Người dân miền Trung đang thu gom cá chết. (Ảnh: Trần Tuấn).

Dù các Bộ, ngành liên quan và chính quyền 4 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế) đã vào cuộc kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm, nhưng chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân dẫn đến cá chết. Rất nhiều giả thiết được đặt ra, từ hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, biển đổi khí hậu... đến chất thải ở khu kinh tế, khu công nghiệp lớn.

Cá chết, ngư dân không dám ra khơi, còn trên bờ, không ít khu du lịch ở 4 tỉnh miền Trung...  “ vắng như chùa bà đanh”.

Cá chết, cũng là lúc người dân các tỉnh lân cận thêm lo sợ. Nếu cá biển chết tràn về các chợ quê nghèo, thì sẽ được bán với giá rất rẻ. Người nghèo thường thiếu thông tin và sự hiểu biết hạn chế, nên cứ thấy rẻ là mua, không lường được hết hậu quả.

Trong khi chờ kết luận về nguyên nhân dẫn đến cá chết,  các cơ quan quản lý và báo chí cần đưa ra những khuyến cáo nhanh nhất, hiệu quả nhất để người dân không ăn các loại cá chết dạt vào bờ biển; đồng thời, chính quyền 4 địa phương cần tổ chức thu gom và tiêu hủy để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Nhìn lại đợt hạn hán, xâm nhập mặn và hiện tượng cá biển chết, càng thấy vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, biến đổi khí hậu... đã và đang đe dọa sự bình yên của mỗi người, mỗi địa phương, trở thành “đại sự” của quốc gia.

Việt Nam đã và đang xây dựng các giải pháp, kịch bản để hạn chế những tác động của thiên tai, nhưng vẫn thiếu những giải pháp khoa học, thực tiễn, lâu dài và bền vững.

Thứ nhất, năng lực phân tích, dự báo, cảnh báo về biến đổi khí hậu, thiên tai còn hạn chế.

Thứ hai, nguồn lực đầu tư cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu còn ít, thậm chí việc đầu tư chưa có trọng tâm, trọng điểm.

Thứ ba, chưa có giải pháp gắn việc ứng phó biến đổi khí hậu với phòng chống thiên tai, dịch bệnh, đẩy mạnh phối hợp liên ngành, liên vùng, với từng dự án.

Chống chọi với thiên tai là quyết tâm chính trị của cả hệ thống, là nguồn lực kinh tế, là những giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Vẫn biết đây là việc khó, nhưng khó mấy cũng phải làm vì sự an toàn cuộc sống!

Dân VN ngu si hèn nhát sợ chính quyền CS và công an không dám biểu tình phản đối nên rồi họ cũng chết nhưng bản chất dân Việt thích chết hèn hơn là chết hùng, mặc dầu khi tranh đấu có thể chết nhưng rất có thể sống trong khi hèn nhát sợ hãi thì chết chắc chắn hơn!

Đăng Dương


Ở  Việt Nam hiện nay chưa có luật về Đảng. Đây là một điều mà Đảng Cộng sản Việt Nam cần nhanh chóng bổ khuyết sau 86 năm hoạt động.

Đảng hoạt động “ngoài vòng pháp luật” !

Có Luật về Đảng  sẽ làm rõ hơn cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam, cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để nhân dân giám sát Đảng, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Đảng thực thi vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình đối với Nhà nước và xã hội. Đồng thời Luật về Đảng tạo sự minh bạch trong hoạt động của Đảng, tạo cơ sở cho nhân dân giám sát hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên.

Luật về Đảng sẽ giúp Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động một cách hiệu quả hơn, minh bạch hơn, tránh bị cho là Đảng hoạt động ngoài vòng pháp luật, tránh bao biện, làm thay hay buông lỏng lãnh đạo; và cũng là để nhân dân có cơ sở giám sát các tổ chức và  cán bộ của Đảng  làm việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Ngoài ra, hoạt động trong một khung khổ pháp luật rạch ròi giúp Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết được rất nhiều vấn đề nội bộ của mình như dân chủ trong Đảng, ngăn không để các đảng viên tham nhũng, lộng quyền, thoái hóa, suy thoái,… mà giờ đây chính các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam phải coi là quốc nạn, gây tổn hại cho sự sống còn của Đảng, cho chế độ XHCN… Như ông Nguyễn Phú Trọng  - đương kim Tổng bí thư đã công nhận, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng   viên thoái hóa, biến chất, tức là đảng CS Việt Nam đang có vấn đề. 

Phải có Tòa Bảo Hiến

Thành lập từ năm 1930 cho đến nay, Đảng  CS Việt Nam đã áp đặt quyền cai trị lên nhân dân Việt Nam 86 năm. Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay có sự hiện diện một số cơ quan kiểm tra, giám sát. Song ở cấp cao nhất trong cơ quan Đảng  vẫn còn tồn tại khoảng trống quyền lực chưa được giám sát vì "chưa được luật hóa". Và những đảng viên mất chất có chức có quyền đã đã lợi dụng khoảng trống quyền lực này để  phục vụ cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, bỏ mặc lợi ích chung của nhân dân.

Giai đoạn 1986-1991, Ở Đại hội Đảng VI, Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam - Nguyễn Văn Linh có nêu quan điểm: Bộ Chính trị còn bận rất nhiều công việc lớn, nên chỉ những vấn đề thuộc đường lối chủ trương trong hoạt động của Quốc hội mới thảo luận ở Bộ Chính trị. Như vậy, Hội đồng Nhà nước chủ động bàn và đưa ra Quốc hội quyết định. Ông Võ Chí Công, Ủy viên Bộ Chính trị, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Đảng.

Từ đây bắt đầu thời kỳ Đổi Mới của Việt Nam, đồng thời mối quan hệ giữa Đảng với Quốc hội hài hòa và thông thoáng nhất. Tuy nhiên sau khi sự kiện bức tường Bá Linh qua đi, đồng minh thân cận của Việt Nam như lãnh đạo Rumani Ceaucescu bị hạ bệ, các nhân vật bảo thủ trong Đảng đã tìm cách bóp nghẹt tiến trình này. Sang Trung ương Đảng khóa VII thì mọi chuyện thay đổi, sau khi ông Nguyễn Văn Linh nghỉ, rất nhiều vấn đề về luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội phải đưa ra để Bộ Chính trị xem xét, có kết luận thì mới được thực hiện. Quy trình này không chỉ gây nên tình trạng chậm trễ mà nhiều vấn đề quan trọng khi đưa ra Quốc hội bàn rất khó vì đã có kết luận của Bộ Chính trị rồi.

Sự việc trên cho thấy, do ngoài việc quy định như trong Điều 4 của Hiến pháp thì không có một văn bản pháp luật nào khác quy định về sự lãnh đạo của Đảng CS nên việc thực hiện điều này tùy thuộc vào từng nhiệm kỳ và “tùy tiện”, “ngẫu hứng” của vị tổng bí thư đương nhiệm.

Vấn đề đặt ra, để Điều 4 Hiến pháp tồn tại và vẫn dân chủ ngay khi có “Luật về sự lãnh đạo của Đảng”, đòi hỏi phải có Tòa Bảo Hiến. Chính vì điều này mà từ mấy năm qua trong giới luật gia ở Việt Nam đã có các tiếng nói kêu gọi lập Toà Bảo Hiến như ở nhiều nước trên thế giới.

Đảng không phải vô giới hạn

Lâu nay Đảng CS  vẫn nói Đảng   vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Nhưng tình hình hiện nay thì cần phải có khuôn khổ pháp lý rõ ràng để bảo đảm mọi hoạt động của Đảng   có cơ sở pháp lý, có luật để cụ thể hóa điều này, định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức Đảng đối với Nhà nước, đối với nhân dân thì mới có căn cứ đầy đủ về luật pháp, vừa phát huy đầy đủ quyền lãnh đạo của Đảng, vừa ngăn chặn tình trạng coi như quyền lãnh đạo của Đảng là vô giới hạn, đi đến lạm quyền, lộng quyền, ảnh hưởng xấu đến vai trò và uy tín của Đảng; đồng thời để cho việc thực hiện những quyền giám sát, phản biện của nhân dân Việt Nam có nền tảng cơ sở rõ ràng.

Đào Đức Thông

(Việt Nam Thời Báo)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị Đảng của ông “đuổi việc” đã “thanh thản trở về với cuộc sống đời thường...” hơn 10 ngày rồi, thế mà thiên hạ vẫn cứ “nhiệt tình” khen chê ông . Người ta đánh giá về bản chất của ông Dũng có khác nhau xung quanh chữ “hùng”: kiên hùng, yên hùng, kiêu hùng, gian hùng... Người viết thấy “gian hùng” gần với bản chất ông Dũng hơn.


                                          Nguyễn Tấn Dũng nói lời từ biệt - Ảnh Facebook                     Trong tranh luận khen chê, người ta lấy ông Dũng cân đo hơn thua, cao thấp so với chỉ những người trong Bộ Chính trị Đảng CSVN, theo kiểu tìm thằng chột cử làm vua xứ mù. Đỉnh cao của phái khen xem ông Dũng là người “ kiên hùng”, đỉnh cao của phái chê xem ông Dũng là kẻ “gian hùng”. Họ cứ cãi nhau để rồi “gà ai nấy ôm”.
Từ ngày ông Dũng bị bãi nhiệm (6/4/2016), Tùng tôi xem ông Dũng như là người “quá cố”, muốn để yên cho ông ấy “thanh thản về với đời thường”,“ráng làm người tử tế” theo nguyện ước của ông ta. Nhưng thấy việc khen chê ông Dũng cứ kéo dài, nặng về cảm tính, dễ rơi vào sùng bái cá nhân, Tùng tôi xin thố lộ cảm nhận từ lâu của mình về ông Dũng, để may ra góp phần thúc đẩy việc tranh luận vô bổ nầy sớm ngã ngũ. 
Nói một đàng làm một nẻo, tiền hậu bất nhứt là căn bịnh mãn tính truyền đời của giới lãnh đạo Đảng CSVN, ông Nguyễn Tấn Dũng là người nổi trội trong số đó. Với tôi, ông Dũng không phải người “kiên hùng”, “gian hùng” mới gần với bản chất ông hơn. Vải the không thể che mắt thánh, dầu ông Dũng giỏi làm động tác giả tới đâu, người ta cũng nhận ra bản chất của ông cục bộ cá nhân, hảo danh hảo lợi. Để đạt được điều đó, ông luôn tỏ ra mình là người nổi trội, muốn trở thành nhà mưu lược, nhưng do trí độ hạn chế, ông dẫm chân ở tầm mưu sỉ. Hành động của người mưu sỉ là tráo trở, gian manh – thói thường là vậy.
Cả trong Đảng và bộ máy Nhà nước đã qua và hiện tại, ông Dũng vẫn là người nổi trội hơn hết. Nếu xem ông Dũng là người hùng thì chỉ có thể là người hùng trong Đảng, nhưng đối với nước với dân, ông là người phá phách số 1 so với những người đồng nhiệm và tiền nhiệm của ông – nhiệt tình + dốt nát = đại phá hoại.
Cần giải đáp câu hỏi: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người của Đảng hay của Dân?. Câu trà lời là: Dưới thể chế độc tài Đảng CS trị, cha nào con nấy, Quốc hội đỏ thì Thủ tướng cũng không thể khác màu. Quan điểm (cách nhìn) của ông: “Còn Đảng Dân Nước mới còn”. Lập trường (chỗ đứng) của ông: “Vì Đảng quên Dân, vì thân phục vụ”. Hãy nhìn kỹ xem, dầu gần 20 năm trên cương vị phó Thủ tướng và Thủ tướng, chưa bao giờ ông Dũng là người của Dân mà là người của Đảng. Không nghe thấy sao: Họp Quốc hội hay Chính phủ, ông đều xưng hô bằng hai từ “đồng chi”. Quốc hội yêu cầu ông từ chức, ông nói: “Tôi không đòi, do Đảng phân công, khi nào Đảng bảo từ chức tôi sẽ từ...”. Mới hôm 6/4/2016 đây thôi, theo luật định, Quốc hội và Chính phủ tồn tại song thời, Quốc hội chưa hết nhiệm kỳ, dầu không muốn, ông vâng lời Đảng, ngoan ngoản chấp nhận bị bãi nhiệm (bị cách chức) nhường quyền cho Chính phủ Lâm thời do Đảng của ông dựng lên.  
Như đã nói, với tôi, ông Dũng không phải là người hùng, gian hùng mới gần với thuộc tính của ông hơn. Không phải “nhà sập bìm bìm leo” đâu, từ lâu tôi đã cố mà không thể tin được ông được. Bởi vì ông làm động tác giả rất giỏi, thuộc hạng người thích “đi mây về gió”, “sớm nắng, chiều mưa”, mang trong người tính “hảo danh, hảo lợi. Ông, đúng hơn không phải chỉ riêng ông, chuyên nghề “ăn mày dĩ vãng”, Đảng CSVN như là cái phao, là chỗ dựa để ông mưu danh, đạt lợi cho bản thân và gia đình. 
Người ta thường nói “Mưu thâm thì họa cũng thâm”, “vỏ quít dày có móng tay nhọn”, Cả Trọng chơi khâm, lấy quyền tước, danh vị chiêu dụ thuộc hạ của ông Dũng, cô lập ông rồi xúm nhau moi móc tội trạng của ông, bảo ông phải tự giải trình hơn 10 cái tội. Ông cố thức đêm giải trình giao nộp đúng hẹn, nhưng người ta cố tình ngâm dấm không điều tra xem xét, coi như ông bị án treo. Thế rồi, lấy cớ đó và tìm mọi cách loại ông ra khỏi Ban Chấp hành TW Đảng và mượn tay Quốc hội dùng luật rừng cách chức ông. Bị đẩy vào đường cùng, không còn cựa quậy gì được nữa, ông buông ra câu dối cả lòng mình: “Tôi rất thanh thản trở về với cuộc sống đời thường .., tôi cảm thấy hạnh phúc”. Thanh thản, hạnh phúc cái con khỉ, thế ông Lưu Trọng Văn nào đó tưởng ông “lên thiệt”, chê ông nhát gan chạy xịt, thiếu trách nhiệm với nước, với dân..v.v...
Nhờ giỏi làm động tác giả và xảo ngôn theo kiểu nắng bề nào che bề ấy để kiếm điểm, khiến người ta lầm tưởng ông là người cấp tiến, thân phương Tây, bài Trung Quốc. Bằng chứng là:
-       Khi Trung Quốc cấm giàn khoan HD 981 vào hải phận Việt Nam, dân chúng biểu tình chống TQ, Đến Philippines (21/5/2015), ông trả lời phóng viên: “Chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo là thiêng liêng, nhất định không đánh đổi điều thiêng liêng nầy để lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viễn vông, lệ thuộc nào đó...”. Để rồi khi về nước, qua điện thoại di động, ông hộc tốc ra lịnh cấm biểu tình chống Trung Quốc và ra công văn cấm tụ tập đông người – trên 5 người phải xin phép.
-       Trước áp lực của nhân dân đòi có luật biểu tình, tại nghị trường Quốc hội, nhân danh Thủ tướng Chính phủ, ông yêu cầu Quốc hội sớm thông qua luật biểu tình. Thế rồi năm nầy qua năm khác chẳng thấy ra luật biểu tình. Mới đây, Quốc hội thúc phía Chính phủ trình dự luật biểu tình cho Quốc hội xem xét, thì cũng tại nghị trường Quốc hội, chính ông là người lên tiếng ngăn cản.
- Theo chủ nghĩa hình thức, đi đến nước nào, kể cả Trung Quốc, ông đều câu cho được họ ký “quan hệ hợp tác chiến lược” để rồi chiến thuật cũng không thấy. Sang Mỹ hay các nước phương Tây thì ông nói nghe mùi mẫn với họ, tỏ rõ thái độ bài Trung. Khi về nước, ông luôn tỏ ra thân thiết với Trung chõi lại họ. Rõ nhứt là bài diễn văn ông đọc tại lễ kỷ niệm 30/4/2015 tại Sài Gòn, và trong đón tiếp Tập Cận Bình vừa rồi, không chỉ một lần như những người khác, ông ôm hun thắm thiết Tập Cận Bình đến 3 lần và tươi cười khi ông Bình mời ông sang thăm Trung Quốc. Sau đó, ông thất vọng chán chường khi Nguyễn Sinh Hùng được cử sang thăm Trung Quốc thay ông.
    -       Trước ông, chưa có vị Thủ tướng nào để đất nước lệ/phụ thuốc vào Trung Quốc    cả chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quá sâu đậm như thời ông. Chẳng hạn: cho TQ thuê rừng đẩu nguồn và ven biển; khai thác bauxite Tây nguyên; để người TQ xâm nhập làm mưa làm gió khắp cùng đất nước, hình thành những đặc khu của người Tàu,  rõ nhất là khúc ruột miền Trung thuộc tỉnh Hà Tĩnh và khu nhiệt điện ven biển thuộc tỉnh Trà Vinh; cho Trung Quốc thầu khoảng 90% những công trình xây dựng trong nước; để cho hàng ế, độc hại của Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam ..v.v... -       Thời ông làm Thủ tướng, để mặc tình Trung Quốc từng bước khống chế 2 tử huyệt, đó là biển đảo và nguồn nước sông Mékong. Ngư dân biển và cư dân đồng bằng sông Cửu Long đang rên siết, đang réo gọi tên ông và Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của ông. Có lẽ do các ông bận mãi mê cãi lộn, tranh giành ngôi thứ với nhau nên không hay biết chớ gì?!.
Không ít người thắc mắc, tại sao ông Dũng suốt đời “Vì Đảng quên Dân, vì thân phục vụ” mà Đảng nở “dứt dây” ông ?. Có người cho rằng: do ông Dũng kéo bè kéo cánh, háo danh, tham nhũng. Người khác cãi lại: kéo bè kéo cánh, háo danh, tham nhũng đâu phải chỉ riêng ông Dũng, nhìn kỹ xem, trong giới cầm quyền gần như ai mà không như vậy?. Vậy thì do đâu ?. Câu trả lời chính xác là “tranh  quyền, ganh ăn tìm mọi cách hạ bệ nhau”.
Khi thấy ông Dũng bỏ cuộc dễ dàng, có người cho là ông “bán độ”, “hy sinh đời bố củng cố gia đình”. Người nầy dẫn chứng nghe cũng có lý: Đối với người chết, ông Dũng đã sớm xây cất Từ đường đồ sộ ở tỉnh Kiên Giang. Đối với người sống: Chị Thắm của ông là bà  chủ đồn điền cao su ở Đông Nam bộ; Em trai của ông là Tư Thắng, vua xe Taxi rộng hơn vùng Tây Nam bộ; Con trai lớn của ông Nguyễn Thanh Nghị, đang là Bí thư tỉnh Kiên Giang kiêm trông coi kiến thiết đảo Phú Quốc;  Con gái rượu của ông  là Nguyễn Thanh Phượng, một trong những vị vua ngành ngân hàng – Vietcapital (Bản Việt) Phượng là chủ sở hữu; Con trai út của ông là Nguyễn Minh Triết, tuổi còn trẻ bân, đang là tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn tỉnh Bình Định.
Lại có người lo ngại dùm ông Dũng: Liệu người ta có để yên cho người thân ông tại vị không? Người ta hồi tố tham nhũng đối với ông thì sao?. Lo bao đồng – một người khác xen vô, người ta có luật chơi riêng với nhau từ lâu: “Mầy ăn, tao ăn, nó ăn = chúng ta cùng ăn”, “Mi không đánh ta, ta không đánh mi = huề cả làng”, “Mi moi móc người thân ta, ta moi móc người thân mi = huề cả nước”.
Thấy ông chưa chi vội chạy, người ta buồn nói vậy thôi, chớ gần 20 năm ở cương vị phó Thủ tướng và Thủ tướng, ông Dũng chọc cứt không nên lỗ, quậy phá như thế đã đủ lắm rồi rồi, nếu ông nán lại đôi ba tháng nữa cho hết nhiệm kỳ cũng không làm được việc gì cho đất nước, có khi còn hại thêm.
Thay cho lời kết, Tùng tôi thấy cần lưu ý ngài nguyên Thủ tướng Dũng 2 việc:
1/ Chính đích thân Ngài mời Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam, nếu không có gì thay đổi, cuối tháng 5 tới đây ông ấy sẽ đến. Ông ấy đến mà vắng Ngài, những người đương nhiệm biết phải nói làm sao với khách, chẳng lẽ nói “Ngài đã bị cách chức”  thì kẹt lắm ?.
2/ Hãy cố thử xem, nếu ráng mà không trờ thành người tử tế, không hòa nhập được với cộng đồng, Ngài nên nhờ chàng rể hoặc ông thông gia, có quốc tịch Mỹ, làm mai mối sang định cư bên ấy cho thanh thản và hạnh phúc theo nguyện ước  của Ngài ? .
Thiện  Tùng18/4/2016
(Dân Quyền)