Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 2
 Lượt truy cập: 24840713

 
Văn hóa - Giải trí 19.04.2024 03:58
Khóc trước những nụ cười
30.04.2015 11:47

YoungVietnameseInCambodia_0.pngTrẻ con Việt Nam rất yêu đời, trong hoàn cảnh khổ nào cũng cười được. Cảm nghĩ này đã theo tôi trong nhiều năm cho đến khi tôi nhận thức được rằng: Sự vui tươi hồn nhiên đó có được vì cuộc đời của chúng không có gì khác để so sánh thế nào là xấu đẹp, dở hay… Đáng nói là phần lớn những đứa trẻ sinh ra ở Cambodia không có giấy khai sinh. Và vì vậy, tương lai của chúng rất có thể sẽ tương tự như cái hiện tại khốn khổ của cha mẹ chúng – cũng là những người không có giấy căn cước ở xứ này.

Chỉ kể từ năm 1975 đến nay, đã có hơn hai thế hệ trẻ Việt sinh ra ở Cambodia. Theo thông tin từ mạng CIA World Factbookthì số người gốc Việt ở Cambodia hiện nay vào khoảng 5%, tức gần 800 ngàn người. Và với sĩ số này, ít nhất có khoảng 100 ngàn trẻ đang ở tuổi đến trường. Nhưng thực tế ghi nhận được cho thấy là vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, số trẻ may mắn được đến trường chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Phần lớn phải phụ giúp cha mẹ mưu sinh từ khi chưa được 10 tuổi.

Tôi đã gặp những đứa trẻ phụ giúp cha mẹ đi thu lượm vật liệu phế thải như chai nhựa, giấy bồi, kim khí vụn… một“nghề” có tên là “ép chai” ở Cambodia.

YoungScrapCollectors.png

Những đứa trẻ làm “nghề ép chai” ở Cambodia (Ảnh: Đ.M.C. & VDF)

Nhìn những đứa trẻ chỉ cao hơn cái xe ba-gác một cái đầu, vật lộn với sức nặng để lôi chiếc xe, hay vác trên vai cái bao nylon to đùng đi lùng sục các ngỏ hẻm, thùng rác, quán ăn… để tìm chai nhựa, ai thấy lòng cũng phải se lại. Nhưng lạ làm sao khi các em vẫn tươi cười chứ không có một giọt nước mắt nào rơi xuống bên cạnh những dòng mồ hôi nhỏ bé. Nếu hỏi ra sẽ biết các em cười vì xe đã thu được khá nhiều món. Vì những “món” rác phế liệu này đồng nghĩa với chén gạo, bát cơm của các em.

Đó là những đứa trẻ thuộc các gia đình sống bằng cái “nghề” mà người bản xứ không chuộng làm. Còn những đứa bé sống với cha mẹ trên những chiếc bè, ghe, nhà nổi… thì sao?

LifeInTonleSap_01.png

Không gian sinh hoạt của gia đình 7 người (Ảnh: VDF)

Không gian sinh hoạt hàng ngày của nhiều gia đình 5-7 người không lớn hơn 20 mét vuông. Có những cái ghe nhỏ đến nỗi mọi người phải di chuyển tới lui bằng cách… bò lom khom.

Những đứa trẻ có cha mẹ làm “nghề cá” thường phải chung sức phụ giúp gia đình bằng sức lực bé nhỏ của chúng. Ai có dịp chứng kiến cảnh những mái đầu xanh chỉ vào khoảng 9, 10 tuổi phải bơi xuồng, lặn nước để giăng câu, kéo lưới… chắc không thể tránh khỏi cảm giác bàng hoàng. Và đó cũng là tại sao đứa nào cũng đen thui, đen thít không khác gì người bản xứ.

YoungVietnameseInCambodia_02.png

Những đứa trẻ ở tuổi 9, 10 phải lam lũ làm việc phụ giúp gia đình mưu sinh (Ảnh: VDF)

Đối với những cảnh khổ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc và phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày, “child labor”không là một vấn đề. Thậm chí, chắc chắn không người nào biết được từ ngữ này là gì. Nếu được ai cắt nghĩa, những người dân khốn khổ này chỉ có thể lắc đầu vì không hiểu nổi tại sao lại có định nghĩa như vậy. Ở những nơi này, người ta quan niệm đơn giản đến đau lòng rằng: Dốt không chết, đói mới chết!

Theo lời một nhà sư vốn cũng là một Bác sĩ Y khoa, hầu hết trẻ Việt ở Cambodia đều bị suy dinh dưỡng, và hay mắc bịnh đường ruột.

TenYearOldChildren.png

Những đứa trẻ Việt 10+ tuổi bệnh hoạn, còi cọc ở Cambodia (Ảnh:VDF)

Đối diện với những đứa trẻ chậm lớn vì thiếu ăn, bệnh hoạn vì thiếu thuốc… khó ai cầm được nỗi bùi ngùi. Những thiếu nhi “vô tổ quốc” này không có nguồn thực phẩm nào khác ngoài nồi cơm đạm bạc của gia đình, và khi đến tuổi đi học không thể vào trường công lập vì không có khai sinh (ngoại trừ đóng “lệ phí” 10 mỹ kim mỗi năm để được vào trường, và được học tối đa đến lớp 3). Đáng lo hơn nữa là khi có bệnh thì không được hưởng chế độ y tế miễn phí của trẻ bản xứ.

Tôi cũng đã chứng kiến cảnh những đứa trẻ hồn nhiên chơi đùa cạnh cồn cát dơ bẩn cạnh bờ Biển Hồ, và cúi người xuống uống nước một cách tự nhiên – một thứ nước đục ngầu xen lẫn rong rêu, rác rưởi quyện lấy nhau của bờ hồ ở mùa nắng hạn.

YoungVietnameseInCambodia_01.png

Trẻ chơi đùa hồn nhiên trên cồn cát dơ bẩn bên bờ Biển Hồ. (Ảnh: VDF)

Đây là thứ nước mà ngay cả những người bạn bản xứ đi cùng chuyến công tác với tôi cũng tránh lau mặt, rửa tay dù trời nóng bức và người đổ mồ hôi nhuễ nhoại.

Tôi cũng đã gặp những đứa trẻ ham học, cảm ơn “Thầy” rối rít khi được cho đi học miễn phí. Trước đó, các em phải đóng “học phí” là 200 riels (5 xu USD) cho mỗi ngày học -- một khoản hết sức nhỏ bé mà không ít gia đình cũng không kham nổi, và đành để con dốt chữ.

Một trong ba bé gái mồ côi cha, lấy tấm carton lượm được làm bảng học chữ. (Ảnh: VDF)

Trong những năm qua, thỉnh thoảng có một nỗ lực trợ giúp giáo dục do người từ hải ngoại về Cambodia tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, vì nhiều khó khăn, phức tạp khác nhau số chương trình thiện nguyện này không kéo dài được lâu, và số còn lại rất hiếm hoi.

Khi tìm hiểu, chúng tôi nghe nói đã từng có lớp Việt ngữ tư ở đây đó nhưng Thầy, Cô thiếu thốn quá, dạy được một thời gian thì phải bỏ đi tìm kế sinh nhai. Có một số em thiếu niên thiếu nữ hiếu học kiên trì tìm lớp tìm thầy, ráng học thêm chữ nào hay chữ nấy. Vì vậy, sẽ không có gì kỳ lạ khi trong lớp 1 có cả những em trên 12 tuổi.

ViDan Foundation (VDF) đang bước vào năm hoạt động thứ ba ở Cambodia. Chương trình tổ chức dạy chữ cho các em có chiều hướng phát triển tốt, từ con số 45 em năm 2013 tăng lên hơn 500 em vào thời điểm tháng 4/2015. Đây là một sự may mắn nhưng cũng là một nỗi lo.

Các lớp dạy chữ sẽ không thể tiếp tục nếu như ngân quỹ bảo trợ không tìm được đủ, hay điều kiện thực hiện chương trình ở xứ này gặp phải bất trắc…

Anh chị em VDF hồi hộp. Các bạn trẻ hội MIRO, tổ chức thiện nguyện đang phối hợp, yểm trợ cho VDF hồi hộp. Và gia đình các em cũng luôn hồi hộp, không biết rằng ở lục cá nguyệt tới Hội có đủ tiền để tiếp tục bảo trợ giáo dục cho các em hay không.

Thôi thì cũng… cười cho vui như các em vậy! Phần còn lại, trông chờ vào phúc phần mà đám trẻ này sẽ nhận được từ những tấm lòng hảo tâm ở khắp nơi. Và cao hơn nữa, mong được Trời Phật tiếp tục phò trợ cho.

Viết với bao nỗi niềm vì những đám trẻ thơ bất hạnh ở Cambodia.

Nguyễn Công Bằng(VDF)

Tháng 4/2015

TRỢ GIÚP GIÁO DỤC CHO TRẺ EM VIỆT NAM TẠI CAMPUCHIA

SGB - Houston, TXVào ngày 10-04-2015, ông Nguyễn Công Bằng đã hoàn tất chuyến công tác thăm viếng và nghiên cứu hướng phát triển các chương trình trợ giúp giáo dục cho trẻ Việt ở Cambodia.

Sau hơn hai năm hoạt động ở Xứ Chùa Tháp, nhờ sự nhiệt tình yểm trợ của nhiều đồng hương hảo tâm ở khắp nơi và sự cộng tác của một số hội NGOs bản xứ, Hiệp Hội Thiện nguyện Vì Dân (ViDan Foundation) đang trợ giúp cho hơn 550 học sinh ở ba tỉnh Kampong Chhnang, Prey Veng và Siem Reap.

Ông Nguyễn Công Bằng và Thầy Lê Văn Hiển tại trường Ấp Sáu (Neak Loeung)  

(Ảnh: VDF)

Ở tỉnh Kampong Chhang: Kể từ tháng 7/2014, Hiệp Hội đã hợp tác với Hội thiện nguyện MIRO (Minority Rights Organization) tổ chức dạy tiếng Khmer và Việt ngữ cho 95 trẻ nghèo ở làng Kandal và Chong Sok; với 61 em học lớp 1 và 34 em học lớp 2.  Hiện nay, trường Samaki đã nhận thêm 30 em cho lớp “Mầm”, nhằm chuẩn bị cho các em vào lớp 1 trong mùa học tới.

Ông Nguyễn Công Bằng và học sinh Việt Nam tại một lớp Khmer ở trường Samaki  

(Ảnh: VDF)

Điểm đặc biệt của chương trình tại tỉnh Kampong Chhnang là nhờ vào sự vận động của hội MIRO, 37 em sinh ra trên xứ này song chưa có giấy tờ đã được cấp giấy chứng nhận khai sinh từ chính quyền địa phương. Hơn nữa, chương trình Tiểu học và giáo viên dạy tiếng Khmer tại trường còn được sự yểm trợ trực tiếp của Sở Giáo dục Tỉnh. Vào niên học tới, trường Samaki sẽ có lớp 1, lớp 2 và lớp 3 với sĩ số học sinh dự trù là 125-130 em.

Ở tỉnh Prey Veng: Kể từ tháng 7/2014, Hiệp Hội khởi đầu việc bảo trợ học phí cho gần 150 em học sinh nghèo ở trường Việt ngữ của Thầy Lê Văn Hiển, một giáo viên đầy nhiệt tâm và có quá trình dạy chữ Việt trong hơn 30 năm ở khu vực này. Từ ba tháng qua, với sự yêu cầu của phụ huynh học sinh trường làng Ba Ti và Bãi Cát, chương trình đã mở rộng thêm sự bảo trợ ở hai địa điểm này.

Tặng “drawstring backpack” cho học sinh đựng tập vở đi học tại Neak Loeung  

(Ảnh: VDF)

Đây là chương trình “xoá nạn mù chữ” nhằm giúp cho các em sinh ra trên đất nước người song muốn giữ ngôn ngữ nước nhà. Tại trường Cầu Đá, Hiệp Hội đã giúp tài chính để mua tập vở cho học sinh và phần thù lao cho Cô giáo đang phụ trách lớp. Hiện nay, tổng số học sinh được trợ giúp ở bốn địa điểm thuộc tỉnh Prey Veng là 426 em.

Ở tỉnh Pursat: Ông Nguyễn Công Bằng đồng thời vừa thực hiện một chuyến thăm viếng hai làng nổi và một xóm nghèo của người Việt ở huyện Kangdien. Đây là một khu vực xa xôi, hẻo lánh cách bến tàu Kampong Loeung khoảng gần 2 giờ di chuyển bằng ca-nô.

Tại đây, dàn bè tre nâng hai “ngôi trường” nổi đang ở tình trạng hư hại nặng, và có thể là ngôi trường nổi này sẽ không thể sử dụng được nếu như không được sửa chữa trước mùa nước nổi sắp tới. Chi phí thay bè tre bằng thùng phuy nhựa (có độ bền trên 20 năm) ước tính khoảng $3,000 USD cho mỗi trường.

Đại diện VDF và MIRO chụp ảnh kỷ niệm với sư Thích Thiện Nhẫn cùng ba đồng hương làng Kor K’ak  

(Ảnh: VDF)

Cũng tại đây, ông Nguyễn Công Bằng đã đến thăm chùa Long Hải do một vị sư Việt Nam (nguyên là Bác sĩ Y khoa tốt nghiệp tại Hoa Kỳ) trụ trì. Chùa hiện cũng là một “trạm xá” để giúp sơ cứu miễn phí những người lâm bệnh bất ngờ, và cũng đang xây dựng một trường học 3 phòng cho trẻ Việt Nam tại địa phương. Được biết, đây sẽ là trường học duy nhất trong khu vực và cũng đang cần có sự trợ giúp về học cụ, bàn ghế cho học sinh.

Ở tỉnh Siem Reap: Hiệp Hội đã bảo trợ chương trình dạy 3 ngôn ngữ (Việt, Anh và Khmer) của Hội RHIO trong suốt niên khoá 2013-2014 cho 45 học sinh thuộc các gia đình nghèo ở khu lao động nghèo Borey Sieng Nam.

Hiện nay, hội RHIO đang nghiên cứu dự án xây dựng một ngôi trường mới để phù hợp với nhu cầu ở địa phương.

ouston, TX (07/09/2014) - Vào ngày 25/07/2014, ông Nguyễn Công Bằng đã đại diện Hiệp Hội Thiện nguyện Vì Dân chính thức ký văn bản phối hợp với hội Minority Rights Organization (MIRO) để tiến hành chương trình trợ giúp giáo dục cho 80 trẻ thơ thuộc các gia đình nghèo khó ở tỉnh Kampong Chhnang (Cambodia).

Chương trình có tênSupport of School Attendance for Needy Children in Kampong Chhnang, dạy 2 ngôn ngữ (Khmer & Vietnamese), được ViDan Foundation bảo trợ cho 6 tháng đầu (từ 08/2014 – 02/2015) với ngân khoản là $9.692.00. Ngân khoản đầu tiên ($4.300 mỹ kim) đã được chuyển gửi hoàn tất vào ngày 29/7/2014. Phần còn lại sẽ được chuyển gửi vào trung tuần tháng 10/2014.

Ba mục đích chính yếu của chương trình là: 1. Để tăng số lượng trẻ em trong hai làng có cơ hội đi học trường công lập; 2. Để giúp một số trẻ có đủ kiến ​​thức và kỹ năng để tìm được việc làm tốt hơn trong tương lai; và 3. Để cải thiện quan hệ xã hội với các nhóm dân cư khác trong làng.

Một mục tiêu quan trọng khác là qua chương trình này, hội MIRO sẽ có điều kiện vận động chính quyền địa phương hợp thức hoá tình trạng khai sinh của các em học sinh bằng hình thức “Thư Xác Nhận trẻ sinh ra ở Cambodia”, trong thời gian chờ đợi được cấp giấy khai sinh chính thức. Đây là một bước tiến quan trọng để các em có thể tiếp tục học lên những lớp cao hơn trong hệ thống trường công lập Cambodia. Qua cuộc khảo sát tại chỗ của hội MIRO, hai làng Kandal and Chong Koh (ở Kampong Chhnang) hiện có tổng cộng 471 gia đình gốc Việt Nam.

Theo dự án, ViDan Foundation sẽ bảo trợ chi phí tổ chức 2 lớp bậc Tiểu học cho 80 em học sinh nghèo, bao gồm tiền ăn trưa cho học sinh, thù lao cho 4 giáo viên (Việt ngữ và Khmer), sắm ghe xuồng đưa đón, mua sách vở, học cụ, v.v… Dự án sẽ được chăm sóc bởi 3 nhân viên người bản xứ do hội MIRO tuyển chọn. Cơ sở vật chất là một ngôi trường khá khang trang được khánh thành vào năm 2013 bởi một nhóm Mạnh thường quân Việt Nam ở Úc Châu.

Ảnh ngôi trường do người Việt ở Úc Châu xây dựng, sẽ được dùng cho chương trình.
Ảnh: Quốc Việt (RFA)

Để tạo thêm điều kiện hoạt động hiệu quả cho dự án này và các dự án khác trong thời gian tới, Hiệp Hội Vì Dân sẽ có người đại diện liên lạc và phối hợp tại chỗ với MIRO trong tiến trình thực hiện chương trình.

Hiện nay, với ngân quỹ hạn hẹp đang có, Hiệp Hội đã cố gắng hết sức để khởi động dự án với hy vọng là sẽ nhận được sự yểm trợ thường xuyên của các thân hữu hảo tâm, để có đủ điều kiện tiếp tục duy trì và phát triển chương trình trong thời gian tới.

***

Mặt khác, Hội cũng vừa bắt đầu chương trình trợ giúp cho các lớp Xoá Nạn Mù Chữ ở vùng Hố Lương (Neak Loeung, Prey Veng), giúp cho khoảng 200 trẻ thuộc các gia đình lao động người Việt nghèo khó ở khu vực này có điều kiện học Việt ngữ.

Class_1.tif

Cảnh lớp học Việt ngữ "Xoá Nạn Mù Chữ" ở Neak Loeung (tỉnh Prey Veng)

Ảnh: Duong D. Nguyen (CPC)

Đây là một trường học tư được thành lập từ thập niên ’80, và trong thời gian qua, học sinh phải đóng học phí 200 riels (tương đương 5 xu Mỹ) mỗi ngày để được đi học chữ Việt.

Nay với sự bảo trợ của Câu lạc bộ Hoa-Mai (một phân hội của ViDan Foundation), kể từ tháng 8/2014, các em sẽ không phải đóng tiền để được đi học (xem video clip liên hệ)

Vì được đi học miễn phí, số lượng học sinh đã tăng nhanh đến gần con số 200 em. Khát khao được học chữ Việt của các em là động lực thúc đẩy Hội cố gắng bảo trợ thêm cho trường này, mặc dù ngân quỹ hoạt động hiện còn rất hạn hẹp so với nhu cầu. Hiệp Hội rất mong sẽ có nhiều vị Mạnh thường quân quan tâm và bảo trợ điều đặn cho chương trình Xoá Nạn Mù Chữ ở đây.

***

Trong thời gian gần đây, Hiệp Hội Vì Dân đã nhận được khá nhiều đề nghị hoạt động trợ giúp nhân đạo ở Việt Nam và Cambodia. Tất cả ý kiến, đề nghị đều hợp lý so với nhu cầu khẩn thiết của nhiều đồng bào kém may mắn, đặc biệt là các trẻ thơ đang sống vất vưỡng, không tương lai ở Cambodia. Tuy nhiên, dù toàn thể thành viên Hội đều hoạt động KHÔNG lương song bất cứ chương trình nào cũng cần có một ngân khoản bảo trợ cần thiết. Do vậy, Hiệp Hội rất mong sẽ nhận được sự quan tâm, khích lệ của các đồng bào có lòng ở khắp nơi. Mỗi người một chút, ngân khoản gom lại sẽ giúp Hội có đủ điều kiện chăm lo cho việc học chữ cho gần 300 trẻ thơ kém may mắn.

Thư từ liên lạc chi phiếu ủng hộ cho Hội là:

Hoa-Mai Humanitarian Club

c/o: ViDan Foundation Inc.

PO Box 842064, Houston, TX 77284-2064

Đồng bào muốn đóng góp qua hệ thống chuyển ngân PayPal có thể ủng hộ Hội qua địa chỉ email:  paypal@vidan.us

Mọi thắc mắc hay liên lạc xin vui lòng liên lạc cô Anh Trinh ở số điện thoại 713-391-9843 hoặc địa chỉ email:anhtrinh@hoamai.us

Thông tin chi tiết về chương trình trợ giúp giáo dục ở Kampong Chhnang đang được phổ biến ở địa chỉ mạng:http://vidan.us/.//hmh-projects/183-183

Thay mặt cho Câu lạc bộ Hoa-Mai / Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân, chúng tôi chân thành cảm ơn sự yểm trợ nhiệt tình của các Mạnh thường quân ở khắp nơi. Sự ủng hộ ý kiến và tài chánh của nhiều người là yếu tố quan trọng giúp cho các chương trình trợ giúp nhân đạo có điều kiện duy trì và phát triển.

Trân trọng kính thông báo và chia sẻ.

Anh Trinh

Phim tài liệu về cô bé bị mẹ ép bán trinh ở Campuchia đoạt giải Gracie Allen

Bộ phim "Mỗi ngày ở Campuchia", một phim tài liệu của CNN vừa đoạt giải Gracie Allen và là một trong những bộ phim tài liệu xuất sắc nhất về vấn nạn buôn bán tình dục trẻ em tại Campuchia.


Trước đó, vào năm 2013, Mira Sorvino, nữ diễn viên đoạt giải Oscar và cũng là đại sứ thiện chí chống nạn buôn người cùng đoàn làm phim đến Campuchia để thực hiện một bộ phim tài liệu nhằm nâng cao nhận thức về nạn buôn bán tình dục trẻ em tại đất nước này. Kết quả là "Mỗi ngày ở Campuchia" đã ra đời với nhân vật chính trong phim là Kieu. 

Sorvino gặp Kieu tại Svay Pak, nơi nổi tiếng với các hoạt động thương mại tình dục trẻ em ở thủ đô Phnom Penh, khi em 14 tuổi và được tổ chức phi lợi nhuận chống nạn buôn bán trẻ em và thiếu niênAgape International Missions (AIM) cứu thoát khỏi nạn buôn bán tình dục trẻ em.
 
Kieu trong bộ phim tài liệu “Mỗi ngày ở Campuchia” (hình ảnh cắt từ phim)
Kieu trong bộ phim tài liệu “Mỗi ngày ở Campuchia” (hình ảnh cắt từ phim)

Khi Kieu 12 tuổi, mẹ muốn cô bé có một công việc để phụ giúp gia đình, và Kieu lần đầu tiên được một bác sỹ kiểm tra trinh tiết. Sau đó em được đưa đến một khách sạn, tại đây cô bé đang tuổi lớn bị một người đàn ông hãm hiếp trong suốt 2 ngày theo một thoả thuận trao đổi của người lớn. Kieu miêu tả, người đàn ông Khmer "có lẽ hơn 50 tuổi" và đã có 3 con. 

Sorvino cho biết trên tạp chí Campuchia: "Giá bán trinh tiết của Kieu là 1500 USD, nhưng cuối cùng cô bé chỉ được nhận 1000 USD, trong đó còn phải bỏ 400 USD cho người phụ nữ đã môi giới người đàn ông thoả thuận "thương vụ" này với mẹ em. Số tiền còn lại mẹ Kieu đã dùng để trả bớt nợ và chăm ao cá vốn là nguồn thu nhập chính của gia đình Kieu.

Kieu chia sẻ: "Trước đó, em không biết mẹ yêu cầu em làm gì và liệu em có thể làm được việc đó hay không. Em không biết trước bất cứ chuyện gì. Cho đến sau khi mọi chuyện xảy ra, em mới biết công việc thật đáng sợ".

Sau khi bị cướp trinh tiết, em cảm thấy "rất đau lòng". Mẹ em cũng rất buồn, nhưng bà vẫn tiếp tục gửi em vào "làm việc" trong một nhà chứa. Kieu nói rằng em không muốn đi, nhưng phải chấp nhận. Em kể: "Bọn em bị quản lý giống như đang ở trong tù'.

Cô bé mới 12 tuổi bị giữ trong phòng khách sạn suốt 3 ngày và phải quan hệ tình dục với từ 3 đến 6 người đàn ông mỗi ngày. Kieu nghẹn ngào, đây là 3 ngày địa ngục, sẽ ám ảnh em suốt cuộc đời.

Khi trở về nhà, mẹ Kieu lại tiếp tục gửi em vào hai nhà thổ khác, trong đó có một nhà thổ gần biên giới Thái Lan. Sau đó, khi biết mẹ lên kế hoạch để bán con gái một lần nữa, em đã nhận ra rằng mình cần phải trốn khỏi nhà.

Câu chuyện của Kieu không phải là chuyện hiếm ở Svay Pak, mà em chỉ là một trong nhiều cô gái có những câu chuyện được kể lại trong bộ phim "Mỗi ngày ở Campuchia".

Sorvino đánh giá, bộ phim đã nâng cao nhận thức về vấn đề buôn bán tình dục trẻ em ở Svay Pak và Campuchia, giúp gây quỹ cho AIM để xây dựng một trường học, khi hoàn thành dự kiến sẽ cung cấp chỗ lưu trú cho hơn 1.000 trẻ em trong khu vực.

"Giáo dục tiểu học và trung học là cực kỳ quan trọng trong việc ngăn chặn nạn buôn người" - Sorvino nói -"Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy để có thể tự bảo vệ mình khỏi bọn buôn người và những kỹ năng đó sẽ giúp các em có được việc làm tốt để có thể hỗ trợ các gia đình theo những cách khác hơn là bị bóc lột tình dục".
Giúp các em gái “sa chân” ở Campuchia
Tổ chức OBV với công tác tư vấn tâm lý cho thanh, thiếu nhi thực hiện tại tỉnh Vĩnh Long (Việt Nam)

Tháng 11-2008, Tổ chức Mái ấm Một Thân Hình (One Body Village/OBV) do Linh mục Martino Nguyễn Bá Thông khởi xướng được thành lập tại Hoa Kỳ, vốn là một tổ chức phi vụ lợi với sứ mạng: chống lại việc buôn bán phụ nữ, trẻ em làm nô lệ tình dục, đồng thời giúp giải cứu, nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi, hỗ trợ và tư vấn tâm lý cho những nạn nhân nô lệ tình dục.

Từ tháng 8-2012, Tổ chức OBV đã xây dựng được một ngôi "Nhà an toàn” dành cho các em gái nhỏ gốc Việt đang cùng gia đình định cư, sinh sống tại Campuchia phải đối diện với nguy cơ bị dụ dỗ, lừa bán vào đường dây mại dâm khi còn trong độ tuổi "ăn chưa no lo chưa tới”. 

Đó là ngôi "Nhà an toàn” ở Arey Ksath hay còn gọi là "Bãi Cải” theo tiếng Việt. Linh mục Martino Nguyễn Bá Thông cho biết: Những em gái nhỏ đang sống ở đây hầu hết do chúng tôi tự đi thăm dò, tìm hiểu, đấu tranh và lôi kéo từ gia đình chúng mang về nuôi dưỡng tại một nơi tương đối an toàn trước khi chúng có thể rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng lầm than của tình trạng mại dâm trẻ em. Chúng tôi quyết định đưa các em về đây vì nếu không chắc chắn trước sau các em cũng sẽ đi vào con đường đó và điều quan trọng nhất là các em cảm thấy hết sức bình an khi vào ở ngôi nhà này. Ngoài ngôi "Nhà an toàn” ở Arey Ksath, trong năm nay chúng tôi còn có kế hoạch tiếp tục xây dựng thêm một "Nhà an toàn” khác ở cây số 31, thuộc Kompong Luong (còn gọi là xóm Vũng Luông) với phần lớn các em nhỏ là người dân tộc Khmer”.

"Bãi Cải” thuộc Arey Ksath là một xóm tập trung khá đông người Việt (khoảng hơn 200 hộ) nằm ở vùng ngoại ô thủ đô Phnom Penh. Tổ chức OBV đã xây dựng ngôi "Nhà an toàn” trên diện tích gần 150m2 gồm hai tầng khá mát mẻ và kín đáo, nơi đang nuôi dưỡng các em gái nhỏ người Việt hầu hết ở độ tuổi từ 7 – 15 mà chúng thường hãnh diện gọi là "nhà của chúng em”. Một em cho biết: "Ba con làm nghề thợ sắt, mẹ con đi rửa chén cho tiệm ăn người ta. Gia đình con vốn rất nghèo. Ba con đi làm cực khổ, kể cả ngày Chủ nhật cũng phải làm. Con thích chỗ này lắm vì ở đây con được học hành. Ba mẹ muốn con gắng học vì ba mẹ con đều không biết chữ. Ba mẹ cho con ở đây để mai mốt lớn lên con có tương lai và cuộc đời không quá đen tối như chị con…”. Linh mục Nguyễn Bá Thông nói thêm: "Em gái này thật ra là đứa con thứ hai của cặp vợ chồng ấy, bởi đứa con gái lớn của họ đã từng bị bán đi với mức giá 900 USD để dùng mua cái nhà họ đang ở và bây giờ hai vợ chồng ấy đang buộc phải đưa bức di ảnh của đứa con gái lên bàn thờ vì cháu đã chết vì căn bệnh HIV/AIDS…”.

Cùng hoạt động trong Tổ chức OBV còn có cô Năm (còn gọi là Sơ Chuyên) phụ trách công tác đối ngoại và cô Bảy trực tiếp thực hiện công việc nuôi dạy các em. Ngoài ra, Tổ chức OBV còn nhận được sự đồng tình ủng hộ của Cha quản hạt địa phận Phnom Penh cùng Cha Vincent là thư ký riêng của Đức Cha quản hạt địa phận. Sơ Chuyên tâm sự: "Tôi nghĩ rằng làm công tác phòng ngừa vẫn tốt hơn là tìm cách cứu giúp các em từ "hang động” ra. Ở vùng này, trẻ em gốc Việt – nhất là trẻ em gái - thất học rất nhiều. Các em rất dễ rơi vào vòng xoáy ác nghiệt xã hội, qua đó dễ bước vào con đường bán thân nuôi miệng do hoàn cảnh quá nghèo khó. Tôi cho rằng công tác truyền giáo không chỉ để cho các em hiểu biết giáo lý mà còn giúp đỡ các em phát triển trở thành con người tốt”.

Vẫn theo lời Linh mục Martino Nguyễn Bá Thông: "Trẻ em bị lạm dụng tình dục không chỉ bị tổn thương cơ thể nhất thời mà còn bị ảnh hưởng lâu dài về sinh lý, gây sút kém khả năng học tập, khả năng hòa nhập vào xã hội, cũng như có thể phát sinh những chứng bệnh tâm thần về sau và đó là những nỗi đau các em sẽ không dễ dàng lãng quên. Cũng chính vì vậy mà Tổ chức OBV cần phải làm thật tốt các công việc như giúp hỗ trợ, giải cứu trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục và trẻ em bị lạm dụng tình dục; Mở các mái ấm nuôi dưỡng, chăm sóc các em; Huấn luyện nghề giúp các em tự kiếm thu nhập; Hỗ trợ việc học văn hóa giúp các em tự tin bước vào đời; Hỗ trợ về mặt pháp lý khi cần thiết; Hướng dẫn và cung cấp một số kỹ năng cần thiết cho phụ huynh trong việc giáo dục con cái và cải thiện cuộc sống gia đình; Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức và đề ra các biện pháp phòng ngừa tệ nạn trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục tại các vùng có nguy cơ cao… Tóm lại, ngày nào còn những em nhỏ bị xem thường và bị lạm dụng bởi sự ích kỷ và tàn độc của người lớn thì ngày đó Tổ chức OBV còn phải cố gắng lôi kéo các em ra khỏi cuộc sống lầm than bằng nhiều chương trình hỗ trợ khác, trong đó các biện pháp an toàn và giáo dục là những điều kiện tiên quyết!”.


Trung Nguyên (theo daidoanket.vn)




Campuchia lập tổ trọng án điều tra vụ giết trẻ em Việt Nambị bắt cóc từ SG qua mổ bán nội tạng tử vong

(Tin Nóng) Cảnh sát Campuchia cho hay đã lập tổ trọng án và phối hợp với phía Việt Nam điều tra vụ bắt cóc và giết một bé gái Việt Nam, vứt xác tại khu vực gần biên giới hai nước.


Thẻ học sinh của bé N.N.P. - Ảnh: ANTV

Cảnh sát Campuchia đang truy lùng hung thủ trong vụ bắt cóc và giết hại một bé gái Việt Nam mới 8 tuổi sau khi tìm thấy thi thể bị phân hủy của nạn nhân tại tỉnh Svay Rieng hồi tuần trước.

Báo Bưu điện Phnom Penh ngày 23.3 dẫn lời ông Keung Khhorn, giám đốc Sở cảnh sát tỉnh Svay Rieng, cho biết giới hữu trách nghi ngờ nạn nhân đã bị giết hại tại tỉnh biên giới Svay Rieng của Campuchia sau khi người mẹ không chịu nộp 300 USD tiền chuộc.

“Cô bé theo học tại một trường ở TP.HCM và người mẹ làm việc tại một sòng bài ở biên giới Campuchia”, theo ông Keung Khhorn, và nói thêm rằng phía Campuchia đang trao đổi thông tin với phía Việt Nam để tìm thêm thông tin từ gia đình nạn nhân.

Sòng bài đó là New World Casino, ở Bavet.

Hai nước đã thành lập đội đặc nhiệm chung, gọi là đội đặc nhiệm Juliet, để điều tra vụ án.

Bé N.N.P (8 tuổi, học sinh lớp 2, Trường tiểu học Bình Mỹ 2, H.Củ Chi, TP.HCM) được thông báo mất tích từ ngày 26.1.2015 sau giờ tan học vào ngày 26.1. Mới đây thi thể bé P. được người dân phát hiện tại khu vực gần biên giới cửa khẩu Bavet thuộc tỉnh Svay Rieng (Campuchia) trong tình trạng đã phân hủy. Cơ quan chức năng H.Bến Cầu, Đồn biên phòng cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) sau đó đã bàn giao thi thể bé cho người nhà.

Phi Yến

Houston Gây Quỹ Giúp Nạn Nhân Nô Lệ Tình Dục Việt Nam

    <

    Nạn buôn bán trẻ em làm nô lệ tình dục vẫn hoành hành ở Phnom Penh, Сampuchia. (VOA)

    (nguồn VOA)

    Những câu chuyện đau lòng của các bé gái Việt Nam trong động mãi dâm Campuchia

    Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

    Có thể nói tệ nạn trẻ vị thành niên Việt Nam từ những vùng giáp ranh Cambodia - bị bán qua xứ này hành nghề mãi dâm, hoặc trẻ Việt sống ngay Xứ Chùa Tháp mà sa chân vào quán gái – là chuyện được cảnh báo, được nhắc nhở, được nói đến nhiều nhất.

    ại sao trẻ gái Việt Nam, ai đã bán chúng đi? Tại sao bất kể sự họat động ráo riết năm sáu năm nay từ những tổ chức ngoài chính phủ hai nước như Cứu Vớt Tuổi Thơ Save The Children UK, Bảo Vệ Nhân Quyền ADHOC, Phòng Chống Buôn Bán Phụ Nữ Trẻ Em Oxfam Quebec, Hành Động Cứu Giúp Action Aid và nhiều tổ chức khác nữa, mà nạn buôn trẻ em vào đường mãi dâm tại tiểu vùng Mekong, đặc biệt từ Việt Nam sang Cambodia, vẫn không giảm bớt?

    Đó là những câu hỏi mà các NGO quốc tế cố tìm câu trả lời hay đúng hơn là một giải pháp khả dĩ cho vấn đề. Trong khuôn khổ mục Đời Sống Ngừơi Việt Khắp Nơi hôm nay, Thanh Trúc xin gởi đến quí vị tiếng nói của những ngừơi trong cuộc, những người dám kể lại sự thật về hoàn cảnh của mình.

    Sự thật về hoàn cảnh

    Đầu tiên là câu chuyện của người mẹ tên Thúy và cô con gái tên Hiền. Hiền vừa thoát khỏi một tiệm mát xa ở Cambodia, nghĩa là một quán mãi dâm trá hình, chưa đầy một tháng. Người giúp Thanh Trúc tiếp cận với hai mẹ con bà Thúy là Kim An, hiện cộng tác với tổ chức ngoài chính phủ IOM ở Cambodia.

    Tổ chức này có một văn phòng chuyên trách việc phòng chống và bảo vệ nạn nhân của nạn buôn người, đã cứu vớt và che chở cho rất nhiều trẻ gái Việt Nam từ những đường dây mãi dâm ở Phnom Penh, Seam Reap, Kompong Som, Svey Pak chẳng hạn: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

    Bây giờ mời quí vị nghe bà Thúy và em Hiền kể về minh: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

    Trường hợp thứ hai là gia đình ông Duy, quê ở Long Xuyên. Ông Duy có đứa con gái tên Giàu, bị hàng xóm lừa gạt, nói là đi Cambodia bán quán cà phê sẽ kiếm được một triệu đồng một tháng. Sang đến nơi Giàu bị bán ngay vào một động mãi dâm do người Việt làm chủ ở cây số 11 ngọai vi Phnom Penh. Khi đó Giàu 13 tuổi, năm nay cô 24 tuổi: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

    Con số phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị buôn vào đường mãi dâm, nhất là sang bên kia biên giới Cambodia, càng ngày càng trở nên tồi tệ khiến các tổ chức ngoài chính phủ trên thế giới phải đặc biệt lưu tâm.

    Cuốn phim phóng sự

    Một trong những biện pháp mà văn phòng IOM phòng chống và bảo vệ nạn nhân buôn người ở Phnom Penh đang thực hiện là một cuốn phim phóng sự, qua đó những câu chuyện hay những trường hợp buôn người được chính nạn nhân tường thuật lại.

    Hai người Việt ở Cambodia có tham gia với IOM trong tiến trình xây dựng cuốn phim này là mục sư Ngô Đắc Lũy và cô Kim An. Mục sư Ngô Đắc Lũy thuộc Hội Liên Hữu Cơ Đốc Việt Nam đang họat động từ thiện ở Cambodia, Kim An từng bị gạt bán vào động mãi dâm hồi 15 tuổi. Được IOM cứu thoát, cô trở thành người cộng tác đắc lực cho các nhân viên IOM vì nói thạo tiếng bản địa.

    Đề cập đến cuốn phim mà IOM dự tính phổ biến trong cộng đồng quốc tế cũng như ở Cambodia, ông Ngô Đắc Lũy cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

    Trong một lần trao đổi với Thanh Trúc ở Phnom Penh, bà Brown, cố vấn Phòng Chống và Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người của IOM, nói rằng nạn buôn người ở tiểu vùng Mekong là một hiện tượng xã hội không thể giải quyết một sớm một chiều, nhưng hệ lụy của nó thì khôn lường.

    Bà nhấn mạnh là các NGO không làm xuể nếu thiếu sự tiếp tay của chính phủ. Bà nói sự cảnh giác, tâm, hành động, luật lệ và giáo dục của chính phủ các nước là điều vô cùng cấp thiết.

    Lớp dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở Campuchia

    Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

    Đến thăm một ngôi trường dạy tiếng Việt ở Phnom Penh là niềm vui mà Thanh Trúc có được trong chuyến công tác ở Kampuchia vừa qua. Từ trung tâm thủ đô Xứ Chùa Tháp đi tới cầu Chung Chì Wa, đến khu Prailip. Bỏ cầu Chung Chì Wa, rẻ vào con lộ đất đỏ bên phải, chạy quanh co khoảng một kilômét nữa là tới.

    Tiếng là trường hay lớp cho oai chứ với bốn năm chục em trai gái đủ mọi lứa tuổi chen chúc trong một cái chòi, đúng ra là cái nhà sàn nào giờ chênh vênh sát mé nước Tonlesap.

    Mái trường lợp lá, tường bằng liếp tre đan hình mắt cáo. Để tránh những cơn gió nồng hừng hục buổi trưa, những tấm phên bằng lá được bao bên ngoài mà phên cũng tơi tả hết rồi. Sàn nhà lát bằng những thanh tre thưa, đứng trên này nhìn thấy con nước đục ngầu bên dưới.

    Có tới nơi mới thấy trường học cho trẻ nghèo Việt Nam ở Phnom Penh và cái sự đi học của các em sao giống như đi mua một món hàng xa xỉ. Mà các em cần gì nhiều đâu, được phát một cây bút màu và một cuốn tập mới thôi là những đôi mắt trẻ thơ sáng lên niềm vui thích tuyệt vời:

    Ông Út Thi, một cư dân miệt Trà Vinh, sang Kampuchia mười năm nay, là người đứng ra mở những lớp này trong nổ lực dạy tiếng Việt cho trẻ Việt: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

    VnCambodianSchool200c.jpg

    Trong số các em học sinh Thanh Trúc gặp hôm đó có nhiều em nói mình 16 tuổi, em 14, em 13. Nếu không hỏi mà chỉ đoán thì Thanh Trúc áng chừng tất cả cao lắm 9 10 tuổi thôi.

    Con nít ở đây gầy gò, đi chân đất, giang nắng cả ngày, thân thể còi cọc do suy dinh dưỡng. Thường cả đám rủ nhau đi học, tản mát về lúc tan trường mà không khéo thì thoắt một cái là có thể biến thành trẻ ăn xin đâu đó trên phố.

    Nhu cầu vô cùng cấp bách

    Kim An, cố gái mồ côi sống ở sống ở Kampuchia từ nhỏ, năm 15 tuổi bị người quen gạ bán cho một động mãi dâm ở Phnom Penh. Được cứu thoát, hoàn lương và đang cố làm lại cuộc đời.

    Biết về lớp tiếng Việt này, Kim An thổ lộ rằng học là một nhu cầu vô cùng cấp bách cho trẻ Việt Nam ở khu Prailip:(Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

    Nhưng không hẳn lúc nào các lớp Việt ngữ này cũng có đủ học sinh đâu nhé. Bởi là con nhà chài lưới thì mỗi năm ba lần vô kỳ em phải đi phụ cha mẹ trên sông nước. Mời quí vị nghe thầy Út Thi giải thích tiếp: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

    Vậy mà thầy Út Thi phải trả tiền thuê căn chòi lá này thưa quí vị, tiền thuê mỗi tháng tương đương 10 đô la Mỹ. Theo như ông thổ lộ thì sắp tới các em còn được học tiếng Anh nữa: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

    Từ giã cái chòi nóng hầm hập và chật chội của thấy Út Thi và các em bé Việt Nam mà lòng Thanh Trúc thầm mong chiều hôm ấy đừng nổi gió và đừng mưa. Khi ấy Thanh Trúc quên hỏi lúc trời mưa thì thầy trò xoay sở làm sao?

    VnCambodianSchool200b.jpg
    Lớp học tiếng Việt ở Phnom Penh. PHOTO RFA/Thanh Truc. >> Xem hình lớn hơn

    Hôm Thanh Trúc đến là khi gặp con nước ròng, nhung hôm nay, khi câu chuyện này đến với quí vị thì nước lũ đang tràn về sông Tonlesap, nước mấp mé sàn chòi rồi, thầy trò đã dời lên lớp học lộ thiên trên bờ.

    Thỉnh thoảng quí vị nghe trong câu chuyện hôm nay một đôi lần có nhắc đến Hội Việt Kiều. Đây là tổ chức giữ vai trò như một cầu nối giữa đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh và cư dân Việt sinh sống nơi xứ sở này.

    Theo ông Tư Bảnh, một cư dân Việt Nam sống lâu đời ở Kampuchia, có tiệm sang băng đĩa trên phố, thì xem chừng mối tương quan giữa người Việt ở Xứ Chùa Tháp này và Hội Việt Kiều không được mặn mà cho lắm: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


    Những nội dung khác:
    Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]
    Chiến tranh Việt Nam [12.03.2023 22:07]




    Lên đầu trang

         Tìm kiếm 

         Tin mới nhất 
    Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
    Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
    Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
    Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
    Tưởng niệm tháng tư 75
    Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
    CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
    Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
    CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
    Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
    Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
    Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
    Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
    Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
    Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

         Đọc nhiều nhất 
    Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
    Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 475 lần]
    Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 405 lần]
    Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 367 lần]
    CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 344 lần]
    CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 341 lần]
    Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 292 lần]
    Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 282 lần]
    Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 250 lần]
    Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 245 lần]

    Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

    Bản quyền: Vietnamville
    Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.