Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 11
 Lượt truy cập: 24866524

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 25.04.2024 14:08
Không thể đứng nhìn VC tàn phá quê hương, tất cả ra đường biểu tình ngay bây giờ!
30.04.2016 01:45

Vụ cá chết: Ảnh hưởng nghiêm trọng sản xuất và du lịch miền Trung
Cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung đang gây “bão” trong dư luận xã hội, bởi nó ảnh hưởng cực lớn với môi trường biển, ảnh hưởng đến sản suất của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung.  Xin dẫn ra những ảnh hưởng trước mắt đã và đang xảy ra, còn lâu dài thì khó lường hết thiệt hại.


Ngành du lịch các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế như “ngồi trên đống lửa” khi tình trạng cá chết bất thường hàng loạt xảy ra trên địa bàn. (Ảnh: laodong.com.vn)
Ngành du lịch các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế như “ngồi trên đống


Thảm họa môi trường trên diện rộng

Khu vực cá chết kéo dài 500 km bờ biển của 4 tỉnh, trong vùng biển  này có một dòng hải lưu chảy sát bờ theo hướng từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế; hướng đối lưu về phía khơi xa là dòng chảy từ Huế đến vịnh Bắc bộ, vì thế khi có chất độc trong nước biển từ Hà Tĩnh nó sẽ phát tán đến 4 tỉnh thông qua dòng hải lưu này.

Ngoài cá tự nhiên, tại hầu hết các tỉnh này đều có nuôi cá và thủy sản khác trong lồng hoặc các đầm ao vì thế lượng thủy sản thiệt hại đợt này là khá lớn, không chỉ đơn giản là mấy chục tấn cá chết như các tỉnh đã báo cáo.

Tại Hòn La, Vũng Chùa, Cảnh Dương (Quảng Bình), còn ghi nhận hàng trăm cá thể cá mú loại từ 40-50kg vẫn trôi dạt vào bờ và chết; ngoài cá nhiều cá thể chim chết cạnh xác cá đang phân hủy, người dân nghi ngờ chúng ăn cá chết có độc nên chết theo.

Đây thực sự là một thảm họa môi trường, chuyện về tác động môi trường khi tiếp nhận đầu tư trực tiếp của nước ngoài thì Việt Nam dần dần mới hiểu rõ, nhưng tác hại của vụ cá chết này quá lớn, ảnh hưởng trên diện rộng trải dài 500 km bờ biển. Hiện tượng cá chết dạt trắng bờ kéo dài hàng trăm km xưa nay chưa từng có ở miền Trung, đây thực sự là một bài học về thảm họa môi trường đối với Việt Nam. Và đâu đó vẫn còn câu hỏi làm thế nào để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường.

Biển cả bao la, trong lành, là nơi trú ngụ, sinh sôi của rất nhiều loài tôm, cua, cá, mực, ốc, rong… Nay, biển đã bị đầu độc với độc tố cực kỳ độc, hoặc hàm lượng rất cao, mới có thể thảm sát cá tôm ở mức độ như vậy.

Hậu quả của tình trạng này vô cùng nghiêm trọng, mà trước mắt chúng ta chưa nhìn thấy hết được. Ngay trước mắt, nhiều ngư dân đã bị mất đường sống. Các ngành nghề dịch vụ, du lịch với rất nhiều lao động bị suy thoái.

Hàng trănghìn ngư dân điêu đứng vì phải dừng đánh bắt cá

Khi thông tin cá chết do có yếu tố gây độc, các chợ cá hải sản ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, thậm chí là đến tận Đà Nẵng cũng  thưa thớt khách, người tiêu dùng lo sợ mua phải cá nhiễm độc nên đã hạn chế tiêu thụ, khiến các tiểu thương cũng ngừng thu mua kể từ ngày 6/4 đến nay đã gần 1 tháng.

Vì không dễ phân biệt cá nhiễm độc và cá sạch nên người mua hạn chế tiêu dùng, ảnh hưởng chung cả thị trường hải sản kể cả tôm, cá, mực, cua ghẹ, ốc hến… đòng thời làm giá các mặt hàng thủy sản cũng giảm nhiều.

Tại vùng biển đẹp thường có các nhà hàng hải sản, đã vào vụ mùa hè, đáng ra khách khứa tấp nập đến để thưởng thức hải sản đầu mùa, nhưng lại đang vắng vẻ bởi người dân ngại đồ biển chết bị tuồn vào bán, sợ ngộ độc nên không ai dám vào ăn.

Do giá xuống nhiều, thậm chí còn rất khó bán thủy sản nên gần 1 tháng qua hàng trăm nghìn ngư dân đánh bắt gần bờ ở 4 tỉnh trên đã tạm dừng ra khơi, ngư trường ảm đạm, người dân rất khó khăn vì sản xuất ngừng trệ này. Không chỉ ngành đánh bắt gần bờ và ngư dân xa bờ bị thiệt hại, ngành dịch vụ ăn uống hải sản bị ảnh hưởng mà người dân trong vùng biển cá chết cũng hoang mang tột độ.

Ảnh hưởng du lịch, dịch vụ

Ngành du lịch các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế như “ngồi trên đống lửa” khi tình trạng cá chết bất thường hàng loạt xảy ra trên địa bàn.

Các vùng biển có tiếng ở Quảng Bình như Nhật Lệ, Đá Nhảy, Roòn, Hải Ninh đang chuẩn bị đón khách dịp lễ 30/4 và 1/5 hiện bồn chồn lo lắng, vì mọi năm trong thời gian này, buổi chiều khách từ các vùng khác đã dồn về tắm biển, thưởng thức hải sản nhưng hiện thưa vắng và ế ẩm. Người dân vừa lo ngại khi ăn hải sản vừa lo ngại chất độc có trong nước biển sẽ nguy hại đến sức khỏe.

Việc 1 thợ lặn chết bất thường sau khi lạn làm việc ở Vũng Áng đang chưa có kết luận, cùng với 5 thợ lặn khác cũng thấy có hiện tượng bất thường đang đi khám ở Quảng Bình cũng làm du khách lo lắng.

Nói chung, cá chết bất thường đã ảnh hưởng đến tâm lý người khách du lịch, ngành du lịch các địa phương trên lo ngại hoạt động du lịch biển sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt khi mùa du lịch biển và dịp lễ 30/4, 1/5 sắp tới.

Quảng Trị dừng các họat động du lịch ven biển, ông Nguyễn Hữu Thắng- Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Trị cho biết, du khách lo ngại tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm cũng như ô nhiễm nguồn nước biển, nên không dám tắm hay thưởng thức hải sản.

“Hiện tại, hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi ven biển gần như phải dừng các hoạt động theo khuyến cáo của lãnh đạo tỉnh và Trung ương. Điều này sẽ rất ảnh hưởng đến du lịch, mùa du lịch biển năm nay sẽ bị thiệt hại nặng nề. Dịp này, chúng tôi vừa mới khai trương mùa du lịch biển, vừa qua cũng mới mở tuyến du lịch biển ra đảo Cồn Cỏ. Nhưng với tình trạng này thì du khách ra đó cũng chỉ đứng trên bờ, không dám tắm”.

Trong khi đó, ông Phan Tiến Dũng- Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên- Huế cho biết, hiện nay tỉnh cũng khuyến cáo người dân và du khách không được ăn cá chết hay sử dụng hải sản không có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn. Ngành du lịch địa phương này cũng đang chờ sớm có kết luận cuối cùng về tình trạng cá chết hàng loạt để đưa hoạt động du lịch trở lại bình thường.

Lượng du khách hủy tour đến các tỉnh Bắc Trung bộ ngày càng tăng. Trong khi đó, cả đánh bắt, nuôi trồng và chế xuất thủy sản của các tỉnh miền Trung đang rất khốn đốn vì người dân không mua, xuất khẩu thì sợ bị phát hiện cá, tôm bị nhiễm độc!

Khách hủy tour tăng mạnh

Không chỉ gây những thiệt hại to lớn, trực tiếp đối với các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế mà còn tác động tiêu cực đến Đà Nẵng, cũng đã bắt đầu “nếm mùi” thiệt hại!

Hiện cũng đã có một số du khách, chủ yếu là khách phía Nam, hủy tour đến Đà Nẵng cho dù tình trạng cá chết hàng loạt chưa xuất hiện trên vùng biển TP này.

Theo một công ty du lịch cho biết khách đến miền Trung, đến Đà Nẵng là để tắm biển, thưởng thức hải sản, nhưng nếu dòng hải lưu, hiện là thời điểm chảy từ Bắc vào Nam, tiếp tục đưa các chất làm chết cá vào biển Lăng Cô, biển Đà Nẵng thì tình trạng khách hủy tour hàng loạt có lẽ sẽ xảy ra. Trước mắt, có một số khách sau khi đến Đà Nẵng có ý định đi Huế, Phong Nha… thì đã hủy tour.

Một công ty du lịch khác cho hay, hiện lượng khách đã đăng ký các tour ra khu vực Bắc Trung bộ nhưng thông báo hủy tour đang ngày càng lớn. Cùng với đó, khi giới thiệu các tour đi Huế, Quảng Bình… cho khách mới thì hầu như khách không quan tâm hoặc bảo để đợi cho qua “đợt cá chết” rồi mới tính!

Đặc biệt, về lâu dài, nếu các chất làm chết cá từ vùng biển Bắc Trung bộ lan tràn vào vùng biển Đà Nẵng thì các rạn san hô ven biển cũng sẽ bị ảnh hưởng, không còn san hô cho khách lặn ngắm, không còn chỗ trú ẩn cho các loại thủy sản.

Có chuyên gia lo lắng “Ngoài kia thì giàn khoan, đảo nhân tạo, căn cứ quân sự, ra là bị bụp. Trong bờ thì không còn cá, không còn san hô. Vậy thì ngư dân chỉ còn nước úp thúng mà thôi.”

Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản đều khó

Đánh bắt thủy sản xa bờ, cùng với việc giá dầu đã bắt đầu tăng, ngư dân ra biển đánh bắt còn gặp rất nhiều khó khăn, thường xuyên thì bị tàu Trung Quốc ức hiếp, đánh đuổi. Vậy mà khi đem cá vô bán thì người tiêu dùng không mua vì không ai dám chắc cá này được đánh bắt ở vùng biển nào nên sợ mua nhầm cá bị nhiễm độc.

Ngành nuôi trồng thủy sản trên biển đang rất khốn đốn do tình trạng cá chết hàng loạt, nhưng ngay cả những người nuôi trồng thủy sản trên bờ, ví dụ như các hộ nuôi tôm, thì cũng không tránh khỏi bị vạ, đặc biệt là từ vùng Nam Hà Tĩnh vào đến Thừa Thiên – Huế.

Nhiều cơ sở chế biến dù biết nguồn cá do ngư dân đưa về không phải là cá chết mà là cá được đánh bắt từ ngoài biển vào nhưng họ vẫn rất ngại. Bởi xuất khẩu qua các nước tiến tiến, với trình độ của các nước đó, nếu kiểm định ra các hàm lượng độc trong cá thì sản phẩm sẽ bị trả về và doanh nghiệp sẽ bị mất uy tín, thiệt hại rất là lớn.

Trong khi cuộc sống của ngư dân rất khó khăn, ngư trường ảm đạm, người dân các tỉnh miền Trung đang rất hoang mang không dám ăn cá vì sợ nhiễm độc. Cá chết cũng báo động nguồn nước nhiễm độc nguy hiểm, người du lịch không dám tắm biển khi mùa du lịch đang đến gần, ngành du lịch cũng sẽ rất khó khăn và cuộc sống của người dân miền Trung cũng sẽ khó khăn thêm.

Thành Long

Vụ cá chết hàng loạt : Ngư dân Quảng Bình tiếp tục biểu tình

mediaCảnh thu lượm ốc, sò chết trên bãi biển Kỳ Anh, Hà Tỉnh, ngày 27/04/2016.STRINGER / AFP

Ngày 30/04/2016, trong ngày thứ ba liên tiếp ngư dân ở tỉnh Quảng Bình tiếp tục biểu tình, chặn quốc lộ 1 ở khu vực huyện Quảng Trạch để phản đối tình trạng ô nhiễm biển khiến tôm cá đánh bắt được lại không có ai mua. Họ đòi chính quyền đuổi công ty Formosa, bị nghi mà đã xả nước thải gây ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt nhiều ngày qua.

Trả lời RFI Việt ngữ, bà Ngô Thị Thanh, một doanh nghiệp thủy sản ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết :

« Dân chúng họ đang nổi loạn ở trong này nhiều lắm. Họ muốn nhờ phía trên cố gắng giúp đỡ giải quyết, chứ giờ tôm, cá ở đây chết hết, cá mực nữa, không ai ăn hết. Họ đang nổi loạn, đòi đuổi cho được Formosa ra khỏi đất nước Việt Nam, chứ ở đó chừng nào thì còn ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại cho dân. Cá, mực chết hết, có đâu ra nữa anh ?

Dân muốn kéo nhau lên trên đường quốc lộ. Mọi người giờ đang ngồi trên đó cả. Họ đưa cơm, đưa đồ, họ ăn, ngủ trên đó luôn. Họ nhủ (bảo) phải giải quyết sao phải đuổi được công ty Formosa. Bây giờ dân ăn trên đó, ngủ luôn trên đó, họ đâu có về nhà. Mình can ngăn dân, nhưng dân họ không nghe, họ cứ kéo nhau lên đó, họ không có sợ. Cá, mực chết hết, họ chết đói thì họ phải kéo nhau lên trên đó hết. 

Ngày hôm qua có tàu cá về, nhưng không có ai thu mua cả nên cuối cùng họ phải kéo nhau lên đường quốc lộ. Nói chung công an họ can thiệp không cho mình lên, nhưng dân họ cứ kéo lên, kéo lên, c uối cùng cá xô đi xô lại rồi đổ cá ra đường cả đó. Nói chung tình hình cũng khó khăn nhiều lắm.

< iframe id="passback_container_78153" class="adslvr_passback_inread" frameborder="0" scrolling="no" style="border-width: 0px; border-style: initial; position: relative; padding: 0px; width: 620px; height: 10px; margin: 0px auto !important;">< /iframe>

Nói chung thiệt hại nhiều lắm anh ạ. Công nhân cũng chẳng có việc làm. Thiệt hại lên đến mấy trăm triệu rồi đó anh à. Nói chung là khu vực gần biển, đáng lẽ ra là mình vẫn mua được tôm, cá, mực nhưng mà giờ đây, mình nghỉ, không mua được hoàn toàn. Dân chúng chưa có ai đi làm cả. Họ đi làm xa bờ thì họ chưa vô (về). Nói chung là giờ về đây thì cũng chưa biết tình hình ra sao, có mua hay không thì mình cũng chưa biết. Bà con ở đây thì cũng không làm gì đâu, giờ đây đóng cửa cả. »

Để trấn an ngư dân những vùng có cá biển chết hàng loạt, theo tin từ trang web của chính phủ Việt Nam, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ra lệnh cho Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với địa phương thu mua toàn bộ hải sản đánh bắt xa bờ của ngư dân.

Hãy xuống đường vì lương tâm mình

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Sống dưới chế độ toàn trị đối với đại đa số mọi người là chọn thỏa hiệp và im lặng. Thỏa hiệp và im lặng cho bản thân và cho gia đình từ ngày này sang ngày khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cuối đường dài thỏa hiệp bất tận ấy là cá nhân được tồn tại ngày càng mong manh giữa môi trường sống tinh thần, văn minh và tự nhiên ngày càng nhiễm độc và lụi tàn.

Thỏa hiệp và im lặng ấy đồng nghĩa với chờ đợi ngày mai tươi sáng mà không bao giờ đến khi đa số chọn đứng bên lề, với ảo vọng mà ta cứ tưởng là hy vọng về sự tất yếu của lịch sử rằng rồi cuối cùng thiện thắng ác và ánh sáng thắng bóng tối.

Đại đa số ấy chính là chúng ta- những kẻ đứng bên lề cuộc đấu tranh tập thể và sự lên tiếng tập thể trước bao cái ác rành rành của bạo quyền.

Vì sự thỏa hiệp và im lặng ấy lịch sử Việt Nam từ hậu bán thế kỷ hai mươi đến nay là những núi xương sông máu trải dài trên khắp nước từ cải cách ruộng đất đến cuộc nội chiến với hàng triệu người chết đến bao tội ác cộng sản thời hậu chiến. Dưới ánh sáng của lương tâm và đạo lý muôn đời những kẻ gây ra tội ác ấy được coi như là đã chết trước khi họ thật sự chết. Nhưng những kẻ chọn thỏa hiệp và im lặng trước tội ác của họ phải chịu trách nhiệm trước lương tâm mình và trước những thế hệ sau. Vì, xét cho cùng, qua thỏa hiệp và im lặng trước cái ác, chúng ta hạ mình xuống như là những đồng phạm ngang hàng với những kẻ thủ ác.

Nhà văn-triết gia Mỹ Ayn Rand khẳng định như sau về sự thỏa hiệp và đạo đức:

“Không thể nào có thỏa hiệp về những nguyên tắc đạo đức. "Trong bất kỳ thỏa hiệp nào giữa thực phẩm và thuốc độc, chỉ cái chết có thể thắng. Trong bất kỳ thỏa hiệp nào giữa thiện và ác, chỉ cái ác có thể có lợi.” (Atlas Shrugged.) Lần sau nếu ta muốn hỏi: “Phải chăng cuộc sống không cần thỏa hiệp?” thì hãy chuyển câu hỏi ấy sang câu hỏi khác mang ý nghĩa thật sự: “Phải chăng cuộc sống cần từ bỏ điều đúng và thiện cho điều giả dối và ác?" Câu trả lời là rằng đấy chính là điều cuộc sống cấm- nếu ta hoàn toàn không muốn đạt đến những năm dài tra tấn trong sự tự hủy diệt từ từ."

Chúng ta không thể đứng bên lề và im lặng mãi trước cái ác trước mặt mình. Lòng nhân ái và lương tâm thúc giục chúng ta phải lên tiếng dù kết quả có được hay không. Vì thế, ngày chủ nhật này chúng ta hãy xuống đường không chỉ vì hàng trăm ngàn con cá đáng thương bị giết chết hay vì hàng trăm ngàn người bị ảnh hưởng sinh kế vì thảm họa môi trường ngày đang lan rộng hay để giữ gìn biển cả cho mình và thế hệ sau mà còn chính vì để cứu lương tâm thiên phú đã bị hoen ố ít nhiều của chúng ta.




Thảm họa môi trường có thể trải dài tới Phú Quốc

VIỆT NAM - Đó là cảnh báo của ông Doãn Mạnh Dũng, phó chủ tịch Hội Khoa Học Kỹ Thuật và Kinh Tế Biển của thành phố Sài Gòn, cựu trưởng Ban Hạ Tầng Cảng Biển thuộc Cục Hàng Hải Việt Nam.

Cá chết ở vùng biển thuộc Đà Nẵng vào sáng 29 tháng 4. (Hình: Tuổi Trẻ)


Từ 6 tháng 4 đến ngày 27 tháng 4, cá đã chết trắng một đoạn biển dài khoảng 250 cây số, chạy dọc bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Hiện có hàng trăm ngàn gia đình, hàng triệu người điêu đứng vì không thể kiếm sống bằng việc đánh bắt, mua bán cá, cung cấp các loại dịch vụ cho ngư nghiệp, làm muối, nuôi thủy sản (cá bè, tôm, nghêu), kinh doanh du lịch biển (nhà hàng, khách sạn, vận tải),... Chính quyền tỉnh Quảng Bình và mới đây là chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã phải tổ chức phát gạo cứu đói.

Dưới áp lực của công chúng, chính quyền Việt Nam đã buộc phải thừa nhận, sự kiện cá chết là một thảm họa môi trường do nước biển bị nhiễm độc. Tuy chính quyền Việt Nam chưa xác định chất độc gây ô nhiễm và nguồn ô nhiễm nhưng nhiều chuyên gia và dân chúng tin rằng đó là hậu quả của việc cho phép Tập Đoàn Formosa (Đài Loan) xây dựng một nhà máy thép ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) mà không ràng buộc và kiểm soát về chất thải.

Đáng chú ý là từ 28 tháng 4 đến nay, cá sống ở tầng nước sát đáy biển dạt vào bờ biển đoạn thuộc Thừa Thiên-Huế ngày một nhiều và người ta bắt đầu thấy cá chết ở vùng biển thuộc thành phố Đà Nẵng.

Trả lời phỏng vấn của tờ Người Đô Thị về các tác động có thể tiếp diễn của thảm họa môi trường vừa kể, ông Dũng lưu ý về đặc điểm tự nhiên của bờ biển Việt Nam. Do chênh lệch nhiệt độ giữa Bắc Cực và xích đạo, do trái đất quay từ Tây sang Đông, do bờ biển Trung Quốc khi xuống phía Nam thì lệch về hướng Tây nên trong 365 ngày/năm luôn có một dòng hải lưu ở tầng đáy chảy dọc bờ biển Việt Nam từ phía Bắc xuống phía Nam và chảy mạnh nhất ở đoạn từ Vũng Áng đến mũi Cà Mau (tốc độ trung bình khoảng 0.38 mét/giây). Chưa kể mỗi năm có 9 tháng, do tác động của gió Đông Bắc, đoạn biển từ Vũng Áng đến Cà Mau còn chịu tác động của dòng chảy tầng mặt (tốc độ trung bình khoảng 0.75 mét/giây).

Đó là lý do ông Dũng tin rằng, nếu không cắt ngay nguồn khiến nước biển nhiễm độc thì thảm họa môi trường khiến cá chết trắng biển sẽ lan rộng cho đến Phú Quốc.

Ông Dũng nhận định, vào thời điểm này, gió Tây Nam đang đưa dòng nước tầng mặt qua hướng đảo Hải Nam, nên hiện tượng cá chết chưa xuất hiện ở vùng biển phía Nam miền Trung. Tuy nhiên rất khó tránh chất độc xâm lấn đến vùng biển này. Nước biển có thể pha loãng độc chất, cá không chết trắng biển nhưng vẫn nhiễm độc và có thể gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm cho con người trong tương lai. Cũng vì vậy, ông Dũng nhấn mạnh, Việt Nam đang đối diện với “một hiểm họa cực kỳ lớn đối với cả quốc gia vì nó triệt tiêu nguồn tài nguyên để nhiều triệu người có thể duy trì cuộc sống trong nhiều ngàn năm dọc dải đất hình chữ S.”

Theo phó chủ tịch Hội Khoa Học Kỹ Thuật và Kinh Tế Biển của thành phố Sài Gòn, điều phải bận tâm không phải chỉ riêng nhà máy thép của Formosa mà là làm sao để kiểm soát nước thải ra biển của tất cả các khu công nghiệp. Nếu không kiểm soát được thì cần đóng cửa. Không thể để quyền lợi của một nhóm nhỏ tìm mọi cách để có tiền rồi ra ngoại quốc định cư lấn át quyền lợi của cả một dân tộc - đa số mơ ước tìm được hạnh phúc ngay trên đất nước của mình.

Ở góc độ cựu trưởng Ban Hạ Tầng Cảng Biển thuộc Cục Hàng Hải Việt Nam, ông Dũng nói thêm, do đặc điểm địa lý, Vũng Áng đứng hàng thứ hai trong bốn điểm quan yếu để bảo vệ an ninh lãnh thổ của Việt Nam (ba điểm quan yếu còn lại là Cam Ranh, Nam Du và Côn đảo). Cảng Sơn Dương ở Vũng Áng là nơi có thể kiểm soát hoạt động lưu thông cả trên bộ lẫn trên biển từ miền Nam và miền Trung ra miền Bắc Việt Nam.

Lẽ ra phải giao Vũng Áng cho hải quân vì có độ sâu, độ rộng thích hợp để tiếp nhận cả hàng không mẫu hạm, vì có núi cao che chắn, vì dễ tổ chức tiếp liệu nên giúp gia tăng khả năng phòng ngự và tấn công để phòng ngự vịnh Bắc bộ thì không hiểu tại sao, chính quyền Việt Nam lại giao Vũng Áng cho Đài Loan, bất chấp khuyến cáo của nhiều giới về những nguy cơ đủ loại đối với cả kinh tế lẫn quốc phòng. (G.Đ)


Thảm họa môi trường: đằng sau là một sự thật không thể che giấu

JB Nguyễn Hữu Vinh

29-4-2016

Thảm họa đang tăng dần

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Thảm họa đầu độc môi trường sống ở Miền Trung đã ngày càng tăng và chưa có thời điểm dừng lại. Các loại sinh vật biển đã chết và đang tiếp tục chết. Không chỉ ven bờ, mà cả những loài động vật biển ở tầng nước sâu như cá voi cũng đã từ giã cuộc đời với biển để phơi xác ở vùng biển các tỉnh Việt Nam.

Không chỉ có cá, mà các loài thủy sinh, ngao sò, ốc hến… chim chóc cho đến rừng ngập mặn đã được phát hiện đang chết. Đầu tháng 4/2016, báo chí đã lên tiếng về 26ha rừng ngập mặn được trồng 25 năm nay chắn sóng chỉ còn trơ gốc. Tại các đảo Quảng Bình, chim chóc không còn, những xác chim tan rữa trên đảo. Thậm chí, người ta không còn dám xuống kiểm tra xem những loại rong biển, san hô có còn tồn tại được không.

Nhưng, người dân biết một điều: Nước biển đã và đang chứa một lượng hóa chất cực độc có thể giết người. Người dân lo tích trữ muối ăn, cả hệ thống du lịch biển mùa hè đang có nguy cơ tê liệt, các chợ hải sản biển vắng teo vì không ai dám mang sinh mệnh của mình để đùa với các “bí mật nhà nước”.

Không chỉ có thế, ngoài các sinh vật biển con người cũng đã mất mạng vì nhiễm độc từ biển, điều “xưa nay hiếm”. Người ta có thể chết vì ngộ độc khí ở đồng bằng, bị nhiễm độc từ rừng, từ nhiều nơi khác, nhưng ở biển, bị nhiễm độc thì hầu như rất ít xảy ra ở Việt Nam. Nhưng điều đó đã xảy ra rất cụ thể và hết sức nguy hiểm.

Những công nhân lặn biển ở Formosa đã chết và đang điều trị ở các bệnh viện đã cho biết họ nhiễm kim loại nặng từ biển. Ngay tại Formosa, ngày 15/4/2016 hàng chục công nhân đã bị nhiễm độc và ngộ độc khi ăn ở nhà bếp chung của Formosa. 29 người nhập viện, hàng chục người khác có dấu hiệu nhiễm độc. Điều lạ ở đây, là quá trình nhiễm độc, ngộ độc của họ đã diễn ra từ từ chứ không đồng loạt như những nơi bị ngộ độc thực phẩm khác. Điều đó cho người ta khả năng nghi ngờ là những chất độc từ sản vật biển đã nhiễm độc ở các mức độ nguy hiểm khác nhau và phát huy tác dụng từ từ.

Với tình trang chất độc đưa vào cơ thể như không và dần dần phát huy tác dụng của nó, thì con người, sức khỏe giống nòi Việt Nam rồi sẽ ra sao? Chưa ai đặt vấn đề đó ra với những kẻ đang hủy hoại đầu độc môi trường sống của Việt Nam.

Với một đất nước có 3.200 km bờ biển số lượng ngư dân và người dân phụ thuộc vào môi trường biển là quá lớn. Cách đây 3 năm ngày 7/6/2013, tại Diễn đàn Kinh tế Biển diễn ra tại Hà Tĩnh, ông Chu Phạm Ngọc Hiển -Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, mục tiêu của Việt Nam đến 2020, kinh tế biển sẽ đóng góp 53-55% GDP.

Khi đó, Lê Đình Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh còn tự hào Hà Tĩnh có Formosa. Ông cho biết, tỉnh này có bờ biển dài 137km, gồm 3 đảo nhỏ với 4 cảng thương mại và cảng cá. Mặt khác, Hà Tĩnh có ngư trường rộng, diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, nhân dân có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tiềm năng phát triển du lịch dồi dào trong đó có du lịch biển… Toàn những viễn cảnh như mơ. Nhưng những ngày qua, không thấy mặt ông ta và chẳng thấy ông ta nói gì nữa.

Vậy thì nền kinh tế Việt Nam sẽ đi về đâu? Đất nước này rồi sẽ ra sao? Đời sống người dân bần cùng hóa đến mức nào?

Ai chịu trách nhiêm? Họp kín? Thái độ của một nhà nước

Một tháng, với cả một bộ máy nhà nước, đảng, đoàn, mặt trận, các Hội con nuôi của đảng như Mặt Trận, Hội Liên hiệp Thanh niên, phụ nữ… mà cả bộ máy dân phải nuôi phình to bằng ba, bằng bốn bộ máy của láng giềng với số dân tương đồng, họ đang ở đâu? Tất cả đều im lặng và lẩn tránh trách nhiệm của mình.

Họ vẫn tiêu tiền dân đều đều vào xe công, vào nhà công vụ, vào đi nước ngoài học tập, vào những cuộc thăm viếng đón tiếp ngoại bang xâm lược. Trong tháng 4 này, bộ máy đó đã tiêu bao nhiêu tiền dân? chưa ai trả lời được, nhưng chắc chắn một điều” Tháng 4 này, họ đã tiêu tốn hơn 1.000 tỷ đồng cho riêng xe công để phục vụ họ.

Một quan chức Hà Tĩnh với chức danh Phó Chủ tịch Tỉnh là Đặng Ngọc Sơn đã xúi dân xuống tắm biển và ăn cá nhiễm độc. Điều này khiến dư luận bất bình dậy sóng và ông ta “tàng hình”. Một tiến sĩ là nhà khoa học đã đánh giá tư cách của Phó chủ tịch Tỉnh này là “thiếu kỹ năng sống và không có kiến thức khoa học” – Nhưng lại là viên quan đầu tỉnh. Vậy thì hệ thống cán bộ sẽ ra sao?

Một viên chức Quảng Bình, khi được hỏi về việc chim đồng loạt chết đã tỉnh bơ: Chim chết không liên quan gì đến chúng tôi. – Bó tay với quan chức nhà nước Cộng sản luôn tự hào là đầy tớ nhân dân.

Không chỉ với những quan chức đông nhan nhản như chính quyền địa phương đã được coi là “tàng hình”, cả bộ máy Bộ Chính trị cũng như 4 cái chân gọi là tứ trụ mà người ta vạch mặt chỉ tên hẳn hoi, chưa hé nửa lời về thảm họa này trừ Thủ tướng kêu “xử lý nghiêm”. Người ta nhớ chưa lâu, mới đây thôi, họ đã giơ tay thề nguyền sẽ thế lọ, sẽ thế chai trước cả toàn dân và cả cái gọi là Quốc hội… cứ như thật.

Trong số đó, Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp đến vùng thảm họa, gặp gỡ, cười giả lả cùng nghi can gây đại họa là Formosa, rồi ra về với sự im lặng chết chóc và để lại câu khen ngợi “Hà Tĩnh đi đúng hướng”. Người dân quan sát và có quyền nghi ngờ rằng: Đó có phải là một cuộc “thông cung” trong tội ác với môi trường Việt Nam ở thảm họa này?

Lúng túng che đậy sự thật

Sau gần một tháng trời với cả bộ máy ôm 24.000 cái “bằng tiến sĩ” đã hoàn toàn bất lực trước một câu hỏi: Thảm họa này do đâu? trong nước biển miền Trung hiện nay có gì? Người dân nên ăn gì, dùng gì từ biển?” – Những câu hỏi đó đã không được trả lời.

Người ta chờ cho đến tối 27/4/2016, 7 bộ gồm Bộ Tài nguyên – Môi trường cùng các bộ khác sau khi họp kín đã có một buổi họp báo có một không hai. Buổi họp báo nổi tiếng này đã đưa ra được một thông điệp: Thông điệp đó là: “Xin thông báo, hiện chưa có gì để thông báo, chúng tôi sẽ thông báo sau khi có điều cần thông báo, vì thế xin thông báo để những người cần được thông báo biết”.

Ở Việt Nam, cái trò họp kín đã diễn ra thường xuyên và coi như đó là quyền của đám đầy tớ một cách ngang nhiên, dù đám đầy tớ này đang ăn tiền đi xe, ở nhà và mọi cái đều lấy từ túi ông chủ.

Người ta thấy Quốc hội phải họp kín về Biển Đông, đảng họp kín ở Hội nghị trung ương…tất tần tật cứ như đi buôn bạc giả, buôn lậu ma túy với nhau vậy.

Vì sao phải họp kín? Điều đơn giản để giải thích việc họp kín, là bất cứ sự gì không minh bạch đều cần che giấu trước ánh sáng.

Sự thật lộ diện

Buổi họp báo không đưa ra được thông tin gì từ người tổ chức, chỉ duy nhất đưa được một thông tin là không phải Formosa gây độc mà có thể là “thủy triều đỏ” là nguyên nhân.

Khi nghe câu nói này, cả cộng đồng mạng đã mất một trận cười còn hơn cả ngộ độc nước biển. Trên các diễn đàn mạng, người dân không còn gì để có thể biểu thị sự coi thường, khinh bỉ và thiếu tôn trọng đến thế. Những status trên diễn đàn Facebook kêu gọi yêu cầu Bộ Trưởng Tài nguyên – Môi trường từ chức, chỉ một tiếng đồng hồ sau đã có hàng ngàn người like và hàng cả ngàn lượt người chia sẻ.

Người dân không có được thông tin chính thức từ miệng quan chức Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân. Nhưng đã biết điều gì đằng sau thái độ hoảng hốt khi một phóng viên hỏi về độc tố kim loại nặng gây cá chết ở Biển hiện nay: “Tắt máy. Tắt máy nghe. Xin lỗi. Không, không, để anh nói riêng với em. Đừng hỏi câu đó. Hỏi câu đó tổn hại cho đất nước”.

Tổn hại cho đất nước? Với ông này đó là nói lên sự thật? Không. Hoàn toàn không. Khi nói ra sự thật chỉ có hại cho cái đảng của ông ta, – “người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam” (sic). Còn đất nước đã tan hoang, bị đầu độc thì nói lên sự thật chỉ có tốt hơn thôi thưa ông.

Người dân không tin là ông ta và các quan chức không biết nguyên nhân. Bởi người dân có mù, thì họ cũng biết Biển không thể có chuyện tự nhiên bị đầu độc và họ đã biết có nơi, có chốn, có nguyên nhân và thủ phạm rõ ràng như vậy. Cái mà ông cho là “thủy triều đỏ” được cộng đồng mạng chỉ rõ, đó là làn sóng thủy triều cộng sản đang luôn tạo những con sóng đỏ hủy diệt trên đất nước này.

Câu đổ lỗi của ông, chỉ nhằm che giấu những thủ phạm đã đầu độc không chỉ môi trường tự nhiên của đất nước này, mà là cả môi trường sống của xã hội, trong đó có đủ mọi mặt cuộc sống từ giáo dục, y tế, đạo đức, kinh tế xã hội.

Đó là con sóng đỏ của tư duy vô thần Cộng sản lấy vật chất quyết địnhh ý thức con người và coi việc chiếm giữ quyền bính phục vụ lợi ích của phe nhóm mình là tối thượng, bỏ mặc đất nước, dân tộc và dân sinh.

Hà Nội, ngày 29/4/2016. Những ngày người Cộng sản mừng “chiến thắng miền Nam” và thảm họa môi trường.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

P/S: Video Thứ trường Bộ Tài nguyên – Môi trường: Em hỏi vậy là tổn hại cho đất nước:

Cám ơn ông, Chu Xuân Phàm!

Diệu Lan

30-4-2016

Ông Chu Xuân Phàm xin lỗi trong buổi họp báo (Ảnh: Vietnamnet)

Ông Chu Xuân Phàm xin lỗi trong buổi họp báo (Ảnh: Vietnamnet)

Phát biểu: “Chọn tôm cá hay chọn nhà máy thép” của ông Chu Xuân Phàm, người TQ nguyên Trưởng Văn phòng đại diện Formosa tại Hà Nội, lấy vợ Việt nói tiếng Việt, đã khiến dư luận dậy sóng. Bởi nhiều người coi đó là một lời tuyên bố mang tính thách thức công luận Việt Nam. Nhưng cá nhân tôi lại cho rằng đây là một hành động quý giá của ông Phàm. Tại sao vậy?

Trước hết vì ông ấy đã nói thật, rất thật. Tuy đến nay Bộ Tài nguyên & Môi trường vẫn khẳng định chưa tìm thấy bằng chứng chứng minh sự liên quan giữa Formosa và việc cá chết hàng loạt ở miền Trung, nhưng khó có thể nói rằng sự hoạt động của Formosa hoàn toàn không tạo ra bất kì tác động tiêu cực nào đến môi trường. Nhất là khi, tập đoàn này đã có không ít “tiền sự” về việc gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ở các quốc gia khác trên thế giới.

Thật ra, các hoạt động sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp thường đi liền với những hệ lụy về môi trường. Đấy là điều khó tránh khỏi, ở bất kì đất nước nào, ngay cả khi chúng ta thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý hay xử lý chất thải, rác thải. Đó cũng chính là mặt trái của quá trình phát triển. Luôn phải có những sự đánh đổi nhất định để đạt được mục tiêu về kinh tế. Vấn đề nằm ở chỗ sự đánh đổi này phải mang tính hợp lý, hài hòa. Không thể vì kinh tế mà bỏ qua tác động đến môi trường.

H1Buổi họp báo tại Formosa (Ảnh: Vietnamnet)

Tôi cho rằng phát biểu của ông Phàm giống như 1 lời cảnh tỉnh đối với các nhà quản lý. Lâu nay chúng ta vẫn dành quá nhiều sự ưu ái cho các doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Các doanh nghiệp này được trải thảm đỏ với nhiều ưu đãi khi đầu tư vào Việt Nam. Thậm chí, việc thu hút các doanh nghiệp FDI còn gần như đã trở thành cuộc đua khốc liệt giữa các tỉnh thành. Nhưng theo tôi có lẽ đã đến lúc phải nhìn lại điều này.

Trước hết phải thừa nhận rằng chủ trương thu hút vốn FDI là đúng đắn. Nguồn vốn từ nước ngoài không những tạo ra một động lực lớn cho quá trình tăng trưởng, mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động trong nước. Nhưng như vậy, không nghĩa chúng ta thu hút FDI bằng mọi giá.

Không thể có chuyện đánh đổi môi trường sống lấy sự tăng trưởng. Chúng ta hoàn toàn có quyền lựa chọn những nhà đầu tư vào lĩnh vực mang tính công nghệ cao, thân thiện với môi trường, thay cho những ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Việc thắt chặt “tuyển sinh FDI” ban đầu có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng hoặc ít nhiều làm giảm thu ngân sách. Nhưng những khó khăn về ngân sách ấy có thể khắc phục bằng việc tiết kiệm các khoản chi. Thay vì lãng phí, sử dụng ngân sách vô tội vạ để rồi taọ ra áp lực tăng thu bằng mọi giá, có thể tiêu ít đi, mà đảm bảo sự phát triển bền vững. Cũng chẳng thể chạy theo tăng trưởng mà phải đánh đổi cả môi trường sống, thứ gần như không thể phục hồi.

H1Cá chết tại biển miền Trung (Ảnh: Vietnamnet)

Trong các bài toán kinh doanh, người ta luôn phải cân nhắc đến chi phí cơ hội. Tôi nghĩ rằng vì lợi nhuận trong ngắn hạn mà đánh đổi yếu tố dài hạn như môi trường là không đáng. Không thể vì nghèo mà chấp nhận biến thành điểm trú ẩn của những công nghệ lạc hậu hay các ngành nghề bị các quốc gia khác “hắt hủi”.

Trong bối cảnh người ta thường xuyên ve vuốt nhau bằng những báo cáo được tô hồng, với những số liệu đẹp như mơ, thì có lẽ những lời nói thật đến tàn nhẫn của ông Phàm sẽ giá trị cho tương lai của đất nước này.

Ngay cả cách ông Phàm hành xử cũng đáng để chúng ta phải suy ngẫm. Sau hành động gây ảnh hưởng đến Formosa của mình, ông này đã lập tức lên tiếng xin lỗi, nhận trách nhiệm. Thậm chí, ngay cả khi đã mất việc, thì theo báo chí, ông Phàm vẫn tâm tư rằng “đã chuẩn bị sẵn tâm lý chấp nhận mọi hậu quả, miễn là người dân Việt Nam không búc xúc và không ảnh hưởng tới tập đoàn nữa”. Điều này cho thấy chí ít ông Phàm cũng là một người trách nhiệm và tận tâm với công việc (ở đây là Formosa), ngay cả khi đã bị chối bỏ. Tôi nghĩ rằng không phải người Việt Nam nào, kể cả những người có trọng trách nhất định cũng có được thái độ làm việc trân quý như thế. Nếu tất cả chúng ta đều có được tinh thần tuyệt vời ấy trong công việc thì chắc chắn đã chẳng còn tình trạng tương tự như Hà Tĩnh, phải trông chờ vào một doanh nghiệp FDI khủng như Formosa để tạo ra một cuộc lột xác trong thu ngân sách.

Vì thế, sau tất cả, thật tâm xin cám ơn ông Chu Xuân Phàm, dù sao thì ông đã cho chúng tôi những bài học đắt giá!

Xuống đường 1/5: Kẻ nào đồng lõa với tội hủy hoại môi trường?

Phạm Chí Dũng

29-4-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters.

Việt Nam mùa hè 2016. Tháng Tư lặp lại. Tháng Tư tái hiện bùng nổ phản kháng xã hội.

“Cá chết Formosa” đã không chỉ giết biển và tước đoạt những hạt gạo cuối cùng của ngư dân miền Trung, mà còn vinh danh một vết bẩn đáng kinh tởm đến tận cùng trên gương mặt “nhà nước của dân, do dân và vì dân” ở Việt Nam.

Formosa Hà Tĩnh là một “vụ án” chính trị?

Hàng loạt bằng chứng “chống lưng” cho Formosa Hà Tĩnh liên tiếp và dồn dập hiện hình: thái độ chậm chạp, vô cảm lẫn vô trách nhiệm đến mức kinh ngạc của chính quyền Hà Tĩnh cùng các bộ ngành hữu quan Việt Nam trước vụ “cá chết Formosa”; chuyến thị sát “kiểm tra tiến độ công trình Formosa” mà bị dư luận hiểu như một cách “bảo kê” của Tổng Bí thư Trọng. Kết cục nhưng chưa hề kết thúc: giới lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sau họp kín là hủy họp báo, rồi lại họp báo chỉ vỏn vẹn 10 phút để chẳng hề công bố được một nguyên nhân xác đáng nào về vụ cá chết hàng loạt gây điêu đứng dân sinh ở ít nhất 4 tỉnh miền Trung.

“Mặc dù được một số thế lực bao che và tìm cách hoãn binh để phi tang, nhiều bằng chứng đã chỉ ra nghi phạm số một của vụ đầu độc biển Vũng Áng: Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan đóng tại Vũng Áng Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) đã xả số lượng lớn chất cực độc ra biển trong quá trình súc rửa đường ống xả thải” – bản tuyên bố về “Tội ác đầu độc biển miền Trung Việt Nam” của hàng trăm trí thức Việt đồng thanh tố cáo.

“Vụ Formosa càng bộc lộ rõ hơn sự vô trách nhiệm, vô cảm và bất chấp lợi ích quốc gia, cuộc sống của người dân, cũng như bất lực của cả một hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trước một đại nạn quy mô lớn của quốc gia, khi vụ việc được người dân phát hiện gần một tháng mới có sự khởi động điều tra. Sự chậm trễ ấy rất nhiều khả năng đã tạo điều kiện cho nghi can có thì giờ xoá tang tích để thoát tội”.

“Người dân càng phẫn nộ trước phát ngôn hàm ý bao che cho nghi phạm, đánh lừa, xoa dịu dư luận của một số quan chức cấp bộ và tỉnh, trước hành vi hết sức khó hiểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản – tổ chức tự cho mình độc quyền lãnh đạo toàn diện quốc gia – đã đến thăm nghi can số một, thay vì thăm hỏi người dân bị nạn, đúng vào thời điểm mọi mũi dùi công luận chĩa hết vào nghi can ấy”.

Tháng Tư đang lặp lại. Tháng Tư năm 2015, gần 100.000 công nhân ở Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ đã đổ ra đường biểu tình để phản đối chính sách nhà nước không cho nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Chính quyền ngay lập tức đã phải “sửa sai”.

“Cả nước hãy cùng xuống đường vào 09h00 ngày 1/5/2016. Tại Hà Nội: Nhà hát lớn, số 1 Tràng Tiền. Tại Sài Gòn: Công viên 30/4, Lê Duẩn, Quận 1. Tại các tỉnh: ở bất cứ đâu với bất cứ ai có thể xuống đường với một biểu ngữ trong tay và một tài khoản facebook” – những lời kêu gọi vừa quyết liệt vừa tha thiết trên mạng xã hội. Cho một cuộc biểu tình đồng cảm với nỗi đau ngư dân miền Trung và đòi hỏi phải tìm bằng được thủ phạm giết biển.

“Đây là một tội ác hủy hoại môi trường sinh thái và diệt chủng tiềm tàng. Trước mắt là cá và các loài thủy hải sản chết hàng loạt, và đã có người chết; sau đó sẽ gây ra bệnh tật nguy hiểm cho con người và các vật nuôi như đã từng xảy ra ở một số nơi trên thế giới trước đây cùng nhiều hệ lụy chưa thể lường hết được”.

“Đây là giọt nước tràn ly sau quá nhiều tai họa do các dự án từ khai khoáng (như bauxite Tây Nguyên) đến thủy điện, nhiệt điện, chế biến… tràn lan khắp đất nước, bất chấp những cảnh báo tâm huyết của trí thức và nhân dân. Đã đến lúc nhà cầm quyền phải nghiêm túc rà soát, điều chỉnh, nếu cần thì hủy bỏ các dự án bất lợi cho sự phát triển bền vững, cho an ninh quốc phòng, nhất là các dự án của China, không để tiếp tục xảy ra những tai hoạ về môi sinh cũng như về các mặt khác”.

Đã đến nước này, hãy đừng nói rằng chỉ có giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền mới quan tâm đến hiện tình khốn quẫn của đất nước. Đã đến nước này, mỗi nạn nhân môi trường cùng mỗi người dân trằn trọc đều có thể trở thành một mũi lao, một viên đạn phản biện và phản kháng.

Bao giờ cũng thế, những cuộc xuống đường và biểu tình bùng nổ từ trong lòng lịch sử. Để kết thúc cái lịch sử ấy.

Tháng 5/2015, hàng ngàn người dân Hà Nội đổ ra đường biểu tình phản đối hành vi chặt hạ 6.700 cây xanh. Ngay lập tức chiến dịch thảm sát cây xanh phá sản. Một thời gian sau, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị “mất chức”.

Hà Nội, TP.HCM, Hà Tĩnh, Quảng Bình… Bất cứ một chính quyền và công an địa phương nào đang tâm cản phá cuộc xuống đường hiến định ngày 1/5 tới đều sẽ bị xem là đồng lõa với tội hủy hoại môi trường và phải bị nhân dân khởi kiện!

Hãy để cho người dân được quyền tồn tại và lên tiếng tố cáo!

“Người dân Việt Nam quyết không chọn con đường tăng trưởng kinh tế với cái giá hi sinh môi sinh của đất nước, hi sinh quyền lợi của dân nghèo, hi sinh chủ quyền quốc gia;

Người dân Việt Nam quyết không chấp nhận những kẻ cầm quyền ngu dốt, tham lam, bán rẻ dân tộc vì lợi lộc, tham vọng cá nhân và phe đảng;

Người dân Việt Nam quyết không chịu chết thảm như những con cá nhiễm độc ở Biển Đông!”



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 564 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 557 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 457 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 441 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 418 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 368 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 366 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 350 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 325 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 316 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.