Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24715092

 
Bản sắc Việt 28.03.2024 05:09
Biển Đông : Giàn khoan HD-981 lại xuống gần vùng biển Việt Nam, báo chí được lệnh không đề cập
26.06.2015 23:11

Chỉ vài tuần trước chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc vào hôm qua 25/06/2015 loan báo việc đã cho di chuyển giàn khoan HD-981 xuống vùng Biển Đông đang tranh chấp, hướng về bờ biển Việt Nam. Theo một chuyên gia tại Singapore, giàn khoan này nằm ở một vùng chồng lấn giữa vùng đặc quyền kinh tế hai nước ở phía Nam đảo Hải Nam.

Trọng Nghĩa

mediaGiàn khoan Hải Dương HD-981 (DR)Theo hãng tin Anh Reuters, chính Cục Hải sự, tức cơ quan phụ trách an toàn hàng hải của Trung Quốc, đã loan báo tin trên trên trang web của mình, cho biết là giàn khoan HD-981 sẽ thực hiện « các hoạt động khoan dò » tại vùng biển cách thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam 75 hải lý về phía nam.

Chuyên gia Lê Hồng Hiệp, thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore thẩm định rằng giàn khoan Trung Quốc hiện có dấu hiệu đang ở nơi chồng lấn giữa hai vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng xa hơn vị trí hạ đặt giàn khoan này vào năm ngoái, ngay trên thềm lục địa của Việt Nam.

Theo Cục Hải sự Trung Quốc, vị trí khoan dò của HD-981 lần này nằm cách bờ biển Việt Nam khoảng 104 hải lý (167 km) về phía đông. Giàn khoan này sẽ hoạt động từ ngày 25/06 cho đến ngày 20/08.

Và như thông lệ, phía Trung Quốc yêu cầu mọi tàu thuyền tránh xa khu vực này trong một bán kính 2.000 m « vì lý do an toàn ».

Báo Tuổi Trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết là giới hữu trách Việt Nam đang theo dõi sát động thái của giàn khoan.

Giới quan sát đã gắn liền việc Trung Quốc điều giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam với chuyến thăm Mỹ sắp đến của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, một chuyến đi được cho là có khả năng sưởi ấm thêm quan hệ Việt-Mỹ, điều mà Trung Quốc không hài lòng.

Việc Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào hạ đặt ngay trong vùng mà Việt Nam xem là thềm lục địa của mình vào tháng Năm 2014 đã làm dấy lên làn sóng chống Trung Quốc tại Việt Nam, gây căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung trong nhiều tháng trời.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Lê Hồng Hiệp, được Reuters trích dẫn, lần này có lẽ là chính quyền Việt Nam sẽ không phản ứng mạnh. Lý do là giàn khoan năm nay đặt bên trong vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc tuyên bố tính từ đảo Hải Nam, chứ không phải là tại vùng quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp như vào năm ngoái.

Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang ở vị trí nào?

Tiến sĩ Trần Công Trực cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc di chuyển đến vị trí như đã công bố là nằm trong vùng chồng lấn Vịnh Bắc Bộ.

Trao đổi trên báo Dân Trí, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến vị trí như đã công bố là nằm trong vùng chồng lấn Vinh Bắc Bộ, vi phạm thông lệ quốc tế và cam kết của hai nước về đàm phán giải quyết ranh giới trong vùng chồng lấn ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.

“Khu vực mà giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động chưa có đường ranh giới biển nên không thể nói giàn khoan này nằm hoàn toàn trong vùng biển của Trung Quốc”, ông Trục nêu quan điểm.

Hình ảnh Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang ở vị trí nào? số 1

Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc

Tiến sĩ Trần Công Trực cũng nhận xét, đối với khu vực biển chồng lấn trong lúc đàm phán chưa đi đến thỏa thuận, không bên nào được đơn phương hành động. Do vậy, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 khai thác dầu khí ở vùng biển trên đã vi phạm thông lệ quốc tế và cam kết của hai nước. Nếu muốn tiến hành bất kỳ hoạt động nào, hai bên có thể thỏa thuận đưa ra giải pháp tạm thời có tính thực tế ở vùng chồng lấn.

Trong khi đó, trả lời trên báo Tuổi Trẻ, Tiến sĩ Trần Việt Thái, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, cho biết giàn khoan Hải Dương 981 đang dịch chuyển sát phía bắc vùng trung tuyến giả định giữa Việt Nam và Trung Quốc.

“Hiện nay các lực lượng của ta đang theo dõi sát sao. Theo quy định của luật pháp quốc tế, nếu giàn khoan này di chuyển vô hại thì mình không được ngăn cản” - tiến sĩ Thái khẳng định. Ông cũng cho biết theo quy định, hành lang an toàn chỉ có 500m nhưng Trung Quốc lại cấm tàu bè di chuyển cách xa 2km là sai.

Liên quan đến vụ việc, trả lời trên báo pháp luật TP.HCM, một lãnh đạo của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, hiện hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 chưa ảnh hưởng gì đến vùng biển của nước ta. Ngoài ra, cảnh sát biển và lực lượng khác đã có phương án đối phó nếu giàn khoan này có hoạt động xâm phạm vùng biển của ta.

Như tin tức đã đưa, ngày 25/6, Cục an toàn Hàng hải của Trung Quốc thông báo, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ quay trở lại biển Đông và sẽ tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển có tọa độ 17 độ 3, 75 phút kinh Đông; 109 độ 59,05 phút vĩ Bắc và tiến hành thăm dò dầu khí tại đây từ ngày 25-6 đến 20/8/2015.

Vị trí (có tọa độ 17 độ 3, 75 phút kinh Đông; 109 độ 59,05 phút vĩ Bắc) này thuộc vùng biển phía nam cửa vịnh Bắc Bộ và phía tây tây bắc quần đảo Hoàng Sa.

Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc yêu cầu các tàu bè và phương tiện thuỷ không được tiếp cận giàn khoan này ở cự ly 2000m trở lên để đảm bảo an toàn cho hoạt động thăm dò dầu khí của giàn khoan.

Theo Tuổi trẻ, giàn khoan Hải Dương 981 đã xuất hiện trên vùng biển phía Bắc biển Đông từ đầu tháng 6/2015 và được các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam theo dõi từ đó đến nay.


Giàn khoan Hải Dương 981 lại hướng về bờ biển Việt Nam

 
Tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc bảo vệ giàn khoan 981 hồi năm ngoái.
Tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc bảo vệ giàn khoan 981 hồi năm ngoái.
26.06.2015
Trung Quốc đưa giàn khoan tâm điểm cuộc tranh chấp chủ quyền với Việt Nam từ năm ngoái quay trở lại gần bờ biển Việt Nam, chỉ vài tuần trước khi Tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng công du Hoa Kỳ.
Động thái được Cục An toàn Hải dương Trung Quốc loan báo diễn ra không lâu sau khi Bắc Kinh tỏ dấu đang tiến gần tới việc lập các tiền đồn mới ngay khu vực tâm điểm hàng hải của Đông Nam Á và đang gần hoàn tất công tác bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Năm ngoái, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, gây ra các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc trên cả nước và đẩy quan hệ Việt-Trung xuống mức thấp nhất kể từ chiến tranh biên giới 1979.
Reuters ngày 26/5 dẫn phát biểu của một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết giàn khoan này hiện nay dường như đang ở khu vực mà vùng đặc quyền kinh tế của hai nước Việt-Trung chồng chéo nhau nhưng xa hơn vị trí hồi năm ngoái.
Thông cáo đăng trên trang web của Cục An toàn Hải dương Trung Quốc nói  giàn khoan Hải Dương sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò đại dương tại địa điểm cách thành phố nghỉ mát Tam Sa trên đảo Hải Nam chừng 75 hải lý.
Các chuyên gia ước tính vị trí Hải Dương 981 hiện cách bờ biển Việt Nam chừng 167 cây số về hướng Đông.
Giàn khoan trị giá 1 tỷ đô la sẽ lưu lại đây từ ngày 25/6 đến 20/8. Cục An toàn Hải dương Trung Quốc cũng yêu cầu tàu bè cách xa vị trí giàn khoan 2 ngàn mét.
Báo Tuổi Trẻ hôm nay dẫn các nguồn tin không nêu danh nói giới hữu trách hàng hải Việt Nam đang theo dõi sát vị trí của giàn khoan.
Vụ việc diễn ra vài tuần trước chuyến thăm đầu tiên của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam tới Mỹ.
Trọng tâm chuyến công du của ông Nguyễn Phú Trọng nhằm thúc đẩy Hà Nội và Washington xích lại gần nhau trong mối quan hệ mà Bắc Kinh hết sức đề phòng.
Giàn khoan 981 tái xuất hiện giữa các mối quan ngại gia tăng trước việc Trung Quốc đang gia tốc các hoạt động xây dựng ở Biển Đông mà cả hai nước Việt-Mỹ đều phản đối.
Theo nhận định của phân tích gia Lê Hồng Hiệp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore được Reuters trích dẫn, Hà Nội lần này sẽ không phản đối mạnh như năm ngoái nếu Bắc Kinh nói giàn khoan 981 nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế tính từ đảo Hải Nam chứ không ở vị trí tranh chấp nóng như ở Hoàng Sa hồi năm ngoái.
Theo Reuters/ China's Maritime Safety Administration website

Mỹ sẽ phản ứng ra sao nếu giàn khoan 981 lại xâm phạm vùng biển Việt Nam?

(GDVN) - Mỹ không thể điều Hạm đội 7 ra ngăn cản giàn khoan 981 Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ sẽ lên án, gây sức ép quốc tế buộc Trung Quốc phải xuống thang.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius.

Biển Đông trong trục quan hệ Việt - Mỹ, Việt - Trung, Trung - Mỹ đã trở thành chủ đề nóng hổi nhận được sự quan tâm, trao đổi đặc biệt của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia "Hội thảo Quốc tế Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau 20 năm bình thường hóa, thực trạng và triển vọng" do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày hôm qua 26/6.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ngoài thực địa do các hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, các học giả, nhà nghiên cứu tham dự hội thảo đã chia sẻ những góc nhìn của mình xung quanh vấn đề này.

"Sốc vì Trung Quốc lại kéo giàn khoan 981 ra vùng biển chồng lấn với Việt Nam, Mỹ sẽ lên án nếu 981 xâm phạm"

Trong phiên thảo luận về quan hệ chính trị - an ninh chiều qua, Tiến sĩ Murray Hiebert, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu Đông Nam Á, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) cho biết, ông đã bị sốc khi biết tin Trung Quốc lại vừa kéo giàn khoan 981 ra Biển Đông.

Theo tuyên bố của Cục Hải sự Trung Quốc thì giàn khoan 981 sẽ hạ đặt trên khu vực chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc từ 20/6 đến 20/8 và vạch bán kính cấm tàu thuyền qua lại 2 km quanh giàn khoan. Năm ngoái Trung Quốc cũng đã gây ra cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 từ tháng 6, đến giữa tháng 7 họ mới "giải thích" và rút.

Tiến sĩ Murray Hiebert cho biết, ông có cảm giác dường như Trung Quốc đang xem việc kéo giàn khoan 981 vào vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp với láng giềng là thủ đoạn mới và sẽ sử dụng nó thường xuyên, hàng năm.

Đặc biệt là năm nay Bắc Kinh đã vấp phản phản đối gay gắt từ Hoa Kỳ cũng như các bên liên quan về việc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong khi Chủ tịch nước này ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 9 năm tới cũng như các cuộc tiếp xúc song phương với Tổng thống Barack Obama trong khuôn khổ các hội nghị, diễn đàn quốc tế khác.

Tiến sĩ Murray Hiebert.

Học giả Mỹ lưu ý rằng, mục đích Trung Quốc lặp lại chước cũ bằng giàn khoan 981 năm nay cũng có thể liên quan đến quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển tốt đẹp. Động thái kéo giàn khoan 981 ra Biển Đông diễn ra chỉ vài tuần trước chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau khi Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Trung Quốc dự phiên họp Ủy ban Chỉ đạo quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc và sau chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter.

Trong vụ giàn khoan 981 năm ngoái, Việt Nam đã lên án mạnh mẽ và kết hợp nhiều biện pháp phản ứng, đặc biệt là truyền thông và dư luận, cuối cùng Trung Quốc cũng rút giàn khoan 981, mặc dù lý do họ đưa ra là "hoàn thành sớm nhiệm vụ". Lần này Trung Quốc lại làm vậy, Mỹ không thể điều Hạm đội 7 ra ngăn cản giàn khoan 981 Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ sẽ lên án, gây sức ép quốc tế buộc Trung Quốc phải xuống thang, Tiến sĩ Murray Hiebert cho biết.

Nguy cơ xung đột, chiến tranh trên Biển Đông khó xảy ra, ngăn chặn gặm nhấm dần mới khó

Xung quanh những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Tùng từ Học viện Ngoại giao chia sẻ tại hội thảo rằng khó có khả năng xảy ra chiến tranh, xung đột quân sự trên Biển Đông. Chính bản thân Trung Quốc cũng lo sợ đối đầu, bởi vì khi đánh nhau chưa chắc Trung Quốc thắng nổi Mỹ.

Mặc dù từ khi lên cầm quyền ông Tập Cận Bình đã theo đuổi chủ trương phát triển sức mạnh quân sự, đặc biệt là hải quân. Ông Bình đã chỉ thị cho quân đội nước này phải sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Nhưng nếu chiến tranh với người Mỹ mà Trung Quốc thua, uy tín của ông Tập Cận Bình sẽ "lĩnh đủ".

Tuy nhiên, thủ đoạn gặm nhấm dần mà Trung Quốc đang triển khai trên Biển Đông mới thực sự khó đối phó. Trung Quốc sợ chiến tranh, sợ đánh nhau nên mới phải sử dụng thủ đoạn gặm nhấm dần Biển Đông. Thực trạng quân đội Trung Quốc không mạnh bằng Mỹ, cũng không mạnh như những gì người Trung Quốc đang tuyên truyền.

Tiến sĩ Nguyễn Vũ Tùng.

Chia sẻ quan điểm khó nổ ra chiến tranh, xung đột quân sự trên Biển Đông, Đại tá Vũ Khanh từ Viện Chiến lược quốc phòng Bộ Quốc phòng cho rằng, trong thời đại ngày nay còn những ai theo đuổi chiến tranh là lạc hậu, lỗi thời, đi ngược với xu thế thời đại.

Các nước cần hòa bình và ổn định để phát triển, Trung Quốc cũng vậy. Một khi xảy ra chiến tranh ở Trường Sa nơi có một trong những tuyến hàng hải trọng yếu hàng đầu của thế giới đi qua thì chính nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng đầu tiên.

Ông Khanh lưu ý rằng, Biển Đông không phải chuyện riêng của Việt Nam, vì một khi để Trung Quốc tiếp tục gặm nhấm và hiện thực hóa đường lưỡi bò bất hợp pháp, thì tất cả các nước ven Biển Đông đều bị đe dọa, Mỹ cũng vậy. Lần đầu tiên Trung Quốc đưa Biển Đông vào Sách trắng quốc phòng, cũng lần đầu tiên Bắc Kinh đặt hải quân lên vị trí hàng đầu trong chiến lược quân sự tất cả nhằm hiện thực hóa đường lưỡi bò này.

Mỹ đang tập trung phát triển quan hệ với Việt Nam

Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius khẳng định rằng, các nhà lãnh đạo Mỹ đang tập trung thúc đẩy mạnh mẽ phát triển quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là Bộ Quốc phòng và các Thượng nghị sĩ trong Ủy ban Quân vụ. Quan hệ Việt - Mỹ đã vượt qua quan hệ thông thường và đang trên đà phát triển mạnh.

Chia sẻ quan điểm này, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak cho biết, Mỹ muốn xây dựng quan hệ với Việt Nam thành hình mẫu ở khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương. 

Một học giả Việt Nam chất vấn ngài Michalak rằng, trong khu vực Hoa Kỳ có nhiều đồng minh quan trọng suốt mấy chục năm qua như Nhật Bản, Hàn Quốc, ở Đông Nam Á thì có Philippines, các đối tác quan trọng như Indonesia, Malaysia, Singapore thì khiến dư luận khó tin ý định này của người Mỹ.

Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michale Michalak.

Cựu Đại sứ Michalak chia sẻ, đúng là trong khu vực Hoa Kỳ có những đồng minh và đối tác quan hệ chặt chẽ mấy chục năm qua, thời gian lâu hơn quan hệ với Việt Nam, nhưng chính vị trí chiến lược của Việt Nam đã định hình mong muốn ấy của người Mỹ.

Nhắc lại phát biểu của cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Văn Bàng trước đó rằng quan hệ quốc tế thay đổi liên tục, thù thành bạn, bạn thành thù, Việt - Mỹ hay Việt - Trung cũng như thế, nhưng lợi ích quốc gia dân tộc thì không thay đổi và quan hệ Việt - Mỹ đang ở trong thời kỳ phát triển, ông Michalak cho rằng 20 năm qua mới chỉ là nền tảng cho quan hệ Việt - Mỹ phát triển hơn nữa. Điều cốt lõi nằm ở lòng tin.

Đồng quan điểm này, Tiến sĩ Murray Hiebert cũng khẳng định trước các học giả Việt Nam và quốc tế rằng, lật đổ chế độ ở Việt Nam hay tiến hành diễn biến hòa bình không phải là mục đích của Mỹ. Ngược lại, Việt Nam ngày nay đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ. Washington ủng hộ chính sách đối ngoại độc lập của Việt Nam, và quan hệ Việt - Mỹ phát triển có thể cũng có ích cho Việt Nam trong vấn đề Biển Đông hay xử lý quan hệ với láng giềng Trung Quốc.

Đầu phiên hội thảo, Tiến sĩ Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam công bố kết quả thăm dò dư luận cho thấy, người Việt Nam rất tôn trọng Hoa Kỳ và mong có một quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Hoa Kỳ được xem là đối tác quan trọng nhất mà Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác.

Cựu Đại sứ Michael Michalak cho biết, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đã thống nhất tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của nhau, xóa bỏ dần sự nghi kỵ. Giáo dục nên là ưu tiên hợp tác số một, bởi giáo dục tốt sẽ là nền tảng giúp Việt Nam giải quyết những vấn đề cấp bách đang đặt ra.

Trung Quốc đánh đập dã man ngư dân VN trên biển Hoàng Sa, chính quyền CSVN hèn nhát khiếp sợ không dám lên tiếng bênh vực

Ngư dân Việt Nam đang đánh bắt hải sản được nhà nước cho phép tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Bất ngờ kiểm ngư Trung Quốc nhảy vào đánh đập dã man rồi cướp trắng trợn số hải sản ngư dân Việt Nam đã đánh bắt được.

Nỗi bức xúc bao trùm cả làng biển xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh khi con tàu QNg-90205TS chạy cập bờ sau chuyến hải trình từ Hoàng Sa trở về đất liền chở theo 2 ngư dân bị thương do kiểm ngư Trung Quốc đánh đập…
Đánh, cướp như cướp biển
Gần 12 giờ trưa, tàu cá QNg-90205TS chạy vào cập cảng Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh. Hàng trăm người dân chạy ùa ra phía biển. Trong đoàn người đông đúc ấy có cả người cha, người mẹ, người vợ của những ngư phủ đi trên tàu QNg-90205TS.
Bà Nguyễn Thị Thơm giàn giụa nước mắt khi thấy tàu cá bị nạn chạy vào. “Thằng Hải và thằng Anh con tui đang ở trên tàu. Hai đứa con tui bị Trung Quốc đánh ngất xỉu.” – bà Thơm nói. Hai đứa con của bà Thơm tên đầy đủ là Nguyễn Tấn Hải, 24 tuổi (con ruột) và Nguyễn Hiền Lê Anh, 20 tuổi (con rể). Hải là thuyền trưởng của tàu QNg-90502TS.

Clip người Trung Quốc đánh ngư dân Việt Nam trên biển Hoàng Sa

Người Trung Quốc đánh đập ngư dân Việt Nam dã man tại biển đôngTàu vừa cập cảng, hàng chục người nhảy vội lên tàu. Trên boong tàu, cả Hải và Anh đang nằm bất động. Thi thoảng ngư dân Anh đau đớn, ôm đầu vật vã. Cánh tay trái của ngư dân Hải bị gãy được anh em bạn biển trên tàu bó tạm bằng vải áo. “Tụi Trung Quốc chúng đánh anh em ngư dân tôi ra nông nỗi thế này đây. Thằng Anh hai ngày nay không húp được chút cháo nào. Anh em nấu cháo đút cho nó thì nó nôn ói ra hết. Anh Hải với thằng Anh bị chúng đánh thương tích khắp người” – ngư dân Nguyễn Văn Minh nói trong bức xúc. Sở Y tế Quảng Ngãi, Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi đã huy động ngay lực lượng và xe cứu thương chuyển hai ngư dân bị Trung Quốc đánh gây thương tích nặng lên Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cứu chữa.

Ngư dân Phạm Tấn Sơn, thuyền viên tàu QNg-90205TS bảo chuyến biển này của tàu cá anh bị Trung Quốc đánh, cướp chẳng khác cướp biển. Anh kể: “Khoảng 19 giờ, sau khi ăn tối, 12 ngư dân trên tàu xuống xuồng để chạy vào các bãi cạn đánh bắt. Trên tàu lúc này chỉ có thuyền trưởng Nguyễn Tấn Hải và ngư dân Nguyễn Hiền Lê Anh ở lại trực tàu. Đến 20 giờ tối, 2 chiếc xuồng vào tới bãi cạn thì phát hiện từ xa có tàu Trung Quốc đang chạy tới phía tàu cá của chúng tôi đang neo. Anh em trên xuồng thông qua máy bộ đàm đã báo cho 2 ngư dân trên tàu biết. Sau đó, ngư dân Hải cho tàu chạy tránh. Nhưng tàu kiểm ngư Trung Quốc bám riết liên tục. Anh Hải thông báo là đi theo tàu còn có 2 ca nô. Vài chục phút sau thì không còn nhận được thông tin liên lạc nữa.
Biết chuyện chẳng lành nên chúng tôi cho xuống chạy lên hướng bắc chờ ngóng tin tức và nhờ tàu cá của anh Nha ở cùng địa phương hỗ trợ. Nhưng tàu của anh Nha vừa tới thì liền bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, dùng đá tấn công vào cabin, khiến tàu anh Nha bị vỡ cửa kính. Mãi đến gần 2 giờ sáng thì anh Hải với anh Anh mới tỉnh lại nên dùng đèn pin ra tín hiệu. Biết tàu cá mình ở hướng đó nên anh em chúng tôi chạy xuồng qua. Lúc leo lên tàu thì thấy mọi thứ đều bị phá tang hoang, anh Hải và anh Anh nằm dưới cabin tàu trong tình trạng đa chấn thương”.
“Máy dò, máy định vị, bộ đàm, 13 điện thoại di động, 5 tấn cá, tôm đánh bắt được đều bị Trung Quốc lấy sạch. Bọn họ còn lấy dầu đổ vào hầm cá, cắt dây neo của tàu tôi. Cả 12 anh em ngư dân chúng tôi lúc đó liền ngưng đánh bắt cho tàu chạy vào bờ chỉ mong cứu sống được 2 ngư dân bị nạn” – ngư dân Sơn kể thêm.
Tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, anh Hải và anh Anh được y bác sĩ chăm sóc đặc biệt. Tỉnh lại trong giây lát, ngư dân Nguyễn Tấn Hải cho biết, sau hơn 1 giờ truy đuổi, tàu Trung Quốc cùng hai ca nô áp sát leo được lên tàu. Khoảng 20 người Trung Quốc trên tàu kiểm ngư số hiệu 306 nhảy qua tàu rồi đập cửa kính ca bin, dùng gậy, dùi cui đánh túi bụi vào người anh và ngư dân Anh.

Chị Bùi Thị Nhân, người thân của hai ngư dân bị nạn cho biết, lúc tỉnh lại, ngư dân Anh kể là thấy lực lượng trên tàu kiểm ngư Trung Quốc đánh anh Hải rồi dùng điện gí vào người khiến ngư dân Hải bất tỉnh. Thấy thế nên anh Anh chạy lại ôm anh Hải thì cũng bị gí điện bất tỉnh và bị đánh đập dã man. “Thằng Anh nó kể là sau khi đánh, Trung Quốc còn

ra hiệu cho cả 2 nhảy xuống biển. Thằng Anh nó đâu có biết bơi nên Hải nói với thằng Anh là có chết thì cũng chết trên tàu chứ đừng nhảy xuống biển. Sau khi đánh đập, lấy cắp thì những người Trung Quốc mới chịu rời khỏi tàu” – chị Nhân nói.
Khuôn mặt buồn bã pha lẫn sự tức tối, ngư dân Nguyễn Văn Quang quả quyết: “Dù Trung Quốc có tàn bạo đến đâu, đánh đập ngư dân chúng tôi như thế nào thì nhất quyết chúng tôi không bỏ biển, không bỏ Hoàng Sa. Tàu bị hư hỏng, thiệt hại gần cả tỷ bạc, nhưng tôi nhất quyết sẽ sửa lại tàu, động viên anh em tiếp tục theo tàu ra khơi”.
Cả 14 ngư dân đi trên tàu cá QNg-90205TS đều là những ngư dân có tuổi đời rất trẻ. Nhưng tất cả những người trong số họ đều đã “rất già”, có thâm niên trong việc bám biển trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa.
Khi được hỏi Trung Quốc gây khó khăn, hành xử phi pháp như vậy ngay trên ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam, liệu anh có ra Hoàng Sa nữa không? Ngư dân Nguyễn Văn Minh tay cầm lái tàu từ cảng Tịnh Kỳ về cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu nói chắc nịch: “Ai bảo là không đi Hoàng Sa nữa. Sửa xong tàu là anh em ngư dân chúng tôi ra Hoàng Sa ngay. Nhưng bây giờ về chuyến biển trắng tay này đang khiến ngư dân chúng tôi gặp khó khăn. Mong Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện để tàu chúng tôi có cơ hội ra khơi, ra Hoàng Sa”.
Chiều nay, UBND tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi và Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã thăm hỏi, động viên ngư dân và gia đình ngư dân gặp nạn. UBMTTQ VN tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ mỗi ngư dân 1,5 triệu đồng. Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi hỗ trợ cho 2 ngư dân bị Trung Quốc đánh đập 7 triệu đồng/người và hỗ trợ 5 triệu đồng/người cho những ngư dân còn lại đi trên tàu cá QNg-90205TS. Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cũng hỗ trợ 2,8 triệu đồng cho các ngư dân bị nạn. Ông Phạm Trường Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, 2 ngư dân bị thương đang được điều trị ở Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi sẽ được miễn phí toàn bộ chi phí chữa trị và chỉ đạo cho y tế chăm sóc đặc biệt cho 2 ngư dân. Ông Nguyễn Xuân Huế, chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi cho biết, cam kết sẽ lo toàn bộ chi phí sửa tàu cá QNg-90205TS để tàu có thể sớm trở lại với Hoàng Sa.
Đến cuối giờ chiều nay, sức khoẻ của 2 ngư dân đã tạm ổn định. Riêng ngư dân Anh vẫn còn nôn ói. Theo bác sĩ Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, cả 2 đều bị đa chấn thương, đặc biệt là bị chấn thương ở đầu và lưng.






Tham vọng thống trị quân sự của Trung Quốc ở Đông Á

Trung Quốc biết rõ một hòn đảo nhân tạo được xây dựng trên rạn san hô không thể tạo ra vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Mục đích chính của Bắc Kinh là tạo ra thay đổi thực sự trong cán cân lực lượng ở Biển Đông.

Đài Sputnik của Nga đưa tin, cuộc tập trận CARAT tiếp theo trong khu vực Biển Đông với sự tham gia của Hải quân Mỹ, Nhật Bản và Philippines, cũng như sự gia tăng hoạt động của hạm đội Mỹ trong khu vực nhằm chứng minh với Trung Quốc rằng, Washington sẽ không làm ngơ trước các hành động đơn phương của Bắc Kinh trong khu vực.

Tuy nhiên, theo chuyên gia của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga Vasily Kashin, các động thái của Mỹ cũng không thể ảnh hưởng đến tình hình đã bị thay đổi.

Hình ảnh Tham vọng thống trị quân sự của Trung Quốc ở Đông Á số 1

Cuộc tập trận CARAT tiếp theo trong khu vực Biển Đông với sự tham gia của Hải quân Mỹ, Nhật Bản và Philippines.

Bằng cách xây dựng đảo nhân tạo trên cơ sở các đảo san hô và đá ngầm, Trung Quốc đã có những hành động thay đổi cán cân lực lượng trong quần đảo Trường Sa một cách căn bản và khó đảo ngược.

Trong khi đó, đối với Mỹ, quyền tự do đi lại của tàu chiến Mỹ qua biển Đông rất quan trọng. Bởi vậy, những động thái gần đây của Mỹ nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Nếu không có điều này, Mỹ sẽ mất đi năng lực cơ động lực lượng nhanh chóng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Song, điều quan trọng hơn là xét về lâu dài, tất cả các vai trò quân sự hàng đầu của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị đe dọa.

Mục đích của Trung Quốc trong việc xây dựng các đảo nhân tạo dường như không phải để thay đổi tình trạng pháp lý lãnh hải. Bắc Kinh biết rõ rằng, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, một hòn đảo nhân tạo được xây dựng trên rạn san hô không thể tạo ra xung quanh nó vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Các chuyên gia quân sự, chính trị đều có chung một nhận định, mục đích của việc xây dựng các đảo nhân tạo này là tạo ra thay đổi thực sự trong cán cân lực lượng ở Biển Đông, trên đường tới eo biển chiến lược quan trọng Malacca. Và bây giờ, điều đó đã trở thành hiện thực.  

Hình ảnh Tham vọng thống trị quân sự của Trung Quốc ở Đông Á số 3

Bằng cách xây dựng đảo nhân tạo trên cơ sở các đảo san hô và đá ngầm, Trung Quốc đã có những hành động thay đổi cán cân lực lượng trong quần đảo Trường Sa một cách căn bản và khó đảo ngược.

Kích thước các đảo này là trở ngại chính để triển khai các đối tượng cơ sở hạ tầng quân sự trong khu vực chiến lược trên vùng biển quan trọng cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng hơn 1.000 km. Trung Quốc đã cải tạo phi pháp 7 đảo, rạn san hô và vách đá, tất cả các đảo này đều có diện tích nhỏ.

Bây giờ Trung Quốc đã xây trong khu vực này các đảo nhân tạo với diện tích lớn hơn tất cả các hòn đảo tự nhiên ở đây cộng lại. Trên những hòn đảo này có thể lập ra sân bay và căn cứ hải quân, trung tâm thông tin liên lạc, trạm radar và tình báođiện tử lớn. Tất cả những điều đó sẽ nâng sự hiện diện của Hải quân và không quân Trung Quốc trong khu vực lên một cấp độ khác.

Sau khi hoàn tất xây dựng tất cả mọi cơ sở hạ tầng cần thiết trên đảo, sự hiện diện của hải quân Trung Quốc trong khu vực sẽ ở một cấp độ hoàn toàn mới. Nắm được quyền kiểm soát quân sự trong Biển Đông là nắm quyền thống trị quân sự ở Đông Nam Á, vì thế sự ván bài được mất ở đây là rất lớn.

Yên Yên (Sputnik)Xả súng vào khách sạn nghỉ dưỡng nổi tiếng Tunisia, 38 người chết

Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Tunisia ngày 26/6 thông báo, một tay súng đã tấn công khách sạn Riu Imperial Marhaba ở khu nghỉ mát nổi tiếng Sousse làm 38 người thiệt mạng.

Hình ảnh Xả súng vào khách sạn nghỉ dưỡng nổi tiếng Tunisia, 38 người chết số 1

Một tay súng đã tấn công khách sạn Riu Imperial Marhaba ở khu nghỉ mát nổi tiếng Sousse làm ít nhất 27 người thiệt mạng.

Theo người phát ngôn Bộ Nội vụ Tunisia Mohammed Ali Aroui, một tay súng đã xông vào khách sạn rồi xả súng vào tất cả nhân viên và khách du lịch.

Tay súng trên đã bị lực lượng an ninh Tunisia tiêu diệt còn những kẻ còn lại đã chạy trốn tại hiện trường.

Hãng thông tấn Reuters dẫn một nguồn tin an ninh địa phương cho biết, thi thể của một tay súng nằm tại hiện trường cùng một khẩu súng trường Kalashnikov, sau khi tên này bị bắn trong cuộc đấu súng với cảnh sát.

Khu nghỉ dưỡng Al-Qantawi, thành phố Sousse, là một trong những khu nghỉ mát biển nổi tiếng nhất của Tunisia, cách Thủ đô Tunis chừng 140 km về hướng nam. Vụ tấn công xảy ra khi bãi biển vẫn đang chật kín những du khách nằm tắm nắng.

Hình ảnh Xả súng vào khách sạn nghỉ dưỡng nổi tiếng Tunisia, 38 người chết số 2
 

Các nạn nhân có công dân Anh, Bỉ, Đức. Ít nhất 36 người bị thương trong vụ tấn công.

Hình ảnh Xả súng vào khách sạn nghỉ dưỡng nổi tiếng Tunisia, 38 người chết số 3
 

Chưa có ai tuyên bố nhận trách nhiệm.

Khủng bố liên tiếp tấn công ba châu lục ở Pháp, Tunisia và Kuwait, làm dấy lên lo ngại về ảnh hưởng lan rộng của phong trào thánh chiến.

Nghi can IS tấn công nhà máy khí đốt của Pháp

Nghi can bị bắt giữ chừng 30 tuổi và là đối tượng không mấy lạ lẫm với Lực lượng cảnh sát chống khủng bố của Pháp (DGSI).

Đó là thông tin được tiết lộ trên Sky News. “Thi thể bị chặt đầu của một người đàn ông đã được tìm thấy gần nhà máy. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa rõ liệu thi thể đó có phải được đưa tới đó hay không. Một lá cờ ghi chữ Ả-rập cũng được thấy ở hiện trường”, nguồn tin tiết lộ.

Hình ảnh Nghi can IS tấn công nhà máy khí đốt của Pháp số 1

Hiện trường vụ tấn công ngày 26/6 (Ảnh: Telegraph)

Thông tin trên Kiến thức, trước đó, một kẻ tình nghi mang theo cờ Nhà nước Hồi giáo (IS) đã phóng hỏa một số container chứa khí đốt ở nhà máy ở Grenoble, miền đông nam nước Pháp.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve đang khẩn trương lên đường tới hiện trường vụ tấn công nhà máy khí đốt để trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ.

Trước đó, vào tháng 1/2015, 12 người đã bị giết hại trong vụ thảm sát tại tòa soạn báotrào phúng Charlie Hebdo. Nhiều ngày sau, bốn người Do Thái cũng thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố vào siêu thị Hyper Cacher ở Thủ đô Paris.

Phong Vân (Tổng hợp)

Báo Anh phanh phui âm mưu đánh bom ở London của IS

Thứ Bảy, ngày 27/06/2015 16:01 PM (GMT+7)

Âm mưu đánh bom vào đoàn binh sĩ Anh diễu binh của IS đã bị một đặc tình của tờ The Sun phát hiện.

Tờ The Sun của Anh tuyên bố họ vừa phát hiện một âm mưu đánh bom tự sát nhắm vào các binh sĩ Anh tham gia cuộc diễu binh mừng Ngày Các Lực lượng Vũ trang ở thủ đô London.

Theo The Sun, IS dự định sẽ cho nổ một quả bom được chế từ nồi cơm điện ngay trên đường phố London để sát hại các binh sĩ và dân thường tham gia buổi lễ. Rất may là âm mưu khủng bố này đã bị phanh phui sau khi chỉ huy IS ở Syria tuyển mộ một đặc tình do tờ The Sun cài cắm để điều tra.

 Báo Anh phanh phui âm mưu đánh bom ở London của IS - 1
IS âm mưu tấn công tự sát vào một cuộc diễu binh của lính Anh ở London

Tên chỉ huy IS ở Syria có tên là Junaid Hussain đã tuyên bố với đặc tình này: “Đó sẽ là một vụ lớn. Chúng ta sẽ giáng một đòn mạnh vào những kẻ dị giáo ngay trên quê hương của chúng. Những tên lính từng tham chiến ở Iraq và Afghanistan sẽ có mặt ở đó. Hãy nhảy vào giữa đám đông và kích nổ quả bom”.

Tên Hussain nói tiếp: “Chúng nghĩ rằng chúng có thể giết người Hồi giáo ở Iraq và Afghanistan rồi có thể trở về Anh và được an toàn. Chúng ta sẽ đánh chúng bầm dập”.

Tờ The Sun cho biết tên này đã vạch kế hoạch thực hiện vụ đánh bom vào đoàn diễu binh trên phố Merton ở tây nam thủ đô London. Lãnh đạo tờ báo này đã kịp thời thông báo cho cảnh sát và các cơ quan an ninh Anh về âm mưu trên.

Theo tờ báo, cuộc diễu binh này trở thành mục tiêu của IS vì đây là địa điểm gần nhất với doanh trại quân đội Anh ở Woolwich, phía tây nam London, nơi binh sĩ Lee Rigby bị những kẻ Hồi giáo cực đoan sát hại năm 2013.

 Báo Anh phanh phui âm mưu đánh bom ở London của IS - 2
Tên Hussain, kẻ lên kế hoạch đánh bom tự sát ở London

Người phát ngôn Sở Cảnh sát Anh Scotland Yard cho biết: “Cảnh sát và lực lượng an ninh vẫn đề cao cảnh giác với các mối đe dọa khủng bố. Việc các nhà báo chia sẻ thông tin với chúng tôi là luôn hữu ích, như trong trường hợp này của tờ The Sun”.

IS âm mưu thực hiện vụ đánh bom trên sau khi cả thế giới chấn động vì những vụ tấn công khủng bố diễn ra gần như đồng thời ở cả 3 châu lục vào ngày hôm qua. IS đã nhận trách nhiệm đối với vụ xả súng ở Tunisia và vụ đánh bom ở Kuwait, trong khi cảnh sát Pháp vẫn đang điều tra vụ một người dân bị chặt đầu với lá cờ mang chữ Hồi giáo bên cạnh.

Thủ tướng Anh David Cameroon đã phải triệu tập cuộc họp khẩn với các quan chức an ninh sau khi xảy ra 3 vụ tấn công khủng bố trên, trong đó đa số nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ở Tunisia là người Anh.

Trong ngày 27.6, nước Anh sẽ tổ chức hàng trăm sự kiện trên toàn quốc để kỷ niệm Ngày Các Lực lượng Vũ trang, với sự tham gia diễu binh của các binh sĩ, cựu chiến binh và học viên quân sự qua nhiều địa điểm khác nhau. Đây là một sự kiện được tổ chức để tri ân công lao của các binh sĩ trong lực lượng vũ trang Anh.

Theo Trí Dũng (The Sun / Danviet.vn




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc
Ngu dân VN từ tin nhãm chủ nghĩa CS đên mê tín dị đoan nhất thế giới!

     Đọc nhiều nhất 
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN [Đã đọc: 801 lần]
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 692 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 530 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 481 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 176 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 138 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 77 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 70 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 62 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 14 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.