Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24838252

 
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP 18.04.2024 19:06
Nghỉ hưu làm gì
04.12.2016 14:36

Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan
Trong  đời sống của mọi người, đến một lúc nào đó chúng ta cũng phải ngưng làm việc để nghỉ hưu. Đây là một giai đoạn mới vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Hai vợ chồng người gõ cũng đã gác kiếm từ quan từ năm 4-5 năm nay rồi. Tôi đã nghỉ hưu – Giã từ căng thẳng, chào đón hưu liễm. “I’m retired – Goodbye tension, hello pension!”


image



Gõ cho người hay gõ cho ta?


image

Tuy có chuẩn bị tinh thần nhưng cũng vẫn bị shock

Ai cũng vậy, làm việc đến một tuổi nào đó thì cần phải nghỉ hưu.

Tuy luật không bắt buộc mình phải nghỉ nhưng thông thường thì thiên hạ nghỉ khi họ được 65 tuổi để nghỉ ngơi và để lãnh tiền già (pension du Canada hay old age pension).

Đây là nói trường hợp những người làm việc cho các công ty hay xí nghiệp lớn, làm việc cho chánh phủ hay công chức v.v.

Còn trường hợp tự mình làm chủ thì muốn nghỉ lúc nào thì tự do mình quyết định.

Mặc dù đã có chuẩn bị tư tưởng từ nhiều năm trước nhưng khi bắt đầu ngưng làm việc thật sự, bỏ lại sau lưng tất cả các thói quen cũ để bước vào một nề nếp sinh hoạt hoàn toàn mới, thì mấy tháng đầu vợ chồng người gõ cũng phải chịu nhiều xáo trộn về tinh thần lẫn vật chất.



image

Phải cần một thời gian đôi ba tháng mới quen và thích ứng được vào với hoàn cảnh mới!

Nhiều thay đổi trong cuộc sống

Thời gian nghỉ hưu thường tạo ra nhiều sự thay đổi trong đời sống.

Đó có thể là sự thay đổi chỗ ở và phải hòa mình vào một khung cảnh mới, bởi lý do này nên hưu viên phải chịu mất đi một số bạn bè và những mối giao tiếp xã hội của mình từ xưa nay…Và họ cần phải có một thời gian để tìm hiểu và thích ứng vào nếp sinh hoạt mới.

Không ít người nghỉ hưu bán nhà để dọn đến những nơi gần con cái.

Có người chọn giải pháp mua condo để ở cho đỡ phải dọn dẹp, và khỏi lo săn sóc nhà cửa cũng như để tiện bề đi du lịch trong thời gian dài.

Có người nhảy ra làm từ thiện hay làm thiện nguyện.

Đi du lịch

image

Đi du lịch xa là cái mode thường thấy nhất trong mấy năm đầu khi vừa mới nghỉ hưu.

Theo nhiều cụ kinh nghiệm, thì mấy năm đầu lúc vừa mới nghỉ thì thiên hạ có khuynh hướng đi du lịch ào ào.

image

Từ 75 tuổi trở đi thì họ bắt đầu thấm đòn, sức khỏe yếu đi, thường hay mệt mỏi bất tử, nên sự hăng say du lịch của buổi đầu cũng dần dần giảm theo năm tháng.

Du lịch cũng không quên cái “hobby”

Các tours du lịch xa có guide hướng dẫn rất được giới cao niên ưa chuộng vì tiện lợi và khỏe trí.

Bạn bè chí thân hay tâm đầu ý hợp thường hay rủ nhau đi chung cho vui.

Hầu như không ít bà con mình, đặt ưu tiên chuyện về Việt Nam trong chương trình du lịch của họ, cũng có người có ý định quay về chốn xưa ở cho đến ngày cuối đời…

Kế đó là qua Mỹ hoặc qua các nước Âu Châu, trước là đi chơi và sau là ghé thăm bà con hay bạn bè luôn thể.

Có người thì đi tours Trung Cộng, đi hành hương Ấn Độ, v.v.

Người thì  đi tours nghỉ mát tại các resort ở Mexico, Cuba, Dominican Republic hay các đảo thuộc vùng Caribbean, v.v… Thường bãi biển ở những vùng nầy rất là lý tưởng, sạch sẽ và có một màu trong như sữa xanh ngút ngàn giống như một bức tranh vĩ đại rất ư là đẹp…

Giá cả có khác nhau và cũng tùy theo mùa. Trung bình, nguyên trọn gói, bao vé máy bay khứ hồi từ Montréal, ăn ở một tuần trong hotel 4 sao của resort lối 1300- 1500$.

Mùa low season, giá có thể còn rẻ đi hơn nhiều.

Có người đi theo tours du thuyền cruise trong một tuần lễ tại vùng biển Caribbean. Ghé qua các đảo như Saint Martin, Sainte Croix, Saint Kitts, Virgin Islands, Grenada…

Có người đi tours vùng Nam Mỹ, Panama hoặc tours vùng Hawaii, tours Alaska xem gấu trắng…



image

Các tours du thuyền vùng Caribbean, tàu chạy ban đêm cho tới sáng thì cập bến vào một đảo và du khách có thể lên bờ dạo chơi hay đi đây đó và trở lại tàu trước hoàng hôn.

Mấy lúc gần đây du lịch Dubai nằm về phía đông nam của United Arab Emirates (UAE) vùng Trung Đông cũng được một số hưu viên chiếu cố.

Tours du thuyền: lối 80% du khách là người cao tuổi

Có người đi theo các tours du thuyền lâu nhiều tuần bên Âu Châu, Á Châu hay Trung Đông. Mục đích để thăm viếng được nhiều xứ.



Du thuyền Princess Cruises ghé qua nhiều nước như Thái Lan, Singapore, Sài-gòn Nam Việt Nam, Hong Kong hay Pusan Nam Hàn, v.v.

Tours du thuyền có thể được xem là sang trọng và thích hợp cho lớp tuổi già.

Nhưng có một sự thật là đi đâu lâu ngày lâu tháng, khi trở về tới nhà mình thì vẫn cảm thấy khỏe cách gì đâu…Được nằm ngủ trên cái giường của mình thì không có gì sung sướng và hạnh phúc cho bằng!



image

                                      Trên sông Saint-Laurent/Montréal



Dân nghỉ hưu thường hay đi đâu?

Sáng sáng, dân nghỉ hưu thường hay đến mấy cái thương xá hay mấy tiệm cà phê bình dân ngồi chùm nhum với nhau đấu láo và ngó ông đi qua bà đi lại.

Các bà thì thích đi ngắm nghía vẻ đẹp như xem thời trang, xem nghệ thuật, cây cảnh, vân vân.

Có bà lại thích đi tà tà hoặc đi vòng vòng trong thương xá để…rửa con mắt và cũng là một cách để thư giãn (relaxation).

Ông nào có muốn chở vợ thì nên chọn giải pháp ngồi chờ ở phía ngoài cho nó khỏe và cũng tiện để ngó cô đi qua bà đi lại luôn thể, tiện mọi bề cho cả bà lẫn ông!

Some studies have led to a conclusion that shopping is o­ne of the ways to combat depression. A woman tends to get so engrossed in shopping, that she can shop for hours together without eating or getting tired.
Thankfully most of the shopping malls have a coffee shop, where men can enjoy sipping their espresso while women enjoy a stress free experience! Happy shopping ladies!!!


Các ông thì lại ưa thích hẹn hò nhau để tán gẫu ở những quán cà-phê, quán phở, v.v.

Có ông bạo hơn cũng như văn minh hơn, muốn tự thưởng mình sau bao năm dài đăng đẳng làm việc vất vả, bằng những chuyến du lịch về Việt Nam trước thăm mồ mả ông bà, sau là nếu có thể giúp người-em-gái-nhỏ nào đó thoát cảnh nghèo đói để đổi đời mà cả hai đều có lợi, vân vân và vân vân. Nội cái được người-em-gái-nhỏ gọi mình bằng anh xưng em ngọt xớt như mía lùi, thấy sướng tê cả người, được trẻ ra ít nhất cũng 30 tuổi rồi.

Ai mà không ham!

Nghe nói với số tiền trợ cấp hưu pension hay tiền già 1000$ một tháng bên nầy, nhưng về bển thì tha hồ mà ăn chơi phè phỡn, dư sức…qua cầu gió bay!

Dân nghỉ hưu thường hay…làm gì?

image

Phần đông đa số người già nghỉ hưu rất rảnh rỗi.

Tập thể dục thể thao như chạy bộ jogging, đi bộ; tập tài chi dưỡng sinh, khí công, aerobic; đánh cờ tướng hay chơi golf, đánh tennis, đánh ping-pong, vân vân.

Việc giữ hộ cháu nhỏ trong vòng đôi ba ngày cũng là một niềm vui cho các bậc ông bà.

Một số cụ lo xa, quan tâm đến việc tu hành cũng như việc thiền định để tìm sự an lạc cho tinh thần cũng như để chuẩn bị cho kiếp sau, vân vân.

Cũng có người thì cảm thấy quá nhàn rỗi…Không biết làm gì trong ngày, hết đứng thì ngồi, ra vô, đi tới đi lui, ngó trước ngó sau, hết ngồi rồi nằm.

Vào phòng nghiền ngẫm internet, chốc chốc lại check email.

Xong ra salon mở ti-vi.

Đọc báo thì đọc hết tờ nọ tới tờ kia, lướt qua tin xe cán chó, đến các mục quảng cáo bán nhà, sang nhà hàng, sang tiệm nails…Kế đến là mục gỡ rối tơ lòng, riêng mục tìm bạn bốn phương sao thấy nhiều phụ nữ đầy đủ công dung ngôn hạnh mà sao số lại cô đơn hẫm hiu vậy cà, thấy tội quá!

Rồi làm luôn tất cả các tin vui lẫn tin buồn, cáo phó lẩn phân ưu, rồi không biết chừng nào tới phiên…mình đây?

Đôi khi lấy phone gọi đầu nầy đầu nọ, nói chuyện tầm xàm bá láp cho đỡ buồn.

Tình trạng nầy mà kéo dài dám sẽ khiến nhiều cụ dễ bị rơi vào sự buồn chán hay trầm cảm lắm!

Chiều tà về tới sân nhà

Vợ tôi mong ngóng trong nhà ngó ra

Nghỉ hưu  quanh quẩn đôi ta

Quay đi ngó lại, chỉ bà với tôi

(Nguyễn Thượng Chánh)

Gặp lại bạn bè



image

Bạn bè lâu ngày gặp lại vợ chồng tác giả thì thường hay hỏi những câu đại loại như sau:

- Lúc rày nghỉ có khỏe không?  Khỏe chớ!

- Lúc này nghỉ rồi làm gì?  Không có làm gì hết, nghỉ mà!

- Có đi đâu chơi không?  Có khi đi, có khi không!

- Có đi về Việt Nam chưa?  Dzà, chưa có tính lúc nầy!

- Có đi làm thiện nguyện không?  Dạ có, làm từ lâu rồi, giữ cháu đó!

- Có làm công việc gì khác không?  Có chớ, nhiều việc không tên, nhớ hổng hết!

- Nghỉ ở nhà có chán không?  Đâu còn thì giờ dư đâu mà chán!

- Nghỉ ở nhà có thường bị bả đì không?  Anh sao tui vậy mà!

- Nghỉ ở nhà, ổng thường làm cái gì?  Dzà thưa lúc nào? sáng hay tối? cũng giống như mấy ông khác thôi!

- Sao cũng còn trẻ (?) hoặc job thơm (?) mà nghỉ chi cho uổng vậy!  Thôi đi, bộ xỏ ngọt người ta hả!

Bao nhiêu câu hỏi trên cũng đủ nói lên tâm trạng lo lắng chung của mọi người trước viễn tượng về hưu.

Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai hết.

Có người phải nghỉ hưu vì hãng đóng cửa, vì bị mất việc, vì vấn đề sức khoẻ hay cũng vì hoàn cảnh bắt buộc, vân vân và vân vân.

Tóm lại, những điểm lo lắng chung của mọi người mà tác giả nhận thấy quan trọng chính là ở ba điểm như sau:

1/ quan hệ giữa vợ chồng

2/ sức khỏe

3/ tiền bạc

Giai đoạn “tang chế” sau khi nghỉ làm

Ai cũng phải trải qua một giai đoạn buồn chán vì phải thay đổi nếp sinh hoạt thường ngày từ mấy chục năm nay lúc còn đi làm. Thời gian nầy dài hay ngắn tùy theo người.

Các nhà tâm-lý-học gọi đây là giai đoạn “tang chế” (période de deuil), nghĩa là hưu-viên cảm thấy mất mát một cái-gì-đó mà mình hằng quen thuộc trong đời sống.

Trong thời gian nầy, họ rất dễ bị rơi vào tình trạng trầm cảm.

Nếu tình trạng nầy kéo dài thì cần phải đi tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tại sao có người sợ nghỉ hưu?



image

- Có người đã đủ tuổi về hưu nhưng không muốn nghỉ vì còn quá yêu…công việc hay ghiền việc (workaholic)!

- Có người muốn nghỉ hưu nhưng phải ráng cày vì họ còn phải nuôi con ăn học thêm một vài năm nữa!

- Có người vẫn còn duy trì sự làm việc, nhưng chỉ làm bán thời gian (part time) hoặc chỉ làm một hay hai ngày trong tuần!

- Có người đã nghỉ hưu, nhưng sau đó trở vô xin làm việc lại!

Ngoài ra, cũng còn nhiều lý do phức tạp khác…

“Tui sợ ở nhà hoài sanh bệnh” hoặc

“Tui cũng muốn nghỉ lắm nhưng sợ ở nhà không có gì làm, chán lắm”

Đây là những câu tâm tình mà người gõ thường hay nghe các bạn đàn ông nói.

Phải chăng đó là những lý do thật sự?

Nhưng cũng không hiểu tại sao dân chúng lại phản đối dữ dội khi chính phủ sở tại muốn kéo dài tuổi làm việc ra thêm nữa, thí dụ như bên Pháp?

Còn ở Canada, chấp nhận cho nghỉ hưu hiện nay là 65 tuổi, nhưng sẽ tăng lên 67 tuổi trong vài năm tới.

Báo Tây có nêu những lý do tại sao một số người vẫn còn muốn tiếp tục đi làm mặc dù họ đã tới tuổi cần hưu trí rồi, hai lý do chính là tại vì:

- ông anh sợ phải ở nhà thường xuyên với bà chị (?)

- kinh tế, tài chánh khó khăn nên cần phải đi làm thêm để kiếm thêm chút đỉnh cho bả vui

Có bạn thì thành thật hơn: “tui ngại ở nhà vì phải chạm mặt thường xuyên với bà xã quá. Sợ gây lộn tối ngày, sợ chiến tranh lạnh quá”.

Vấn đề nầy là một sự thật mà ai cũng phải đành chịu thôi. Chạy đâu cho khỏi!

Nhưng gần đây báo chí Mỹ có nêu một…tin mừng. Không biết có nên tin hay không?

Tin mừng cho những cặp vợ chồng khắc khẩu: “Cãi nhau sống lâu”

Cãi nhau thường xuyên để xả bớt xú bắp rất tốt cho sức khỏe tâm thần và sẽ sống rất lâu để mà cãi với nhau cho tới ngày xuống lỗ (?) Hi hi hi!


Spouses who fight live longer!

In the current study, the authors suggest a combination of factors to explain the higher mortality for couples who don’t express their anger. These include “mutual anger suppression, poor communication (of feelings and issues) and poor problem-solving with medical consequences,” they write in the January issue of the Journal of Family Communication.

http://www.livescience.com/4814-spouses-fight-live-longer.html

Trong các khóa học coaching “chuẩn bị nghỉ hưu” (pre-retirement courses) cho nhân viên nhà nước hoặc cho các công ty, các thuyết trình viên là các nhà tâm-lý-học thường nêu cái vấn nạn nầy lên để chúng ta đừng ngạc nhiên lúc phải ở nhà thường trực với người hôn-phối của mình.

Ai cũng vậy cả! Chạy đâu cho thoát!

Nhưng nếu suy nghĩ cho tận cùng, thì còn đôi bạn cũng vẫn còn thấy mình may mắn và hạnh phúc hơn rất nhiều, phải không các lão ông lão bà?

Cái gì cũng cần phải có sự chuẩn bị hết


image

Theo ý riêng của tác giả, thì cần phải chuẩn bị tư tưởng trước khi nghỉ hưu:

+ cái gì cũng phải có ngày chấm dứt, để bước sang một giai đoạn khác trong cuộc đời;

+ phải ý thức là mình già rồi, cần phải nghỉ ngơi để đi đây đi đó khi còn đầy đủ sức khỏe;

+ bệnh hoạn có thể đến với mình bất cứ lúc nào;

+ nghỉ hưu để vui sống với chồng, với vợ mình mà hình như từ mấy chục năm nay mình không có thể sống cho nhau một cách trọn vẹn được vì sự ràng buộc về sinh kế, về con cái, vân vân;

+ nghỉ hưu để có thể có nhiều thời gian hơn bên cạnh các cháu nội ngoại và để nhìn thấy chúng lớn lên;

+ nghỉ hưu để có thể mỗi sáng tĩnh lặng, bên cạnh tách cà phê nóng, cùng nhau thảnh thơi nghe tiếng chim hót líu lo sau nhà hay cùng ngắm bình minh ló dạng hay nhìn những giọt sương đêm còn lấp lánh đọng trên các tàn cây ngoài mái hiên nhà, hoặc cùng thưởng thức mặt trời toả đủ màu sắc trước khi lặn vào mỗi chiều hoàng hôn, vân vân và vân vân;

+ muốn cho sự nghỉ hưu được tốt đẹp, không nhiều sóng gió thì chúng ta cần phải tạo cho mình một lịch trình sinh hoạt đều đặn, để nó trở thành một nếp quen thuộc (routine) trong cuộc sống và mình phải tuân hành theo bằng mọi giá;

+ đừng bao giờ để bị rơi vào tình trạng quá rảnh rỗi vì sẽ dễ bị đưa đến sự buồn chán;
+ cuối cùng là phải tạo cho mình có một thời khóa biểu…bận rộn (busy).


Mỗi người mỗi cách mỗi kiểu!

Kết luận

image

Nghỉ hưu lúc mình còn sức khoẻ để đi đây đi đó chớ chần chờ đến lúc ngồi xe lăn hay hui nhị tì thì có hối tiếc cũng không còn kịp.

Nghỉ hưu khi con cái đã trưởng thành, nhà chỉ còn có đôi ta mặc sức mà lớn tiếng…cãi qua cãi lại mà không cần phải đóng cửa vì sợ con cái buồn phiền.

Nghỉ hưu, một giai đoạn mới trong cuộc đời bắt đầu với không đồng hồ, không ngày, không tháng, không stress, muốn ngủ lúc nào, muốn thức lúc nào, ăn lúc nào, ăn ở đâu, ăn cái gì, ăn làm sao…thì cho dù ngoài kia có mưa to gió lớn bảo bùng hay tuyết rơi trắng xoá mịt mù cũng chẳng làm cho ta lo lắng nao lòng.

Nghỉ hưu, đối với tôi, là một sự khám phá ra cái đẹp. Từ trước đến nay, tôi chưa từng bao giờ có thời giờ để nhận thấy hết những nét đẹp của các cháu tôi, của vợ tôi cũng như của cây cỏ ngoài ngõ. Và, lẫn cả cái đẹp của thời gian nữa.

“Retirement has been a discovery of beauty for me. I never had the time before to notice the beauty of my grand kids, my wife, the tree outside my very own front door. And, the beauty of time itself.” Harman Jule.

Ôi, tự do ơi, một lần nữa, ta xin chào mi bằng hai tay và cả…hai chân!

Đồng vợ đồng chồng, tát bể…Hưu cũng cạn!

Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan



Về hưu ở Việt Nam hay Mỹ?

 

 

Một anh bạn chuyển tiếp cho tôi email của ông Thanh Nguyên ở Mỹ hỏi  nhà báo cố vấn về việc dự định về hưu ở Việt Nam và thư trả lời của một ông bên Pháp, Phan Kim Tài (?). Anh ấy muốn ý kiến thứ ba nên nhờ tôi viết đôi dòng. Tôi thấy đề mục này ảnh hưởng nhiều Việt Kiều ở hải ngoại nên nhận lời. Thư trả lời của ông bên Pháp thẳng thừng ruột tượng, đi thẳng vào vấn đề,  thật dí dỏm. Những quan điểm của tôi, hy vọng làm sáng tỏ vấn đề hơn, sẽ không lập lại những điểm ông Phan Kim Tài đã đề cập đến. 

 

Đây là email của ông Thanh Nguyên:

 

Thứ ba, 29 Tháng ba 2011

 

v/v : Tôi dự định làm việc ba năm nữa thì về hưu ở tuổi 62.    Tôi muốn về hưu ở Việt Nam dù không có họ hàng thân thuộc ở đây nữa.

 

Kính thưa ban biên tập TS,

 

Tôi ở Mỹ được 32 năm, đã và đang làm việc cho một hãng điện tử 30 năm. Năm nay tôi 59 tuổi, sức khỏe tốt. Các con tôi (3 đứa) đều lớn và đã sống riêng. Tôi dự định làm việc ba năm nữa thì về hưu ở tuổi 62. Tôi muốn về hưu ở Việt Nam . Hiện tại, tôi không còn ai ở Việt Nam, kể cả họ hàng thân thuộc. Tôi chỉ về hưu một mình. Vợ tôi không chịu về hưu ở Việt Nam vì vợ tôi là người Lào và thích ở bên Mỹ hơn. Tôi đã dẫn vợ về Việt Nam một lần. Vợ tôi không thích Việt Namcho lắm.


Về phần tài chính thì tôi được tiền hưu là 1.500 USD + 500 USD một tháng tiền 401K. Sau khi đọc rất nhiều ý kiến của những độc giả, khi về hưu tôi sẽ chọn Bến Tre hoặc Phan Thiết. Xin độc giả cho tôi ý kiến.


Bến Tre hoặc Phan Thiết có tốt về khí hậu, thực phẩm, tình bà con hàng xóm có được không? Hay là ở chỗ nào khác tốt hơn như Nha Trang, Cần Thơ? Lúc còn ở Việt Nam tôi ở quận 1, TP HCM. Nay tôi không thích TP. Hồ Chí Minh cho lắm.

 

Một lý do rất quan trọng là tại sao tôi muốn về hưu ở Việt Nam:

 

- Tôi cần tình người (ở Việt Nam tình người đậm đà hơn ở Mỹ). 

 

- Tôi cần bạn bè, hàng xóm người Việt Nam (tôi ít bạn Việt Nam ở Mỹ, hàng xóm người Mỹ) để hàn huyên tâm sự.

 

- Tôi muốn chính tôi sẽ giúp đỡ những người nghèo, những người đã không may mắn trong cuộc đời. Với số tiền hưu, tôi sẽ trích ra một phần và chính tay sẽ giúp đỡ họ. Ở Mỹ vật chất rất là đầy đủ, dư thừa nhưng chỉ thiếu tình người giữa người Việt Nam với nhau. Đó là lý do chính tôi muốn về hưu ở Việt Nam.

 

Xin quý tòa soạn cho đăng mẫu tin này.

  
Thanh Nguyen

 

 

 

Ở Việt Nam hay các nước nghèo đói,dân chúng  thường không có sự lựa chọn khi về hưu, sinh tử phần lớn ở cùng  trong một căn nhà. Về hưu 60 tuổi thành phần ưu tú của xã hội được nhà nước phát cho lương hưu trí hai triệu đồng Việt Nam, nhiều tiền quá làm gì cho hết nên nhiều người đem cất dưới đầu giường khỏi tiêu cho xong. Người nào giầu có hơn một tí  thì ở căn nhà đầu xóm, lúc phát đạt mua căn nhà mới, chết đi ở căn nhà…cuối xóm. 

 

Ngược lại, ở nước Mỹ đời sống sung túc, nhiều người khi còn trẻ cất tiền vào quỹ hưu bổng 401K. Đến già rút tiền 401K,  cộng với tiền an sinh xã hội, và  nếu đã trả hết tiền nhà thì dư tiền, có sự lựa chọn nơi mình muốn về hưu. 

 

Tôi làm việc gì cũng phân tích kỹ lưỡng để khỏi hối hận (kinh nghiệm đau thương nhắm mắt nhẩy vào một tình yêu không suy xét với cô bồ cũ dậy tôi một bài học nhớ đời). Tuy rằng còn bốn mươi  năm nữa mới về hưu, tôi muốn phân tích vấn đề này thật  kỹ lưỡng cho ông Thanh Nguyên được tỏ tường. 

 

Đây là những yếu tố tôi nghĩ ông nên tìm hiểu ở một thành phố mình muốn về hưu:

 

- Vật giá đắt đỏ.

- Tỷ lệ thất nghiệp.

- Thuế má cao bao nhiêu?

- Khí hậu thế nào?

- Cơ sở y tế ra sao?

-Tuổi thọ trung bình là bao nhiêu.

- Cướp bóc có đáng lo ngại?

- Văn hóa, tập quán có phù hợp với mình?

 

1.Vật giá đắt đỏ: Theo thư ông trình bày, một tháng ông được $2000 dollars. Nếu ông muốn về hưu ở Paris hay New York, $2000 đô-la chỉ đủ tiền cho ông mướn một cái nhà bếp, ban ngày ông phải ra đứng ở góc đường chìa tay xin tiền “Con cá nó sống vì nước, con sống nhờ ông bà”. Ngược lại, về SàiGòn ông mướn một căn nhà nhỏ, một tháng trả 500 đô-la  sang lắm. Còn $1500, dư cho ông một ngày đi đấm bóp hai lần, vẫn có tiền giúp người nghèo như ông nói, và mua thức ăn hằng ngày (đặc biệt ở Việt Nam chẳng ai kiểm soát khỉ gió gì hết, gà bệnh chết  bán rẻ hơn gà sống, ông có thể tiết kiệm thêm tiền mua gà chết). Do đó quyết định về hưu ở Việt Nam rất có lý, tôi một lòng ủng hộ. 

 

2.Tỷ lệ thất nghiệp:  Tỷ lệ thất nghiệp của một thành phố rất quan trọng. Ở nước Mỹ tỷ lệ thất nghiệp trên 10% là kinh tế rục rịch khủng hoảng (hiện thời là 9%), dân chúng truất phế đảng đương nhiệm để bầu cho đảng đối lập. Thất nghiệp cao thì nhà nước bị mất tiền gấp đôi: dân không đóng thuế,  nhà nước phải trả tiền thất nghiệp. Nhà nước không có tiền thì quân đội, trường học, cảnh sát, nhà thương, công viên, thư viện, xây cất đường xá…, tất cả bị cắt giảm. Ông có biết tại sao ở Việt Nam nhiều người đái bậy ngoài đường không? Tỷ lệ thất nghiệp trong thành phố hơn 30%:  

http://tintuc.timnhanh.com/xa-hoi/lao-dong/20101002/35AACBC8/Ty-le-that-nghiep-tai-thanh-thi-gap-doi-nong-thon.htm

  

Thất nghiệp quá cao, nhà nước không đủ tiền xây cầu tiêu công cộng. Dân thất nghiệp không có việc làm đi ngông ngông ngoài đường nên đái bậy. Ở Mỹ sáng dậy ông ra trước nhà đứng hít thở không khí trong lành. Tôi bảo đảm sáng dậy mở cửa căn nhà ông mướn trong hẻm ở SàiGòn, thay vì ngửi mùi thơm cây cỏ thì ông sẽ ngửi mùi nước đái ở chân tường. Liệu ông có sức mỗi sáng ra viết lên trên tường nhà ông “Cấm đái bậy”, mỗi tuần viết 7 lần, một năm viết 365 lần không?

 

3.Thuế má bao nhiêu: Thuế cao thì vật giá cũng cao. Trừ những hãng tư nhân ngoại quốc lớn ở Việt Nam, nếu ông muốn mở một doanh nghiệp và biết khôn khéo chọn mặt gửi vàng thì thuế của ông sẽ thấp hơn nhà nước ấn định. Thành ra ở điểm này, tôi đồng ý với ông về hưu ở Việt Nam.

 

4. Khí hậu thế nào: Nếu ông ở các tiểu bang Bắc Mỹ , sợ tuyết quá thì tôi thông cảm ông muốn đi tìm nơi khác ở. Nhưng nếu ông ở California thì ông cần đi nhà thương khám xem mình có bị bệnh tâm thần hay không vì California có thời tiết ôn hòa nhất nhì thế giới. SàiGòn mưa nhiều, “Tháng Sáu trời mưa, trời mưa không dứt”, nếu ông thích nước, ông thuộc loại người  cao cấp thích sống kiểu thành phố Venice, Ý-Đại-Lợi, đầy những nuớc thì tôi tôn trọng sở thích riêng của ông khi chọn Việt Nam là nơi về hưu.  Trong trường hợp ông không biết, tôi muốn nói cho ông biết là ở Venice, nước ngập người ta phải dùng ghe di chuyển.Thế nhưng họ dùng ghe trên đường phố, không như ở Việt Nam họ dùng ghe trong nhà như ảnh dưới đây:  

 

 

 

 

5. Cơ sở y tế ra sao: Ashville, North Carolina, được nhiều báo chí Mỹ xếp vào một trong mười thành phố lý tưởng nhất trên nước Mỹ để về hưu, tôi đã có dịp đến đây khảo sát khi tôi 10 tuổi để tìm nơi lý tưởng khi về già. Một trong những lý do lý tưởng là vì Ashville có nhiều nhà thương và cơ sở y tế. Khi mình về già, sức khoẻ không còn là Tarzan, chiều lòng vợ một đêm hai lần rất có thể là vượt quá chỉ tiêu y tế, bị tai biến mạch máu mông cần vào nhà thương cấp cứu đột xuấtNếu ông ở Ashville thì với cơ sở y tế đầy dẫy, ông sẽ được cứu sống kịp thời. Còn ở Việt Nam, ông có bao giờ vào bệnh viện ở SàiGòn chưa? Ông phải lo tiền bồi dưỡng thì mới được ưu tiên khám nghiệm, nằm trên giường thay vì dưới đất. Thậm chí lên cầu thang máy phải trả tiền. Ấy là chưa nói về máy móc lạc hậu, môi trường nhà thương ô nhiễm, kiến thức bác sĩ, y tá giới hạn không như bên Mỹ. Chính vì thế mà ở Việt Nam ai chết cũng là tại vì… trúng gió, một cơn bệnh rất thông thường. Ở Mỹ có bao giờ ông biết ai chết vì trúng gió không?

 

6. Tuổi thọ trung bình là bao nhiêu: Ở Mỹ thức ăn hay thuốc men cái gì cũng có quy củ, trật tự, sạch sẽ. Ông không để ý vì ông cứ tưởng tự nhiên nó được như vậy. Thật ra là tất cả phải theo luật lệ của cơ quan chính phủ, FDA, và vì như thế, dân chúng ít bệnh hoạn, sống lâu. Ông về Việt Nam thì biết bao nhiêu là chuyện thức ăn sản xuất hay gặt hái trong môi trường ô nhiễm, và rồi cuối cùng vào bụng người tiêu thụ. Nếu được chết sớm thì không nói gì, nằm bệnh lây lất trong nhà thương ở SàiGòn mà không chết thì tiền đâu ông lo chạy chọt để được nằm trên giường? Đây là tin tức từ đài truyền hình Việt Nam:    

http://www.youtube.com/watch?v=luHjTWdX8As&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=VljykrxFDNE&feature=email

 

7. Cướp bóc có đáng lo ngại? Ở Mỹ ông muốn biết thành phố nào tỷ lệ trộm cướp là bao nhiêu thì có rất nhiều trang web cung cấp tin đó, chẳng hạn như http://www.areaconnect.com/ (click tên thành phố, rồi click Crime Level bên phải ở giữa). Việt Nam không giữ tỷ lệ trộm cướp nên yếu tố này không biết được. Thế nhưng ở Mỹ ít ra ông chỉ lo có một loại cướp, trong khi ở Việt Nam thì ông phải lo đến hai loại cướp:

 

              Ông ơi hãy nhớ điều này:

       Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

 

Chắc ông còn nhớ ông Trần Văn Trường, một thương gia làm chủ tiệm sang băng video trên đường Bolsa, miền Nam California? Vào năm 1999, ông Trường  có tinh thần yêu nước nên đã lập bàn thờ ông  Hồ trong nhà, treo cờ đỏ sao vàng, thách thức Việt Kiều ở Mỹ,  biết rằng không ai có thể làm gì được anh ta vì nước Mỹ bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến. Cộng đồng Việt Nam  tổ chức biểu tình ngày qua ngày, đến một lúc số người quá đông, cảnh sát phải đến can thiệp để giữ gìn trật tự. Rồi không biết ai tố cáo mà cảnh sát vào tiệm anh ta, khám phá trong nhà có trăm máy video sang băng để bán. Ngu xuẩn chuốc hại vào thân, cảnh sát tịch thu máy video, bắt anh ta vì tội sang băng bất hợp pháp. http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-73460/

 

Anh ta đóng cửa tiệm, dọn về tỉnh Đồng Tháp ở Việt Nam hợp vốn làm ăn nuôi cá rồi không hiểu thế nào vào năm 2006,  nhà chức trách tỉnh Đồng Tháp phong tỏa doanh nghiệp, tịch biên tiền bán cá một tỷ đồng: 
http://www.datviet.com/threads/99005-Tr%E1%BA%A7n-Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-B%E1%BB%8B-T%E1%BB%8Bch-Bi%C3%AAn-T%C3%A0i-S%E1%BA%A3n-Kh%E1%BA%A9n-%E1%BB%9E-VN


Trần Trường tức tối, đã về Việt Nam làm ăn mà gặp phải tình người làm khó dễ chuyện tiền bạc nên giận  như hỏa diệm sơn phun lửa trong video sau đây:

 

http://www.youtube.com/watch?v=kTEEGRLq9vs&feature=related

 

Tôi hy vọng là ông không lâm vào tình trạng của ông Trần Trường khi về hưu ở Việt Nam.

 

8. Văn hóa, tập quán có phù hợp với mình? Khác với tất cả các nước trên thế giới, nước Mỹ là xứ hỗn tạp, quy tụ hơn 150 sắc dân ngoại quốc. Nơi nào cũng có cộng đồng người Mỹ nhưng gốc quốc gia khác như người Mỹ gốc Việt chẳng hạn. Do đó, chọn nơi phù hợp với tập quán của mình là quan trọng. Ông không muốn dọn vào ở với khu người Ấn-Độ vì hôm nào cũng phải ngửi mùi cà-ri, không muốn dọn vào khu Mỹ đen vì lúc nào cũng phải ngửi mùi hôi nách, không muốn dọn vào khu người Mễ vì em nào hơn 35 tuổi là bắp đùi bắt đầu trổ mã như cột đèn đường.

 

Ông dĩ nhiên không phù hợp với đời sống bên Mỹ nên muốn về Việt Nam (“Tôi cần tình người, ở Việt Nam tình người đậm đà hơn ở Mỹ. Tôi cần bạn bè, hàng xóm người Việt Nam, tôi ít bạn Việt Nam ở Mỹ, hàng xóm người Mỹ để hàn huyên tâm sự”). Thư ông cho biết là ông sẵn sàng về Việt Nam một mình, bỏ vợ lại bên Mỹ, và tuy rằng ông còn ba người con ở đây. Nếu một người nhẫn tâm bỏ vợ sau mấy mươi năm chung sống, nếu một người có con tim lạnh lùng không cần gặp thăm con cháu mình thường xuyên, thì người không có tình thương đậm đà là ông, chứ chẳng phải người Mỹ. Ông về Việt Nam hàng xóm bạn bè nói chuyện với ông vì họ không biết quá khứ của ông ấy thôi; hoặc nếu họ biết, không quan tâm đến vì ông tung tiền mua chuộc họ. Ở bên Mỹ này không khác gì Việt Nam: ông tung tiền ra là sẽ có bạn, có gái. Sự khác biệt ở Mỹ là ông phải thành công, giầu có mới có thể mua chuộc “em” hay  mua chuộc bạn bè bên này. “Em” đòi mua cái ví Chanel $2500 dollars, ông chỉ lãnh $2000 một tháng thì làm gì ông có tiền mua cho em? Vì thế, ông phải sửa mình, tề gia rồi mới trị quốc được. Tất cả bắt đầu từ ở nhà: Ông phải tỏ tình thuơng cho vợ, cho con. Nơi nào có gia đình là nơi ấy có tình thương, ông không cần phải về Việt Nam tìm kiếm làm gì cho xa xôi.

 

Điểm cuối cùng ông nêu ra là  “Tôi muốn chính tôi sẽ giúp đỡ những người nghèo, những người đã không may mắn trong cuộc đời”.  Thứ nhất, người nghèo ở đâu cũng có, nếu giúp thì tại sao chỉ Việt Nam? Nếu ông theo Công Giáo hay Tin Lành, tôi sẽ phê bình ông thẳng tay: tất cả mọi người Phi, Âu, Mỹ, Úc, Á, đều là anh chị em ruột thịt vì tất cả đều là con cháu của ông Adam và bà Ê-Va. Chỉ giúp người nghèo Việt Nam mà không giúp người nghèo khác trên thế giới là ông có đầu óc kỳ thị. Thứ hai, tôi đọc bao nhiêu email thấy viên chức chính phủ và những người giầu ở Việt Nam. Để cho họ giúp người nghèo trước đã (bấm vào bảng NGƯỜI GIẦU ở bên dưới trang web để xem danh sách những người giầu) http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2007/01/3b9f294c/ . Thứ ba, điểm  này quan trọng nhất: Nước Mỹ đã bỏ bao nhiêu tiền mang ông sang đây, ông đã trả cái ơn đó cho  họ chưa mà ông đã đi lo chuyện trời ơi đất hỡi? Tại sao ông không giúp người nghèo ở Mỹ? 13% cho đến 17% dân số Mỹ sống dưới mức độ nghèo khó, tiêu chuẩn do Liên Bang ấn định, $22,350 đô-la  một năm, gia đình bốn người.http://en.wikipedia.org/wiki/Poverty_in_the_United_States . Tiền về hưu của ông $24,000/ một năm/ một người, ông sống phong phú hơn họ. Tại sao ông không trả ơn chính phủ Mỹ bằng cách giúp lại người Mỹ?

 

Tiền mặt tôi dùng hàng tuần là do vợ tôi cấp phát. Tuần nào vợ tôi quên bỏ tiền vào ví  là tuần đó đi làm tôi đói nhăn răng. Nếu ông nói ông muốn giúp người nghèo ở SàiGòn vì họ là người Việt thì thay vì cho họ, ông nên giúp tôi, cũng là người Việt. Ông sẽ được mang tiếng vẻ vang là giúp người nghèo ở Mỹ, mà tôi thì cũng được lợi không còn phải lo sợ  nhồi máu cơ tim không tiền ăn trưa vì vợ quên bỏ tiền vào ví của mình.

 

Nguyễn Tài Ngọc


Nghỉ hưu sớm sống lâu


Do those who retire early live longer?

By Richard Knight and Charlotte McDonald

BBC News 23 July 2012


It's often said that early retirement lengthens your life, but is it true? And do some professions have a shorter life expectancy?


If a statistical claim is repeated often enough it can become accepted as a universal truth, even if it has no basis in fact.

There's the suggestion that 93% of communication is non-verbal (not true) or the oft-repeated suggestion that there are more people alive today than have ever lived (not true either).


Here's another - the later you retire, the earlier you will die. A variation o­n this theme is the "fact" that, in some jobs, average life expectancy after retirement is just 18 months. We've seen it said of teachers, prison officers, surgeons and others.

The implication is that people in these kinds of demanding jobs are working themselves into their graves - and should probably be cut some slack. But is there any evidence for it?


Some evidence does at first glance appear to exist to support the first claim - that people who work longer die younger than those who retire early.

A paper attributed to the aircraft-maker Boeing shows that employees who retire at 55 live to, o­n average, 83. But those who retire at 65 o­nly last, o­n average, another 18 months.


The "Boeing study" has been quoted by newspapers, magazines and pundits. It's circulated o­n the internet for years. The problem with it is that Boeing itself says it's simply not true.


Putting Boeing to o­ne side, then, is there any other evidence which might support the idea that retiring early prolongs life? Surprisingly, perhaps, the truth may be the precise opposite: the later you retire, the longer you live.

I'm not sure why teachers would expect to have short life expectancy

Dave Grimshaw, Actuary


Epidemiologists at the oil firm Shell carried out a study of past employees in the US, which found that mortality was slightly earlier - o­n average - for staff who retired at 55, than for those who continued working to 65.

But the actuary Dave Grimshaw says we need to be very careful about what conclusions we draw from the Shell data. The statistical waters, he says, are muddied by the fact that people retire at different ages for different reasons.

"You will have a group who are forced to retire [early] as a result of ill health and that may impact o­n their life expectancy," he says.

"In contrast there will be other people that choose to retire at 55, as more of a lifestyle decision. They may well be more affluent people. And they will also probably be in good health."


People who retire early because they are seriously ill will make average life expectancy for all retirees of that age look lower.


There's another statistical trap. Some of the people who retire at 55 will die before they reach 65. But of course no-one who retires at 65 will have died before they reached that age. That also distorts the data.


So although it may appear to be the case that people who retire earlier will, o­n average, die earlier - the exact opposite of the claim that's often made - o­ne can't deduce that retirement itself is the reason. There is probably no causal connection at all.

But there is some truth behind the suggestion that workers in some professions die earlier than others. That is, perhaps, unsurprising; some jobs are more physically demanding than others, and may be more damaging to health. According to data from UK's Office for National Statistics, however, the difference - at least in Britain - is not marked.


"Lawyers, accountants and so o­n are a group [in the o­nS data] called 'higher managerial and professional'," says Grimshaw. "They would have life expectancy of nearly 19 years for males at age 65. At the other end of the scale, you would have occupations such as labourers and cleaners, where life expectancy at 65 is nearer 15 years."


Again, the reasons for the different life expectancies between job types might not be straightforward. Grimshaw says the gap might have more to do with socio-economic class - in other words, the fact that labourers and cleaners are more likely to come from poorer backgrounds than lawyers and accountants - than to the nature of the work itself.

graphic - when different professions die


In looking for examples of the claim that average life expectancy at retirement for certain professions is o­nly 18 months, More or Less found that teachers are repeat offenders in claiming this.

"I'm not sure why teachers would expect to have short life expectancy," says Grimshaw. "They are an above average social economic group. Office for National Statistics data would suggest that teachers and similar groups to them would have over 18 years to live at age 65 [for men]."

Even that cheering news is almost certainly an underestimate, because it is based o­n current mortality figures, and life expectancy is increasing all the time. Grimshaw says teachers and other professionals are likely to have closer to 25 or even 30 years left in them at 65.

So next time a teacher tells you, resignedly, that they work so hard they can expect to survive o­nly 18 months after retirement, point out that their pessimism is based o­n a myth. Where that leaves their pensions, however, is another matter


AgeAge at Death
49.986.0
51.285.3
52.584.6
53.883.9
55.183.2
56.482.5
57.281.4
58.380.0
59.278.5
60.174.5
61.074.5
62.171.8
63.169.3
64.167.9
65.266.8

(Source: “Actuarial study of life span vs. retirement age” by Ephrem Cheng)

As you can see, these data appear to indicate a continuous decrease in lifespan the longer o­ne works. Perhaps the scariest bit of data here is that those that work through the traditional retirement age of 65 o­nly cash their retirement checks for an average of 17 months. 17 months! Is that what you have in mind when you think about your future? That your “retirement years” will be reduced to little more than a “retirement year”?

Unfortunately, the study didn’t include an analysis of why someone that works longer might die sooner. Of course, you also can’t easily extrapolate from o­ne workplace to another, and we’re running the risk of confusing correlation with causation. Nonetheless, it’s fun to speculate…

Given that many jobs are filled with stress and frustration, it’s not hard to imagine that their might be some health problems associated with working – e.g., heart disease, hypertension, etc. o­n top of that, a busy work life leaves less time for exercise, eating right, and so forth, which o­nly compounds the problem. I guess the silver lining is that you won’t need as much money for retirement😉

What do you think? Is working longer a grave health risk? Or do you think there’s another explanation for these data? Please weigh in with your thoughts.

Update: The veracity of this study has been called into question, with Boeing stating that there is no such trend in the data, and that “Boeing retirees live longer than the national average, regardless of age at retirement.”

Source: Retiring Early via extremejacob



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 826 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 470 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 401 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 363 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 340 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 335 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 288 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 278 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 245 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 240 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.