Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24842240

 
Bản sắc Việt 19.04.2024 18:52
Bộ trưởng Indonesia gọi cách đánh bắt của Trung Quốc là “hành vi tội phạm”, Nam Hàn phá tàu TQ,Argentine bắn tàu TQ trong khi CSVN khiếp sợ để tàu TQ giết ngư dân không dám mở miệng!
18.10.2018 19:11

Dân trí Bà Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia, đã thể hiện quan điểm cứng rắn khi chỉ trích cách đánh bắt cá của Trung Quốc hiện thời là “hành vi tội phạm”.



 >> Hàn Quốc phá hủy hàng loạt tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép
 >> Argentina công bố video bắn tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép
 >> Từ châu Phi tới Nam Mỹ, Trung Quốc đánh bắt nhiều và xa nhất thế giới

Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia Susi Pudjiastuti (Ảnh: Reuters)
Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia Susi Pudjiastuti (Ảnh: Reuters)

Trả lời phỏng vấn SCMP, Bộ trưởng Pudjiastuti cho rằng Trung Quốc - quốc gia có đội tàu cá lớn nhất thế giới - đang không đánh cá trên đại dương, mà đang thực hiện “hành vi tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia”.

Bà Pudjiastuti từ trước tới nay vốn có quan điểm rất thẳng thắn và những chính sách cứng rắn liên quan tới quyền lợi của người dân Indonesia với nguồn thủy hải sản của nước này.

“Chúng tôi có một số bất đồng với Trung Quốc về các vấn đề liên quan tới hành vi đánh bắt cá không báo cáo, không tuân theo nguyên tắc và phạm pháp, nhưng họ dường như vẫn không để tâm. Vì vậy, chúng tôi cho rằng hành động của họ là tội phạm xuyên quốc gia. Không có sự hỗ trợ từ quốc tế, chúng tôi sẽ không thể chống lại được điều này”, bà Pudjiastuti nói.

Trong 4 năm qua, Indonesia đã cấm 10.000 tàu cá nước ngoài đánh bắt thủy hải sản ở vùng biển của họ. biện Indonesia đã có các biện pháp răn đe như tịch thu hay phá hủy hàng trăm tàu cá. Theo SCMP, các tàu này phần lớn tới từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Philippines.

Hai năm trước, Trung Quốc từng cam kết sẽ hành động chống lại tình trạng đánh bắt cá vượt mức cho phép, hay mở rộng diện tích đánh bắt cá, bằng cách cắt giảm số lượng tàu cá. Tuần trước, một quan chức từ Bộ Nông Nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết chính quyền Bắc Kinh sẽ trừng phạt không khoan nhượng với các tàu cá Trung Quốc vi phạm luật lệ và quy tắc về đánh bắt cá, theo Global Times.

Quan chức cấp cao ngành ngư nghiệp Trung Quốc Liu Xinzhong nói rằng Bắc Kinh rất quan tâm tới việc bảo vệ và duy trì nguồn lực và tài nguyên đại dương.

Tuy nhiên, một báo cáo của Tổ chức Nông lương thuộc Liên Hợp Quốc cho thấy 1/3 trữ lượng cá phục vụ mục đích thương mại trên thế giới đang biến mất với tốc độ kém bền vững. Thêm vào đó, do trữ lượng cá ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc giảm, cộng với nhu cầu cao từ thị trường, Bắc Kinh dường như có xu hướng đánh bắt cá ở khu vực nằm ngoài EEZ của họ.

“Một tàu cá 100 GT đánh bắt 2.000 tấn cá mỗi năm. Hàng triệu tấn cá đánh bắt, hàng tỷ USD thu về. Đó là những thương vụ làm ăn đa quốc gia lớn. Trung Quốc gọi đó là đánh cá. Chúng tôi gọi đó là hành vi tội phạm. Chúng tôi không đồng tình với Trung Quốc ở điểm này”, Bộ trưởng Pudjiastuti nhấn mạnh.

Bà Pudjiastuti cam kết sẽ vận động các hòn đảo, các quốc gia vùng duyên hải đối diện nguy cơ thiệt hại từ hành động đánh bắt cá quá mức và biến đối khí hậu, để đưa ra cơ chế giám sát và bảo vệ các khu bảo tồn biển.

Quan chức này cáo buộc ngư dân Trung Quốc đã bị bắt quả tang săn bắt cá mập ở khu vực đảo Galapagos, Nam Thái Bình Dương, một trong những “kho báu” sinh thái của thế giới.

“Làm cách nào mà những ngư dân có thể di chuyển khắp 3/4 bề mặt trái đất và bắt 400 tấn cá mập từ khu vực biển được bảo vệ? Tôi hy vọng với sự quan tâm và hợp tác của cộng đồng quốc tế về các vấn đề liên quan, Trung Quốc sẽ hiểu được họ phải thích ứng được với quy định quốc tế về đánh bắt cá xa bờ”, bà Pudjiastuti cho biết.

Bộ trưởng Indonesia cho rằng với công nghệ đánh bắt cá hiện đại và kích thước của hệ thống lưới và dây kéo, Trung Quốc có thể thả lưới ở hải phận quốc tế và đá


Trong khi CSVN khiep sợ đẻ tàu TQ giết ngư dân, 

Hàn Quốc Bắn Gần 100 Phát Đạn Đuổi Tàu Cá TQ


Hàn Quốc phá hủy hàng loạt tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép

Dân trí Hàn Quốc đã quyết định phá hủy 7 tàu cá Trung Quốc bị phát hiện đánh bắt trái phép trong vùng biển của nước này.
 >> Argentina nổ súng bắn tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép
 >> Hàn Quốc bắn gần 100 phát đạn đuổi tàu cá Trung Quốc

Lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc từng nhiều lần điều tàu ra chặn các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép (Ảnh: AFP)
Lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc từng nhiều lần điều tàu ra chặn các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép (Ảnh: AFP)

Theo trang tin Standard, các nhà chức trách hàng hải Hàn Quốc hôm nay 29/5 thông báo nước này đã phá hủy 7 tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ vì cáo buộc đánh bắt trái phép trong vùng biển của Hàn Quốc. Đây là quyết định phá hủy đầu tiên do Hàn Quốc tiến hành đối với các tàu cá Trung Quốc trong năm nay.

Theo Cục Kiểm Ngư Biển Tây Hàn Quốc, Hàn Quốc quyết định phá hủy các tàu cá trên sau khi các chủ tàu không chịu nộp tiền phạt.

“Biện pháp này chắc chắn sẽ có hiệu quả trong việc ngăn chặn các tàu cá khác của Trung Quốc tiến vào vùng biển thuộc lãnh hải của Hàn Quốc”, Kim Ok Sik, lãnh đạo Cục Kiểm Ngư Biển Tây Hàn Quốc, cho biết.

Năm 2015, Hàn Quốc và Trung Quốc đã nhất trí tịch thu và phá hủy các tàu bị phát hiện có hành vi đánh bắt trái phép, không khai báo và không được kiểm soát, trong đó chủ yếu do ngư dân Trung Quốc tiến hành.

Hàn Quốc bắn hàng trăm phát đạn cảnh cáo 50 tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép

Hồi tháng 1 năm nay, lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc đã bắn hàng trăm phát đạn để xua đuổi 50 tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng biển cách đảo Gageo-do phía tây nam Hàn Quốc khoảng 60 km. Hai bên đã xảy ra đụng độ khi các tàu Trung Quốc có hành vi chống đối tấn công cảnh sát biển Hàn Quốc.

Trước đó, vào tháng 12/2017, tàu cảnh sát biển Hàn Quốc cũng đã bắn hơn 200 phát đạn để xua đuổi hơn 40 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc. Kể từ sau vụ tàu Trung Quốc đâm tàu cảnh sát biển Hàn Quốc khiến tàu này bị lật hồi tháng 10/2016, Hàn Quốc đã ban hành chính sách mới cho phép lực lượng cảnh sát biển sử dụng vũ khí trong trường hợp các tàu cá Trung Quốc có hành vi chống trả.

Thành Đạt 

Argentina nổ súng bắn tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép

Dân trí Lực lượng tuần duyên Argentina đã nổ súng bắn một tàu cá Trung Quốc bị cho là đánh bắt trái phép trong vùng biển của Argentina trước khi truy đuổi tàu này trong gần 8 giờ.
 >> Hàn Quốc bắn gần 100 phát đạn đuổi tàu cá Trung Quốc
 >> Indonesia bắt hai tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép

Binh sĩ Argentina nổ súng bắn tàu Jing Yuan 626 của Trung Quốc ngày 22/2 (Ảnh: AP)
Binh sĩ Argentina nổ súng bắn tàu Jing Yuan 626 của Trung Quốc ngày 22/2 (Ảnh: AP)

AP dẫn thông báo của lực lượng tuần duyên Argentina cho biết các sĩ quan nước này đã nổ súng bắn tàu Jing Yuan 626 của Trung Quốc sau khi tàu này bị phát hiện đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Argentina. Vụ việc xảy ra vào ngày 22/2 vừa qua.

Tuần duyên Argentina cho biết 4 con tàu khác mang cờ Trung Quốc đã tìm cách ngăn cản việc bắt giữ tàu Jing Yuan 626 bằng cách cố tình va chạm với các tàu của tuần duyên Argentina. Điều này buộc Argentina phải nổ súng máy và pháo để ngăn cản hoạt động của tàu Trung Quốc.

Trong đoạn video được công bố ngày 24/2, người xem có thể nghe thấy tiếng một sĩ quan hàng hải Argentina phát tín hiệu cảnh báo tàu Jing Yuan 626 trước khi nổ súng.

"Quý vị phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của thủy thủ đoàn và con tàu của quý vị. Quý vị sắp bị trúng đạn trực tiếp vào mũi tàu”, sĩ quan Argentina nói.

Lực lượng tuần duyên Argentina tiếp tục đuổi theo tàu Trung Quốc trong gần 8 giờ đồng hồ trước khi Bộ Ngoại giao Argentina yêu cầu chấm dứt việc truy đuổi. Hiện Đại sứ quán Trung Quốc tại Argentina chưa đưa ra thông báo chính thức về vụ việc này.

Trước đó, Argentina từng chứng kiến nhiều vụ tàu cá nước ngoài đi vào vùng đặc quyền kinh tế thuộc phạm vi 200 hải lý của Argentina. Năm 2016, một tàu cá Trung Quốc chở 22 thành viên thủy thủ đoàn được cho là đã bị Argentina đánh chìm sau khi cố tình bỏ chạy sang vùng biển quốc tế.

Thành Đạt

Tổng hợp

Malaysia đổi thái độ với Trung Quốc

Malaysia muốn tìm kiếm những khoản đầu tư chất lượng, minh bạch, không tham nhũng và tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương

Trở lại lãnh đạo đất nước ở tuổi 93, Thủ tướng Mahathir Mohamad không những làm rung chuyển các thể chế trong nước mà còn thay đổi chiến lược đối ngoại của Malaysia. Chính phủ của ông đang xem xét hủy bỏ các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trị giá gần 40 tỉ USD được ký kết thời chính quyền người tiền nhiệm Najib Razak. Chính phủ mới của Malaysia cũng vô cùng lo ngại về sự khiêu khích và không ngừng quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông.

Trước viễn cảnh Trung Quốc thống trị một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng thế giới, ông Mahathir đang tìm kiếm các mối quan hệ chiến lược mạnh mẽ hơn với Nhật Bản và phương Tây. Từ lâu được xem là một trong những người bạn thân nhất của Trung Quốc, Malaysia giờ đây trở thành một phần làn sóng chống lại sự bá quyền kinh tế của Bắc Kinh ở châu Á.

Malaysia đổi thái độ với Trung Quốc - Ảnh 1.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh hồi tháng 8 -2018 Ảnh: REUTERS

Trong lần nắm quyền trước đó (từ năm 1981-2003), Thủ tướng Mahathir duy trì lập trường cứng rắn chống phương Tây, đặc biệt là sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Trung Đông. Nhà lãnh đạo Malaysia chỉ trích Mỹ đơn phương xâm lược, tàn phá các quốc gia Hồi giáo và tiến hành "cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu", đưa lực lượng đặc nhiệm đến các khu rừng ở Đông Nam Á. Thời điểm đó, quan điểm độc lập giúp ông nhận được không ít ca ngợi và trở thành người hùng trong thế giới Hồi giáo và những nơi khác.

Ở chiều ngược lại, ông xem Trung Quốc là quốc gia thân thiện, cường quốc mới nổi có thể đối trọng với phương Tây. Dù vậy, nhiều thứ đã thay đổi trong 2 thập kỷ qua. Giờ đây, tình hình địa chính trị châu Á đã hoàn toàn khác với một Trung Quốc không ngừng mở rộng ảnh hưởng và tìm cách thay thế vị trí lãnh đạo của Mỹ ở châu lục này. Trong bối cảnh như thế, ông Mahathir có quan điểm ngày càng cứng rắn với Trung Quốc. Hồi đầu năm nay, ông công khai gọi hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc là "rất đáng lo ngại".

Đáng chú ý hơn, ông còn chỉ trích các thỏa thuận giữa Bắc Kinh với chính quyền tiền nhiệm - tìm kiếm khoản tài trợ trị giá khoảng 2,3 tỉ USD - trong bối cảnh vụ bê bối tham nhũng của quỹ đầu tư nhà nước 1MDB nổ ra. Thủ tướng Malaysia cáo buộc ông Razak ký với Trung Quốc các thỏa thuận có lợi cho ông để đổi lại sự im lặng về việc Bắc Kinh leo thang quân sự hóa biển Đông. Vì lẽ đó, chính phủ Malaysia đương nhiệm đang tìm kiếm các biện pháp bảo vệ lợi ích của mình tại biển Đông, bao gồm củng cố hiện diện quân sự, công khai chỉ trích hành vi của Trung Quốc và ủng hộ công thức hòa bình mới giúp xuống thang căng thẳng trong khu vực.

Kịch tính hơn, Malaysia đang cân nhắc hủy bỏ các dự án hạ tầng lớn được Trung Quốc tài trợ tại các khu vực chiến lược sát eo biển Malacca và biển Đông. Thủ tướng Mahathir đã bày tỏ lo ngại về sự thiếu minh bạch, tính khả thi về kinh tế và việc hạn chế sử dụng lao động, công nghệ, quản lý của địa phương trong các dự án liên quan đến Trung Quốc. Vật lộn với khoản nợ công ngày càng phình to (gần 250 tỉ USD), Malaysia đứng ngồi không yên về nguy cơ sập "bẫy nợ" của Trung Quốc như một số nước khác.

Đứng đầu danh sách các dự án bị xét lại là tuyến đường sắt Bờ Đông (ECRL) trị giá 20 tỉ USD do Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc thực hiện, dự án Melaka Gateway 10 tỉ USD do Công ty PowerChina International đứng đầu và đường ống dẫn khí đốt tự nhiên trị giá 2,5 tỉ USD do công ty con của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc thực hiện. Bên cạnh đó, chính phủ Malaysia cũng hạn chế người dân Trung Quốc mua bất động sản của dự án Forest City trị giá 100 tỉ USD. Đây là dự án gần như chỉ được tiếp thị cho người mua từ đại lục.

Dù vậy, quốc gia Đông Nam Á này vẫn không từ chối các khoản đầu tư của Trung Quốc. Thứ trưởng Quốc phòng Malaysia Liew Chin Tong hồi tháng rồi cho biết điều mà Malaysia tìm kiếm là những khoản đầu tư chất lượng, minh bạch, không tham nhũng và tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương. 

Giờ đây, Bắc Kinh nhìn thấy ở ông Mahathir không còn là một người bạn cũ trung thành mà là một nhân vật chỉ trích nổi bật. Là đất nước có quan điểm trung lập đối với chính trường khu vực, Malaysia đang trở thành tiếng nói hàng đầu kêu gọi những mối quan hệ cùng có lợi, cân bằng giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. 

XUÂN MAI lược dịch theo đài Al Jazeera




Tàu nước ngoàI bormard jupiter đã cứu các ngư dân việt nam trên tàu cá sau khi bị tàu lạ đâm chìm. 

Cảng vụ nha trang cho biết, tốI 8/5 tàu bormard jupiter (thuộc quần đảo marshalls) đã cứu 5 ngư dân trên tàu cá khánh hòa bị chìm khi cách nha trang khoảng 87 hảI lý về hướng đông nam.

5 ngư dân trên tàu gặp nạn đều trú tạI tp nha trang (khánh hòa), đang được tàu nước ngoàI đưa vào bờ.

Tàu do ông trần văn cồn làm chủ, xuất bến tạI cảng hòn rớ (nha trang) chiều 4/6. Sau 4 ngày trên biển, trưa 8/6 tàu cá này đã va chạm vớI một tàu lạ và bị chìm.

Cảng vụ nha trang đã liên lạc 2 tàu cá đang hoạt động ở gần tàu nước ngoàI để tiếp tục phốI hợp cứu nạn và đIều tra con tàu đã đâm vào tàu cá. 

Anh duy

Tàu “lạ” ông nộI  đâm chết ngư dân,chính phủ không dám hé môI!

Như lao động đã đưa tin, ngư dân hồ dễ - thành viên tàu bđ - 96352 ts, do ông phan văn đIệm (thôn mỹ an I, xã hoàI thanh) làm chủ - đã trở lạI quê nhà ở thôn ngọc an đông, xã hoàI thanh tây, huyện hoàI nhơn (bình định) hôm 28.6, giữa những giọt nước mắt phẫn uất, hoang mang, buồn tủI của gia đình, hàng xóm.


Anh dễ được một tàu hàng cứu sống đưa về đàI loan, sau khi tàu cá của anh và 3 ngư dân khác bị tàu “lạ” đâm chìm. Cuộc hồI hương và câu chuyện đau lòng qua lờI kể của anh dễ đồng thờI cũng chấm dứt chuỗI tháng ngày mỏI mòn trông đợI của ngườI thân ở trên bờ. 


“trước mặt tốI thui”


Sáng 3.7, tạI cửa biển tam quan, nghi lễ cầu hồn được thực hiện, những di ảnh được đặt lên bàn thờ khóI hương nghi ngút. 3 ngư dân vong mạng trên biển là võ văn thành (52 tuổI, ở thôn cửu lợI tây, xã tam quan nam, hoàI nhơn) và cha con ông phan văn đIệm - phan văn tuấn. Tuấn mớI vừa tròn 18 tuổI. Bà trần thị bé (44 tuổI, vợ ông đIệm) nay là quả phụ, trong trang phục tang chế sì sụp váI lạy làm lễ cầu hồn cho chồng và con trai.


Hai đứa con còn lạI của bà bé - phan thị đạt, phan văn định - đang học ở tp.Hồ chí minh cũng có mặt bên cạnh ngườI mẹ khổ đau. Trong gia đình, phan văn tuấn là đứa con út ít nhiều thua thiệt. “nó không được ăn học đến nơI đến chốn như chị và anh. Sống thấy ngườI, chết thấy xác, giờ thân xác chồng, con tôI tan biến đâu rồI?” - bà bé vật vã. Đã 2 năm nay, bà bị căn bệnh viêm gan siêu vi b hành hạ. CáI gia đình 5 miệng ăn, cộng thêm bà mẹ 86 tuổI của ông đIệm là sáu, tất tần tật từ ăn uống, học hành, thuốc thang, tráI phảI đều trông chờ vào nguồn thu của con tàu 200cv.


“thì chỉ mớI ngóc đầu lên từ 5 - 6 năm nay chứ bao nhiêu. Trước, để nuôI vợ, nuôI con, ổng phảI quăng quật làm thuê, làm mướn hoặc đI bạn cho ngườI ta khắp trong nam ngoàI bắc chứ nào có sung sướng gì. Cứ nghĩ ông trờI có mắt...”. Có chiếc “cần câu cơm” thấm đẫm mồ hôI, nước mắt ấy, cả nhà ông đIệm phảI thắt lưng buộc bụng, ăn mắm mút dòI, hết dành dụm đến chạy vạy, vay mượn khắp nơI. Bà bé rền rĩ: “hơn 1 tỉ đồng chứ ít ỏI gì đâu. Năm rồI vừa trả cho ngân hàng gần 100 triệu đồng. Còn 150 triệu đồng của bà con cô bác, cứ nghĩ còn ngườI còn của, nợ nần sắp xong. Nào ai học được chữ ngờ...”.


Ông đIệm và bạn chàI trước kia thường làm nghề câu rút ở vùng biển vũng tàu, bình thuận. Gần đây, hưởng ứng chủ trương đánh bắt xa bờ, ông chuyển sang nghề câu cá ngừ đạI dương trên vùng biển trường sa. Trước cú đâm oan nghiệt, tàu ông mớI bắt được chưa tớI 10 con cá, tổng trọng lượng chừng 300kg. Bà bé lạI khóc: “50 tuổI, nhưng ổng cũng chẳng sức vóc gì nhiều. Bệnh tật cả cân trong đó. Hôm ở nhà, ổng nóI vớI tôI là cố gắng kéo cày trả nợ thêm dăm năm nữa rồI chuyển giao tàu cho thằng tuấn”.


Bà bé nóI bà và các con muốn tổ chức một lễ cầu siêu thật long trọng hầu mong linh hồn chồng, con cùng bạn chàI khỏI phảI lênh đênh vất vưởng. “nhưng lấy gì làm bây giờ. Ngay hai đứa nhỏ đang ăn học trong kia, tôI cũng không biết phảI tính sao đây. Mất tàu, mất ngườI thân, nợ nần chất ngất, miếng cơm manh áo còn chẳng biết bấu víu vào đâu nữa là”. NgườI quả phụ đang lâm trọng bệnh quả đã thật sự suy sụp. Bà sụt sùI bảo nhìn ra bốn phương tám hướng, chỗ nào cũng thấy tốI đen như mực!



Anh hồ dễ kể lạI thảm họa kinh hoàng.

Sống sót


Xóm trưởng xóm 1, ngọc an đông hồ cào cho biết, hộ anh dễ thuộc loạI “nghèo có sổ có sách”, tức đốI tượng được nhà nước cấp giấy chứng nhận hộ nghèo. 31 tuổI, hôn nhân tan vỡ do cuộc sống gieo neo khốn khó, anh dễ đang là nơI nương tựa duy nhất cho 2 ngườI đàn bà già nua, ốm yếu. Bà nộI anh dễ năm nay 103 tuổI, hầu như suốt ngày ủ rũ trên giường bệnh. Mẹ anh, bà trần thị hy - 70 tuổI - cũng nay ốm mai đau. Ông cào chính là ngườI giúp chúng tôI tiếp cận anh dễ sau hồI lâu lùng sục đường ngang ngõ tắt.


Sau chuyến trở về trắng tay, ngay chiếc đIện thoạI di động rẻ tiền, anh dễ cũng không sao có được. NgườI thanh niên khẳng khiu, gầy guộc dường như vẫn chưa hoàn hồn sau cơn đạI nạn. Gần suốt tuần qua, anh cứ tha thẩn khắp làng trên xóm dướI. Còn ở nhà, nếu không buông màn bất động thì anh lạI săm soi, tư lự vớI những vết tích lở lóI còn hằn trên da thịt. Tay chân anh dễ chi chít vết thương chưa kịp liền da do bị cá, cua cào rỉa. Anh dễ kể, tàu ông đIệm lúc đI có 5 ngườI, một thành viên vì lý do sức khỏe được số phận cứu thoát khỏI tai ương.


Câu chuyện được thuật lạI trong cơn thảng thốt của ngườI trong cuộc: “chúng tôI rờI bến đá, vũng tàu lên đường ra trường sa trưa 9.6. Vừa đI vừa túc tắc đánh bắt, đến 2 giờ chiều 19.6, trong lúc mọI ngườI đang ngủ để chuẩn bị chuyến câu đêm thì tất cả bỗng bị nhồI lắc dữ dộI. Con tàu hết tung lên lạI rơI xuống. Chúng tôI chớI vớI lăn lóc trong khoang. Cố ngước mắt trông ra thì thật kinh hoàng, tàu bị một chiếc tàu sắt đâm thẳng, cắt thành hai mảnh tách rờI và đang chìm nhanh xuống biển”.


Đầu óc choáng váng, thân thể rã rờI sau những va đập, chấn thương sấm sét, anh dễ, ông thành và cha con chủ tàu phan văn đIệm gọI nhau cố thoát ra ngoàI. MỗI ngườI quáng quàng chụp lấy một can nhựa, vùng vẫy giữa sóng gió đạI dương mù mịt. Anh dễ phẫn uất: “sau khi gây tộI ác, chiếc tàu sắt thản nhiên bỏ đI, mặc chúng tôI kêu gào như đIên như dạI. Nó cứ lầm lũI lướt qua như vừa lạnh lùng hoàn tất một công việc bình thường”.


Anh dễ và những đồng hương sinh tử của mình rồI cũng vuột khỏI tầm mắt của nhau trên mặt biển mênh mang sóng. Anh dễ may mắn níu được mảnh ván từ con tàu vỡ, thay thế chiếc can nhựa vốn quá mỏng manh. Cơ may sống sót của anh có lẽ nhờ sự run rủI này. Đêm đầu tiên giãy giụa đơn độc giữa trùng khơI, anh dễ không ngừng van váI biển rộng trờI cao cho anh cơ hộI trở về vớI bà, vớI mẹ.


Đến hôm thứ hai, chút hy vọng mong manh le lóI trong anh dần dần lịm tắt bởI đóI khát cồn cào như xé da xé thịt, sợ hãI cuống cuồng và nhất là bởI cảm giác cô độc, tuyệt vọng cứ lớn dần, bao chiếm tất cả. Đến hôm thứ ba, khi da thịt bắt đầu bợt bạt, rã ra, cua cá từng đàn bơI theo rúc rỉa, dễ mê man nghĩ số phận của mình đã bị định đoạt. “không chết vì kiệt sức, đóI khát thì cũng chết vì cá dữ mà thôI” - anh nhớ lạI rồI tự thắc mắc không biết sức mạnh nào đã giúp mình cầm cự đến chiều 21.6. “một tàu hàng đàI loan đI qua cách chỗ tôI chừng 30m. Thu góp toàn bộ sức tàn, tôI cố bơI về phía đó”.


Những cú rướn quyết định đã cho anh cơ hộI sống còn, anh dễ được đưa về đàI loan, được thu xếp qua đường ngoạI giao để hồI hương như đã biết.     


Sự cố của tàu cá bđ - 96352 ts dù diễn ra đã lâu, song vẫn là một bất ngờ vớI chính quyền sở tạI. Ngày 3.7, chủ tịch ubnd huyện hoàI nhơn nguyễn quốc việt cho biết, ông cũng vừa mớI nghe tin do không có bất cứ báo cáo nào gửI lên từ gia đình, thôn xã. Ông việt thông báo đã yêu cầu tìm hiểu gia cảnh từng nạn nhân để quyết định và kiến nghị phương cách trợ giúp, bao bọc.


Phó chủ tịch xã hoàI thanh nguyễn hữu kim thừa nhận, phảI tớI khi ngư dân hồ dễ trở về mớI biết được đầu đuôI câu chuyện. HỏI bà bé thì được giảI thích, trước kia cha con ông đIệm từng mất liên lạc vớI đất liền tớI 9 - 10 ngày. Lần này, họ cố tình trì hoãn cấp báo vì vẫn leo lét nuôI dưỡng niềm tin rằng chẳng qua chỉ do đIện đàI máy móc hỏng hóc mà thôI. Họ đã không dám nghĩ, đã không dám nóI ra lờI về một kết cục thảm khốc, phũ phàng đến như vậy!

Nạn nhân trên Tàu cá Quảng Nam bị tàu nước ngoài đâm thuật lại vụ việc

Ông Huỳnh Tèo, thuyền trưởng tàu QNa 90398TS.
Ông Huỳnh Tèo, thuyền trưởng tàu QNa 90398TS.
 Baomoi.com

Tàu cá Quảng Nam bị một tàu nước ngoài tấn công, đâm vào đuôi tàu ở đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa bốn hôm trước đây vừa cập cảng Kỳ Hà, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong ngày 19 tháng 10.

Thông tin này được truyền thông trong nước loan đi, cho biết ngay sau khi cập cảng Kỳ Hà thuộc huyện Núi thành, thuyền trưởng tàu QNa 90398TS, ông Huỳnh Tèo, 44 tuổi, đã đến trình báo với cơ quan chức năng về vụ việc.

Theo lời của ông Tèo được báo chí trong nước trích lời, tàu của ông Tèo bị một tàu sắt khổng lồ đâm vào khoảng 1 giờ trưa ngày 15 tháng 10, làm gãy hệ thống lái và nước tràn vào khoang. Vẫn theo ông Tèo, lúc này tàu của ông vẫn đang hoạt động ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 143 hải lý về hướng Đông Bắc.

Sau khi chiếc tàu tấn công mà truyền thông trong nước gọi là ‘tàu lạ’ bỏ đi, ông Tèo đã phát tín hiệu cầu cứu, còn 13 thuyền viên còn lại cùng nhau tát nước ra ngoài và cố ngăn nước tràn vào tàu.

Tổng thiệt hại sự việc này được ước tính là khoảng 400 triệu đồng.

Những năm qua, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc xua đuổi, tấn công khi đánh bắt cá ở gần khu vực quần đảo Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của họ. Đây cũng là quần đảo đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện do Trung Quốc kiểm soát.

Hôm 18/6, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho báo chi biết có 20 tàu cá cùng 100 ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu của Trung Quốc xua đuổi khi tránh trú bão tại quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đến 90% Biển Đông gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuyên bố của Bắc Kinh qua đường đứt khúc 9 đoạn do họ tự vạch ra bị Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế - PCA ở La Haye tuyên phi pháp vào tháng 7 năm 2016. Chính phủ Hà Nội vẫn tuyên truyền cho rằng ngư dân là lực lượng đi đầu bảo vệ lãnh hải của tổ quốc, thế nhưng những biện pháp hỗ trợ để họ thực hiện nhiệm vụ đó đến nay vẫn chưa có mấy hiệu quả.

Một số nước trong khu vực cũng có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông gồm Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Tàu cá bị "tàu lạ ông nội" đâm chìm khiến nhiều ngư dân bị thương nặng

VOV.VN - Ngoài ra, thiệt hại về tài sản trong vụ hai tàu cá bị tàu lạ đâm chìm khi đang khai thác trên ngư trường Vịnh Bắc Bộ ước tính khoảng 3 tỷ đồng.

Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An cho biết, sáng 5/4, 19 ngư dân của thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, trên 2 tàu cá gặp nạn tại ngư trường Vịnh Bắc Bộ đã được đưa vào bờ an toàn; 7 ngư dân bị thương nặng đang được điều trị tại các cơ sở y tế.

2 tau ca bi tau la dam chim khien nhieu ngu dan bi thuong nang hinh 1
Tàu chở các ngư dân gặp nạn cập cảng Nghi Sơn, Thanh Hóa.

Trước đó vào khoảng 10h sáng 4/4, Đồn Biên phòng Quỳnh Phương, thuộc Bộ đội biên phòng Nghệ An, nhận được tin tàu cá NA-94281-TS do anh Hoàng Văn Phương và tàu NA – 90427 – TS do anh Nguyễn Văn Thủy đều ở khối Tân Tiến, phường Quỳnh Phương, Thị xã Hoàng Mai, làm thuyền trưởng đang khai thác trên ngư trường Vịnh Bắc Bộ, thì bị tàu vỏ sắt không rõ biển kiểm soát đâm chìm rồi bỏ chạy, làm 19 ngư dân gặp nạn.

Ngay sau đó, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An đã phối hợp Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh hóa cùng Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực I, triển khai ngay các biện pháp tiếp cận tàu và đưa các nạn nhân cập cảng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa an toàn.

Trong số 19 ngư dân, có 7 người bị thương nặng. Trường hợp ngư dân Phạm Văn Việt bị chấn thương nặng ở vùng đầu, cổ và cột sống.

Ngay sau khi cập bờ, các nạn nhân bị thương đã được đưa đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội và các cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Hoàng Mai. Uước tính thiệt hại về tài sản khoảng 3 tỷ đồng.

“Lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các đồn biên phòng tuyến biển cùng đơn vị Hải đội II tiếp tục đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát để phát hiện thấy các dấu hiệu khả nghi của tàu sắt. Hiện nay vẫn chưa rõ lai lịch, biển số đăng ký để kịp thời kiểm tra các dấu vết đâm va để điều tra làm rõ có đền bù cho ngư dân” - Thượng tá Hồ Quyết Thắng, Phó Tham mưu trưởng BĐBP Nghệ An cho biết./.

Quốc Khánh/VOV

Ngay sau khi cập bờ, các nạn nhân bị thương đã được đưa đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội và các cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Hoàng Mai. Uước tính thiệt hại về tài sản khoảng 3 tỷ đồng.

“Lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các đồn biên phòng tuyến biển cùng đơn vị Hải đội II tiếp tục đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát để phát hiện thấy các dấu hiệu khả nghi của tàu sắt. Hiện nay vẫn chưa rõ lai lịch, biển số đăng ký để kịp thời kiểm tra các dấu vết đâm va để điều tra làm rõ có đền bù cho ngư dân” - Thượng tá Hồ Quyết Thắng, Phó Tham mưu trưởng BĐBP Nghệ An cho biết./.

Quốc Khánh/VOV


5 ngư dân bị tàu LẠ ÔNG NỘI đâm đã được cứu


• Chỉ riêng xã Hoài Thanh, từ đầu năm đến nay, đã có 4 chiếc tàu trị giá hơn 3 tỉ đồng gặp nạn, mất tích hoặc bị bắt giữ. Ông Trần Phúc - chủ tàu cá BĐ - 95194 TS - cho hay: “Mới đây, tàu “lạ” từng lao vào một tàu cá 350 sức ngựa của Bình Định. Vụ tấn công không làm tổn thất nhân mạng. Ở vụ “đe dọa” khác với một tàu của ngư dân Hoài Nhơn, họ chỉ kịp sống sót nhờ chặt bỏ dây neo, tháo chạy”. Ông Phúc gay gắt: Biển của mình, tài nguyên của mình, ai cho họ cái quyền ngang nhiên lộng hành gieo rắc chết chóc, tai ương?

• Không phải lần đầu tiên tai bay vạ gió giáng xuống những làng chài Hoài Nhơn. Tối 3.4.2012, tại vùng biển Trường Sa cách bờ biển Nha Trang 160 hải lý về phía đông nam, tàu BĐ – 51349 do thuyền trưởng Lê Văn Lương điều khiển bị một tàu sắt đâm vỡ mạn. 9 thuyền viên may mắn thoát chết nhờ một tàu Panama cứu hộ. Xa hơn, ngày 21.2.2011, tàu BĐ – 95378 của ông Lê Văn Độ (Hoài Hương, Hoài Nhơn) bị một tàu dầu nước ngoài đâm chìm rồi bỏ chạy. Vụ va chạm khiến ngư dân Võ Xuân Cường thiệt mạng.

XUÂN NHÀN

KỆ MẸ NGƯ DÂN BỊ TQ GIẾT, LÃNH ĐẠO CSVN VUN ĐẮP TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hầu A Lềnh trao đổi cùng ông Châu Hán Dân - Ủy viên Thường vụ Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc - Phó Chủ tịch Trung ương Hội dân chủ Kiến quốc - Phó Chủ tịch Chính hiệp thành phố Thượng Hải.

Thay mặt ban thường trực ubtư mttq việt nam, phó chủ tịch - tổng thư ký hầu a lềnh bày tỏ vui mừng được đón đoàn đạI biểu cấp cao chính hiệp thành phố thượng hảI sang thăm và làm việc tạI việt nam.


Phó chủ tịch - tổng thư ký hầu a lềnh khẳng định việt nam và trung quốc là hai nước láng giềng, tình cảm hữu nghị, gắn bó lâu đờI giữa nhân dân hai nước được chủ tịch hồ chí minh và chủ tịch mao trạch đông và các thế hệ lãnh đạo tiền bốI hai nước dày công vun đắp là tàI sản chung quý báu của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước cần không ngừng gìn giữ, kế thừa và phát huy.


“đảng, nhà nước, mttq việt nam và nhân dân việt nam luôn coi trọng quan hệ láng giềng, hữu nghị vớI đảng, nhà nước, chính hiệp và nhân dân trung quốc” phó chủ tịch - tổng thư ký hầu a lềnh bày tỏ.


Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Quang cảnh buổi tiếp.

Theo Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hầu A Lềnh, cùng với đà phát triển của quan hệ hai nước, quan hệ giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa MTTQ Việt Nam và Chính hiệp Trung Quốc ngày càng được mở rộng qua các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao được duy trì thường xuyên, giao lưu nhân dân hai nước được tăng cường đã góp phần củng cố và phát triển quan hệ hai nước. 

Đánh giá cao Chính hiệp Thành phố Thượng Hải năm 2017 đã ký bản ghi nhớ chương trình hợp tác với Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hầu A Lềnh đề nghị, Chính hiệp thành phố Thượng Hải tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình thúc đẩy quan hệ giao lưu, hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa Chính hiệp Thành phố Thượng Hải với UBTƯ MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ các tỉnh thành phố, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, bền vững.

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hầu A Lềnh cùng ông Châu Hán Dân.

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hầu A Lềnh tin tưởng, chuyến thăm và làm việc lần này của Đoàn đại biểu Chính hiệp Thành phố Thượng Hải sẽ thành công tốt đẹp và đạt kết quả tốt nhất như đã đề ra.

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Chính hiệp thành phố Thượng Hải Châu Hán Dân bày tỏ, chuyến thăm và làm việc của Đoàn tại Việt Nam chính là khẳng định mối quan hệ hợp tác gắn bó giữa Chính hiệp Trung Quốc, Chính hiệp Thành phố Thượng Hải với UBTƯ MTTQ Việt Nam và Ủy ban MTTQ các địa phương.

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hầu A Lềnh tặng logo biểu trưng MTTQ Việt Nam cho ông Châu Hán Dân.

Ông Châu Hán Dân mong muốn, trong thời gian tới quan hệ giữa hai bên sẽ tiếp tục tăng cường qua các chuyến thăm cấp cao, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu nhân dân từ đó góp phần củng cố mối quan hệ gắn bó, tốt đẹp giữa hai nước Trung Quốc - Việt Nam.

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hầu A Lềnh chụp ảnh lưu niệm cùng ông Châu Hán Dân và các thành viên trong đoàn.

Cũng trong sáng 23/4, Đoàn đại biểu cấp cao Chính hiệp Thành phố Thượng Hải đã đến thăm Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội. Ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch không chuyên trách UBTƯ MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp đoàn.

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Quang cảnh buổi đón tiếp Đoàn đại biểu Chính hiệp thành phố Thượng Hải tại Uỷ ban MTTQ  Việt Nam Thành phố Hà Nội.

Đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu Chính hiệp thành phố Thượng Hải, ông Vũ Hồng Khanh cho rằng, trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và Chính hiệp Thành phố Thượng Hải với sự tương đồng về vai trò, chức năng trong hệ thống chính trị mỗi nước cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác hữu nghị, trao đổi kinh nghiệm công tác, cùng góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước. 

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh đón tiếp ông Châu Hán Dân.

Phó Chủ tịch Chính hiệp thành phố Thượng Hải Châu Hán Dân tin tưởng sau chuyến thăm này, hai bên sẽ tiếp tục kết nối, tăng cường trao đổi kinh nghiệm.

Qua các hoạt động hợp tác cụ thể, thiết thực, Chính hiệp thành phố Thượng Hải và Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ góp phần thúc đẩy việc giao lưu giữa hai thành phố, tăng cường hợp tác kinh tế, giao lưu giữa các trường đại học; giao lưu văn hóa… qua đó vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống Trung Quốc - Việt Nam.

Trung Hiếu
Ảnh: Quang Vin

Nhật Bản và Mỹ cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Jeong Kyeong-doo, bắt tay tại cuộc gặp ba bên ở Singapore hôm 19/10/2018
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Jeong Kyeong-doo, bắt tay tại cuộc gặp ba bên ở Singapore hôm 19/10/2018
 AFP

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nhật hôm thứ Sáu ngày 19/10 lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về những hành động quân sự hoá khu vực Biển Đông, coi hành động đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông là không thể chấp nhận.

Bộ trưởng các nước Mỹ và Nhật hiện đang ở Singapore dự cuộc gặp các Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và đối tác.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho máy bay và tàu chiến đi qua bất cứ nơi đâu được luật quốc tế cho phép, ý muốn nói khu vực Biển Đông đang tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á. Ông nói tiếp Hoa Kỳ không thể chấp nhận các hành động quân sự hoá ở Biển Đông và bất cứ hành động xâm lấn nào trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng kêu gọi các đồng minh của Mỹ trong khu vực là Nhật Bản và Nam Hàn cùng chung tay để ngăn cản một cường quốc thống trị toàn bộ vùng nước.

Tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya với người đồng nhiệm Nguỵ Phượng Hoàng bên lề cuộc họp các Bộ trưởng, ông Iwaya nói rằng những cố gắng đơn phương nhằm làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông là không thể chấp nhận được.

Bộ trưởng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoàng nói tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông hoàn toàn không bị đe doạ.

Trung Quốc trong các năm qua đã gia tăng việc xây lấp các đảo nhân tạo và triển khai vũ khí ra các đảo này làm dấy lên những lo ngại về hành động quân sự hoá khu vực Biển Đông. Hoa kỳ đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không được gây bất ổn trong khu vực bằng các hoạt động quân sự như vậy.

Trung Quốc nói rằng nước này chỉ thực hiện các hoạt động trên các đảo và vùng nước thuộc chủ quyền của nước này và chỉ nhằm mục đích phòng vệ và dân sự.

Trung Quốc hiện đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Toà Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc này.

Các nước khác cũng đòi chủ quyền trên Biển Đông bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và Đài Loan.

Cố vấn an ninh quốc gia: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc

Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton tại một họp báo ở Nhà Trắng, Washington DC hôm 3/10/2018
Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton tại một họp báo ở Nhà Trắng, Washington DC hôm 3/10/2018
 AFP

Cố vấn An ninh Mỹ John Bolton mới đây lên tiếng cảnh báo Trung Quốc đã lợi dụng trật tự thế giới quá lâu trong khi Hoa Kỳ đã thất bại trong việc đối phó với Trung Quốc. Ông đồng thời cũng nói đến khả năng Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung Quốc hay không. Ông John Bolton không nói cụ thể Mỹ sẽ hợp tác khai thác với nước nào trong số các quốc gia đòi chủ quyền ở Biển Đông bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.

Ông John Bolton nói điều này trong cuộc phỏng vấn của chương trình Hugh Hewitt nổi tiếng của Mỹ hôm 11/10 vừa qua.

Ông John Bolton nói ông cho rằng sẽ có thêm những khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng Biển Đông dù có hợp tác với Trung Quốc hay không. “Họ cần phải biết rằng họ không thể đạt được sự đã rồi tại khu vực này. Đây không phải là một tỉnh của Trung Quốc và sẽ không bao giờ là một tỉnh của Trung Quốc”, Cố vấn An ninh John Bolton nói.

Phát biểu của giới chức cao cấp chính phủ Mỹ được đưa ra sau khi có tin cho biết Hoa Kỳ có kế hoạch có những phô diễn sức mạnh ở Biển Đông vào tháng 11 tới, trùng hợp với chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines.

Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ có kế hoạch thực hiện một loạt các hoạt động ở Biển Đông trong thời gian một tuần để cảnh cáo Trung Quốc và cho thấy sự quyết tâm của Mỹ trong việc đối phó với những hoạt động quân sự hoá của Trung Quốc tại vùng nước tranh chấp.

Cố vấn An ninh John Bolton cũng nói đến chương trình tự do hàng hải mà Mỹ đã tiến hành ở Biển Đông trong những năm qua để thách thức các đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc ở khu vực này. Ông nói Hoa Kỳ và các nước đồng minh sẽ còn tiếp tục cho tàu đi qua khu vực này nhiều hơn trong thời gian tới.

Hải Quân Anh tiếp tục điều chiến hạm đến Biển Đông

mediaMột số xe quân sự trên HMS Albion, tàu tấn công đổ bộ hàng đầu của Hải quân Hoàng gia Anh, khi tàu đến Harumi Pier ở Tokyo, Nhật Bản ngày 03/08/2018.REUTERS/Toru Hanai

Trả lời phỏng vấn nhật báo Anh Financial Times hôm nay, 22/10/2018, lãnh đạo Hải Quân Anh cho biết là Anh Quốc sẽ khẳng định quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, bất chấp những lời chỉ trích gần đây của Bắc Kinh cho rằng Luân Đôn đã có hành vi khiêu khích.

Phát biểu với tờ báo có uy tín của Anh Quốc, đô đốc Philip Jones, tư lệnh Hải Quân Hoàng Gia Anh, giải thích : « Nếu ai đó có một cách giải thích khác về các công ước (về luật biển) vốn được đa số các quốc gia công nhận, thì điều đó phải bị kháng lại ». Đối với tư lệnh Hải Quân Anh, nếu không chống lại thì « sẽ thấy ngay là trên thế giới sẽ có những nước bắt đầu đưa lời giải thích của riêng mình. »

Tháng Chín vừa qua, Bắc Kinh đã tố cáo nước Anh vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, khi một trong những tàu đổ bộ tấn công của Hải Quân Hoàng Gia Anh, HMS Albion, di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp, một khu vực mà Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.

Khi được hỏi liệu ông có tiếp tục phái chiến hạm Anh đi qua vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông hay không, Sir Philip Jones nói rõ thêm: « Tôi hy vọng là tôi sẽ làm nhiều hơn khi chúng tôi cho các chiếc tàu mà chúng tôi có ở đó đi qua khu vực ».

Lãnh đạo Hải Quân Anh tái khẳng định quyết tâm bảo về quyền tự do hàng hải trên Biển Đông vào lúc Hải Quân nước này đang chuẩn bị cho chiếc tàu lớn nhất và đắt nhất của Anh hoạt động tại những vùng biển ít tranh chấp hơn. Đó là hàng không mẫu hạm mới của Anh, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, trị giá 3,1 tỷ bảng Anh.

Kể từ đầu tháng 10, con tàu đã tiến hành các thử nghiệm trên biển và thử nghiệm hạ cánh với hai chiến đấu cơ F-35B ngoài khơi phía đông của Hoa Kỳ, để chuẩn bị cho việc chính thức hoạt động vào năm 2021.

Hôm thứ Sáu 19/10 vừa qua, chiếc tàu sân bay Anh đã ghé cảng New York, và thả neo gần tượng Nữ Thần Tự Do, trong một động thái được cho là nhằm báo hiệu sự đổi mới của nước Anh trong tư cách một cường quốc Hải Quân.

Tuy nhiên, vấn đề được báo Financial Times ghi nhận là Hải Quân Anh đang phải chịu nhiều áp lực lớn, vừa phải đối mặt với quyết định dấn thân ngày càng nhiều vào vùng Viễn Đông - bộ trưởng Quốc Phòng Gavin Williamson đã ra lệnh cho ba chiến hạm đi đến vùng châu Á Thái Bình Dương trong năm nay - vừa phải canh chừng hoạt động của Hải Quân Nga gần nước Anh.

TRong khi CSVN Xáp Gần tq

Đồng minh của Mỹ đồng loạt "rời xa" Trung Quốc, hướng về Ấn Độ

Dân trí - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang chưa có điểm dừng, các đồng minh thân thiết tại châu Á Thái Bình Dương của Washington dường như đang đồng loạt có các động thái nhằm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào Bắc Kinh, thay vào đó hướng sang Ấn Độ.

 >> Cựu đô đốc Mỹ: Ấn Độ-Thái Bình Dương cần đoàn kết đối phó sự bành trướng của Trung Quốc
 >> Mỹ, Nhật, Ấn Độ tập trận chung "nắn gân" tham vọng bành trướng của Trung Quốc

Một nhà máy ở Ấn Độ (Ảnh minh họa: Bloomberg)
Một nhà máy ở Ấn Độ (Ảnh minh họa: Bloomberg)

Theo CNBC, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa rõ hồi kết, các nền kinh tế mạnh hàng đầu châu Á Thái Bình Dương và là đồng minh thân thiết với Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đài Loan dường như đã đồng loạt chuyển hướng sang hợp tác với Ấn Độ, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Giới quan sát cho rằng các nền kinh tế trên đang cảnh giác với nguy cơ có thể bị tổn hại nếu liên kết quá chặt chẽ với Bắc Kinh, trong bối cảnh xuất khẩu của nước này dường như có dấu hiệu dễ bị tổn thương trước cuộc chiến thương mại. Trên thực tế, nhiều công ty châu Á chọn Trung Quốc là nơi đặt nhà máy lắp đặt sản phẩm, đã bắt đầu có những quan ngại nhất định rằng chuỗi sản xuất và cung ứng của họ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các đòn thương mại mà Washington nhằm vào Trung Quốc.

Chính vì vậy, các nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Hàn Quốc và Australia đã bắt đầu chú ý nhiều hơn tới việc tăng cường hoạt động giao thương với Ấn Độ, một đối tác an ninh và kinh tế được các nước đánh giá là có trách nhiệm.

Chính phủ Australia đã công bố “Chiến lược kinh tế Ấn Độ” hồi tháng 7 vừa qua. Theo kế hoạch đầy tham vọng này, Australia kỳ vọng sẽ biến Ấn Độ trở thành một trong nhóm 3 thị trường xuất khẩu hàng đầu và điểm đến lớn thứ 3 châu Á về đầu tư nước ngoài.

Hồi cuối năm ngoái, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in giới thiệu “Chính sách hướng nam”, tập trung vào thiết lập quan hệ với khu vực Đông Nam Á. Ấn Độ, tuy không nằm trong khu vực này, nhưng vẫn được Seoul đánh giá là “đối tác chủ chốt cho các hoạt động hợp tác” trong tương lai.

 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp người đồng cấp Ấn Độ Manmohan Singh tại New Delhi tháng 1/2014 (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp người đồng cấp Ấn Độ Manmohan Singh tại New Delhi tháng 1/2014 (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người dự kiến sẽ thăm New Delhi tuần tới, cam kết sẽ đưa Ấn Độ trở thành trụ cột trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Tokyo. Đây là kế hoạch nhằm tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phát triển tại các thị trường mới nổi ở châu Á và châu Phi. Ngoài ra, Nhật Bản và Ấn Độ còn đẩy mạnh hoạt động hợp tác về an ninh và quốc phòng.

Các công ty lớn của Đài Loan như Foxconn, một trong những hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới, đã mở rộng đầu tư sang Ấn Độ, như một phần trong kế hoạch hướng về phía nam của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn.

Giới quan sát đánh giá Ấn Độ đang có những điều kiện thuận lợi để thu hút các đối tác hợp tác với New Delhi. Chuyên gia Dhruva Jaishankar của viện Brookings Ấn Độ cho rằng việc Trung Quốc sử dụng “cơ bắp” kinh tế vì mục đích chính trị là một trong những yếu tố quan trọng khiến các quốc gia sẽ hướng về Ấn Độ nhiều hơn.

Ông Jaishankar lấy ví dụ về việc Bắc Kinh ngừng xuất khẩu đất hiếm cho Nhật Bản vì vụ tranh chấp lãnh thổ năm 2010, hay vụ Trung Quốc trừng phạt các công ty Hàn Quốc do mâu thuẫn về hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD do Mỹ lắp tại đây. Chính vì vậy, Ấn Độ, một nước đi theo con đường có trách nhiệm hơn về an ninh và kinh tế, được đánh giá là sẽ mang lại lợi ích lâu dài và ổn định cho các nhà đầu tư.

Ngoài ra, Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi đã chủ động hơn trong việc khẳng định vị thế của mình. Chuyên gia Harsh Pant thuộc tổ chức Oserver Research Foundation (Ấn Độ) nói rằng nếu như trước đây New Delhi có xu hướng “e dè” trong việc thể hiện mình có một vai trò quan trọng trong tình hình khu vực, thì Ấn Độ hiện tại đã mạnh mẽ, tự tin hơn trong việc khẳng định họ là một trong những “người chơi” toàn cầu.

Sau cùng, giới chuyên gia cho rằng hiện quả bóng đã nằm trong chân Ấn Độ và việc họ có thể tận dụng tối đa mọi lợi thế để “ghi bàn” hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào New Delhi.

Đức Hoàng

Theo CNBC

Tính mạng ngư dân nghèo Nam Phi và cơn khát bào ngư tại Trung Quốc

Dân trí Nhiều thợ lặn nghèo ở Nam Phi đã bất chấp tính mạng trong những chuyến ra khơi đầy nguy hiểm để kiếm kế sinh nhai khi nhu cầu tiêu thụ bào ngư và tôm hùm tại Trung Quốc ngày càng tăng lên.
 >> Từ châu Phi tới Nam Mỹ, Trung Quốc đánh bắt nhiều và xa nhất thế giới

Các thợ lặn săn bào ngư ở châu Phi (Ảnh: Shaun Swingler/Guardian)
Các thợ lặn săn bào ngư ở châu Phi (Ảnh: Shaun Swingler/Guardian)

Một buổi tối thứ 7 tháng 8, Deurick van Blerk đã trèo lên chiếc thuyền nhỏ ở ngoài khơi Cape Town để thực hiện chuyến ra khơi đánh bắt mới, mặc dù đây bị coi là hoạt động phạm pháp. Sau đó, thanh niên 26 tuổi này không bao giờ trở lại.

Các nhà điều tra đã vào cuộc để làm rõ cáo buộc của các thợ lặn khác và gia đình Blerk rằng, có thể anh đã bị bắn chết bởi một lực lượng đặc nhiệm trong chiến dịch chống đánh bắt trộm. Đây là cuộc chiến ngày càng khốc liệt giữa các nhà chức trách Nam Phi với các ngư dân chuyên đánh bắt bào ngư và tôm hùm đá tại các vùng biển.

Bào ngư là món đặc sản đắt đỏ tại Hong Kong, Trung Quốc đại lục và một số nơi khác ở Đông Á. Những món ăn được chế biến từ bào ngư được xem là “cao lương mỹ vị” mà ai cũng muốn thưởng thức tại các bữa tiệc cưới. Và giá của những món ăn này có thể lên tới hàng nghìn USD.

Một cửa hàng bán bào ngư đóng hộp tại Hong Kong. (Ảnh: AFP)
Một cửa hàng bán bào ngư đóng hộp tại Hong Kong. (Ảnh: AFP)

Ngoài bào ngư, những thợ lặn “chui” thường tìm bắt tôm hùm đá để bán tại các chợ địa phương.

“Deurick và tôi bắt đầu đánh bắt trộm từ khi chúng tôi mới 15 tuổi”, Bruce van Reenen, người em họ 23 tuổi, của Blerk nói với AFP.

“Thường chúng tôi sẽ đi đánh bắt cùng nhau nhưng đêm đó thì không. Chúng tôi ra khơi trên hai thuyền riêng rẽ. Tôi lặn quanh khu vực góc Vịnh Camps còn Deurick tới mũi Cape để săn tôm hùm”, Reenen nhớ lại.

Những thợ lặn như Van Blerk và Van Reenen có thể kiếm được hàng trăm USD chỉ trong một đêm đánh bắt thành công. Tuy nhiên, khoản tiền đó chỉ bằng một phần rất nhỏ so với giá bào ngư khô được bán tại các chợ ở Hong Kong. Giá của mặt hàng này có thể lên tới hàng nghìn USD/kg.

Hiện tượng khai thác quá mức bắt đầu ảnh hưởng tới trữ lượng bào ngư từ những năm 1950. Tuy nhiên, tới giữa thập niên 1990, việc đánh bắt ồ ạt đã gây tổn hại nghiêm trọng cho nguồn bào ngư tự nhiên tại các vùng biển.

Trữ lượng giảm sút

Lực lượng tuần tra hàng hải ngăn chặn nạn đánh bắt bào ngư trái phép. (Ảnh: AFP)
Lực lượng tuần tra hàng hải ngăn chặn nạn đánh bắt bào ngư trái phép. (Ảnh: AFP)

Theo George Branch, nhà sinh học biển tại Đại học Cape Town, kể từ khi hoạt động khai thác thương mại bắt đầu nở rộ, trữ lượng bào ngư đã giảm xuống chỉ còn 1/4 so với trữ lượng ban đầu. Trong khi đó, số lượng tôm hùm đá ở bờ biển phía tây cũng đã giảm đáng kể xuống chỉ còn 2,5% so với trước đây.

“Bào ngư hầu như được chuyển về Đông Á, chủ yếu ở Hong Kong”, Markus Burgener, thành viên của TRAFFIC - tổ chức phi chính phủ giám sát hoạt động buôn bán động vật hoang dã, cho biết.

Theo ông Burgener, giá bán lẻ của bào ngư khô Nam Phi ở Hong Kong dao động từ 300 USD đến hơn 10.000 USD/kg.

“Bào ngư cuối cùng sẽ được tiêu thụ ở Trung Quốc vì đây là nơi có nhu cầu lớn nhất. Vấn đề thực sự ở chỗ có hàng nghìn người tham gia vào chuỗi cung ứng (bào ngư). Do vậy nguồn bào ngư không thể bền vững được”, ông Burgener giải thích.

Người nghèo bất chấp nguy hiểm

Một thợ lặn chuẩn bị lặn ở Cape Town. (Ảnh: Shaun Swingler/Guardian)
Một thợ lặn chuẩn bị lặn ở Cape Town. (Ảnh: Shaun Swingler/Guardian)

Gia đình của Van Blerk sống ở Hangberg, một cộng đồng ven biển nghèo khó ở ven vịnh Hout, cách Cape Town khoảng 20km. Đánh bắt bào ngư và tôm hùm là một trong những công việc hiếm hoi của người dân nơi đây.

“Tôi cảm thấy bị đe dọa vì bây giờ họ có thể bắn chúng tôi. Nhưng tôi có thể làm gì khác? Tôi phải tiếp tục công việc vì đó là kế sinh nhai của tôi”, em họ của Van Blerk cho biết.

“Tôi đã mất đi người anh họ, nhưng trớ trêu là cuộc sống của tôi vẫn phải tiếp tục vì nếu không làm như vậy, các con tôi sẽ bị bỏ đói”, Van Reenen nói.

Khi Van Blerk ra đi không trở lại, bạn gái của anh đang mang thai. Sau đó, cô đã hạ sinh một bé gái. Người phụ nữ này thường đợi chồng trở về lúc bình minh và luôn chuẩn bị sẵn một cốc cafe vào buổi sáng. Nhưng từ đó đến nay cô không nghe được tin tức gì từ chồng nữa, và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy thi thể của Blerk sẽ được tìm thấy.

Hai người đi cùng Van Blerk trong buổi tối hôm đó nói rằng anh bị bắn trong một chiến dịch truy quét nạn đánh bắt trộm. Những lỗ thủng do đạn bắn cũng xuất hiện trên thuyền của họ. Họ đã đệ đơn kiện chính quyền vì cho rằng đây là vụ cố ý giết người.

Người phát ngôn Cục Thủy sản Nam Phi Khaye Nkwanyana cho biết các cuộc điều tra đang được tiến hành. Ông Khaye nói rằng lực lượng đặc nhiệm chỉ được phép nổ súng trong trường hợp tự vệ.

Theo nhà hoạt động cộng đồng Roscoe Jacobs, người dân địa phương ở Nam Phi coi việc đánh bắt trộm là một trong số ít kế sinh nhai giúp họ thoát nghèo.

“Đây không phải công việc mà người dân thực sự muốn làm, nhưng vì các điều kiện kinh tế xã hội, mà họ buộc phải làm. Họ thực sự phải làm vì không còn lựa chọn nào khác. Liệu có ai muốn đi ăn cướp? Đó là việc họ phải làm bất chấp rủi ro”, Jacobs chia sẻ.

Là người bênh vực cho hoạt động đánh bắt hải sản, Jacobs cho rằng “việc bảo tồn cũng cần tính đến cuộc sống của người dân”. Theo nhà hoạt động này, người dân Nam Phi đã sống dựa vào tài nguyên trong hơn 300 năm qua và họ sẽ tiếp tục sống như vậy trong 300 năm tới.

Nhu cầu tăng lên

Bào ngư được xem là cao lương mỹ vị tại một số nước Đông Á. (Ảnh: Getty)
Bào ngư được xem là "cao lương mỹ vị" tại một số nước Đông Á. (Ảnh: Getty)

Hoạt động đánh bắt trái phép đã đẩy các thợ lặn vào một thế giới chết người của bạo lực băng đảng và các nhóm tội phạm xuyên quốc gia.

Hồi tháng 9, cảnh sát Nam Phi đã bắt giữ một xe tải trên đường tới Botswana. Xe chở 10kg bào ngư với tổng giá trị ước tính khoảng 400.000 USD.

Năm ngoái chính quyền Trung Quốc đã phá đường dây buôn lậu ở thành phố Quảng Châu với âm mưu vận chuyển hải sản với giá trị lên tới 115 triệu USD, bao gồm cả bào ngư.

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc ngày càng có nhu cầu tiêu thụ bào ngư nhiều hơn. Ở Thượng Hải, một hóa đơn nhà hàng gần đây đã gây “chấn động” với mức giá 14.700 USD cho một bữa ăn dành cho 8 người với món bào ngư.

“Thương lái bán bào ngư cho người tiêu dùng Trung Quốc. Họ mới là những người kiếm tiền thực sự, chứ không phải những người đánh bắt trộm”, một nguồn tin nói với AFP.

Thành Đạt

Theo AFP




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 833 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 480 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 411 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 372 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 352 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 346 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 298 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 285 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 255 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 249 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.