta thiếu năng lượng, chúng ta phải tìm kiếm các nguồn năng lượng, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước."

"Chủ trương Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đầu tư ra nước ngoài để có thêm nguồn dầu, thêm nguồn năng lượng là một chủ trương đúng," ông Nguyễn Tấn Dũng nói.

Tháng 4/2012, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự Lễ khai trương mỏ đầu tiên của Liên doanh dầu khí Việt Nam - Venezuela tại khu vực Junin 2.

Nhưng đầu năm 2013, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Phùng Đình Thực công khai xác nhận dự án Junin 2 đang gặp khó khăn, thách thức lớn và chậm tiến độ.

Ngày 2/12/2013, văn phòng chính phủ thông báo, theo chỉ đạo của Thủ tướng, dự án tạm dừng triển khai.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải từng dự Lễ khai trương mỏ đầu tiên của Liên doanh dầu khí Việt Nam – VenezuelaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionPhó Thủ tướng Hoàng Trung Hải từng dự Lễ khai trương mỏ đầu tiên của Liên doanh dầu khí Việt Nam – Venezuela

Sản phẩm một thời?

Nhà cựu ngoại giao Mỹ David Brown, nay là một cây bút bình luận, nói liên doanh PVN ở Venezuela bắt đầu từ 2010, ngay trước khi hai công ty nhà nước Vinashin và Vinalines sụp đổ.

"Chính phủ Việt Nam thời gian đó ủng hộ quan niệm rằng việc thành lập các nhóm kinh tế hùng mạnh, không bị kiểm soát chặt, được phép quản lý tài sản ở quy mô lớn, sẽ giúp kinh tế Việt Nam hội nhập thành công."

"Được chính phủ khi đó khuyến khích, cả PVN và Viettel tích cực tìm kiếm liên doanh ở nước ngoài, đặc biệt với các đối tác ở các nước có thể chế tương đồng như Cuba, Angola, Myanmar, khu vực Liên Xô cũ và Venezuela."

Ông David Brown nói tiếp: "Khai thác dầu khí vốn là ngành rủi ro cao. Một số thành công lớn, nhiều cái khác thất bại."

"Bộ Công an hiện được cho là đang điều tra về việc PVEP thoả thuận 'trả cho đối tác Venezuela chỉ đơn giản để đổi lấy quyền khai thác dầu bất kể khả năng lợi nhuận ra sao.' Tuy nhiên, những khoản chi trả như thế là bình thường trong ngành khai thác dầu khí."

"PVEP có thể chỉ đơn giản là làm theo thông lệ như các công ty khác trong việc 'mua' vai trò trong việc khai thác dầu ở Venezuela, điều hoá ra lại diễn biến xấu đi."

Trong khi đó, tiến sĩ Alexander L. Vuving cho rằng những "quyết định chính trị" vẫn còn tiếp tục đến ngày nay ở Việt Nam.

"Trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành hay gần đây nhất là đề án đặc khu kinh tế," ông Vuving nói.

Từ PVN, sẽ kỷ luật cấp nào?

Ông David Brown nói: "Nay PVN đang bị tố cáo giảm nhẹ rủi ro và kế toán không minh bạch - những lỗi lầm mà có thể dễ dàng đổ cho người đã đi tù Đinh La Thăng, và người kế nhiệm Nguyễn Vũ Trường Sơn, vừa mới xin từ chức."

< iframe id="smphtml5iframemedia-player-1" name="smphtml5iframemedia-player-1" frameborder="0" scrolling="no" src="https://emp.bbc.com/emp/SMPj/2.24.0/iframe.html" allowfullscreen="" allowtransparency="" gesture="media" allow="autoplay" title="Đinh La Thăng: những thăng trầm trong sự nghiệp" style="border-width: 0px; border-style: initial; color: inherit; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-stretch: inherit; font-family: inherit; font-weight: inherit; letter-spacing: inherit; line-height: inherit; margin: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; position: absolute; left: 0px; top: 0px; width: 616.207px; height: 346.605px;">< /iframe>
Đinh La Thăng: những thăng trầm trong sự nghiệp

Còn nhà quan sát Alexander L. Vuving tự hỏi liệu Tổng Bí thư hiện thời Nguyễn Phú Trọng có đi xa hơn trong cuộc điều tra.

"Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng có thể xem khởi xướng từ 2011 đến 2015 là giai đoạn một, chủ yếu nhắm vào Thủ tướng lúc đó Nguyễn Tấn Dũng."

"Sau khi ông Dũng bị buộc nghỉ hưu sau Đại hội 12 năm 2016, cuộc chiến chống tham nhũng sang giai đoạn hai."

"Trong mắt tôi, giai đoạn hai đánh vào bốn nhóm lợi ích, Big Four, là nhóm ông Dũng, nhóm quân đội, nhóm công an (điển hình là vụ Vũ Nhôm), nhóm ông Lê Thanh Hải (nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM)."

VenezuelaBản quyền hình ảnhAFP
Image captionNhững người ủng hộ Tổng thống Hugo Chavez khóc ngoài bệnh viện khi nghe tin ông qua đời 06/03/2013. Cái chết của ông Chavez cũng đánh dấu sự đi xuống của mô hình 'Cách mạng XHCN Venezuela'. Nước này hiện đang gặp khủng hoảng nặng nề

"Vụ điều tra PVN đầu tư vào Venezuela có thể sẽ tiếp tục dọn đường đến ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng cũng có thể không."

Ông Vuving nêu quan điểm: "Hy vọng các vụ án này sẽ bóc trần thêm sự thật về các nhóm lợi ích đã tàn phá đất nước, để công luận có thêm động lực chống lại những cái xấu trong xã hội."

Các sai phạm của PVN cũng đã khiến nhiều quan chức cao cấp, bao gồm ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN 2005-2008; Phùng Đình Thực, cựu Tổng giám đốc, Chủ tịch PVN 2011-2014; Nguyễn Xuân Sơn, Cựu Chủ tịch PVN 2014-2015; Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch PVN 2016-2017, dính vòng lao lý.

Ông Nguyễn Xuân Sơn chịu mức án cao nhất: Tử hình.

Tính đến nay, cơ quan điều tra đã khởi tố bốn đời chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Quan hệ 'đối tác toàn diện'

Sau khi Liên Xô tan rã, CHXHCN Việt Nam có xu hướng tìm đồng minh hoặc các đối tác không chỉ giúp về kinh tế mà còn 'đồng cảm' về ý thức hệ vốn đã cũ.

Riêng về Venezuela, người dân nước này không biết nhiều đến Việt Nam, như ý kiến của một nhà báo Venezuela từng nói.

Nhưng từ phía chính quyền Việt Nam, báo chí nước này luôn nhắc đến tình hữu nghị 'đặc biệt' với Venezuela, được đặt gần bằng quan hệ với Cuba, một đồng minh ý thức hệ lâu năm của CHXHCN Việt Nam ở Tây Bán Cầu' mà quá khứ chống Hoa Kỳ là yếu tố quan trọng.

"Từ lâu, nhân dân hai nước đã có sự hiểu biết và ủng hộ lẫn nhau. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, hòa cùng làn sóng đồng tình và ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhân dân Venezuela đã dấy lên phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam."

"Điển hình là sự kiện tháng 10/1964, các cựu chiến binh Caracas đã tham gia bắt cóc viên trung tá Mỹ Smolen nhằm đánh đổi tự do cho anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, người bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt và kết án tử hình," bài báo 'Việt Nam - Venezuela: 25 năm quan hệ phát triển bền vững' viết.

Xem thêm:

Hai phi cơ ném bom Nga sang Venezuela làm gì?

Mất điện ở Venezuela: Cướp bóc khi tuyệt vọng gia tăng

Venezuela 'tê liệt' vì lưu hành tiền mới



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Đưa nàng lên đỉnh [15.08.2022 19:48]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 702 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 541 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 490 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 183 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 149 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 88 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 87 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 71 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 31 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 20 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.