Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24667622

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 19.03.2024 02:44
Thủ tướng tiếp xúc song phương với các nguyên thủ, lãnh đạo dự G7
28.05.2016 06:01

Dân trí Chiều 27/5, nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp với Tổng thống Pháp, Thủ tướng Canada, Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu; có các cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Thủ tướng Italia Matteo Renzi và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới World Bank Jim Yong Kim.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc với Tổng thống Pháp Francois Hollande (Ảnh: VGP)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc với Tổng thống Pháp Francois Hollande (Ảnh: VGP)

Tại các cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế, khẳng định Chính phủ Việt Nam quyết tâm đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, thực chất, đặc biệt là hợp tác kinh tế; mong muốn các nước và các đối tác ủng hộ Việt Nam tăng cường vai trò và trách nhiệm tại các tổ chức quốc tế, tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương quan trọng ở khu vực và trên thế giới, trong đó có việc ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và ứng cử vào vị trí Tổng giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017-2021.

Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh các nước đã có lập trường tích cực, ủng hộ Việt Nam và ASEAN trong giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định cho thịnh vượng và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Tại cuộc gặp với Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Pháp, tin tưởng chuyến thăm sẽ tạo ra những xung lực mới cho quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.

Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ hiệu quả của Pháp trong hợp tác phát triển với Việt Nam; bày tỏ mong muốn hai bên cần tăng cường vai trò của các cơ chế trao đổi, điều phối hợp tác về chiến lược, kinh tế, quốc phòng, an ninh, hợp tác địa phương, thúc đẩy đầu tư, hợp tác trên các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, năng lượng, hàng không vũ trụ, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dược phẩm và các ngành công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường; ủng hộ Việt Nam được tiếp cận nguồn vốn IDA ưu đãi của WB sau 2017.

Tổng thống Pháp Francois Hollande đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp vào sự phát triển của nước Pháp nói riêng và quan hệ hai nước nói chung. Hai nhà lãnh đạo nhất trí có các biện pháp thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương tăng gấp đôi trong thời gian tới, đồng thời tăng cường hợp tác chặt chẽ để triển khai có hiệu quả Thỏa thuận về biến đổi khí hậu COP 21.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: VGP

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Canada tiếp tục hỗ trợ phát triển cho Việt Nam thông qua ODA và ủng hộ Việt Nam được tiếp cận nguồn vốn IDA ưu đãi của World Bank sau 2017; hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để nâng cao năng lực thực thi TPP; khuyến khích các doanh nghiệp Canada gia tăng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức mời Thủ tướng Canada dự Hội nghị APEC năm 2017 và thăm song phương Việt Nam vào thời gian sớm nhất. Thủ tướng Trudeau đã gửi lời cảm ơn và nhận lời.

Thủ tướng Canada khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ, đầu tư cho Việt Nam nhằm đem lại cho Việt Nam các cơ hội phát triển mới; cho biết sẽ ủng hộ Việt Nam ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021; cam kết sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam ở Canada đóng góp hơn nữa vào quan hệ hai nước.

Phát biểu tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và các nước thành viên EU đã tích cực thúc đẩy hoàn tất tiến trình phê chuẩn Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) với Việt Nam và đề nghị EU phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam triển khai Hiệp định này. Hai bên cũng đánh giá cao việc kết thúc đàm phán EVFTA (12/2015) và nhất trí cùng thực hiện các biện pháp để thúc đẩy, sớm hiện thực hóa những lợi ích mà EVFTA mang lại.

Thủ tướng cũng đã chính thức mời Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk sang thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp; Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu cảm ơn và nhận lời.

Tại cuộc tiếp xúc, Thủ tướng Đức Angela Markel đã chia sẻ sự quan tâm và ủng hộ đề nghị của Việt Nam lùi thời hạn kết thúc chương trình vốn vay ưu đãi IDA đối với Việt Nam. Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mời Bà Merkel thăm lại Việt Nam. Thủ tướng Angela Merkel cảm ơn và hứa sẽ sắp xếp vào thời gian thích hợp.

Thủ tướng Anh David Cameron bày tỏ quan tâm đến tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở Việt Nam; cho biết Cơ quan phát triển Anh có thể hỗ trợ và khẳng định sẽ dành ưu tiên cho Việt Nam trong vấn đề này. Thủ tướng Cameron khẳng định đích thân Thủ tướng sẽ thúc đẩy Đại sứ quán Anh tại Việt Nam xem xét có những dự án cụ thể hỗ trợ người dân ở đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với xâm nhập mặn.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bày tỏ cảm ơn chân thành về tình cảm tốt đẹp và sự đón tiếp trọng thị, chu đáo mà nhân dân Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành cho Tổng thống trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, cho rằng đây là chuyến thăm tuyệt vời và rất nhiều ấn tượng. Tổng thống Obama cho biết nhân dịp này sẽ phát biểu với các nước G7 về sự phát triển vượt bậc của Việt Nam.

Chủ tịch World Bank Jim Yong Kim khẳng định quan tâm và sẽ làm hết sức mình ủng hộ Việt Nam, luôn coi Việt Nam là ưu tiên số một trong tiếp cận vốn ưu đãi; sẵn sàng hỗ trợ việc sử dụng năng lượng tái tạo của Việt Nam, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời.

Thủ tướng Italia Matteo Renzi bày tỏ sự coi trọng vai trò và uy tín của Việt Nam trong khu vực và mong muốn tiếp tục thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Italia đầu tư vào Việt Nam để trong thời gian tới đầu tư của Italia vào Việt Nam có thể tăng lên gấp đôi.

Cùng ngày 27/5, trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm đền Ise Jingu, ngôi đền lớn nhất và thiêng liêng nhất Nhật Bản.

Nhận xét: VN cảm thấy cô đơn  là quốc gia duy nhất tham dự hội nghị G-7 còn giữ hệ thống chính trị Cộng Sản độc tài, phản dân chủ, chậm tiến đi ngước với trào lưu tiến bộ của nhân loại



Chế độ cộng sản, đống tro tàn của chế độ quân chủ phong kiến
Có người nói chế độ độc tài cộng sản và chế độ độc tài phát xít chỉ là đống tro tàn của chế độ độc tài quân chủ phong kiến. Chế độ này trứơc khi tắt ngấm thì leo lắt cháy lên, ở bên trái là chế độ cộng sản, ở bên phải là chế độ phát xít.
Có phải thế không ?
Chúng ta cùng nhau xem xét vấn đề. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài này, chúng ta chỉ xét nhiều đến chế độ cộng sản.
I. Bản chất của ba chế độ độc tài : độc tài quân chủ phong kiến, độc tài cộng sản và độc tài phát xít.
Chế độ quân chủ phong kiến là một chế độ độc tài, quyền hành ở hết trong tay vua ; vua tự nhận là con trời, do trời sai xuống để trị dân ; vì vậy từ thần dân cho tới ruộng vườn đất đai, từ con người cho tới cây cỏ đều thuộc về nhà vua. Vua có quyền phong quan, trao ấp cho bất cứ một ai ; bởi lẽ đó nên người ta gọi chế độ chính trị này là quân chủ phong kiến. Từ thời nhà Chu bên Tàu, chế độ quân chủ trở thành chế độ cha truyền con nối. Theo nguyên tắc, việc cha truyền con nối là theo dòng chính và theo hàng dọc, cha truyền cho con.
Ở bên tây phương, chế độ quân chủ phong kiến cũng có nghĩa tương tự như vậy, tức là một thể chế chính trị, mà quyền hành nằm hết trong tay một người là vua, cũng cha truyền con nối. Vua phong chức tước, quyền hành và đất dai cho người thân thuộc của mình ; và ngược lại những người được phong thì bắt dân dưới quyền làm phục dịch và đóng thuế cho chính mình, rồi sau đó cho nhà vua.
Đây là mô hình tổ chức xã hội độc tài, lỗi thời của thời kỳ văn minh định cư nông nghiệp, khác hẳn với mô hình tổ chức xã hội dân chủ, tân tiến của thời kỳ văn minh tri thức thức điện toán ngày hôm nay ; nếu chúng ta cho rằng nhân loại đã trải qua 5 thời kỳ văn minh : văn minh trẩy hái, văn minh du mục, văn minh định cư nông nghiệp, văn minh thương mại và văn minh tri thức điện toán.
Chế độ độc tài phát xít Hitler và chế độ độc tài cộng sản hiện nay cũng chỉ là hiện thân hay là đống tro tàn còn rơi rớt lại của chế độ độc tài quân chủ phong kiến. Quan niệm tôn thờ lãnh tụ chỉ là cái nối dài của quan niệm coi vua là con trời ; nhất là với chế độ cộng sản ngày hôm nay cũng cha truyền con nối, như ở Bắc Hàn, Kim chánh Nhật kế tiếp cha là Kim nhật Thành ; ở Cu ba, Raoul Castro nối dõi anh là Fidel Castro ; ở Việt Nam và Trung cộng, chúng ta cứ nhìn vào thành phần của Bộ Chính trị và Trung ương đảng, chúng ta sẽ thấy phần lớn là con ông cháu cha. Quan niệm « Con vua thì lại làm vua ; con thầy chùa lại quét lá đa «, quan niệm này quá lỗi thời so với quan niệm dân chủ, cho rằng con người, dù bất cứ ai, nếu có tài thì được trọng dụng ; dù là con vua chăng nữa nhiều khi cũng ngu dốt, bất tài ; và ngay là con dân, nhiều khi lại thông minh, có tài. Chính vì vậy mà chính thể quân chủ hạn chế nhân tài ; chế độ dân chủ trọng dụng nhân tài, và nhân tài bối xuất ; ai có tài là được trọng dụng, không bị chèn ép, đàn áp.
II. Hoàn cảnh lịch sử đưa đến sự hình thành chế độ cộng sản đầu tiên, con đẻ của chế độ quân chủ phong kiến :
Thật vậy, Lénine về nước, cướp được chính quyền là nhờ chế độ độc tài quân chủ Đức. Chế độ này đã tạo dựng lên chế độ cộng sản đầu tiên, chứ không phải là do cách mạng vô sản, thợ thuyền dựng lên như tuyên truyền cộng sản thường rêu rao.
Chúng ta còn nhớ Thế Chiến Thứ Nhất gồm 2 phe : phe Pháp có Anh, Nga và Hoa Kỳ; phe Đức gồm có Đế quốc Áo Hung, Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Gần cuối thế chiến, Đế quốc quân chủ Đức nhận thấy không thể nào cùng một lúc đương đầu với 2 mặt trận : mặt trận đông bắc với Nga, mặt trận tây nam với Pháp, muốn dồn sức vào mặt trận chính tây nam. Lợi dụng cơ hội, Lénine đang sống lưu vong ở Thụy sỹ, đã đưa ra khẩu hiệu : « Hòa bình bằng bất cứ giá nào. Chia đất cho dân và nhượng đất để có quyền ». Chính vì vậy mà Bộ Tham mưu của Đế quốc quân chủ Đức, đứng đầu là vua Guillaume I I , đã đưa Lénine từ Thụy sỹ về Nga, giúp đỡ để cướp chính quyền. Ngày 17/04/1917, Lénine về tới Pétrograde. Ngày 18/04, ông ra thông cáo từ chối sự hợp tác với chính quyền Kérenski, thuộc Đảng Dân chủ Xã hội Thợ thuyền Nga. Chúng ta nên nhớ là vào lúc đó Nga hoàng Nicolas I I đã thóai vị. Một trong những lầm lẫn lớn của Kérenski là ân xá những người cộng sản và vẫn chủ trương tiếp tục chiến tranh. Ngày 16/07, Lénine định đảo chính ; nhưng thất bại ; ông phải bỏ trốn sang Phần Lan. Ngày 6/10, Trotski trở về Pétrograde, dùng tiền giúp đỡ của Lénine từ Bộ Tham Mưu Đức, tổ chức những Ủy ban quân sự cách mạng. Ngày 5/11, tức ngày 23/10 theo lịch Nga, Lénine từ Phần Lan trở về nước, cùng với Trotski quyết định đảo chánh cướp chính quyền. Trước đó, Trotski đã phao tin là chính quyền Kérenski muốn gửi quân của thành Pétrograde ra ngoài mặt trận, làm cho quân thành này bất mãn. Đêm ngày 6 rạng ngày 7 tháng 11, tức đêm 24 rạng 25 tháng 10 theo lịch Nga, Ủy ban Quân sự Cách mạng của Trotski cướp một số công sở, rồi cướp chính quyền, không có sự tham dự, nếu không nói là trước sự thờ ơ của dân và thợ thuyền. Sáu giờ chiều ngày 7/11 (25/10 theo lịch Nga), một số quân đội theo Trotski oanh tạc lâu đài Mùa Đông ( Palais d’Hiver). Vào 8giờ 40 tối, chính quyền Kérenski bỏ trốn. Cuộc đảo chính của Trotski thành công. Hội đồng Ủy viên Nhân dân được thành lập. Chủ tịch : Lénine ; Ủy viên Ngoại giao : Trotski ; Ủy viên vấn đề Dân tộc Thiểu số : Staline. Trotski tuyên bố sau đó : « Sau một đêm ngủ, dân Nga bừng mắt dậy thì thấy bộ mặt của Nga đã thay đổi. Cuộc đảo chính làm 7 người chết và 50 người bị thương. »
Việc đưa Lénine về, giúp Lénine đảo chính là kế hoặch của Bộ Tham mưu Quân chủ Đế quốc Đức. Đây là một kế hoặch thâm cao, dùng một mũi tên nhưng nhắm 3 con chim cùng một lúc :1. Thứ nhất, bớt được mặt trận phía đông bắc, vì sau khi Lénine cướp được chính quyền thì tuyên bố ngưng chiến với Đức ;2. Thứ hai, Đức được chia đất ; phái đoàn Nga, dẫn đầu bởi Trotski đã nhượng cho Đức những vùng lãnh thổ thuộc Nga, gồm những phần đất cuả Ba lan, Ukhraine, vùng Bạch Nga, các nước vùng Baltes, Phần Lan, Géorgie, Arménie ;3. Con chim thứ ba mà mũi tên nhắm tới, đó là để cứu nguy ngay chế độ quân chủ Đế quốc Đức, đang bị đe dọa bởi đảng đối lập quan trọng nhất của Đức và có thể nói của Âu châu lúc bấy giờ, đảng Dân chủ Xã hội. Tại sao ?
Chúng ta nên nhớ vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, phong trào dân chủ xã hội rất mạnh ở châu Âu, trong đó có đảng Dân chủ Xã hội Đức, mối đe dọa cướp quyền trước mắt của chế độ quân chủ Đức dưới quyền của vua Guillaume I I. Vì vậy bằng cách nào cũng phải làm yếu đảng này và những đảng dân chủ xã hội ở những quốc gia khác, như ở đế quốc Áo Hung, đế quốc đồng minh và ở bên cạnh đế quốc Đức. Triều đình Guìlaume I I và Bộ Tham Mưu Đức biết rất rõ sự chia rẽ trong Đệ Nhị Quốc Tế Cộng sản : một bên là khuynh hướng của đảng Dân chủ xã hội Đức ; một bên là Lénine.
Đảng Dân chủ Xã hội Đức được thành lập năm 1875. Ferdinand Lassalle ( 1825 – 1864) được coi như người tiên khởi ; rồi được kế tiếp bởi Edouard Bernstein (1850 – 1932) và nhiều người khác sau này như bà Rosa Luxemboug, với Chương trình Gotha và Erfurt, mà chính K. Marx đã chỉ trích qua quyển Phê bình Chương trình Gotha và Erfurt ( Critique des Programmes de Gotha et d’Erfurt ).
Nhà ý thức hệ của đảng đó là Bernstein. Ông đã quan sát xã hội Đức suốt từ giữa thế kỷ 19 đến gần cuối thế kỷ, ông nhận xét rằng xã hội Đức không biến chuyển như lời tiên đoán của Marx là chia ra làm 2 giai cấp: giai cấp thợ thì càng ngày càng đông và càng nghèo ; giai cấp chủ thì càng ngày càng ít và càng giàu và từ đó sẽ xẩy ra cách mạng tất yếu ; mà xã hội Đức lại chia thành 3 giai cấp : đồng ý có giai cấp chủ và thợ ; nhưng bên cạnh còn có giai cấp trung lưu, phát sinh từ con cháu thợ thuyền, tiến thân được là nhờ chịu khó và học hành. Chính giai tầng này đã là động lực khiến xã hội Đức tiến vượt bực từ giữa thế kỷ 19. Chúng ta nên nhớ nền kỹ nghệ đúc thép của Đức lúc bấy giờ là đứng đàu thế giới ; Đức đã chiến thắng Pháp vào năm 1870. Từ đó, Bernstein cho rằng lý thuyết của Marx không đúng với tiến triển thực tế của xã hội, nên không có tính chất khoa học, lịch sử không phải là lịch sử của đấu tranh giai cấp, của bạo động như Marx nghĩ. Thêm vào đó, Berntein còn nhận xét về vai trò Nhà nước : Nhà nước không phải là công cụ của tư bản chủ nhân, mà Nhà nước nhiều khi đứng về phía thợ thuyền. Ông cho rằng quan niệm cách mạng tất yếu của Marx là sai (1).
Xin nhắc lại là Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản bị giải tán năm 1876. Thế rồi những đảng xã hội, dân chủ xã hội Âu châu họp nhau ở Paris, vào tháng 7/1889, thành lập ra Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, chủ trương một nhà nước cộng hòa đại nghị ( république parlementaire), chủ trương tôn trọng tự do, dân chủ, và chống lại quan niệm độc tài vô sản của Lénine. Chính vì vậy mà trước khi chết, bà Rosa Luxembourg, bạn cùng hoạt động với Lénine ở trong Đệ Nhiị, đã viết thư cho Lénine :« Cái đảng và Nhà nước độc tài mà anh lập ra, Anh bảo nó phục vụ thợ thuyền và nhân dân ; nhưng trên thực tế, nó chẳng phục vụ một ai cả ; vì nó đã đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xã hội : Đó là tôn trọng tự do, dân chủ. »
Trong Đệ Nhị Quốc tế có 2 khuynh hướng : khuynh hướng hữu của Bernstein, khuynh hướng tả của Kautski, trong đó có Lénine. Tuy nhiên về sau này Lénine cũng chỉ trích mạnh mẽ Kautski, khi ông viết quyển Chủ nghĩa tả khuynh, bệnh ấu trĩ của chủ nghĩa cộng sản.
Trở về vấn đề một mũi tên nhắm 3 con chim của vua Guillaume II và Bộ Tham Mưu Đức, mục đích hay con chim thứ ba, chính là quan trọng nhất, đó là tự cứu mình, cứu ngay chế độ đang bị lung lay bởi đối lập. Kế hoặch này là một kế hoặch cao siêu. Nó đã mang đến những kết quả ngoạn mục :– Lénine về nước cướp được chính quyền, tuyên bố ngưng chiến với Đức, làm cho Đức bớt được gánh nặng ở mặt trận đông bắc.– Lénine nhượng đất cho Đức.– Làm yếu tổ chức Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, trong đó có đảng Dân chủ Xã hội Đức.
Thật vậy, hơn một năm sau cướp được chính quyền, tháng ba 1919, Lénine thành lập Đệ Tam quốc tế Cộng sản, làm cho tất cả những đảng xã hội hay dân chủ xã hội ở Âu châu bị phân tán làm 2. Trong khuôn khổ bài này tôi chỉ nói sơ về ba đảng : đảng Dân chủ Xã hội Đức, đảng Xã hội Ý và Pháp.
Hai câu hỏi chính được đặt ra cho tất cả những đảng xã hội Âu châu, và làm cho những đảng này phân hóa, chia rẻ và yếu đi trầm trọng, đó là :1. Nên tham chiến hay không nên tham chiến Đại Chiến 1914-1918 ;2. Khi Lénine thành lập Đệ Tam Quốc tế, thì một câu hỏi nữa lại được đặt ra : Nên vẫn giữ và vẫn ở trong Đệ Nhị Quốc tế, hay theo Đệ Tam.
Câu hỏi đầu đã làm cho đảng Dân chủ Xã hội Đức phân làm 2 : một bên chủ trương tham chiến, một bên chủ trương không, trong đó có ông E. Bernstein được coi như lý thuyết gia của đảng. Ông này đã rời khỏi đảng.
Đảng Xã hội Ý, sau khi Lénine thành lập Đệ Tam, thì chia ra làm 3 phe : một phe vẫn giữ đảng Xã hội ; 2 người chính của đảng, ông Gramsci, đặc trách về Xây dựng Cơ sở hạ tầng, thì bỏ ra thành lập đảng Cộng sản, để theo Đệ Tam ; một người quan trọng khác, đặc trách về Thông tin, Tuyên truyền, ông Mussolini, thì bỏ ra thành lập đảng Phát xít. Chúng ta nên nhớ là Gramsci và Mussolini là 2 người bạn thân với nhau. Ở điểm này, có người nói độc tài phát xít và độc tài cộng sản là 2 anh em sinh đôi là vậy. Nên nhớ vào năm 1933, chính Staline đã ra lệnh cho đảng Cộng sản Đức ở Berlin bỏ phiếu cho Hitler.
Đảng Xã hội Pháp, vào lúc đó mang tên là Chi nhánh Pháp quốc của Quốc tế Thợ thuyền ( S.F.I.O. = Section française de l’Internationale ouvrière), cũng bị chia làm 2, một bên tách ra làm thành đảng Cộng sản, một bên vẫn giữ đảng Xã hội.
Quả thật kế hoặch một mũi tên bắn 3 con chim của chế độ độc tài quân chủ phong kiến và của Bộ Tham Mưu Đức lúc bấy giờ thật là độc ác. Tuy nhiên vì là độc tài, đi ngược lại trào lưu tiến bộ của văn minh nhân loại, nên chế độ quân chủ Đức cũng bị cáo chung, cùng với chế độ quân chủ của đế quốc Áo Hung và đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ.
Hai đứa con sinh đôi của chế độ này là độc tài phát xít và độc tài cộng sản, vì đống tro tàn quân chủ phong kiến, trước khi tắt ngấm, thì leo lét bùng lên ở bên phải là chế độ phát xít ; ở bên trái là chế độ cộng sản. Độc tài phát xít Mussolini và Hitler đã sụp đổ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Mảng lớn của độc tài cộng sản là Liên sô và Đông Âu đã sụp đổ vào cuối thập niên 80, đầu 90. Chỉ còn lại độc tài cộng sản Trung Cộng, Bắc Hàn, Việt Nam và Cu Ba. Những chế độ độc tài này sớm muộn cũng sẽ bị sụp đổ, để nhường bước cho chế độ tự do, dân chủ.
Nhân lọai trải qua 5 nền văn minh minh :1. Văn minh trẩy hái, con người hái trái cây và săn bắn quanh hang hốc của mình để sống;2. Văn minh du mục : từ từ cây trái, súc vật cũng khan hiếm, con người bắt buộc phải đi xa để kiếm ăn ;3. Tuy đi xa, nhưng thức ăn sẵn có do thiên nhiên cung cấp cũng khan hiếm, con người phải trồng trọt và chăn nuôi để sống, con người bước sang nền văn minh định cư nông nghiệp. Người ta thấy những nền văn minh lớn trên thế giới đều phát xuất từ đồng bằng những con sông lớn, vì nơi đó đất phì nhiêu, có nước để tưới cây và cho súc vật uống. Với nền văn minh này, con người đã có thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của mình như ăn mặc, nhà ở.4. Và một khi những nhu cầu cầu thiết yếu đã thỏa mãn, con người nghĩ đến những nhu cầu xa xỉ, nó bắt đầu trao đổi, như khi tôi có thể dệt vải để mặc, nhưng tôi thích lụa, thì tôi trao đổi với người dệt lụa. Con người bước sang nền văn minh thứ tư, đó là văn minh thương mại.5. Trong nền văn minh này, con người đã phát minh ra máy hơi nước, máy nổ, điện, téléphone, máy điện tóan, con người không cần phải đi xa để trao đổi, con người bước sang nền văn minh thứ năm ngày hôm nay là nền văn minh tri thức, điện toán.
Mô hình tổ chức xã hội thích hợp cho nền văn minh định cư nông nghiệp đó là chế độ độc tài quân chủ phong kiến. Nhưng mô hình tổ chức xã hội thích hợp cho văn minh thương mại và văn minh tri thức điện tóan, đó là dân chủ, tự do và kinh tế thị trường.
Những chế độ quân chủ phong kiến biết điều, nhường chỗ cho chế độ dân chủ thì còn tồn tại dưới chế độ quân chủ lập hiến, vua hay nữ hoàng chỉ ngồi vì, chính quyền ở tay thủ tướng, từ một quốc hội do dân bầu ra. Đó là trường hợp quân chủ lập hiến ở Anh, Nhật và một số nước khác.
Ngược lại, những chế độ quân chủ phong kiến nào mà cứng đầu, thì bị lật đổ , điển hình là nền quân chủ Pháp với vua Louïs XVI, vua và bà hòang hậu bị đưa lên đọan đầu đài.
Như trên đã nói, chế độ cộng sản chỉ là đống tro tàn của chế độ quân chủ ; và gần đây chúng ta thấy qua những cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu ; nếu những người lãnh đạo cộng sản nào biết điều, nhường quyền cho chế độ dân chủ, thì còn sống ; nếu không thì sẽ bị xử tử, như trừơng hợp của vợ chồng nhà độc tài cộng sản Lỗ ma ni, ông bà Ceausescu.danvietdo



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [NEW]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc
Ngu dân VN từ tin nhãm chủ nghĩa CS đên mê tín dị đoan nhất thế giới!
Thảm Trạng Dân Tộc Vô Cùng Đau Đớn Của người Việt thời dại HCM
Chưa hề có lãnh đạo CSVN nào cho 1 đồng từ thiện mà chỉ tham nhũng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc
Tìm hiểu sự thật bác Hồ là ai

     Đọc nhiều nhất 
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn [Đã đọc: 793 lần]
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích [Đã đọc: 743 lần]
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN [Đã đọc: 740 lần]
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 634 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 483 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 416 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 104 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 77 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 6 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.