Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 24836233

 
Tin tức - Sự kiện 18.04.2024 12:38
Hội nghị Trump Kim tại HN thất bại, hai bên hủy bỏ ăn trưa chung, Trump lên máy bay ra về
28.02.2019 05:17

Trung tâm báo chí náo loạn
Trung tâm Báo chí Quốc tế trở nên náo loạn khi có tin ông Trump và ông Kim hủy ăn trưa, lập tức quay về khách sạn.


Các phóng viên tập trung trước màn hình lớn.

#

#

#

Ông Kim về đến Melia

Đoàn xe của ông Kim Jong Un đã về đến khách sạn Melia. Ông sẽ lưu lại Việt Nam trong 2 ngày nữa để thăm chính thức.

#

Ảnh: Việt Hùng.

Tổng thống Trump sẽ rời Việt Nam trong chiều nay

Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã kết thúc cuộc hội đàm cùng các quan chức song phương và ra về mà không ăn trưa với nhau. Đoàn xe của hai ông khởi hành gần như cùng lúc.

Buổi họp báo riêng của Tổng thống Trump tại khách sạn Marriott đã được dời lên sớm 2 giờ, vào lúc 14h thay vì 16h như trước. Ông Trump sẽ về nước sau khi họp báo xong.

#

Ảnh: Phạm Hiệp.


Ngoại trưởng Triều Tiên họp báo lúc nửa đêm tại Hà Nội

Dân trí Phái đoàn cấp cao Triều Tiên, trong đó có Ngoại trưởng Ri Yong-ho, đã tổ chức cuộc họp báo lúc nửa đêm ngày 28/2, rạng sáng ngày 1/3 tại khách sạn Melia, Hà Nội. 
>>Ông Kim tươi cười chào tạm biệt ông Trump dù không đạt được thỏa thuận 
>>Ngoại trưởng Mỹ: Chủ tịch Triều Tiên chưa chuẩn bị cho bước tiến thêm 
>>Mỹ - Triều không đạt thỏa thuận vì bất đồng lệnh trừng phạt, thượng đỉnh kết thúc sớm

(Tiếp tục cập nhật)

Volume 90%
Play
 
Ngoại trưởng Triều Tiên họp báo lúc nửa đêm tại Hà Nội
2019-02-28T174330Z_747823069_RC1B72F9D7A0_RTRMADP_3_NORTHKOREA-USA-MINISTER.JPG

Ngoại trưởng Triều Tiên (phải) phát biểu tại cuộc họp báo ở Hà Nội

Phái đoàn Triều Tiên đã tổ chức họp báo tại khách sạn Melia Hà Nội vào lúc 23h30 tối 28/2. Tại cuộc họp báo, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho khẳng định Triều Tiên đã đưa ra đề nghị thực tế, song phía Mỹ đã từ chối.

Triều Tiên chỉ yêu cầu dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn lời Ngoại trưởng Ri phát biểu tại họp báo cho biết Triều Tiên chỉ yêu cầu Mỹ dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt trong khuôn khổ 5 nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được thông qua vào các năm 2016 và 2017, chứ không yêu cầu dỡ bỏ hoàn toàn. 

Nếu Mỹ đồng ý, Triều Tiên sẽ dỡ bỏ cơ sở hạt nhân chính của nước này cùng các động thái khác, ông Ri cho biết.

Theo ngoại trưởng Triều Tiên, các lệnh trừng phạt của Mỹ đang hủy hoại nghiêm trọng cuộc sống của người dân Triều Tiên.

Ngoại trưởng Ri: Mỹ đòi hỏi quá nhiều từ Triều Tiên

Ngoai truong trieu tien.JPG

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho (Ảnh: Reuters)

Ngoại trưởng Ri Yong Ho nói rằng, tại hội nghị thượng đỉnh, phía Triều Tiên đã đề xuất sẽ dừng vĩnh viễn các vụ thử vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, theo ông Ri, Mỹ vẫn khăng khăng đòi Triều Tiên phải “tiến thêm” một bước nữa ngoài việc dỡ bỏ cơ sở hạt nhân chính ở Yongbyon.

Ngoại trưởng Ri tuyên bố lập trường của Bình Nhưỡng vẫn không thay đổi kể cả khi Mỹ đề xuất các cuộc đàm phán tiếp theo trong tương lai.

Theo Reuters, Tổng thống Trump cho biết ông rời khỏi hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên vì "những yêu cầu không chấp nhận được từ phía Bình Nhưỡng nhằm đòi hỏi Washington phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt do Mỹ dẫn đầu".

Tại cuộc họp báo, Ngoại trưởng Ri khẳng định nếu Mỹ và Triều Tiên đạt được các bước đi xây dựng lòng tin, Bình Nhưỡng sẵn sàng tiến tới mục tiêu phi hạt nhân hóa. 

Tổng thống Trump nói về lý do đàm phán không đạt thỏa thuận

Trước đó, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kết thúc vào trưa ngày 28/2 mà không có thỏa thuận chung nào được ký.

Trong cuộc họp báo tại khách sạn Marriott vào lúc 15h ngày 28/2 ngay trước khi rời Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã không đạt được thỏa thuận chung sau các cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày tại Hà Nội do bất đồng liên quan tới lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Hội nghị Mỹ - Triều đã kết thúc sớm hơn dự kiến sau khi kế hoạch ký thỏa thuận và bữa trưa làm việc bị hủy bỏ.

Ông Trump nói rằng ông Kim sẵn lòng tháo dỡ cơ sở hạt nhân Yongbyon, nhưng mong muốn rằng mọi lệnh trừng phạt phải được gỡ bỏ trước tiên, và ông Trump không đồng ý với đề xuất này.

Khi được hỏi liệu ai là người quyết định ngừng cuộc đàm phán hôm nay, Tổng thống Trump nói: "Tôi không muốn nói đó là quyết định của tôi bởi làm vậy vì mục đích gì chứ.  Tuy nhiên chúng tôi sẽ duy trì mối quan hệ". Ông Trump nói thêm: “Ông ấy (Chủ tịch Kim) là một người có nhân cách. Chúng tôi đã có một số phương án để ngỏ nhưng thời điểm này chúng tôi quyết định chưa chọn bất cứ phương án nào”.

Thành Đạt - An Bình



Ông Kim tươi cười chào tạm biệt ông Trump dù không đạt được thỏa thuận

Dân trí Dù không đạt được thỏa thuận chung với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh lần 2, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un vẫn tươi cười tạm biệt nhà lãnh đạo Mỹ vào chiều nay, 28/2. 
>>Những phát ngôn đáng chú ý của Tổng thống Trump tại thượng đỉnh ở Hà Nội 
>>Từ Không lực Một, Tổng thống Trump ca ngợi và cảm ơn Việt Nam 
>>Chuyên gia lý giải nguyên nhân ông Trump và ông Kim không đạt được thỏa thuận

Ông Kim tươi cười chào tạm biệt ông Trump dù không đạt được thỏa thuận - 1

Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim nói lời chào tạm biệt sau hội nghị (Ảnh: Sarah Sanders/Instagram)

Ngày 28/2, sau nhiều giờ thương lượng, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đã không thể đạt được thỏa thuận chung do bất đồng quan điểm liên quan tới lệnh trừng phạt của Triều Tiên. Trong khi Bình Nhưỡng thể hiện mong muốn sẽ tháo dỡ cơ sở hạt nhân chính nhưng yêu cầu Mỹ phải dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt, Washington đã không nhất trí điều này.

Mặc dù vậy, Tổng thống Trump nhấn mạnh quan hệ giữa ông với ông Kim rất thân tình và rằng cuộc họp hôm nay tuy không đạt được thỏa thuận nhưng hai bên vẫn vui vẻ ra về.

"Đó không phải là kiểu đứng dậy rời đi giống như khi bạn thức dậy và lao ra ngoài. Mối quan hệ giữa chúng tôi vẫn rất thân tình và khi chúng tôi bước ra khỏi phòng họp, đó là sự rời đi vẫn rất thân thiện", ông Trump nói.

Trên mạng xã hội Instagram, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders đã đăng tải bức ảnh ghi lại giây phút ông Trump và ông Kim nói lời tạm biệt sau khi kết thúc sự kiện. Từ hình ảnh có thể thấy, dù 2 bên vẫn đang có một số bất đồng, nhưng ông Kim vui vẻ tạm biệt ông Trump.

Trong buổi họp báo sau hội nghị, dù thừa nhận tầm nhìn của 2 bên về phi hạt nhân hóa là khác nhau, ông Trump vẫn nhìn nhận sự việc khá tích cực, nói rằng quan điểm của 2 bên về vấn đề trên đã gần hơn rất nhiều so với 1 năm trước đây.

Ông Trump cho biết rất muốn được dỡ bỏ trừng phạt Triều Tiên bởi ông tin vào tiềm lực của Triều Tiên nhưng do khác biệt về mặt quan điểm nên hiện thời 2 bên chưa thể thống nhất. Ông cũng cho rằng ông không muốn vội vã. "Hôm nay tôi hoàn toàn có thể ký kết gì đó. Nhưng làm điều đúng đắn sẽ hơn là vội vã", ông Trump nói.

Dù chưa có kế hoạch cho hội nghị lần tới, ông Trump vẫn thể hiện mong muốn sớm gặp lại ông Kim trong thời gian tới. Ông cũng từ chối khi được hỏi tới việc gia tăng trừng phạt Triều Tiên. Ông nhấn mạnh, vì lợi ích của người dân Triều Tiên, ông không muốn đề cập đến điều đó.

Đức Hoàng

Tổng hợp


CHÍNH THỨC: NHÀ TRẮNG THÔNG BÁO HAI BÊN KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN


Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều kết thúc lúc hơn 13h, hai ông Donald Trump và Kim Jong Un rời khách sạn Metropole lúc 13h25.

Nhà Trắng thông báo hai bên không đạt được thỏa thuận.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders thông báo hai nhà lãnh đạo Mỹ, Triều đã không đạt được thỏa thuận trong hội nghị.

Trung tâm náo chí náo loạn

Trung tâm Báo chí Quốc tế trở nên náo loạn khi có tin ông Trump và ông Kim hủy ăn trưa, lập tức quay về khách sạn.

Các phóng viên tập trung trước màn hình lớn.

#

#

#

Ông Kim về đến Melia

Đoàn xe của ông Kim Jong Un đã về đến khách sạn Melia. Ông sẽ lưu lại Việt Nam trong 2 ngày nữa để thăm chính thức.

#

Ảnh: Việt Hùng.

Tổng thống Trump sẽ rời Việt Nam trong chiều nay

Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã kết thúc cuộc hội đàm cùng các quan chức song phương và ra về mà không ăn trưa với nhau. Đoàn xe của hai ông khởi hành gần như cùng lúc.

Buổi họp báo riêng của Tổng thống Trump tại khách sạn Marriott đã được dời lên sớm 2 giờ, vào lúc 14h thay vì 16h như trước. Ông Trump sẽ về nước sau khi họp báo xong.

#

SỰ CỐ HI HỮU: XE THANG CSVN CHT MÁY, ĐẶC VỤ MỸ PHẢI ĐẨY LÙI RA ĐỂ AIR FORCE o­nE CẤT CÁNH

Sau khi Tổng thống Trump lên chiếc Air Force o­ne, chiếc xe thang nối với máy bay gặp trục trặc khiến các đặc vụ Mỹ phải hợp sức đẩy ra.

Chiều 28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump rời khách sạn Marriott đến sân bay Nội Bài, kết thúc hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ 2 tại Hà Nội.

Một sự cố đã xảy ra lúc 15h40, sau khi Tổng thống Mỹ vẫy tay chào đoàn đưa tiễn và bước vào chiếc Air Force o­ne.

Đặc vụ Mỹ hợp sức đẩy xe thang khỏi máy bay. Ảnh: Hiếu Duy.

Khi máy bay chuẩn bị cất cánh, chiếc xe thang màu trắng nối với máy bay không thể nổ máy khiến nhiều đặc vụ Mỹ phải hợp sức đẩy khỏi đường băng.

Trao đổi với Zing.vn ngay sau đó, lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết chiếc xe thang gặp trục trặc là xe chuyên dụng của Mỹ được chở sang Việt Nam bằng máy bay để phục vụ Tổng thống.

Phát hiện sự cố, các đặc vụ đã giải quyết khá nhanh, máy bay chở Tổng thống Trump cất cánh ngay sau đó.

Theo zing.vn

‘TÔI SẼ NÓI CHUYỆN VỚI ÔNG TẬP CẬN BÌNH, ÔNG ẤY KHÔNG VUI GÌ KHI SỐNG CẠNH MỘT NƯỚC CÓ HẠT NHÂN’

Đó là lời cuối của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi kết thúc buổi họp báo công bố kết quả hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 diễn ra tại Hà Nội.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại buổi họp báo chiều 28/2 tại Hà Nội (ảnh: Reuters)

“Tôi sẽ nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông ấy không vui thích gì khi sống ở cạnh một nước có hạt nhân”, người đứng đầu Nhà Trắng nói.

Ông Donald Trump cũng không quên “buộc tội” người tiền nhiệm của mình: “Tôi không định buộc tội ông Obama nhưng rõ ràng ông ấy không làm gì được Triều Tiên và cho phép những điều không đúng xảy ra. Tôi không chỉ buộc tội Obama mà cả những đời tổng thống trước”.

Liên quan đến vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, ông Trump cho hay việc hai bên không thống nhất được vấn đề gỡ bỏ lệnh trừng phạt và giải trừ hạt nhân là nguyên nhân chính đẩy hội nghị thưởng đỉnh vào thế bế tắc.

Ông cho biết ông Kim Jong-un sẵn sàng phá hủy cơ sở hạt nhân Yongbyon, nhưng muốn mọi lệnh trừng phạt được gỡ bỏ trước. Ông Trump không sẵn sàng làm điều này.

Ngoại trưởng Mỹ – Pompeo nói thậm chí nếu Yongbyon được tháo dỡ, vẫn còn có những cơ sở và vũ khí khác. Họ không đạt được thỏa thuận về những cơ sở này với ông Kim Jong-un.

Tuy nhiên, chủ nhân tòa Bạch ốc nhấn mạnh: “Về chương trình hạt nhân Triều Tiên, chúng tôi sẽ thanh sát dễ dàng. Chúng tôi biết thông tin về một số cơ sở. Chúng tôi biết những cơ sở người khác không biết. Chúng tôi sẽ kiểm tra được”, ông Trump nói nhưng không cho biết cụ thể hơn.

Tương lai của vấn đề Triều Tiên hiện vẫn đang là một dấu hỏi chấm khi người đứng đầu nước Mỹ cho hay ông chưa cam kết một hội nghị tiếp theo với Bình Nhưỡng.

Quan chức Hàn bối rối trước diễn biến của hội nghị Trump - Kim

Quan chức cho biết thế giới đều mong chờ thỏa thuận tại Hà Nội giữa hai lãnh đạo nên cảm thấy ngỡ ngàng khi lịch trình đột ngột thay đổi.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại khách sạn Metropole, Hà Nội hôm nay. Ảnh: AFP.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại khách sạn Metropole, Hà Nội hôm nay. Ảnh: AFP.

"Chúng tôi cũng đang cảm thấy bối rối giống như cả thế giới", CNN dẫn lời một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết trước cuộc họp báo dự kiến vào chiều nay của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại khách sạn Marriott, Hà Nội.

"Cả thế giới đều chờ đợi một thỏa thuận và chúng tôi cũng thế", quan chức nói thêm. Cuộc họp mở rộng hôm nay giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cùng các cố vấn kéo dài hơn dự kiến, trong khi bữa trưa làm việc và lễ ký kết tuyên bố chung bị hủy. 

Chỉ số chứng khoán KOSPI Index của Hàn Quốc tuột dốc ngay sau thông tin hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều bị cắt ngắn so với kế hoạch.

Nhà Trắng sau đó thông báo "không có thỏa thuận nào đạt được vào lúc này" giữa hai lãnh đạo Mỹ - Triều và các cuộc gặp tiếp theo sẽ được tiến hành trong tương lai. Tuy nhiên, Washington vẫn khẳng định hai bên đã có "những cuộc họp rất tốt đẹp và mang tính xây dựng". 

Trump 'có thể đúng' khi không vội ký thỏa thuận với Kim Jong-un

Chuyên gia cho rằng Tổng thống Trump đã có quyết định đúng bởi "thà không ký thỏa thuận còn hơn là ký một thỏa thuận tồi".

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong phiên đàm phán mở rộng sáng nay tại khách sạn Metropole. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong phiên đàm phán mở rộng sáng nay tại khách sạn Metropole. Ảnh: AFP.

Hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội hôm nay khép lại mà không có tuyên bố chung hay thỏa thuận nào được đưa ra. Kết quả này tiếp tục khiến tương lai chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng nằm trong vòng hoài nghi, theo Straits Times.

Tại buổi họp báo sau đó tại Hà Nội, Tổng thống Mỹ cho biết bất đồng về lệnh cấm vận chính là lý do hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Chủ tịch Triều Tiên không đạt kết quả như mong đợi. "Về cơ bản, họ muốn lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hoàn toàn và chúng tôi thì không thể làm như vậy", ông nói.

Theo giáo sư Victor Cha, chủ tịch chương trình Triều Tiên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim lần hai "đã thất bại". Tuy nhiên, ông lưu ý rằng Tổng thống Trump đã "có quyết định đúng đắn khi thúc đẩy các kết quả lớn hơn thay vì những bước đi nhỏ nhặt và không chấp nhận thỏa thuận khi chúng không tốt".

"Sẽ không có hội nghị thượng đỉnh nào được tổ chức trong một khoảng thời gian nữa", ông suy đoán.

Cùng chung quan điểm, Vipin Narang, phó giáo sư về khoa học chính trị tại Học viên Công nghệ Massachusett (MIT), cho rằng "thà không có thỏa thuận nào còn hơn một thỏa thuận tồi hoặc một thỏa thuận mà bên kia có thể vi phạm". "Đôi lúc bạn cần phải đá quả bóng đi và chờ cơ hội khác", ông nói.

"Thà bạn không đặt bút ký còn hơn là bạn đồng ý với các điều khoản không thể trụ vững và đạt một thỏa thuận khiến Mỹ và Triều Tiên gặp bế tắc vì ràng buộc", chuyên gia về Triều Tiên Olivia Enos từ Quỹ Di sản bình luận.

Jenny Town, nhà phân tích tại Trung tâm Stimson, đánh giá sau hội nghị thượng đỉnh lần hai, việc giữ vững động lực hướng tới đàm phán sẽ rất khó khăn.

"Đây có thể là dấu chấm cho mối tình cảm ngắn ngủi giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim", giáo sư Lee Seong-hyon từ Viện nghiên cứu Sejong, trụ sở ở Hàn Quốc, bày tỏ lo lắng.

Theo ông, dù Tổng thống Trump tuyên bố rằng sẽ có thêm những cuộc gặp nữa giữa hai nước trong tương lai, thực tế, tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo sẽ là bài toán khó đối với ông chủ Nhà Trắng bởi những tiếng nói phản đối từ trong nước và vị thế chính trị bị suy yếu của Tổng thống Mỹ.

Tuy nhiên, theo Mintaro Oba, cựu chuyên viên ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, khi những chi tiết về hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội còn chưa rõ ràng, không nên vội vàng đưa ra đánh giá.

Lý giải nguyên nhân không đạt được thỏa thuận tại thượng đỉnh với Kim Jong-un.

Giới quan sát cho rằng một trong những người thất vọng nhất với kết quả của hội nghị Trump - Kim lần hai là Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Thời điểm hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim bị cắt ngắn và hai bên không tổ chức lễ ký tuyên bố chung, một quan chức cấp cao Hàn Quốc cho biết Seoul cũng "bối rối như toàn bộ thế giới".

Cây bút Robin Brant từ BBC nhận định kết thúc bất ngờ của hội nghị thượng đỉnh Hà Nội "chắc chắn sẽ làm giảm động lực mà Tổng thống Moon đã xây dựng được nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của ông đối với nỗ lực đàm phán cũng như những mối liên kết gần gũi hơn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên".

"Sự thật là những mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên sau khi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc bị gỡ bỏ mà ta từng dự đoán sẽ không sớm xảy ra", Brant  nhận xét. "Nhưng Tổng thống Moon vẫn sẽ thúc đẩy các kế hoạch liên kết đường sắt và đường bộ xuyên biên giới khi ông biết mình đã có được thứ bản thân mong muốn nhất: Một môi trường an ninh ổn định".

Theo lời Tổng thống Trump tuyên bố trong họp báo, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã cam kết không tiếp tục thử nghiệm tên lửa hay hạt nhân.

Chuyên gia lý giải việc Trump - Kim không đạt được thỏa thuận

Giới phân tích cho rằng Washington đã quá vội vàng xúc tiến hội nghị thượng đỉnh lần hai với Triều Tiên. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều lần hai tại Hà Nội. Ảnh: CNN.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều lần hai tại Hà Nội. Ảnh: CNN.

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên kết thúc hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội vào trưa 28/2 mà không đạt được một thỏa thuận chung. Tại buổi họp báo bắt đầu lúc 2h chiều, Tổng thống Mỹ cho biết bất đồng về lệnh cấm vận chính là lý do hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Chủ tịch Triều Tiên không đạt kết quả như mong đợi. 

Theo CNN, chuyên gia Akira Kawasaki của Ủy ban Quốc tế về Xóa bỏ Vũ khí hạt nhân bình luận: "Chúng ta cần một kế hoạch thực sự xuất phát từ cộng đồng quốc tế và các hiệp định như Hiệp định Cấm Phổ biến Vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên có thể tham gia vào ngay ngày mai và bắt đầu quá trình giải giáp một cách hợp pháp". 

Van Jackson, tác giả cuốn sách "On the Brink: Trump, Kim and the Threat of Nuclear War" (Trên bờ vực: Trump, Kim và Mối đe dọa Chiến tranh Hạt nhân) cho rằng Washington đáng lẽ nên đợi thêm một thời gian nữa trước khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội. Theo Jackson, chính quyền của ông Trump nên kiên nhẫn cho đến khi đặc phái viên về các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên Steve Biegun đạt được một số tiến bộ trên bàn đàm phán.

"Đó là lý do tại sao anh không thể tổ chức hội nghị thượng đỉnh cấp lãnh đạo tách rời khỏi các cuộc đàm phán thực sự. Kể cả khi hội nghị thành công theo định nghĩa của chính quyền Trump", Jackson nhận định "nó vẫn thất bại trong việc giải quyết kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, đây là vấn đề đã không được đem ra thảo luận trong mấy tháng vừa qua". 

Theo chuyên gia này, sau khi Washington và Bình Nhưỡng không đạt được một tuyên bố chung ở Hà Nội và Tổng thống Trump nói "không vội vàng" trong việc thuyết phục Triều Tiên phi hạt nhân hóa, chính quyền của ông Trump "dường như đã không đạt được nổi những thỏa thuận rất thấp". 

Phóng viên David Nakamura của Washington Post bình luận "khó hình dung về hội nghị thượng đỉnh lần ba bởi mọi người mất lòng tin vào quá trình" đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Mỹ cho hay ông và Chủ tịch Kim Jong-un chưa cam kết tổ chức một hội nghị thượng đỉnh tiếp theo.

Joseph Yun, cựu quan chức ngoại giao của Mỹ về Triều Tiên, cho rằng hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội kết thúc đột ngột vì "thiếu sự chuẩn bị".

"Tôi đã từng tham dự nhiều hội nghị thượng đỉnh. Thường các hội nghị này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực làm việc ở nhiều cấp và thực tế là một thỏa thuận đạt được chính là thành quả đã hoạch định sẵn. Lần này chúng ta thấy rất ít sự chuẩn bị và tôi đã lo lắng về điều đó", ông Yun nói. "Chúng ta nói rằng hội nghị ở Singapore không đủ chất nhưng ít nhất đấy là hội nghị đặt nền móng. Do vậy, sau Singapore, chúng ta đã có gì đó để cầm nắm".

Chuyên gia này cho rằng chính quyền của Tổng thống Trump đã nhượng bộ quá nhiều và hạ thấp các điều kiện với Triều Tiên nhưng "họ còn không thể thông qua các điều kiện đó". 

Theo ông Yun, nội bộ chính trị lục đục ở Washington cũng có thể là một nguyên nhân khiến Tổng thống Trump và Chủ tịch Triều Tiên không đạt được thỏa thuận nào. Trước đó, một số bình luận cho rằng đảng Dân chủ sắp lịch cho cựu luật sư của ông Trump là Cohen ra điều trần vào đúng dịp hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã gây bất lợi cho ông chủ Nhà Trắng. 

Leonid Petrov, chuyên gia về Triều Tiên tại đại học Quốc gia Australia bình luận rằng đã lường trước kết quả này. "Người Mỹ chưa sẵn sàng chấm dứt chiến tranh và Triều Tiên chưa sẵn sàng đầu hàng. Một vực sâu khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế cay đắng"


Giải mã vì sao thượng đỉnh Mỹ-Triều ‘không ký được gì’ ở Hà Nội

< iframe id="smphtml5iframemedia-player-1" name="smphtml5iframemedia-player-1" frameborder="0" scrolling="no" src="https://emp.bbc.com/emp/SMPj/2.23.15/iframe.html" allowfullscreen="" allowtransparency="" gesture="media" allow="autoplay" title="President Donald Trump: "Sometimes you have to walk"" style="border-width: 0px; border-style: initial; color: inherit; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-stretch: inherit; font-family: inherit; font-weight: inherit; letter-spacing: inherit; line-height: inherit; margin: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; position: absolute; left: 0px; top: 0px; width: 645.781px; height: 363.239px;">< /iframe>
"Đôi khi bạn phải từ chối và lần này là vậy," ông Trump nói.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/2 đã rời Hà Nội, kết thúc cuộc họp hai ngày với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un mà không đạt thỏa thuận nào.

Michael Cohen khai Trump chỉ đạo ông nói dối

Điều Trump muốn từ cuộc gặp với Kim

Theo tiết lộ của ông Trump tại cuộc họp báo, Bắc Hàn muốn lệnh trừng phạt được xóa hoàn toàn, nhưng "chúng tôi không thể làm vậy".

"Đôi khi bạn phải từ chối và lần này là vậy," ông Trump nói thêm.

Ông Trump cho hay: "Họ muốn dỡ bỏ trừng phạt, nhưng không chịu làm đúng lĩnh vực chúng tôi muốn."

"Họ sẵn sàng cho chúng tôi một số nơi nhưng lại không phải nơi chúng tôi muốn."

Ông Trump nói việc dỡ bỏ khu hạt nhân Yongbyon đã được đề cập ở Hà Nội nhưng "không đủ".

"Phải nhiều hơn. Nhưng ông ấy muốn mọi trừng phạt phải xóa đi đầu tiên."

Tổng thống Mỹ còn cho hay Mỹ đã nêu ra các địa chỉ vũ khí bí mật của Bắc Hàn, gồm cả "kế hoạch làm giàu uranium" mà chưa từng được báo chí đăng tải.

"Họ ngạc nhiên là chúng tôi biết hết," ông Trump bảo.

Có mặt cùng tổng thống ở buổi họp báo, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói việc không đạt thỏa thuận ở Hà Nội chưa có nghĩa là việc giải giáp hạt nhân đã bế tắc.

"Tôi vẫn lạc quan," ông Pompeo nói.

Ông Pompeo bày tỏ hy vọng hai phía sẽ mở lại đàm phán cấp chuyên viên "trong những ngày, tuần sắp tới".

Trước đó, hai nhà lãnh đạo được mong đợi đưa ra tuyên bố về tiến trình phi hạt nhân hóa.

Chia sẻ tại buổi họp báo sau hội nghị tại Hà Nội, ông Trump cho biết chưa có kế hoạch nào cho buổi hội nghị lần ba.

Theo kế hoạch ban đầu, Nhà Trắng đã lên kế hoạch trong ngày cho "Lễ Ký kết thỏa thuận chung" cũng như một buổi ăn trưa làm việc cho hai nhà lãnh đạo, nhưng kế hoạch này đã không được thực hiện do cả hai cùng hủy bỏ đột ngột.

Nam Hàn cho biết kết quả của cuộc đàm phán là "đáng tiếc", nhưng họ tin tưởng rằng Mỹ và Bắc Hàn đã "đạt được những tiến bộ có ý nghĩa hơn thời gian trước".

Chuyện gì xảy ra vào ngày 28/2?

Ngày đầu tiên, 27/2, chứng kiến lãnh đạo Mỹ và Bắc Hàn gặp nhau ngắn 20 phút ở khách sạn Metropole, rồi ăn tối cùng trợ lý.

Ngày thứ hai, 28/2, mở đầu trong khi dư luận tưởng rằng sắp có thỏa thuận nào đó công bố.

Theo kế hoạch, ngày 28/2 sẽ gồm cuộc gặp trực tiếp, ăn trưa, và lễ ký kết.

Ông Trump và Kim đi bộ dọc hồ bơi khách sạn. Thậm chí ông Kim còn phát biểu với báo chí quốc tế rằng ông không tới Việt Nam làm gì nếu đã không có thiện chí.

Ông Kim nói ông hoan nghênh ý tưởng mở văn phòng liên lạc của Mỹ ở Bình Nhưỡng, và ông Trump cũng tán thưởng.

Nhưng sau đó, khi phóng viên được báo hiệu chuẩn bị cho họp báo, thì tình hình thay đổi.

Tin đồn loan ra rằng họp báo sẽ diễn ra sớm hai tiếng.

Sau đó Nhà Trắng xác nhận tin đồn, rồi lại cho hay rằng hai lãnh đạo không có thỏa thuận gì nhưng sẽ gặp lại nhau dịp nào đó.

Ăn trưa và lễ ký bị hủy bỏ.

Rồi ông Trump tổ chức họp báo với ngoại trưởng Mỹ, trước khi ra máy bay ở sân bay Nội Bài về nước.

Bắc Hàn lên tiếng

Ngoại trưởng Bắc Hàn vừa phát biểu trong đêm 28/2 tại Hà Nội rằng nước này có đề nghị "thực tiễn" trong hội đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ngoại trưởng Ri Yong Ho nói tại một cuộc họp báo tổ chức trong đêm rằng Bình Nhưỡng hứa hẹn sẽ tháo dỡ toàn bộ mọi thiết bị sản xuất plutonium và uranium, và cho Mỹ thanh sát. Đổi lại, Bắc Hàn muốn Mỹ dỡ bỏ một phần trừng phạt.

Ông Ri tuyên bố khi gặp ông Trump, lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un chỉ đề nghị Mỹ dỡ bỏ một phần, chứ không phải toàn bộ, trừng phạt.

Tuyên bố này trái ngược lời nói của ông Trump tại Hà Nội ngày 28/2 rằng ông Kim đòi xóa toàn bộ trừng phạt.

Có mặt ở họp báo, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật ngoại trưởng Bắc Hàn nói rằng Bình Nhưỡng muốn 5 nghị quyết trừng phạt của LHQ được dỡ bỏ, đặc biệt là những biện pháp trừng phạt liên quan đến đời sống của người dân Triều Tiên.

Đâu là mấu chốt của vấn đề?

Theo Tổng thống Trump, ông Kim đề nghị sẽ tháo dỡ toàn bộ khu liên hợp Yongbyon - cơ sở nghiên cứu và sản xuất trọng yếu trong chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.

Nhưng đổi lại, ông Kim muốn Mỹ dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt - điều mà Mỹ đã không chuẩn bị để thương thảo.

Một câu hỏi về mạng lưới các cơ sở hạt nhân khác ngoài Yongbyon cũng đã được đặt ra.

Tháng trước, Stephen Biegun, Đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Bắc Hàn nói, tại các buổi đàm phán trước hội nghị, Bắc Hàn nói sẽ phụ thuộc vào các biện pháp của Mỹ để cân nhắc phá hủy tất cả cơ sở phát triển các chất phóng xạ hạt nhân (plutonium và uranium).

Yongbyon ở Bắc Hàn được biết đến là nguồn sản xuất plutonium duy nhất, nhưng quốc gia này được cho là còn có ít nhất hai cơ sở sản xuất uranium khác.

Các biện pháp của Mỹ nay được hiểu là việc dỡ bỏ tất các lệnh trừng phạt, điều mà Tổng thống Trump sẽ không đồng ý.

Tại buổi họp báo, Tổng thống Trump cho biết ông Kim chỉ đề nghị hủy bỏ Yongbyon chứ không phải toàn bộ hệ thống hạt nhân ở Bắc Hàn.

Tổng thống Trump nói khi ông nhắc đến một cơ sở hạt nhân khác ngoài Yongbyon, phái đoàn Bắc Hàn đã tỏ ra "ngạc nhiên" bởi những gì ông Trump biết.

US President Donald Trump (R) holds a meeting with North KoreaBản quyền hình ảnhAFP
Image captionTổng thống Trump cho biết ông Kim chỉ đề nghị hủy bỏ Yongbyon
HNBản quyền hình ảnhCARL COURT
Image captionHà Nội đón TT Donald Trump

Đây là bước lùi của Trump?

Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên của hai nhà lãnh đạo diễn ra tại Singapore hồi tháng 6/2018 bị chỉ trích vì không đạt được nhiều thỏa thuận.

Ông Trump được mong đợi sẽ đạt được thỏa thuận về phi hạt nhân hóa tại hội nghị lần hai tại Hà Nội.

Thất bại lần này sẽ được xem như là một bước lùi đối với một nhà giao dịch tự phong như ông Trump, người đã nói về mối quan hệ lịch sử của mình với ông Kim như một thành tựu chính sách quan trọng.

Hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong bối cảnh ông Trump đang phải đối mặt với sự giám sát gia tăng ở Mỹ về các giao dịch kinh doanh và cáo buộc có quan hệ với Nga, sau khi ông Michael Cohen - luật sư cũ của Trump ra làm chứng trước quốc hội hôm thứ Tư.

Phi hạt nhân hóa nghĩa là gì?

Cả Mỹ và Bắc Hàn chưa đưa ra quan điểm rõ ràng về phi hạt nhân hóa. Trước đó Washington nói rằng, Bắc Hàn phải đơn phương từ bỏ vũ khí hạt nhân và hủy bỏ tất cả các cơ sở hạt nhân trước khi việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt được cân nhắc.

Trong khi đó, quan điểm phi hạt nhân hóa của ông Kim được cho là một thỏa thuận chung mà theo đó Mỹ phải rút lực lượng quân sự khỏi bán đảo Nam Hàn.

Khi được hỏi tại cuộc họp báo hôm thứ Năm, ý nghĩa của việc phi hạt nhân hóa là gì, ông Trump nói:

"Đối với tôi điều đó khá rõ ràng, chúng ta phải loại bỏ hạt nhân".

Ông Trump cho biết phái đoàn Mỹ "có một vài lựa chọn và lần này chúng tôi quyết định không thực hiện bất kỳ lựa chọn nào". Ông nói thêm rằng ông cảm thấy "lạc quan" và cho biết các cuộc đàm phán đã giúp hai quốc gia "đạt được vị trí để có một kết quả thực sự tốt" trong tương lai.

Mối quan hệ Mỹ - Bắc Hàn sau hội nghị sẽ ra sao?

Hai nhà lãnh đạo tỏ vẻ hòa hợp tại hội nghị tại Hà Nội, giống như điều họ đã làm tại hội nghị trước đó ở Singgapore. Cả hai đi bộ bên hồ bơi cho các phóng viên chụp ảnh dù không nói gì nhiều.

Sau cuộc hội đàm tại Hà Nội, ông Trump nói ông Kim là "một người đàn ông ít nói" và mô tả mối quan hệ của cả hai là "rất mạnh mẽ".

Mặc dù không đạt được thỏa thuận gì, hội nghị thượng đỉnh lần hai đã vẫn được xem như là bước tiến quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ của hai quốc gia.

Cuối năm 2017, họ đã đe dọa lẫn nhau khi ông Trump gọi ông Kim là "người đàn ông tên lửa nhỏ", còn ông Kim gọi ông Trump là "ông già loạn trí".

Trước hội nghị, đã có một cuộc đàm phán về khả năng tuyên bố kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

HNBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBBC News chú ý hình ảnh hiếm thấy của em gái ông Kim Jong-un là bà Kim Yo-jong tại khách sạn Metropole, Hà Nội. à đứng tránh về phía rìa trái bức hình khi ông Kim và các khách Hoa Kỳ gặp nhau cùng hai người phiên dịch.
Kim Yo-jong tại khách sạn MetropoleBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBà Kim Yo-jong tại khách sạn Metropole, Hà Nội, luôn đi không xa anh trai nhưng giữ khoảng cách

Và giờ đây, với việc hội nghị Trump-Kim kết thúc đột ngột, mục đích của cuộc đàm phán nói trên chắc sẽ còn lâu mới đạt được.

Hàn Quốc thiệt hại nhất?

Cơ quan nghiên cứu IHS Markit nói Hàn Quốc là bên thiệt hại nhất sau khi hội nghị Hà Nội không đạt thỏa thuận.

Theo IHS Markit, tỉ lệ ưa chuộng của dư luận với tổng thống Moon Jae-in đã giảm thường xuyên. Tỉ lệ này chỉ tăng ngắn ngủi khi xảy ra hội nghị liên Triều tháng Chín 2018.

Vì vậy, khi không có tiến bộ về Bắc Hàn, IHS Markit nói ông Moon chỉ còn dựa vào chính sách đối nội để thu hút cử tri. Nhưng cử tri Hàn Quốc thì đã phê phán chính phủ vì không cải thiện được các số đo kinh tế ví dụ như thất nghiệp.

IHS Markit cũng nói nay tăng thêm rủi ro ngoại giao Mỹ - Triều đổ vỡ.

Theo tổ chức này, Kim Jong-un sẽ khó giữ mặt mũi với trong nước khi không đạt kết quả cụ thể.

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc bình luận:

"Dự kiến ông Trump sẽ đối diện chỉ trích nặng nề hơn về ngoại giao của ông với Bình Nhưỡng từ giới chỉ trích ở Washington DC.

Nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế liên Triều của Hàn Quốc có lẽ sẽ gặp thất vọng nặng nề.

Còn ông Kim sẽ phải nghĩ lại chiến lược của mình, vì tiếng nói của giới chức quân đội cứng rắn trong nước có thể tăng thêm một chút."

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa phát biểu nói nước này mong Hoa Kỳ và Bắc Hàn "tiếp tục đối thoại và tôn trọng những quan ngại của nhau".

Trong một tin liên quan, truyền thông Hàn Quốc nói tàu hỏa màu xanh của ông Kim Jong-un hiện đang đậu tại Nam Ninh, Trung Quốc.

Có đồn đoán có thể ông Kim sẽ phải đi máy bay tới Trung Quốc, rồi mới dùng tàu hỏa quay về Bình Nhưỡng. Trong kịch bản này, có thể tàu hỏa Bắc Hàn sẽ chờ ở Bắc Kinh hay Quảng Châu.

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn còn ở lại Việt Nam, và sẽ mở đầu chuyến thăm chính thức hai ngày từ thứ Sáu 1/3.

TIN TỨC MÌNH MỚI NHẤT:


Cuộc họp tại khách sạn Metropole đã chấm dứt. Thất bại. Đồng chí Kim Jong-Un tuyên bố sẽ giải phóng Hàn quốc vào ngày 30/4/19, giúp nhân dân Hàn quốc thoát khỏi sự phồn vinh giả tạo của chủ nghĩa tư bản.

Dự tính hai miền Triều tiên sẽ thống nhất vào ngày 1/5/19, thành phố Seoul sẽ đổi tên thành thành phố Kim Jong-Un. Các khẩu hiệu sẽ treo khắp nơi để tôn vinh đồng chí Kim

- Chủ tịch Kim Jong-Un sống mãi trong sự nghiệp vĩ đại của chúng ta.
- Đời đời nhớ ơn chủ tịch Kim Jong-Un vĩ đại.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Kim Jong-Un
- Sống, chiến đấu, lao động, và học tập theo gương Bác Un vĩ đại!
- Chủ tịch Un vĩ đại là người thày của giai cấp công nhân.
- Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng bác Un vĩ đại: sẵn sàng.
- Chủ tịch Kim Jong-Un – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

Tượng bác Un vĩ đại sẽ được dựng lên khắp nước, ảnh bác treo khắp nơi từ lớp học đến công sở, bệnh viện, lời người dạy sẽ văng vẳng bên tai.

5 điều bác Un dạy thiếu nhi
Điều 1: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

6 điều bác Un dạy công an nhân dân Triều tiên.
…………..
Đối với bạn bè phải quý mến yêu thương
Đối với đồng nghiệp phải thân ái giúp đỡ
Đối với vợ con phải mưu trí dũng cảm
Đối với tình nhân phải tuyệt đối trung thành.

Lời dặn dò với quân đội nhân dân Triều tiên.
Quân đội ta trung với đảng, hỗn với dân, Nhiệm vụ nào cũng thất bại, khó khăn nào cũng bỏ qua, kẻ thù nào cũng trốn tránh.

Cả đất nước ngợi ca ơn người, những bài hát liên tục được sáng tác để tỏ lòng biết ơn người anh hùng dân tộc

…. Mùa xuân trên thành phố Kim Jong-Un quang vinh ôi đẹp biết bao, biết mấy tự hào, Seoul ơi cả nước vẫy chào, cờ đang tung bay cao, qua hết rồi những năm thương đau, xa 30 năm nay mới gặp nhau, vui sao nước mắt lại trào…..

… đêm qua em mơ gặp bác Ủn, râu bác dài tóc bác bạc phơ, em yêu bác, hôn đôi má bác…..

… như có bác Ủn trong ngày vui đại thắng, lời bác đây đã thành chiến thắng huy hoàng….

… trên cánh đồng miền nam, đau thương mây phủ chân trời, khi ca lên Kim Jong-Un, nghe lòng phơi phới niềm vui…..Dược sĩ Trần Bình Định


ngu Dân Tôn THờ Lãnh Tụ?


BÁO TRIỀU TIÊN: TỪ KHI NGUYÊN SOÁI LÊN ĐƯỜNG, ĐÃ 3 NGÀY 3 ĐÊM NGƯỜI DÂN KHÔNG NGỦ ĐƯỢC VÌ NHỚ NGƯỜI

Rodong Sinmun vừa đăng tải một số bài báo với nội dung là tình cảm thương nhớ của người dân với Chủ tịch Kim Jong-un khi ông công du Việt Nam. Dưới đây là trích đoạn các bài báo đó.

(Rodong Sinmun, tạm dịch Lao động tân văn là một tờ báo tại Bắc Triều Tiên và là cơ quan ngôn luận chính thức của Ủy ban Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên, do Thông tấn xã Rodong phát hành.)

#

#

#

#

#

#

#

#

#




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 822 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 461 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 395 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 360 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 334 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 330 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 278 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 274 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 238 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 235 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.