Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 11
 Lượt truy cập: 24720788

 
Tin tức - Sự kiện 29.03.2024 01:20
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thắng Cuộc & Thua Bạc
22.04.2015 15:50

Với ý thức phản tỉnh chúng ta có thể nói cho nhau hôm nay về ý nghĩa đích thực của ngày 30 tháng 4 là đây là một ngày toàn thắng trong tiến trình cướp chính quyền của ĐCSVN và là một ngày đại bại của toàn dân tộc Việt.

Đỗ Kim Thêm

Tác phẩmBiển San Hôcủa nhà văn Trần Vũ vừa được khởi đăng trên  Tuần báoTrẻ, số ra ngày 12 tháng 3 năm 2015 – phát hành từ Dallas, Texas – với lời dẫn nhập của chính tác giả:

Cuối thập niên 70 cùng với những ghe vượt biển mong manh còn xuất hiện những thuyền nhiều tầng được Công an Biên phòng hộ tống ra tận cửa biển, do chính nhà nước đứng ra tổ chức dưới tên gọi Vượt biên Bán Chánh thức. Với chính sách bài Hoa, chính quyền muốn triệt tiêu “đội ngũ Hán gian” nhưng trong thực tế là những gia đình Hoa kiều đã sinh sống nhiều thế hệ trong Chợ Lớn và có cả những thanh niên Việt mua khai sinh Tàu để ra đi. Giá trung bình là 12 lượng vàng cho người lớn và 7 lượng vàng cho trẻ em, cùng hai trăm đồng cụ Hồ” cho thị thực khai sinh ma.Đóng cho chủ tàu và công an thị xã điểm xuất phát. Chuyến tàu MT-603 khởi đi từ Mỹ Tho đêm 29 rạng 30 tháng 5-1979 chứa 405 thuyền nhân đã đâm vào bãi ngầm Trường Sa bốn ngày sau đó. Ngày 21 tháng 6-1979 khi được Hải quân Phi Luật Tân cứu đưa vào hải đảo Liminangcong, điểm danh còn đúng 285 người. Tôi ở trong số những thiếu niên đi chuyến tàu này, ghi lại dưới dạng tiểu thuyết.

Không ai biết chính xác có bao nhiêu “con thuyền nhiều tầng” đã được công an “hộ tống” ra cửa biển, bao nhiêu người đã vùi thây dưới biển sâu, và bao nhiêu lạng vàng đã nộp cho nhà đương cuộc Hà Nội trong chiến dịch bán bãi thu vàng. Đến nay chỉ có con số về lượng vàng thất thu (vì cán bộ thu nhưng không trình) tại vài địa phương:

 Hậu Giang, 4.866 lượng; Minh Hải, 48.195 lượng; Bến Tre, 3.789 lượng; Cửu Long, 27.000 lượng; Nghĩa Bình, 27.000 lượng; Phú Khánh, 10.987 lượng; Thuận Hải, 1.220 lượng; An Giang, 1.445 lượng”. (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

 

blank

 

Bán bãi lấy vàng không phải là mẻ thu đầu tiên của bên thắng cuộc. Trước đó đã có nhiều “chiến dịch” tương tự, xin được ghi lại (tóm lược) theo theo thứ tự thời gian:

 

Chưa đầy ba năm sau khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, các nhà doanh nghiệp, với tên gọi mới là “tư sản”, đã phải trải qua hai lần bị “đánh”.


“Chiến dịch X-2”


Vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 10-9-1975, Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn họp báo, đưa ra “Bản Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam”, ra lệnh “bắt giữ một số tư sản mại bản có chứng cứ đầu cơ tích trữ, phá rối thị trườn
g...

 

Về lý luận, “tư sản mại bản” được chính quyền cách mạng coi là “địch” nên phương thức mà Chiến dịch X-2 tiến hành được xác định rõ là “đánh”...


Tối 10-9-1975, “tin chiến thắng” liên tục được báo về “Đại bản doanh” của Trung ương Cục đóng tại Dinh Độc Lập. Con số bị bắt cho đến khi ấy vẫn tăng lên. Các đoàn đưa ra những con số chi tiết: hàng chục triệu tiền mặt, hàng chục ký vàng, cả “kho” kim cương, hàng vạn mét vải và cả một cơ sở chăn nuôi gồm “7.000 con gà, thu hoạch 4.000 trứng mỗi ngày”120 ở Thủ Đức.
..

 

Sau “Chiến dịch X-2”, Thành uỷ nhận định: “Bọn tư sản mại bản bị cô lập rất cao, chúng đã mất hết chỗ dựa về mặt quân sự và chính trị. Lực lượng kinh tế của chúng đã bị sứt mẻ và đang bị tan vỡ dưới sự tiến công của ta”122. Nhằm “giáng tiếp những đòn mới vào giai cấp tư sản”, ngày 22 và 23-9-75, đồng tiền cũ của chế độ Sài Gòn đã được thay thế bởi đồng tiền mới.
Đổi tiền cũng được coi là “chiến dịch” với mật danh “X-3”.
..

 

 

Năm 1976, tình hình tiếp tục khó khăn. Một đợt “đánh tư sản” lại được tiến hành, lần này tập trung hơn vào giới tư sản người Hoa.

 

Những gì mà Cách mạng lấy được của nhà giàu” trên toàn miền Nam được liệt kê: “Về tiền mặt ta thu được 918,4 triệu đồng tiền miền Nam; 134.578 Mỹ Kim [trong đó có 55.370 USD gửi ở ngân hàng]; 61.121 đồng tiền miền Bắc; 1.200 đồng phrăng (tiền Pháp)…; vàng: 7.691 lượng; hạt xoàn: 4.040 hột; kim cương: 40 hột; cẩm thạch: 97 hột; nữ trang: 167 thứ; đồng hồ các loại: 701 cái. Trong các kho tàng ta thu được: 60 nghìn tấn phân; 8.000 tấn hoá chất; 3 triệu mét vải; 229 tấn nhôm; 2.500 tấn sắt vụn; 1.295 cặp vỏ ruột xe; 27.460 bao xi măng; 644 ô tô; 2 cao ốc; 96.604 chai rượu; 13.500 ký trà; 1000 máy cole; 20 tấn bánh qui; 24 tấn bơ; 2.000 kiếng đeo mắt; 457 căn nhà phố; 4 trại gà khoảng 30.000 con và một trại gà giá 800 triệu; 4.150 con heo; 10 con bò, 1.475.000 USD thiết bị tiêu dùng; 19 công ty; 6 kho; 65 xí nghiệp sản xuất; 4 rạp hát; 1 đồn điền cà phê, nho, táo rộng 170 hecta ở Đà Lạt” (Sđd, trang 71 - 80).

 

 

-  "Tại Sài Gòn, 28.787 hộ tư sản bị cải tạo, phần lớn bị “đánh” ngay trong bốn ngày đầu với 6.129 hộ tư sản thương nghiệp”, 13.923 hộ trung thương”. Những tháng sau đó có thêm 835 “con phe”, 3.300 “tiểu thương ba ngành hàng”, 4.600 “tiểu thương và trung thương chợ trời” bị truy quét tiếp. Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, người trông coi kho vàng của Ngân hàng, trong đợt đánh tư sản này, Cách mạng thu thêm khoảng hơn năm tấn vàng, chưa kể hạt xoàn và các loại đá quý. Có những gia đình tư sản giấu vàng không kỹ, lực lượng cải tạo tìm được, khui ra, vàng chất đầy trên chiếu.”(Sđd, trang 71 - 90).

 

Cũng theo ông Huỳnh Bửu Sơn:

 

Ngay trong ngày 1-5-1975, Cách mạng đã biết trong kho có số vàng này, nhưng phải khi ông đi học tập về thì mới chính thức bàn giao. Ông Huỳnh Bửu Sơn là một trong hai người nắm giữ chìa khóa kho vàng và trực tiếp giao vàng cho hai người, một người bộ đội tên là Duyệt, một người về sau làm giám đốc ngân hàng Cần Thơ. Kho dự trữ chứa 15,7 tấn vàng, gồm: vàng thoi FRD của Mỹ, vàng thoi Montagu của Nam Phi và vàng thoi Kim Thành, có nguồn gốc là vàng lậu do hải quan bắt tịch thu về đưa cho hãng Kim Thành đúc lại. Ngoài ra còn có các đồng tiền vàng của Mỹ, Double Eagle, mệnh giá 20 USD nhưng được làm từ một lượng vàng trị giá 420 USD; đồng Pesos của Mexico; đồng vàng Napoleon… ” (Sđd, trang 31).


 blank

Đó là chưa kể đến hàng chục ngàn cơ sở thương mại bị tịch thu hay công hữu hoá, và không biết bao nhiêu hãng xưởng, nhà cửa mà dân miền Nam đã ký giấy “hiến” cho “cách mạng” với hy vọng (mỏng manh) của đi thay người.

 

Kẻ bên thua cuộc thì trắng tay là chuyện tất nhiên nhưng người bên thắng cuộc – tuyệt đại đa số – cũng chả “chiếm hữu” được gì ráo. Dân quê ở hậu phương không với tay được đến chiến lợi phẩm, đã đành, các chiến sĩ ngay tại trận tiền cũng không “vơ vét” được của cải chi đáng giá – ngoài mấy cái khung xe đạp vác vai, hay vài “con búp bế nhựa, biết nhắm mắt khi năm ngửa và có thể khóc oe oe, buộc trên ba lô của …anh bộ đội phục viên may mắn” – vẫn theo lời Huy Đức.

 

Bỏ cái ba lô, cái khung xe đạp, và con búp bê có thể khóc oe oe ra, những chiến sĩ giải phóng quân hoàn toàn trần trụi: không học vấn, không nghề nghiệp, không không một đồng xu dính túi,  và – tất nhiên – không một tấc đất cắm dùi!

 

“Họ ngơ ngác tìm kế sinh nhai,” Vi Đức Hồi kể lại:

 

“Tôi đã được chứng kiến cảnh hẫng hụt của nhiều người khi họ tâm sự,  cảnh ngơ ngác tìm kế sinh nhai, đã không ít người đòi đảng, chính quyền cơ sở phải chia ruộng đất cho họ, và tất nhiên đảng, chính quyền không thể moi đâu ra ruộng đất để cho họ cày, cực chẳng đã, nhiều người đã trực tiếp đòi ruộng cha ông mà ngày trước họ đã góp vào hợp tác xã, không ít người đã tự ý đi cày ruộng cha ông của mình, thế là hình ảnh người chiến sỹ năm xưa cả nước trân trọng, mến mộ:


                            ‘hoan hô anh giải phóng quân
                             kính chào anh con người đẹp nhất
                              lịch sử hôn anh, chàng trai chân đất
                             sống hiên ngang bất khuất trên đời’


 Nay họ đã trở thành đối tượng của đảng, chính quyền địa phương, họ được quy là công thần, gây rối, chống lại đường lối của đảng, nhà nước, kết cục có người bị đuổi ra khỏi đảng, có người bị bị bắt lên xã, lên huyện tạm giam để xử lý vì đã ngang nhiên lấn chiếm đất đai của nhà nước đã giao cho người khác.”

Đó là hoàn cảnh “hụt hẫng” của những binh sĩ hay sĩ quan phục viên lành lặn, và may mắn. Nói chi đến đám thương binh (“nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng”)  hay những gia đình liệt sĩ.

Năm 1983 ông Nguyễn Vĩnh Rượu nhận được 90 đồng tiền chính sách, hỗ trợ vì gia đình có ba thân nhân là liệt sĩ. Số tiền này, vào thời điểm đó, mua được “gần” ba bao 555 hay Craven A. Tính cho gọn theo “chính sách” thì mỗi liệt sĩ tương đương với một bao thuốc lá.

Ông Rượu gửi hết 90 đồng vào qũy tiết kiệm, loại không kỳ hạn và có lời. Ba mươi hai năm sau, vào ngày 31 tháng 3 năm 2015, gia đình ông Rượu mang sổ tiết kiệm đến Ngân hàng VietinBank và nhận lại được hơn 20.000 đồng. Tính luôn “cả lãi lẫn gốc không đủ một cuốc xe ôm,” như nguyên văn lời của ký giả Tấn Tài trong bài báo (“Gửi Tiết Kiệm Một Chỉ Vàng Nhận Lại Một Ổ Bánh Mì Thịt”) trên báo Một Thế Giới, số ra ngày 2 tháng 4 năm 2015.

Bởi vậy không có gì ngạc nhiên là bốn mươi năm sau, sau khi cuộc chiến đã tàn, người ta vẫn còn tiếng kêu cứu thống thiết của những gia đình thương binh hay liệt sĩ ở khắp mọi nơi. Hãy xem hoàn cảnh của bà Hà Thị Thuỷ:

“ 74 tuổi, trú tại thôn Cái Tắt, xã An Đồng (An Dương, thành phố Hải Phòng)… Thời kỳ chiến tranh, bà là thanh niên xung phong. Bà gặp và kết hôn cùng ông Nguyễn Văn Viền là bộ đội. Ông Viền hy sinh năm 1968, khi con gái vừa mới sinh.

Bản thân bà là người ngoại tỉnh, gia cảnh lại neo đơn không có anh em ruột thịt, bà phải gửi con nhỏ về quê Nam Định cho mẹ già chăm sóc. Bà lăn lộn kiếm tiền gửi về cho mẹ nuôi con gái...

 Trước hoàn cảnh khó khăn trên của gia đình thân nhân liệt sĩ, rất mong các cá nhân, nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ gia đình bà Thủy. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về bà Hà Thị Thủy hoặc bà Vũ Thị Hải – Trưởng văn phòng đại diện Báo Nông Thôn Ngày Nay tại Hải Phòng – số 31 Điện Biên Phủ, quận Hồng Bàng, ĐT: 0903212789; hoặc Báo Nông Thôn Ngày Nay – 13 Thụy Khuê, Hà Nội, tài khoản 1506311002117, chi nhánh Ngân hàng NNPTNT Tây Hồ, Hà Nội.”

 Chúng ta có bổn phận phải giúp đỡ lẫn nhau khi tha nhân lâm vào cảnh khó khăn. Tôi hy vọng sẽ không ai trù trừ, do dự hay quay lưng với gia đình bà Hà Thị Thủy chỉ vì họ là những người thuộc ... bên thắng cuộc.

Người dân Việt Nam không ai thắng ai sau cuộc chiến vừa qua. Tất cả chúng ta đều thua, thua đau, sau một canh bạc bịp bởi những kẻ gian manh. Phải nhận diện rõ được kẻ thù như thế để đánh thẳng vào mặt chúng nó, và đừng ...đánh lẫn nhau!

 

CẦN GỌI ĐÚNG TÊN CUỘC CHIẾN NÀY

Phạm Đình Trọng

22-04-2015

Lần thứ 40 ngày 30 tháng tư của lịch sử đau thương mất mát, của vui nông nổi mà buồn thăm thẳm lại đến.

Suốt 40 năm qua, hệ thống tuyên truyền khổng lồ của đảng CSVN (Cộng sản Việt Nam) cầm quyền đã ngốn quá nhiều tiền thuế của dân, tiền bán tài nguyên đất nước vào việc tự huyễn hoặc mình và lừa dối người dân về ngày 30 tháng tư năm 1975, ngày huy hoàng đại thắng, ngày vẻ vang thống nhất đất nước.

Cuộc chiến tranh mà hệ thống tuyên truyền của nhà nước Việt Nam cộng sản vẫn thần thánh hóa là cuộc chiến tranh “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, “Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước” thực chất chỉ là cuộc nội chiến tội lỗi, người Việt bắn giết người Việt, hệ quả tất yếu của hiệp định Genève cắt đôi đất nước Việt Nam thành hai tiền đồn, hai trận tuyến của hai ý thức hệ quyết liệt đối kháng, tiêu diệt nhau, chia đôi dân tộc Việt Nam thành hai thế lực thù địch không đội trời chung, hai tên lính xung kích của hai lực lượng đối kháng đó. Việc chia cắt độc đoán, phũ phàng, oan nghiệt đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam hoàn toàn do những người cộng sản thực hiện, cộng sản Tàu mưu toan và áp đặt, cộng sản Việt cam tâm cúi đầu chấp nhận.

Rắp tâm làm cuộc nội chiến, lực lượng cộng sản Việt Nam ở miền Nam phải chuyển ra miền Bắc theo qui định của hiệp định Genève nhưng họ đã bí mật ém lại lượng lớn súng đạn và khá đông đội ngũ lãnh đạo cộng sản chỉ biết có đấu tranh giai cấp bạo liệt, sắt máu, không biết đến đạo lí thương yêu đùm bọc giống nòi. Đầu năm 1959, đảng cộng sản Việt Nam ban hành nghị quyết 15 xác định rõ việc thâu tóm miền Nam bằng bạo lực cách mạng, tiến hành chiến tranh trong lòng dân tộc, quyết thực hiện nội chiến tương tàn.

Có nghị quyết 15, những người cộng sản ở miền Bắc liền hối hả mở đường đưa súng đạn và lực lương chiến đấu vào miền Nam. Tháng năm, 1959, đường mòn từ miền Bắc xâm nhập miền Nam được mở dọc theo dãy Trường Sơn. Tháng bảy, 1959, mở tiếp đường mòn trên biển, mở luồng mở bến cho những con tàu không số chở súng, đạn, thuốc nổ từ Đồ Sơn, Hải Phòng vào Vũng Rô, Phú Yên, Trung Bộ, vào Gành Hào, Cà Mau, Nam Bộ.

Có nghị quyết 15, cán bộ cộng sản ở lại miền Nam nằm vùng liền tổ chức, tập hợp lực lượng. Những hầm súng đạn được khui lên. Cuối năm 1959, tiếng súng nội chiến bùng nổ ở Trà Bồng, Quảng Ngãi. Ngày 17. 1. 1960, tiếng súng nội chiến rộ lên ở huyện Giồng Trôm và huyện Mỏ Cày, Bến Tre. Từ đó tiếng súng nội chiến lan ra khắp miền Nam. Khắp miền Nam, nơi nào cũng có lãnh đạo cộng sản nằm vùng, nơi nào cũng mịt mù lửa khói nội chiến, lênh láng máu người Việt giết người Việt. Từ đó, ngày 17. 1. 1960 được những người Cộng sản tự hào coi là ngày Đồng khởi vẻ vang của họ. Còn lịch sử Việt Nam phải đau buồn ghi nhận ngày 17. 1. 1960 là ngày khởi đầu cuộc nội chiến Nam Bắc.

Chiến tranh vũ trang thảm khốc và chiến tranh chính trị lừa dối do những người cộng sản phát động đã đẩy chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam vào cuộc khủng hoảng nặng nề, triền miên không có điểm dừng. Trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, một chính quyền được tổ chức theo mô hình dân chủ văn minh, có tam quyền phân lập thực sự, nhờ thế người dân miền Nam bước đầu đã có tự do dân chủ thực sự, một chính quyền đang chiến đấu ngăn chặn sự tràn lan bạo lực cộng sản; Trước nguy cơ cả Đông Nam Á bị tràn ngập trong sắt máu bạo lực cộng sản, năm 1965, sáu năm sau nghị quyết 15 của đảng CSVN sử dụng bạo lực thâu tóm miền Nam, gần sáu năm sau tiếng súng nội chiến bùng nổ ở miền Nam, Mĩ mới đưa quân vào miền Nam Việt Nam cứu đồng minh Việt Nam Cộng hòa trước nguy cơ sụp đổ và củng cố một tiền đồn ngăn chặn cơn thác lũ cách mạng bạo lực cộng sản đang ở đỉnh cao trào.

Năm 1965, quân đội Mĩ đổ vào Việt Nam cũng như năm 1944 quân đội Mĩ đổ bộ vào châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như năm 1950 quân đội Mĩ đổ bộ lên bán đảo Triều Tiên đều không có mục đích xâm lược, không đánh chiếm lãnh thổ mà chỉ để làm trách nhiệm của một đồng minh và làm trách nhiệm của một nước lớn bảo đảm một thế giới ổn định, công bằng, bảo vệ những giá trị tự do, dân chủ của con người, ngăn chặn thảm họa phát xít thời thế chiến hai và ngăn chặn thảm họa cộng sản đang như bệnh dịch nhấn chìm thế giới vào hận thù đấu tranh giai cấp, vào bạo lực chuyên chính vô sản và nô dịch con người.

Cần giấu biến cuộc nội xâm tội lỗi của ý thức hệ giai cấp, cuộc nội xâm mang hận thù giai cấp vay mượn, mang tư tưởng bạo lực chuyên chính vô sản ngoại lai, mang súng đạn của thế giới cộng sản về đánh phá dân tộc, nô dịch nhân dân, thống trị đất nước, ngay từ khi phát động cuộc nội chiến phi nghĩa núp bóng cuộc chiến tranh chính nghĩa “giải phóng miền Nam”, những người cộng sản đã vẽ ra con ngáo ộp “đế quốc Mĩ” hiếu chiến, tham tàn, man rợ hù dọa người dân, đã lôi “đế quốc Mĩ” vào tham chiến để biến cuộc nội chiến thành cuộc thánh chiến như lời bài hát của nhạc sĩ cộng sản Lưu Hữu Phước sáng tác năm 1960: “Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước / Diệt đế quốc Mĩ phá tan bè lũ bán nước”. Năm 1965, những đơn vị tinh nhuệ, hiện đại nức tiếng của quân đội Mĩ, những sư đoàn Kị Binh Bay Số 1, lữ đoàn Tia Chớp Nhiệt Đới . . . với xe tăng lổm ngổm bò kín đất Vạn Tường, Quảng Ngãi, máy bay lên thẳng vè vè rợp trời Bông Trang Nhà Đỏ, Bình Dương thì hệ thống tuyên truyền nhà nước Việt Nam cộng sản như bắt được vàng, như được trích một liều đô pinh mạnh, họ reo lên: “Có những ngày vui sao cả nước lên đường / Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục . . . Bộ đội dân công trùng trùng điệp điệp / Chào nhau không kịp nhớ mặt nhớ tên / Đội ngũ ta đi dài theo tiếng hát . . .” Đó là thơ của nhà thơ quân đội Nhân dân Việt Nam, Chính Hữu. Khi reo lên như vậy, năm 1966, nhà thơ Chính Hữu là thiếu tá ở cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị. Lúc chết, năm 2007, ông là đại tá.

Đây không phải là niềm vui của người lính bị dồn ra trận. Đi vào chỗ chết, đi vào cuộc chiến người Việt bắn giết người Việt, làm sao vui được. Đây là niềm vui tuyên huấn, niềm vui cộng sản. Niềm vui của những người đã đánh tráo được tên gọi cuộc nội chiến tương tàn thành cuộc thánh chiến hào hùng “Chống Mĩ cứu nước”. Niềm vui đã đưa được cả nước vào cuộc nội chiến ngùn ngụt hận thù giai cấp, người Việt vô sản say mê bắn giết người Việt tư sản. Người Việt nghèo khổ cuồng dại bắn giết người Việt có của. Niềm vui khi thấy hai anh em ruột thịt cùng cha cùng mẹ ở hai chiến tuyến ý thức hệ xả súng vào ngực nhau, quăng lựu đạn vào đầu nhau!

Quân đội Mĩ vào tham chiến bên những người lính Việt Nam Cộng hòa có làm cho cuộc nội chiến do những người cộng sản tiến hành chựng lại, tốc độ khuất phục, thâu tóm dải đất miền Nam của họ chậm lại nhưng không làm thay đổi bản chất cuộc nội chiến vì ý chí cộng sản dùng bạo lực khuất phục dải đất miền Nam không thay đổi. Không thay đổi ý chí cộng sản dùng máu người Việt để thống nhất trong tay họ đất nước Việt Nam mà chính họ đã chia cắt.

Nếu thực sự là cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thì khi quân đội Mĩ giảm vai trò, giảm sự có mặt trong cuộc chiến, mức độ ác liệt của cuộc chiến phải giảm và khi quân đội Mĩ rút hết khỏi Việt Nam thì cuộc chiến phải kết thúc. Không! Từ năm 1970, Mĩ thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh, quân đội Mĩ giao lại vai trò chủ thể chiến trường cho quân đội Việt Nam Cộng hòa, quân đội Mĩ không trực tiếp tham chiến nữa, họ chỉ trợ chiến, yển trợ hỏa lực. Khi quân đội Việt Nam Cộng hòa độc lập tác chiến trên các mặt trận, trực tiếp đối đầu với những người lính Việt Nam phía bên kia là lúc diễn ra những trận đánh đẫm máu nhất, những người lính Việt Nam ở cả hai phía, Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam Cộng sản chết trận nhiều nhất. Những điểm quyết chiến ở Snun, Mỏ Vẹt, biên giới Việt Nam – Campuchia, ở đường 13, ở đường 9 – Nam Lào, ở thành cổ Quảng Trị trở thành những cái cối xay thịt nghiền nát hết trung đoàn, lữ đoàn lính Việt Nam này đến trung đoàn, lữ đoàn lính Việt Nam khác của cả hai phía.

Từ khi cuộc nội chiến bùng nổ, chưa bao giờ những người lính Việt Nam Cộng hòa và những người lính Việt Nam Cộng sản chết nhiều như trong chiến dịch đường 9 – Nam Lào đầu năm 1971.

Từ khi cuộc nội chiến nổ ra, chưa bao giờ những người lính Việt Nam Cộng hòa và những người lính Việt Nam Cộng sản chết nhiều như trong trận hai bên giành giật nhau thành cổ Quảng Trị hè thu năm 1972, thời gian miền Trung bước vào mùa mưa xối xả. Mưa ở Quảng Trị năm 1972 trở thành những trận mưa máu. Máu nhào đất thành cổ Quảng Trị thành bùn nhão nhoét, đỏ lòm và tanh tưởi. Dòng sông Thạch Hãn ngàn đời trong xanh bỗng trở thành dòng sông máu, loang đỏ máu lính Việt Nam. Lính chết không kịp chôn. Quân số bổ xung liên tục mà không còn lính sống để chôn lính chết. Người lính Lê Bá Dương may mắn sống sót đã viết về những đồng đội không có người vớt lên chôn cất còn mãi mãi nằm lại với sông Thạch Hãn: Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ / Đáy sông còn đó bạn tôi nằm / Có tuổi hai mươi thành sóng nước / vỗ vô bờ mãi mãi ngàn năm.

Nước lênh láng ba phần tư diện tích trái đất được nhà thơ Xuân Diệu coi đó là nước mắt đau khổ của loài người: Trái đất ba phần tư nước mắt / Trôi đi như giọt lệ giữa không trung. Ba phần tư lịch sử Việt Nam cũng là lịch sử chiến tranh, là máu và nước mắt. Trong những cuộc chiến tranh liên miên đó chưa có cuộc chiến tranh nào mà người Việt lại quyết liệt, say mê giết người Việt như trong cuộc nội chiến do những người Cộng sản Việt Nam phát động giữa thế kỉ hai mươi.

Năm 1973, quân đội Mĩ rút khỏi Việt Nam thì những người Cộng sản càng đẩy mạnh cuộc nội chiến để chỉ hai năm sau họ thâu tóm hoàn toàn miền Nam vào ngày 30. 4. 1975.

Là cuộc nội chiến nên đích cuối cùng những người lính Việt Nam Cộng sản đến không phải là tổng hành dinh quân đội Mĩ mà là dinh Độc lập, nơi làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, người quản lí một nửa lãnh thổ Việt Nam, người lãnh đạo một nửa dân số Việt Nam.

Là cuộc nội chiến nên lá cờ những người lính Việt Nam Cộng sản hạ xuống ở dinh Độc lập ngày 30. 4. 1975 không phải là lá cờ Mĩ mà là lá cờ Việt Nam Cộng hòa, lá cờ quốc gia của một nửa lãnh thổ Việt Nam, lá cờ Tổ quốc của một nửa dân tộc Việt Nam.

Những người Cộng sản Việt Nam đã cắt đôi đất nước Việt Nam, chia đôi dân tộc Việt Nam rồi họ lại lấy máu của chính dân tộc Việt Nam để thống nhất đất nước, để họ nghiễm nhiên thống trị cả nước không cần lá phiếu bầu chọn của người dân! Những người Cộng sản Việt Nam coi đó là chiến thắng vĩ đại của họ. Còn với dân tộc Việt Nam đó là keo thua đau đớn tức tưởi! Với những người dân miền Nam đã được sống trong tự do dân chủ, nay mất cả quyền con người, quyền công dân, không được quyền bầu chọn người quản lí đất nước, người lãnh đạo dân chúng, còn cái thua nào đau hơn!

Điểm lại những sự kiện chính của cuộc chiến tranh do những người cộng sản Việt Nam phát động từ 1960 đến ngày kết thúc 30. 4. 1975 để thấy rõ cuộc chiến này dứt khoát không phải là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà chỉ là cuộc nội chiến đẫm máu nhất, tội lỗi nhất trong lịch sử Việt Nam để đảng Cộng sản Việt Nam giành quyền thống trị cả nước, nô dịch cả dân tộc Việt Nam.

Bản chất cuộc nội chiến càng lộ rõ ngay cả khi cuộc chiến đã kết thúc. Nếu cuộc chiến tranh kết thúc ngày 30. 4. 1975 là “Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước” thì cuộc chiến tranh đó trước hết phải giải phóng người dân miền Nam khỏi sự nô dịch của đế quốc Mĩ như hệ thống tuyên giáo cộng sản vẫn ra rả tuyên truyền, để người dân miền Nam trở về với dân tộc Việt Nam yêu thương. Đất nước thống nhất trước hết phải thống nhất trong tình cảm, ý chí người dân. 40 năm đã qua, sự thống nhất đó vẫn chưa hề có. Cuộc chiến tranh kết thúc ngày 30. 4. 1975 chỉ giải phóng đất đai miền Nam để người thắng cuộc thâu tóm, thống trị cả nước, còn người dân miền Nam vẫn bị người thắng cuộc coi là thù địch. Chỉ là cuộc nội chiến, người Việt Cộng sản làm chiến tranh để tiêu diệt người Việt Cộng hòa. Người Việt Cộng hòa có may mắn thoát chết trong cuộc nội chiến khốc liệt, tàn bạo đó cũng bị loại bỏ khỏi sinh hoạt xã hội, trở thành những người tù không án, bị giam cầm mút mùa không thời hạn trong những nhà tù hà khắc.

Trước 30. 4. 1975 một ngày, Đô đốc Elmo Zum Walt Jr., Tư lệnh hải quân Mĩ ở Việt Nam điều một máy bay vận tải C130 từ Philippines đến Tân Sơn Nhất đón cả gia đình Đô đốc Trần Văn Chơn của Hải quân Việt Nam Cộng hòa sang Mĩ tị nạn. Đô đốc Trần Văn Chơn đã từ chối ra đi để được ở lại làm người dân Việt Nam sống cuộc đời bình yên với đất nước yêu thương đã hết chiến tranh. Nhưng những người Cộng sản thắng cuộc trong cuộc nội chiến vẫn coi những người như Đô đốc Trần Văn Chơn là đối tượng phải loại bỏ của cuộc nội chiến, họ nào có để cho ông được yên. Đô đốc Trần Văn Chơn ở tuổi ngoài sáu mươi bị tống vào nhà tù với tên gọi trại tập trung mỏi mòn mười ba năm trời.

Những ngày ngục tù tăm tối, cực khổ, Đô đốc Trần Văn Chơn mới nhận ra rằng nhà nước Việt Nam Cộng sản chỉ là nhà nước của một giai cấp hão huyền nào đó chứ không phải nhà nước của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam chân chính dù yêu nước nhưng không Cộng sản cũng không thể sống bình yên trên đất nước thương yêu của mình. Ra tù dù đã gần tám mươi tuổi, chân đã yếu, mắt đã mờ, đã gần đất xa trời, dù muốn được gửi nắm xương tàn vào đất Mẹ Việt Nam bên ông bà, tổ tiên, Đô đốc Trần Văn Chơn cũng phải ngậm ngùi gạt nước mắt ra đi, tìm đến đất nước xa lạ nhưng mở lòng bao dung đón nhận ông. Vài triệu người Việt Nam đã phải bỏ nước ra đi trong nước mắt như Đô đốc Trần Văn Chơn là nỗi đau, nỗi uất hận khó nguôi ngoai của dân tộc Việt Nam. Suốt bốn ngàn năm lịch sử có khi nào dân tộc Việt Nam bị thua đau đến như vậy!

Ngày 30. 4. 1975 là ngày chiến thắng vĩ đại của những người cộng sản chỉ biết có giai cấp, không biết đến dân tộc nhưng là ngày thua đau của cả dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã bị thua đau, bị chết mòn trong cuộc nội chiến núi xương sông máu nay lại bị đòn thù giai cấp đánh vào trái tim con người, đánh vào đạo lí xã hội, đánh vào lẽ sống còn của dân tộc làm cho dân tộc li tán tan tác và ngày 30. 4. 1975 là ngày khởi đầu của cuộc đại li tán dân tộc.

Ngày 30. 4. 1975 sau thoáng vui nông nổi mau qua đi, người dân liền phải nhận ra một sự thật cay đắng. Sự thật của lịch sử trớ trêu: Cái hung tàn thắng cái văn minh. Sự thật trắng tay của người dân. Bao thế hệ người dân Việt Nam đổ máu trong cuộc chiến đấu cho đất nước độc lập, cho người dân được tự do. Cuộc chiến kết thúc, trở về xã hội dân sự mới lồ lộ ra một thực tế: Tự do của người dân không có mà độc lập của đất nước cũng không! Quyền yêu nước của người dân cũng bị tươc đoạt. Đất nước ngày càng phụ thuộc và mất dần vào tay kẻ thù truyền kiếp của lịch sử Việt Nam nhưng là đồng chí cùng lí tưởng, cùng ý thức hệ, là bạn vàng bốn tốt của đảng CSVN! 




THÁNG TƯ ĐEN

SỰ KIỆN THỨ SÁU TUẦN THÁNH (30-4-1975)
 

Lm. Kts Nguyễn Duy Tân...

 1. Thuở bé, mỗi khi đêm về, mà nghe tiếng súng: kắc kục; kắc kục… thì hãi lắm.
Mẹ tôi bảo: Việt Cộng về làng rồi đấy! con phải đóng cửa chuồng gà cho chắc, nếu ai kêu cửa thì không được mở nghe chưa!
Cũng may, nhà tôi có dán câu thần chú trên cửa: “VIỆT CỘNG RÚT VỀ BẮC, HÒA BÌNH SẼ ĐẾN NGAY”. Cho nên Việt Cộng không dám bén mảng đến nhà tôi bao giờ.
Tôi rất ước ao VIỆT CỘNG RÚT VỀ BẮC, để cho HÒA BÌNH HIỂN TRỊ.
Tôi mong ước HÒA BÌNH biết là dường nào!
.
2. Lớn lên, mỗi khi nhận được giấy mời của Công An Đồng Nai PA88… thì hãi lắm (Chuyện cách đây 4 năm rồi, nhưng vẫn còn hãi).
Tôi phải làm việc với họ từ sáng tới chiều, phải bỏ cả lễ lậy.
Máy camera quay liên tục, thỉnh thoảng máy chụp hình lại chớp chớp. Tôi ngồi ở giữa phòng, có lúc dăm bảy đồng chí đứng xung quanh.
Hãi nhất là, có một đ/c nói với tôi: “Bánh xe lịch sử nó cứ quay, nếu anh mà không theo, thì sẽ bị bánh xe nghiền nát” (tôi hiểu là: VN sẽ tiến lên CNXH nếu anh không theo, thì anh sẽ bị nghiền nát).
Là Linh mục, tôi rao giảng lối sống YÊU THƯƠNG, tôi tôn trọng mạng sống của mọi người, và không muốn ai đe dọa mạng sống tôi.
Tôi mong ước NHÂN QUYỀN biết là dường nào!
.
3. Năm nay, lên 47 tuổi, tôi chưa một lần nào được đi BẦU CỬ chính quyền các cấp (ấp, xã, huyện, tỉnh, trung ương).
Không phải vì tôi không quan tâm đến chính chị chính em gì, nhưng vì mỗi lần có đợt bầu cử, tôi lại gọi điện về nhà nhờ mẹ đi bầu dùm, và bầu ai cũng được, vì việc bầu cử của Nhà Sản chỉ là hình thức.
Năm nay, tôi mới được nhập hộ khẩu vào xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc.
Tôi cảm thấy thèm khát được đi bầu cử biết bao. Tôi mong ước, cực kỳ mong ước, VN ta được tiến bộ như Campuchia, việc bầu cử có Liên Hiệp Quốc giám sát.
Lúc đó, tôi sẽ rất hãnh diện và hạnh phúc vô cùng, nếu được cầm lá phiếu đi bầu vị đại diện cho Dân Tộc lãnh đạo Đất Nước.
Tôi mong ước được quyền BẦU CỬ biết là dường nào!
.
4. Hôm Tuần Thánh, tôi nhận được tin nhắn của cha Tin Vui hỏi ý: “Nhân dịp 30/4, cha có muốn chia sẻ gì với tư cách là Linh mục Công Giáo không?”.
-Vâng. Con cũng muốn phát biểu vài điều cảm nghĩ về “sự kiện ba mươi tháng tư”; nhưng chả dám, sợ bị “nhập kho”.
Sống dưới triều nhà Sản, thì chả ai dám nói thật, kể cả các Linh mục và Giám mục. Vì nói thật thì mất lòng, và mất bổng lộc.
Tôi đành phải mượn hình ảnh “ngày Thứ Sáu Tuần Thánh” để nói về “ngày Ba Mươi Tháng Tư”.
Tôi mong ước được quyền NÓI SỰ THẬT biết là dường nào!
.
5. SỰ KIỆN THỨ SÁU TUẦN THÁNH:
- Cách đây 2.000 năm rồi, các trưởng tế và luật sĩ đã bắt nộp Đức Giêsu cho quan Philato xét xử.
Sự kiện XÉT XỬ, KẾT ÁN, VÀ XỬ TỬ Đức Giêsu. Người có quyền chức thì bạo tàn gian ác vì ganh ghét . Chúng hò hét : “Giết! Giết! Giết! Đóng đinh nó vào thập giá”. Những người lương thiện thì im lặng hoặc dửng dưng. Quan Philatô thì bán rẻ lương tâm , vì phải chiều theo những kẻ quyền thế .
- Ngày ấy: CÁI ÁC đã chiến thắng CÁI THIỆN,
HẬN THÙ đã chiến thắng TÌNH YÊU,
GIAN TÀ đã chiến thắng CÔNG LÝ,
BẠO LỰC đã chiến thắng HÒA BÌNH.
.
*So sánh với “Sự kiện Ba Mươi Tháng Tư”:
Với sự trợ giúp súng AK, B40 của Satan, thì kẻ ác đã tăng thêm sức mạnh. Chúng bất tuân các hiệp định đình chiến (Paris 1973), chúng bắn phá, giết chóc, cướp bóc, gây bao đau thương.
Và rồi CÁI ÁC đã chiến thắng.
- Ngày ấy: CÁI ÁC đã chiến thắng CÁI THIỆN,
HẬN THÙ đã chiến thắng TÌNH YÊU,
GIAN TÀ đã chiến thắng CÔNG LÝ,
BẠO LỰC đã chiến thắng HÒA BÌNH.
- Đang khi đó, thì những người Tây Đức và Nam Hàn họ vẫn đứng vững , nghĩa là cái ác vẫn không thắng được cái thiện .
.
6. THỨ BẨY TUẦN THÁNH:
- Thời gian 40 năm qua (1975-2015), ví như thời gian Chúa Giêsu bị mai táng trong mồ. Thời gian đủ để cho con người VN hiểu rõ Cộng Sản là gì?
- 40 năm qua, tôi đã từng trải nghiệm, thời kỳ tủi nhục của Dân tộc: đói khát, nghèo hèn, nhục nhã… đạo đức, văn hóa, xã hội suy đồi. Người VN phải đi làm nô dâm, nô dịch cho khắp cả thế giới.
.
7. NGÀY PHỤC SINH DÂN TỘC ĐÃ GẦN ĐẾN.
- Ngày nay, có khoảng 4 triệu người Việt sống lưu vong vì chạy trốn Cộng Sản. Có khoảng 500,000 người đi xuất khẩu lao động, và khoảng 150,000 Du học sinh. Họ đã biết Dân chủ là gì, và Cộng Sản là gì?
- Với sự phát triển của internet, kẻ ác không thể che đậy và bưng bít được nữa.
- Tôi tin tưởng, chắc chắn rằng: VN sẽ PHỤC SINH.
- Ngày đó: CÁI THIỆN sẽ chiến thắng CÁI ÁC,
YÊU THƯƠNG sẽ chiến thắng HẬN THÙ,
CÔNG LÝ sẽ chiến thắng GIAN TÀ,
HÒA BÌNH sẽ chiến thắng BẠO LỰC.
- Ngày đó Dân Tộc VN sẽ được hưởng một nền DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN, hòa bình và thịnh vượng. Ngày đó 4 triệu dân sẽ quay trở về xây dựng lại Quê Hương.
.
***NÓI TÓM LẠI:
“Sự kiện Thứ Sáu Tuần Thánh” là sự kiện CÁI ÁC CHIẾN THẮNG CÁI THIỆN nhưng chỉ là tạm thời, chóng qua.
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, NGÀY PHỤC SINH CỦA DÂN TỘC ĐÃ GẦN ĐẾN.
Thọ Hòa ngày 11-4-2015
Lm. Kts Nguyễn Duy Tân.

__._,_.___

Bốn Mươi Năm Quốc Hận, Cuộc Chiến Đấu Vẫn Tiếp Tục

Trong cuộc chiến tranh vừa qua, người cộng sản thường tự hào rằng chính họ đã "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". Theo cách nhìn biểu kiến, “Mỹ cút, ngụy nhào”, nhưng thực sự Mỹ không cút, mà phải nói cho đúng ý nghĩa bối cảnh lịch sử là Mỹ ngưng không tiếp tục hiện diện ở Việt Nam vì lý do thay đổi chiến lược toàn cầu của họ, và “ngụy”, chữ mà CS dùng để chỉ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt Nam (NVN), không thất trận, chỉ ở thế bắt buộc phải ngưng chiến đấu, vì thiếu tiếp liệu. (Trước khi bị ngưng tiếp viện năm 1973, ngoài những trận du kích lẻ tẻ, CS không thắng được trận nào đáng kể, kể cả trận Mậu Thân năm 1968, và Mùa hè đỏ lửa năm 1972.)

Trong khi Hoa Kỳ rút quân, cắt giảm đến mức tối đa viện trợ võ khí cho VNCH, thì Liên Xô cùng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) tăng cường gấp bốn lần viện trợ võ khí cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) hay Bắc Việt Nam (BVN).(Henry Kissinger, Years of Renewal, New York: Simon & Schuster, 1999, tr. 481.) Vì vậy, VNCH hay NVN bị bức tử; BVN thành công ngày 30-4-1975.

1. - QUỐC HẬN, QUỐC HẬN, VÀ QUỐC HẬN

Từ đó, ngày 30-4-1975, ngày BVN cưỡng chiếm Sài Gòn, trở thành ngày Quốc hận đối với dân chúng NVN. Đó là lẽ đương nhiên. Dân chúng đang sống an vui thanh bình ở miền Nam, cùng nhau xây dựng NVN càng ngày càng phồn thịnh. Bỗng nhiên cộng sản Việt Nam (CSVN) từ miền Bắc đem súng ống đến gây chiến, phá hoại, bắn giết, cướp nước. Cả triệu người bị bắt đi học tập cải tạo, tức đi tù dài hạn không có ngày về. Gia đình ly tán. Sau nhiều năm bị bạo hành, ngược đãi, hàng trăm ngàn người bỏ mình trên rừng thiêng nước độc. Không quốc hận sao được? Đây lý do thứ nhứt CS gây ra quốc hận.

Chiếm được NVN, CS còn làm cho niềm quốc hận của người Việt gia tăng vì chính sách cai trị của CS, thực hiện đúng theo câu số 8 trong bài “Quốc tế ca” của CSVN: “Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình.” Muốn “lợi quyền ắt qua tay mình” thì chỉ có cách ăn cướp mà thôi. Dưới chế độ CS, đúng là “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” (Đông Kinh Nghĩa Thục). CSVN tịch thâu nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, xí nghiệp, tài sản, ngân khoản, xe cộ, đày dân đi kinh tế mới tại các vùng hoang vu... CS cướp hết.

Chẳng những thế, CSVN cướp luôn tất cả các quyền tự do căn bản mà dân chúng NVN đã từng hưởng dưới thời VNCH. Từ tự do chính trị, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do kinh tế, tự do thương mãi… Dưới quyền CSVN, tất cả đều do CSVN kiểm soát và chỉ huy. Có người chê CS ngu dốt, thực hiện kinh tế chỉ huy một cách mù quáng, làm cho đất nước suy sụp. Đổ lỗi cho cái dốt là chạy tội cho CS. Thật ra, CS không dốt mà đây là chính sách rất thâm độc của.CS mà CSVN học được của Liên Xô, Trung Cộng.

Cái thâm thứ nhứt là CS làm cho dân nghèo đói, khốn khổ, để dân phải sợ sệt CS, luồn cúi CS, qụy lụy CS. Cái thâm thứ hai là khi dân nghèo đói, thì dân phải chúi đầu, chúi mũi lo làm lụng, kiếm sống, chạy gạo, lo cái bao tử trước, lo nuôi con cái, lo gia đình, không còn thời giờ nghĩ đến chuyện chính trị, chuyện tranh đấu, phản đối, chuyện đòi hỏi tự do dân chủ. Cái thâm thứ ba là CS nắm độc quyền chính trị, độc quyền kinh tế, thì CS sẽ độc quyền ban phát ơn huệ cho những người xu phụ, nịnh bợ. Từ đó, CSVN dụ những người nhẹ dạ vào đảng. Vào đảng CS được nhiều quyền lợi. Đó là lý do giải thích sự phát triển số lượng đảng viên đảng CS trong thời gian gần đây. Vì vậy, CSVN không phải là ngu, mà là cố tình dùng kinh tế chỉ huy hoặc theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để củng cố chỉ huy, củng cố chế độ.

Chủ nghĩa CS là chủ nghĩa không tưởng, không thể thực hiện được, ngày nay đã bị quăng vào sọt rác ngay tại Âu Châu, nơi chủ nghĩa CS ra đời. Những kẻ lãnh đạo đảng CSVN hiện nay cũng biết điều đó, cũng biết rằng chủ nghĩa CS nay lỗi thời, nhưng họ vẫn cố tình bám víu cái bộ máy độc tài CS để duy trì quyền lực. Chính sách cai trị độc tài, độc đảng, toàn trị, tham nhũng, chủ trương đàn áp, bóc lột của CSVN làm cho dân đói khổ, xã hội bất công, đất nước tụt hậu, thua sút cả các nước láng giềng. Ai mà không hận? Đây là lý do thứ hai làm cho quốc hận tăng cao và sâu đậm hơn.

Tuy nhiên, ngang đây quốc hận vẫn chưa dừng. Quốc hận tiếp tục dâng lên ngút ngàn sông núi. Nhờ thông tin liên mạng (Internet) rộng rãi, dân chúng càng ngày càng hiểu biết rõ ràng rằng Hồ Chí Minh (HCM) chẳng ra đi tìm đường cứu nước như CS tuyên truyền. Qua tới Pháp, HCM xin vào học trường Thuộc địa Paris để làm quan cho Pháp, nhưng bị từ chối. Xin vào học trường Thuộc địa mà yêu nước cái quái gì? Sau đó, HCM theo Nga, học làm gián điệp cho Liên Xô. Vâng lệnh Liên Xô, HCM lập ra đảng CSVN năm 1930. Như thế, đảng CSVN là con đẻ của Liên Xô, hoạt động theo lệnh Liên Xô và phục vụ Liên Xô. Vì là con đẻ của Liên Xô, Tố Hữu viết: “Thương cha, thương mẹ thương chồng, / Thương mình thương một, thương ông thương mười.” Ông ở đây là Stalin, một tên Liên Xô độc tài khát máu bị cả thế giới lên án. Đây là thông điệp của CSVN, yêu ông mười thì yêu đất nước của ông mười, còn đất nước Việt Nam thì chẳng đáng kể, mà CSVN còn phá hoại để tỏ lòng yêu ông.

Sau đó, khi Trung Cộng chiếm được Hoa lục năm 1949, CSVN xin Trung Cộng viện trợ và làm tay sai thêm cho Trung Cộng. Nhận tiền của Liên Xô, rồi của Trung Cộng thì phải làm cho họ. Vâng lệnh Trung Cộng, CSVN thi hành sách lược diệt chủng, từ phong trào “rèn cán chỉnh quân”, “rèn cán chỉnh cơ”, “chỉnh huấn”, rồi đến Cải cách ruộng đất giết hại gần 200,000 thường dân vô tội. Công hàm 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng rành rành ra đó, giao cho Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng. Lời của Lê Duẫn được ghi vào bia miệng nhân gian: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” Rồi mật nghị Thành Đô 1990, hai hiệp định bán đất bán biển cuối thế kỷ 20. Những điều nầy trước đây CSVN giấu kín, nay lòi ra hết. Càng ngày chuyện bán nước và làm tay sai cho ngoại bang càng lộ liễu.

Sau sự sụp đổ của khối Liên Xô năm 1991, bốn nước CS còn lại là Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. Không kể Cuba hoàn toàn biệt lập, Bắc Hàn cũng có biên giới chung với Trung Cộng như Việt Nam, nhưng Bắc Hàn vẫn giữ tính độc lập của Bắc Hàn. Chú ý là tuy Bắc Hàn độc tài, tàn bạo; dân số ít và nghèo đói, không có thân nhân gởi tiền từ nước ngoài về giúp gia đình như Việt Nam, nhưng Bắc Hàn dám sản xuất hỏa tiễn nguyên tử, vừa tự vệ, vừa đe dọa các nước khác, kể cả Hoa Kỳ. Trong khi đó CSVN chỉ có tài làm tay sai Trung Cộng, bán nước cho Trung Cộng.

Vì thế, lần nầy quốc hận tràn ngập cả toàn dân Việt. Thủy triều có khi cao khi thấp, nhưng quốc hận càng ngày càng lên cao, mà chẳng bao giờ xuống thấp. Tội bán nước của CSVN đã chạm đến tự ái dân tộc, chạm đến hồn thiêng sông núi. Đây là lý do thứ ba làm cho quốc hận lên cao và lan rộng cực điểm.

Biết CSVN phản quốc, làm tay sai cho Trung Cộng, nhượng đất, đảo, biển cho Trung Cộng, để cho Trung Cộng đe doạ, bắn giết ngư dân Việt, đem giàn khoan vào hải phận Việt, mà người Việt nào không cảm thấy nhục và tức giận là người vô cảm, hoặc tâm thần hay phản quốc. Vì vậy, dù quốc hận đã trải qua bốn mươi mùa, người Việt vẫn duy trì tinh thần chống cộng và vẫn tiếp tục chiến đấu chống cộng.

2. - CUỘC CHIẾN ĐẤU VẪN TIẾP TỤC

Sau khi CSVN cưỡng chiếm Sài Gòn ngày 30-4-1975, chính thể VNCH sụp đổ, ranh giới sông Bến Hải bị xóa bỏ, nhưng cho đến nay, 40 năm qua, thực tế cho thấy CSVN chỉ thống nhất lãnh thổ, chứ không thống nhất được tinh thần và tình cảm của dân chúng, nghĩa là không thống nhất lòng dân Việt Nam.

Ngay khi CS chiếm Sài Gòn, rất nhiều người tự sát và khoảng 150,000 người Việt bỏ nước ra đi. Cộng sản tố cáo những người di tản là tay sai đế quốc Mỹ. Luận điệu nầy của CSVN được Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975 phụ họa: “Những kẻ ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước.” (Trích nguyên văn lời Trịnh Công Sơn: ).

Dầu bị CS kết tội phản quốc, dân chúng càng ngày càng bỏ nước ra đi. Kể chung tất cả những cuộc vượt biên và các chương trình “Ra đi có trật tự”, chương trình HO, thì số người ra nước ngoài khoảng 1,500,000 người. Một chế độ lên cầm quyền mà người ta không muốn sống dưới chế độ đó đến nỗi phải tự sát hoặc gấp rút di tản rầm rộ, kể cả hy sinh tánh mạng mà cũng cứ ra đi, “cái cột đèn cũng muốn ra đi” (Trần Văn Trạch), chứng tỏ rõ ràng là chế độ đó không được lòng dân. Điều đặc biệt nữa là CÁI CỘT ĐÈN CHỈ MUỐN RA ĐI ĐẾN CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG, chứ chẳng dại gì mà qua các nước CS.

Ngay sau ngày 30-4-1975, dầu biết CSVN đang mạnh, ở trong nước nhiều cuộc chống đối bạo động vẫn nổi lên. Nhiều tổ chức võ trang chiến đấu hải ngoại về nước. Đau đớn là tất cả đã hy sinh. “Thua keo nầy, bày keo khác”. Không còn võ trang chiến đấu được, thì người Việt quay qua tranh đấu bất bạo động. Nghĩa là người Việt vẫn tiếp tục chiến đấu. Từ đó, phong trào tranh đấu bất bạo động thành hình.

Nhờ sự phát triển của công nghệ truyền thông, nhờ sự hỗ trợ của Internet, giúp thông tin rộng rãi nhanh chóng, cuộc tranh đấu bất bạo động càng ngày càng mạnh mẽ dưới nhiều hình thức khác nhau. Lần nầy, không phải chỉ nam giới ra trận, mà nữ giới cũng tích cực đấu tranh, và không phải chỉ riêng dân chúng miền Nam, mà cả dân chúng miền Bắc, nghĩa là dân chúng toàn quốc, và cả người Việt hải ngoại. Cộng sản gọi cuộc tranh đấu mới nầy là “diễn biến hòa bình”.

Trước đây, khi chưa có Internet, khi xã hội Việt Nam còn bị bưng bít, CSVN tự do tuyên truyền một chiều, tự do nói láo, tự do đàn áp, khủng bố, tấn công, giam cầm, thủ tiêu. Tuy nhiên, từ khi Internet và các phương tiện truyền thông khác phát triển, đưa đến hai kết quả: 1) Tài liệu về sự thật và tội ác của đảng

CS và HCM trong quá khứ được bạch hóa rõ ràng. Thần tượng HCM sụp đổ. 2) Từ đây trở đi, tin tức trong nước, nhanh chóng được đưa lên Internet, khiến cho CSVN không còn tự do tung hoành như trước.

Những cuộc biểu tình khiếu nại và kiện tụng, gọi tắt là khiếu kiện. Những cuộc phản đối chống CSVN đàn áp dân chúng. Linh mục Lý bị bịt miệng trước tòa án. Sinh viên Phương Uyên đòi hỏi “Tàu khựa cút khỏi biển Đông”. “Việt Nam tôi đâu?” “Anh là ai?” Hai câu hỏi của nhạc sĩ Việt Khang. Rồi những bloggers với những bài bình luận sắc bén. Những nhà báo tự do hoạt động rộng rãi. Những tổ chức dân sự dần dần xuất hiện. Những phóng sự về những tội ác của CS. Nhất là những cuộc biểu tình rầm rộ chống Trung Cộng xâm lược và những bài báo tố cáo âm mưu bán nước của CSVN. Chỉ trong thoáng chốc, tin tức được truyền lên Internet, cả thế giới đều biết ngay.

Biết rõ sự thật về đảng CS, về HCM, dân chúng trong nước chẳng những hết tin những gì CS tuyên truyền mà còn khinh thường đảng CS và càng ngày càng bớt sợ hãi CS. Dân khí tức tinh thần dân chúng càng ngày càng chấn hưng. Những cuộc khiếu kiện bùng lên khắp nước. Chưa có lúc nào mà trong nước rộn ràng biểu tình như lúc nầy.

CHƯA CÓ MỘT NHÀ CẦM QUYỀN NÀO TRÊN THẾ GIỚI BỊ DÂN CHÚNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN TỤC HÀNG NGÀY PHÊ PHÁN, CHÊ BAI, PHẢN ĐỐI, ĐẢ KÍCH, NGUYỀN RỦA, XỈ VẢ NHƯ CSVN HIỆN NAY. Thành tích nầy đáng được ghi vào GUINNESS, hơn cả những cái bánh chưng khủng, những tô phở to đùng, hay cái pho tượng quái đản như B52, mới khánh thành liền bị hỏng.

Lịch sử Việt Nam cho thấy người Việt Nam vốn luôn luôn mang tinh thần dân tộc độc lập tự chủ, không muốn làm tay sai nước ngoài, không muốn bị nước ngoài thống trị, và chống lại tất cả các cuộc ngoại xâm. Vì vậy, trước mộng bá quyền xâm lăng của Trung Cộng, dân chúng Việt Nam trong nước nhiều lần biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lăng. Thế mà nhà cầm quyền CSVN lại đàn áp dã man.

Đàn áp lòng yêu nước của dân chúng, có nghĩa là CSVN đàn áp luôn truyền thống bất khuất của dân tộc, xóa bỏ lịch sử Việt Nam vì lịch sử Việt Nam bao gồm một chuỗi những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để dân tộc tồn sinh. Đàn áp lòng yêu nước của dân chúng còn có nghĩa là CSVN tự cô lập mình với dân chúng, đối lập với dân chúng. Dân chúng ở thế sẽ phải tự mình tách ra khỏi nhà cầm quyền CSVN, giải thể chế độ CSVN để tránh bị chết chìm với CSVN dưới tay Trung Cộng.

Có ý kiến cho rằng tranh đấu bất bạo động chẳng đi đến đâu, chẳng kết quả gì, vì CSVN ù lỳ, bảo thủ, chẳng những không sửa đổi mà còn dùng bạo lực đàn áp. Đúng là hiện nay CSVN đang đàn áp các cuộc biểu tình lẻ tẻ ở trong nước. Tuy nhiên đến một lúc nào đó, các cuộc biểu tình kết hợp với nhau, tăng dần cường độ, tức nước vỡ bờ, sẽ trở nên bạo động, như cách mạng Đông Âu cuối thập niên 80, Algeria, Egyp gần đây. Tất cả đều bắt đầu bằng biểu tình bất bạo động, nhưng kết thúc thảm khốc. Đến lúc đó, dù CSVN ngoan cố bảo thủ cũng không thể khống chế các cuộc biểu tình. Ai biết việc gì sẽ xảy ra?

Do chủ trương giết tiềm lực của Hồ Chí Minh, CSVN tiêu diệt tất cả những ai có khả năng tiềm ẩn để tránh hậu họa về sau cho CSVN. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là CSVN có thể tiêu diệt được toàn bộ nhân tài đất nước, tiêu diệt tinh hoa dân tộc và tiêu diệt sinh mệnh dân tộc. Nói như Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”: “Dẫu cường nhược có lúc khác nhau; song hào kiệt đời nào cũng có.” Tre già măng mọc, hết lớp nầy đến lớp khác, chắc chắn đến thời cơ thuận lợi sẽ có người đứng lên lãnh đạo quần chúng, đưa dân tộc thoát ra khỏi vòng khổ lụy. Chắc chắn dòng sinh mệnh dân tộc sẽ vươn lên trở lại.

KẾT LUẬN

Như thế, ngày 30-4-1975 là ngày quốc hận của toàn dân Việt Nam và đặc biệt quốc hận càng ngày càng tăng cao vì ba lý do rõ rệt: 1) Đầu tiên quốc hận vì CSVN cướp nước, cướp chính quyền. 2) Thứ hai quốc hận vì CSVN tù đày, đàn áp, bóc lột, cướp nhà, cướp ruộng vườn, cướp tài sản, phá hoại kinh tế, phá hoại văn hóa. 3) Thứ ba quốc hận vì CSVN phản quốc, làm tay sai ngoại bang và bán nước cho Trung Cộng.

Vì vậy, dân tộc Việt Nam chưa thấy hòa bình, không thể ở yên mà phải tiếp tục chiến đấu chống CS để tự cứu mình, thoát khỏi đói nghèo, đòi lại tự do, dân chủ, dân quyền và nhân quyền, và thoát khỏi tay Trung Cộng. Cuộc chiến đấu bạo động bị thất bại, thì người Việt chuyển qua chiến đấu bất bạo động. Cuộc chiến đấu bất bạo động tuy khó khăn, lâu dài nhưng đồng lòng cương quyết và kiên nhẫn thì chắc chắn sẽ thành công, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ truyền thông trong trào lưu dân chủ hóa toàn cầu hiện nay.

Ở đây, xin nhắc lại một ý kiến lịch sử. Cuối tháng 7, đầu tháng 8-1966, danh tướng hưu trí Do Thái là Moshe Dayan đến NVN. Ông thăm viếng khắp các chiến trường. Trong một cuộc họp với các cấp lãnh đạo NVN, có người hỏi Dayan rằng làm thế nào để chiến thắng CSVN. Dayan trả lời như sau: "Bắc Việt sẽ thất trận khi họ chiếm được Sài Gòn." Nghĩa là muốn thắng CSVN thì phải để cho CSVN vào thành phố. (Nguyễn Tiến Hưng and Jerrold L. Schester, The Palace File, Harper & Row, Publishers, New York, 1986, tr. 350. Nguyên văn: “North Vietnam will lose the war when it takes over Saigon.”)

Lúc đó, giới báo chí và chính trị Sài Gòn bàn tán nhiều về câu nói của Moshe Dayan, nhưng đó là một giải pháp quá rủi ro nếu để cho quân CS chiếm được Sài Gòn. Cuối cùng, khi CS chiếm được Sài Gòn ngày 30-4-1-1975, ý kiến của Moshe Dayan bị lãng quên. Ngày nay, nhìn lại diễn biến tình hình Việt Nam, rõ ràng lời của Dayan như là lời tiên tri. Cộng sản mất lòng dân ngay khi vừa chiếm NVN, càng ngày càng thất thế và phải kiếm cách thay đổi để tự cứu.

Tuy nhiên, chế độ CSVN chỉ tồn tại bằng tuyên truyền và bạo lực. Khi tuyên truyền không còn hiệu nghiệm và bạo lực chẳng những bị dân chúng trong nước mà bị cả thế giới lên án, nhất là trong một thế giới chằng chịt tương quan kinh tế, thương mãi càng ngày càng rộng mở, CSVN khó có cơ hội tồn tại.

Hơn nữa, bất cứ một chế độ bạo tàn nào, dù đó là Hitler, Mussolini hay Stalin, đều không thể đứng vững trước lòng dân. Cộng sản Việt Nam cũng vậy. Vấn đề là nhanh hay chậm. Nhiều người lo rằng đã 40 năm quốc hận qua đi, mà CSVN vẫn chưa sụp đổ. Xin lưu ý hai điểm: 1) Cộng sản Liên Xô từ 1917 đến 1991 tức hơn 70 năm. 2) Chế độ CS càng về sau, càng học được kinh nghiệm của chế độ CS đi trước, càng tinh vi, xảo trá nên có thể kéo dài thời gian tồn tại, nhưng không có nghĩa là không sụp đổ.

Về phía dân chúng Việt Nam, tuy đã 40 lần quốc hận, nhưng còn CS là còn quốc hận, là còn chiến đấu chống CS. Cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn ở trong và ngoài nước. Ở trong nước, lần nầy không phải chỉ có dân chúng miền Nam chống CS, mà cả miền Bắc nữa, trong đó có rất nhiều đảng viên và cựu đảng viên CS thấy rõ con đường CS sai lầm, nên bỏ đảng CSVN và tham gia chiến đấu chống đảng CSVN.

Ngoài ra, có một số người vì lý do riêng, giữ thái độ thầm lặng, nhưng không có nghĩa là họ đồng lõa với tội ác CS và sẵn sàng tham gia chiến đấu khi có cơ hội. Tuy bề ngoài tình hình có vẻ phẳng lặng do sự kiềm tỏa của CS, nhưng bên trong, lòng dân luôn luôn sôi sục đòi hỏi tự do, dân chủ, dân quyền và nhân quyền vì đó là những quyền tự nhiên của con người. Cộng sản chận chỗ nầy, thì chỗ khác nổi lên. Lòng dân trong nước hiện khao khát tự do, dân chủ, như một cánh rừng khô hạn lâu ngày, chỉ cần một đóm lửa là bùng lên tranh đấu.

Xin mời đọc một biểu ngữ trong cuộc biểu tình mới nhứt tại Bình Thuận ngày 14 và 15-4-2015: “Gia đình tôi thề quyết tử chống bẻ lũ CSVN cướp ngày …” Chính dân chúng trong nước đã không còn sợ hãi như trước và công khai chỉ đích danh “bè lũ CSVN cướp ngày”, để cảnh tĩnh toàn dân về “đại họa cộng sản Việt Nam”.

(Nguồn: Dân làm báo, ngày 15-4-2015)

Ở ngoài nước, bao quanh quả đất đều có người Việt tỵ nạn CS định cư khắp năm châu, đều có tranh đấu chống CS. Xin đồng bào hãy kiên nhẫn và cương quyết, cùng nhau yểm trợ cả tinh thần lẫn vật chất những phong trào đòi hỏi tự do dân chủ, dân quyền và nhân quyền trong nước. Chính nghĩa dân tộc, dân chủ, dân quyền và nhân quyền là chân lý kim cương muôn đời của lòng dân. Nếu CSVN ngoan cố cưỡng chống lại trào lưu dân chủ hóa của dân chúng, thì có lúc những cuộc biểu tình đòi hỏi dân chủ, dân quyền, nhân quyền của toàn dân Việt Nam sẽ vùng lên đẩy chế độ CSVN đến chỗ hoàn toàn triệt tiêu. Đó là điều chắc chắn sẽ đến với dân tộc Việt Nam trong tương lai nếu không muốn bị diệt vong vào tay Trung Cộng. Cần phải giải thể CSVN mới chấm dứt những cam kết bán nước của CSVN với Trung Cộng.       

TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 16-4 2015)

Trung Quốc với kế hoạch 4 sân bay khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam

Liệu đây có phải là kế hoạch của Trung Quốc nhằm sở hữu 4 sân bay (tại 4 hòn đảo: Hải Nam, Hoàng Sa, Trường Sa và Phú Quốc) và 3 căn cứ quân sự trên biển nhằm bao vây và khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam?
Liệu đây có phải là kế hoạch của Trung Quốc nhằm sở hữu 4 sân bay (tại 4 hòn đảo: Hải Nam, Hoàng Sa, Trường Sa và Phú Quốc) và 3 căn cứ quân sự trên biển nhằm bao vây và khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam?
Thời gian gần đây báo chí trong và ngoài nước đều đưa tin Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trái phép tại những đảo đang tranh chấp, cụ thể là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Liệu đây có phải là kế hoạch sở hữu 4 sân bay (tại 4 hòn đảo: Hải Nam, Phú Lâm, Gạc Ma và Phú Quốc) và 3 căn cứ quân sự trên biển nhằm bao vây và khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam?
1. Ba căn cứ hải quân kiểm soát toàn bộ biển Đông
Ba căn cứ này nằm trên đảo Hải Nam, đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Đảo Hải Nam
Đảo Hải Nam của Trung Quốc nằm rất gần đất liền của Việt Nam, chiếm 2,2 triệu km2 hải phận kinh tế, tức gấp 6,6 lần diện tích đất liền của Việt Nam (331.698 km2), gấp 4 lần hải phận kinh tế của Việt Nam.
Gần đây Trung Quốc đã củng cố hoàn tất căn cứ hải quân Longpo trên Vịnh Á Long (gần mũi phía Đông Nam của đảo Hải Nam). Căn cứ này có sự hiện diện của tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tấn công vào đất liền, tàu chiến. Cơ sở Ngọc Lâm của căn cứ Longpo được xây dựng để chứa các loại tàu ngầm khác. Đây là một căn cứ hải quân đủ sức chứa cho cả một hạm đội lẫn tàu sân bay hùng mạnh.
Dao Hai Nam
Đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và quần đảo Trường Sa
Trung Quốc đang hoàn thiện các công trình cảng biển nơi đây để phục vụ cho các tàu hải quân cỡ lớn, kể cả tàu khu trục (loại tàu mang đầy đủ các tên lửa chống hạm, chống ngầm, đối không, đối đất).
Ba căn cứ hải quân này sẽ khống chế toàn bộ vùng biển đông của Việt Nam, căn cứ ở đảo Hải Nam khống chế vùng biển phía bắc Việt Nam, căn cứ đảo Phú Lâm khống chế vùng biển miền trung, căn cứ trên quần đảo Trường Sa khống chế vùng biển phía nam
2. Bốn sân bay khống chế vùng trời Việt Nam
Sân bay đảo Hải Nam
Sân bay tại đảo Hải Nam đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động từ lâu, nơi đây tập trung một lượng lớn máy bay chiến đấu của sư đoàn 9 không quân Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu JH-7A của sư đoàn 9 lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc triển khai ở hướng Biển Đông, trên đảo Hải Nam. (Ảnh: Báo Giáo dục)
)Trung Quốc được cho là đã triển khai 24 máy bay chiến đấu J-11B ở đảo Hải Nam - lãnh thổ cực nam của Trung Quốc - hướng Trung Quốc muốn bành trướng lãnh thổ ở biển Đông. (Ảnh: Báo Giáo Dục)
Trung Quốc được cho là đã triển khai 24 máy bay chiến đấu J-11B ở đảo Hải Nam – lãnh thổ cực nam của Trung Quốc – hướng Trung Quốc muốn bành trướng lãnh thổ ở biển Đông. (Ảnh: Báo Giáo Dục)
Sân bay đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa)
Sau khi hoàn tất việc xây dựng, Trung Quốc đã ngang nhiên công bố hình ảnh sân bay này trên đảo Phú Lâm.
(Ảnh: Xinhua)
Ban đầu Trung Quốc công bố đường băng dài 2.000m, nhưng nay qua đầu tư đã nâng chiều dài lên đến 2.800m.
Sân bay này cho phép Trung Quốc kiểm soát hầu hết vùng không phận trên biển Đông mà Trung Quốc xác nhận là chủ quyền. Hầu hết các loại máy bay Trung Quốc có thể hoạt động trên đường băng này.
Khoảng cách từ sân bay Phú Lâm đến Đà Nẵng chỉ 390 km, thời gian bay chưa tới 30 phút.
Máy bay Trung Quốc từ sân bay Phú Lâm đến Đà Nẵng mất chưa tới 30 phút. (Ảnh songmoi)
Máy bay Trung Quốc từ sân bay Phú Lâm đến Đà Nẵng mất chưa tới 30 phút. (Ảnh songmoi)
Sân bay Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam)
Sân bay trên đảo Gạc Ma có thể chứa các loại máy bay J11, J16, bán kính hoạt động của loại máy bay này là 1.600km
Từ sân bay Gạc Ma đến TPHCM chỉ 800km, thời gian bay khoảng 50 phút. Sau khi hoàn tất sân bay Gạc Ma, Trung Quốc tiếp tục xây dựng sân bay ở đảo Chữ Thập.
Hình ảnh máy tính “đảo” Gạc Ma của Viện nghiên cứu & Thiết kế số 9 trực thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC).
Hình ảnh máy tính “đảo” Gạc Ma của Viện nghiên cứu & Thiết kế số 9 trực thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC).
Sân bay Phú Quốc thì sao?
Hiện đã có kế hoạch chuyển nhượng quyền khai thác và quản lý sân bay Phú Quốc nhằm có nguồn để đầu tư phát triển sân bay Long Thành. Kế hoạch này đã được Bộ GTVT trình lên Bộ Chính trị.
Như vậy nếu dự án này được thông qua, sẽ có nhiều nhà đầu tư trong ngoài nước đăng ký khai thác sân bay Phú Quốc. Thử nhìn vào con số các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án tại Việt Nam, thì khả năng nhà đầu tư Trung Quốc được khai thác sân bay này là rất lớn.
Các dự án nằm ở vị trí quân sự trọng yếu đều đã về tay nhà thầu Trung Quốc, thời gian thuê đất 50 – 70 năm, như dự án khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), khai thác bô xít ở Tây Nguyên.
Nếu dự án xây dựng sân bay Long Thành được thông qua và các nhà đầu tư Trung Quốc nắm được quyền khai thác sân bay Phú Quốc, thì Trung Quốc sẽ có bốn sân bay hình thành một tứ giác khống chế vùng trời và vùng biển của Việt Nam.
Và nếu có một cuộc xung đột trên đất liền, Trung Quốc sẽ dễ dàng có được sự hỗ trợ từ không quân và hải quân. Thế giới đều nhìn rõ được dã tâm này của Trung Quốc.
Map VN
Tuy nhiên, về phía Việt Nam, tháng 4/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sang thăm Trung Quốc và vẫn khẳng định quan hệ Việt Trung trước sau như một “đời đời bền vững”.
TCB
Ngọn Hải Đăng

Đức Ông Nguyễn Minh Hiền bị truy tố tội gian lận ngân hàng, trốn thuế

Đức Ông Nguyễn Minh Hiền. (Hình Việt Catholic)


SAN JOSE – Một linh mục Công Giáo gốc Việt đã bị một đại bồi thẩm đoàn liên bang ở San Jose buộc tội gian lận ngân hàng và trốn thuế.
Đức Ông Nguyễn Minh Hiền, 55 tuổi, trước đây từng điều hành Trung Tâm Công Giáo Việt Nam thuộc Giáo Phận San Jose. Hôm thứ Bảy, 18 tháng Tư, 2015, vị linh mục này bị bắt tại Fort Lauderdale, Florida. Đến hôm thứ Hai, ông ra tòa lần đầu tiên tại tòa án liên bang. Abraham Simmons, một phát ngôn viên của biện lý liên bang Melinda Haag đặc trách Địa Hạt Bắc California, cho biết như vậy.
Đức Giám Mục Patrick McGrath của giáo phận San Jose, California, trong ngày thứ Hai cũng đã chính thức ra thông cáo đăng trong mạng lưới điện toán của giáo phận San Jose về việc chính quyền liên bang bắt giữ Đức Ông Nguyễn Minh Hiền.
Một bản cáo trạng buộc tội ông với 14 tội danh gian lận ngân hàng và bốn tội danh trốn thuế. Cáo trạng được công bố sau khi linh mục xuất hiện tại tòa án hôm thứ Hai. Đại bồi thẩm đoàn đã đưa ra bản cáo trạng được niêm phong này vào hôm 7 tháng Tư.
Các tội danh gian lận thuế cáo buộc rằng ông Hiền đã không khai thuế về lợi tức của ông, tổng cộng là $1.1 triệu Mỹ kim, cho các năm thuế từ năm 2008 đến hết năm 2011.
Trong các tội danh gian lận ngân hàng, ông bị cáo buộc đã gởi vào trương mục ngân hàng cá nhân của ông 14 ngân phiếu tổng cộng $19,000. Số tiền này được các giáo dân trao cho ông trong khoảng thời gian giữa năm 2005 và năm 2008, như là những khoản hiến tặng cho Trung Tâm Công Giáo Việt Nam.
Đức Ông Nguyễn Minh Hiền chịu chức Linh Mục năm 1985, nguyên là Chánh Xứ Giáo xứ Việt Nam San Jose, nguyên Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, và nguyên Tổng Quản đặc trách Mục Vụ cho người Công Giáo Việt Nam tại San Jose.
Bản cáo trạng ghi rằng Đức Ông Hiền đã trốn thuế lợi tức cá nhân vào các năm: năm 2008 là $337,516; năm 2009 là $376,500; năm 2010 là $335,456; năm 2011 là $93,012.
Phát ngôn viên Sở Thuế Liên Bang cho hay Đức Ông Hiền sẽ được áp tải về Tòa Án Liên Bang ở San Jose, Bắc California để được xét xử.
Theo tin trên trang Việt Catholic, tính đến nay, Đức Ông Hiền đã phục vụ tại Giáo Phận San Jose được 20 năm. Từ năm 2001 đến 2011, Linh Mục Hiền giữ chức vụ Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo San Jose tháng Hai 2011. Linh mục được Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI vinh thăng Đức Ông cùng với bốn linh mục khác trong Giáo Phận San Jose. Đến tháng Bảy, 2012, Đức Ông đột ngột bị Địa Phận San Jose thuyên chuyển khỏi hai chức vụ Chánh Xứ Giáo Xứ Việt Nam và Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo, và ông mất luôn chức Đại Diện Giám Mục đặc trách người Công Giáo Việt Nam tại San Jose. Từ đó giáo dân Việt Nam tại San Jose không biết Đức Ông Hiền ở đâu, làm việc gì ?
Tòa Giám Mục San Jose cho biết thêm Đức Ông Hiền đã được nghỉ nhiệm vụ dài hạn từ ngày 6 tháng12, 2013.
Đức Giám Mục Patrick McGrath đã công bố một văn thư, trong đó có viết rằng: “Giáo Phận đã hợp tác với Sở Thuế trong việc điều tra về việc làm của Đức Ông Nguyễn Minh Hiền kể từ tháng 10 năm 2012.” Văn thư còn cho biết thêm là việc công bố kết quả cuộc điều tra là trách nhiệm của Sở Thuế và thể theo lời yêu cầu của cơ quan này, Giáo Phận đã hạn chế tối đa việc liên lạc với Đức Ông trong tiến trình điều tra.

Theo dự trù, Linh Mục Hiền ra hầu tòa lại tại tòa án liên bang ở Fort Lauderdale vào ngày thứ Ba.
Giám Mục McGrath nói, “Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, Trường St. Patrick, và Trung Tâm Công Giáo Việt Nam đều không mắc nợ, và sẵn sàng giải quyết những cách thức mà họ có thể phục vụ cộng đồng Công Giáo ở trung tâm thành phố và trên khắp khu vực của chúng tôi.”
Giáo Phận San Jose bao gồm cả Santa Clara County.


THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 14.4.2015

Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đã thắng kiện việc Liên Âu từ chối đặt vấn đề Nhân quyền khi thương thảo với Hà Nội

 

Web : http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=2431

PDF : http://kiwi6.com/file/h3ngxr94aj

 

BRUSSELS-PARIS, ngày 14.4.2015 (UBBVQLNVN) – Ngày 7.8.2014, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (International Federation for Human Rights) và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee o­n Human Rights) đã nộpđơn khiến kiện Thanh tra Liên Âu về việc Uỷ hội Châu Âu từ chối đặt vấn đề Nhân quyền trong các cuộc thương thảo về Mậu dịch và Đầu tư với Việt Nam.

 

Thành quả đạt được là bản Khuyến cáo của bà Thanh tra Liên Âu vừa được thông qua ngày 26.3.2015 xác nhận rằng : “Uỷ hội Châu Âu đã khước từ tiến hành tác động nhân quyền đặc thù trong quan hệ với Việt Nam, là một sự quản lý tồi”, rồi bà bình luận rằng “Nay Uỷ hội Châu Âu phải tiến hành ngay sự đánh giá này, không được trì hoãn”.

 

Thanh gia Liên Âu đã đánh giá đúng đắn lời khiếu kiện do hai tổ chức nhân quyền quốc tế là Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, sau sự kiện Uỷ hội Châu Âu khước từ đặt vấn đề Nhân quyền trong các cuộc thương thảo về Mậu dịch và Đầu tư với Việt Nam, và kết luận sự khiếu kiện của hai tổ chức là có cơ sở.

 

Trong đơn khiếu kiện, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam kêu gọi Liên Âu cần có chính sách Đánh giá Tác động Nhân quyền (HRIA) trước khi ký kết Hiệp ước Mậu dịch tự do với Việt Nam. Nhưng Uỷ hội Châu Âu đã khước từ sự Đánh giá Tác động Nhân quyền, lấy cớ là đã đánh giá một phần trong năm 2009.

 

Thế nhưng bà Thanh tra Liên Âu hồi đáp rằng sự đánh giá một phần nói trên chỉ bao hàm một số khía cạnh tác động trên các quyền xã hội không thể được xem như sự thay thế đúng nghĩa của sự Đánh giá Tác động Nhân quyền. Đồng thời bà Thanh tra Liên Âu nhận xét rằng sự im lặng của Uỷ hội Châu Âu về việc thiếu vắng cuộc Đánh giá Tác động Nhân quyền cho bộ phận đầu tư và Cơ chế Giải quyết Tranh chấp giữa giới đầu tư và quốc gia đầu tư (ISDS). Bà Thanh tra LiênÂu đã bác bỏ luận điểm của Uỷ hội Liên Âu cho rằng, tiến trình thương thảo với một quốc gia mà đặt để sự Đánh giá Tác động Nhân quyền sẽ mang tới “những tác dụng phiền toái không cần thiết và không cân xứng”. Nhưng bà Thanh tra Liên Âu thì nhận xét “tôn trọng nhân quyền không thể là một chủ đề được xem xét dưới góc độ thuận tiện”, bà nhận định “như những nguyên đơn từng lưu ý chính đáng, điều quyết định là (…) bảo đảm cho Hiệp ước Mậu dịch tự do với Việt Nam, hiện đang còn thương thảo, không có tác động tiêu cực cho nhân quyền”.

 

Bản Quyết định của Thanh tra Liên Âu kết luận rằng : “Các thiết chế của Liên Âu phải luôn luôn chiếu cố để cho mọi hành động phù hợp với các quyền cơ bản, và tác động tới các quyền cơ bản”, và Liên Âu “không chỉ bảo đảm các hiệp ước dự trù tuân thủ với những nghĩa vụ nhân quyền hiện hữu, nhưng chẳng làm gì để hạ thấp sự bảo vệ các tiêu chuẩn nhân quyền, mà còn phải hướng nỗ lực hơn nữa cho mục tiêu nhân quyền tại các quốc gia đối tác”. Trong cùng hướng đó, sự Đánh giá Tác động Nhân quyền (HRIA) giúp Uỷ hội Châu Âu có thể lượng giá nếu “Hiệp ước mậu dịch tự do (FTA) tuân thủ những nghĩa vụ nhân quyền hiện hữu theo các tiêu chuẩn, và không có tác động trái ngược cho nhân quyền” để định rõ “những biện pháp thù ứng nhằm bảo đảm cho các tác động trái ngược không xẩy ra”.

 

Ông Karim Lahidji, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, nhận xét :
“Khuyến cáo này là một tiền lệ quan trọng cho một số vấn đề. Không riêng trường hợp Liên Âu-Việt Nam, nó còn thách thức cho việc thiếu vắng sự Đánh giá Tác động Nhân quyền trong các hiệp ước đầu tư đang thương thảo với Miến Điện, Trung quốc, Jordan, và Hoa Kỳ. Nó nhấn mạnh nhu cầu dẫn tới sự Đánh giá Tác động Nhân quyền thực hữu và chấm dứt lối hành xử chỉ lượng giá trên một vài khía cạnh xã hội. Nó công nhận rằng sự Đánh giá Tác động Nhân quyền phải dẫn đầu cho những biện pháp cụ thể và hiệu quả để bảo đảm Liên Âu tôn trọng nhân quyền, Liên Âu không thể hạ thấp các tiêu chuẩn bảo vệ nhân quyền và bảo đảm rằng các hiệp ước mậu dịch và đầu tư sẽ không ảnh hưởng trái nghịch với nhân quyền. Đồng thời bác bỏ luận điểm rêu rao của Uỷ hội Châu Âu cho rằng điềù khoản nhân quyền [trong các hiệp ước] và đối thoại nhân quyền tự nó là những biện pháp quá đầy đủ”.

 

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, bình luận rằng : “Khuyến cáo của bà Thanh tra Liên Âu là bước tiến quan trọng cho vấn nạn nhân quyền tại Việt Nam. Không lấy quyết định Đánh giá Tác động Nhân quyền thì Hiệp ước Mậu dịch tự do Liên Âu-Việt Nam sẽ cho phép Việt Nam tha hồ gặt hái những lợi thế thương mại của Liên Âu, đồng lúc với việc thẳng tay đàn áp các quyền công dân và thợ thuyền mà chẳng sợ ai trừng phạt mình”.

 

Các cuộc thương thảo Liên Âu-Việt Nam về Hiệp ước Mậu dịch tự do xẩy ra vào lúc những cuộc đàn áp nổ bùng tại Việt Nam. Trong cuộc đàn áp tự do ngôn luận hung tợn, Việt Nam truy tố và bắt giam ít nhất 65 bloggers và các nhà hoạt động trong năm 2013, và ít nhất 16 người bị bắt hay xử án trong năm 2014. Hàng chục nhà hoạt động trong các xã hội dân sự đã bị đánh đập dã man vì biểu tình ôn hoà hay tổ chức hội luận nhân quyền. Hàng trăm dân oan trong các cuộc cưỡng chiếm đất đai bị đánh trọng thương, một số bị sát hại trong những cuộc chống kháng đông đảo với lực lượng cướp đất.

 

Bối cảnh – Nhân quyền và Mậu dịch

 

Đầu tư và mậu dịch quốc tế bao hàm hai tác động tích cực và tiêu cực cho nhân quyền. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy, trong các sự vụ quốc gia, mậu dịch và đầu tư quốc tế có khuynh hướng xem nhẹ việc bảo vệ nhân quyền. Đặc biệt những điều được quan tâm trong các quốc gia phát triển đối với việc tiếp cận y tế, tiếp cận nước uống, quyền thiểu số, quyền có tiêu chuẩn sống, nhà ở, thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, quyền tham gia, quyền công nhân và quyền lao động, quyền hội họp ôn hoà, v.v…

 

Trong cuộc thương thảo với những hiệp ước như thế, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ Ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam luôn nhất quán đòi hỏi cho nhân quyền được hợp nhất toàn vẹn vào khung mậu dịch và đầu tư. Đặc biệt, sự Đánh giá Tác động Nhân quyền sẽ giúp cho Liên Âu ngăn chận những tác động tiêu cực cho nhân quyền. Lời khuyến cáo này đã được nhiều thiết chế hậu thuẫn kể cả những Phúc trình của các Báo cáo viên đặc biệt LHQ, các bài nghiên cứu và phân tích.

 

Kể từ Hiệp ước Lisbon, Liên Âu có nghĩa vụ chính đáng để bảo đảm cho các hiệp ước mậu dịch và những thực thi không làm trở ngại cho nhân quyền nước ngoài. Liên Âu đã từ từ sử dụng sự Đánh giá Tác động Nhân quyền, và đã đưa vào các cuộc thương thảo với Armenia, Tunisia và Morocco, nhưng không phải với các quốc gia khác,và cũng không phải theo hướng bảo đảm mà Liên Âu phải tuân thủ trách vụ của mình.

 

Trong khi Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam không ngừng kêu gọi cho sự Đánh giá Tác động Nhân quyền được đưa vào trong các cuộc thương thảo cho Hiệp ước Mậu dịch tự do, Uỷ hội Châu Âu đã khước từ. Hai tổ chức nhân quyền quốc tế không còn cách nào khác hơn là nhờ sự can thiệp của bà Thanh tra Liên Âu hòng đưa tới sự thay đổi trong hành xử.

 

Từ đây tới 30 tháng sáu năm nay, Uỷ hội Liên Âu phải có thái độ và giải thích bằng cách nào Liên Âu thực thi các khuyến cáo của bà Thanh tra Liên Âu.



Ngày Hội Ngộ Văn Hóa Phụ Nữ VN Toàn Cầu
(VienDongDaily.Com - 21/04/2015)
Bài THANH PHONG


WESTMINSTER - Ngày Hội Ngộ Văn Hóa Phụ Nữ Việt Nam Toàn Cầu đã được tổ chức vào hai ngày thứ Sáu 17, thứ Bảy 18 tháng Tư ,2015 tại Little Saigon, Nam California. Ngày đầu là dạ tiệc chào đón các nữ văn, nghệ sĩ trong “Dạ Hội Bóng Hồng Quê Hương 2” tại Paracel Seafood Restaurant và ngày Hội Ngộ chính thức diễn ra vào trưa thứ Bảy tại hội trường thành phố Westminster, ở số 8200 Westminster Blvd.
Trong Dạ Hội Bóng Hồng Quê Hương 2, các văn, nghệ sĩ từ khắp nơi đã có dịp gặp gỡ, hàn huyên và thưởng thức chương trình văn nghệ cùng với những món ăn đặc sắc của nhà hàng Hoàng Sa, Nam California.

Các nữ tác giả, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nghệ sĩ, nhà truyền thông khắp nơi về tham dự Ngày Hội Ngộ Văn Hóa VN Toàn Cầu 40 Năm Tỵ Nạn. Người đứng hàng đầu thứ tư từ trái là nữ sĩ Dương Hồng Anh, Trưởng Ban Tổ Chức. (Thanh Phong/Viễn Đông)



Trưa thứ Bảy quan khách, các văn, nghệ sĩ và thân hữu cũng như đông đảo giới truyền thông đã đến hội trường thành phố Westminster tham dự ngày hội ngộ chính thức. Tại đây, một số tác gỉa đã đem đến những tác phẩm: sách, thơ, tranh để giới thiệu với độc giả Nam California. Trong số quan khách hiện diện có Thị Trưởng Tạ Đức Trí, Phó Thị Trưởng Sergio Contreras của TP Westminster, Nghị Sĩ Tiểu Bang Janet Nguyễn, GSV Andrew Đỗ, Nghị Viên Chris Phan (Garden Grove), các vị dân cử trên đã trao tặng Bằng Tưởng Lục cho Ban Tổ Chức.
Trưởng Ban Tổ Chức Ngày Hội Ngộ là nữ sĩ Dương Hồng Anh, ba MC điều hợp chương trình gồm Thanh Trúc, Như Hảo và Thu Nga.


Sau nghi thức chào cờ và mặc niệm, nữ sĩ Dương Hồng Anh, Trưởng Ban Tổ Chức lên ngỏ lời chào mừng quan khách và các văn, nghệ sĩ, các nhà bảo trợ, các cơ quan truyền thông, và bà nói tiếp, “ Trong dịp tưởng niệm 40 năm xa quê hương, chúng tôi cùng tụ hội về thủ đô Little Saigon, Nam Cali để đoàn kết với nhau, quyết tâm làm một điều gì đó cho nền văn hóa dân tộc được trường tồn và thăng hoa nơi hải ngoại.”
Tiếp đến, nhà văn Quốc Nam, Trưởng Ban Sáng Lập Tổ Chức Văn Chương Phụ Nữ Việt Nam Toàn Cầu lên trình bày về sự hình thành chương trình Ngày Hội Ngộ Văn Hóa Toàn Cầu. Sau đó, phần chính của chương trình là giới thiệu các nữ văn, thi, nhạc sĩ, nghệ sĩ có mặt trong Ngày Hội Ngộ hôm nay. Các nữ lưu sau khi xướng danh được mời lên sân khấu.
Trong số đó vắng mặt bà Jackie Bông (đang nằm bệnh viện tại Chiang Mai (Lào). Phụ nữ Việt Nam, đặc biệt phụ nữ VN tại hải ngoại đã thành công về mọi mặt, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, không thua nam giới, đặc biệt trong lãnh vực văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên, buổi họp mặt năm nay chỉ có các tác giả, nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ: Cao Mỵ Nhân (Hawthorn, CA), Bích Huyền (Irvine, CA), Dương Hồng Anh (Westminster, CA), Bùi Phượng Vĩ (San Bernadino, CA), Chúc Anh (Los Angeles), Cát Đơn Sa (San Diego), nữ đạo diễn điện ảnh Diễm Thúy (Ohio), Đỗ Thuấn (Điện Báo Ánh Dương, Nam CA), Hải Yến (San Diego), Hồ Hương Lộc (San Diego), Hồ Thị Triều Lam (Westminster), Hoa Azer (Florida), Hoài Trang (Portland, OR), Hoàng Xuyên Anh (San Jose, CA), Kiều Mỹ Duyên (Garden Grove, CA), Kim Tiên (Norway), Lạc Kim Cương (Anaheim, CA), Lê Ngọc Loan (Irvine), Lê Thị Việt Nam (Westminster), Linh Phương (Houston, TX), Madalena Lài (Chủ tịch Nhà Văn Hóa VN Pomona, CA), Mỹ Thúy (Westminster), Ngô Thy Vân (Westminster), Nguyễn Ninh Thuận (Westminster), Nguyễn Thanh Xuân (San Jose), Nguyễn Thị Mắt Nâu (Nam CA), Nhật Hạnh (Houston), Như Hảo (Mẹ VN Radio, CA), Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May (Nam CA), Song Phương (Portland, Oregon), Thảo Hoàng (Nam CA),Thảo Trang (San Jose, CA), Thanh Thủy (Biệt Đội Trưởng BĐ Thiên Nga CSQG, Anaheim),Thiên Phương (San Jose), Thu Nga (Dallas, TX),Tô Kiều Nhi (Anaheim), Trần Khải Thanh Thủy (Sacramento, CA), Trần Thị Hà Thân (Nam CA), Trang Ngọc Kim Lan (Nam CA), Triệu Xuân (Nam CA), Tưởng Dung (Los Angeles), Vi Vân (El Monte, CA), và đặc biệt nữ sĩ Việt Nữ Hoan Châu năm nay đã 95 tuổi nhưng vẫn còn tráng kiện và sáng tác đều đặn.
Sau phần giới thiệu trên, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ hợp ca nhạc phẩm “Thắp Sáng Việt Nam” do hai nhạc sĩ Anh Bằng và Cao Minh Hưng sáng tác. Tiếp theo là những lời phát biểu của Nghị Sĩ Janet Nguyễn, GSV Andrew Đỗ, Thị Trưởng Tạ Đức Trí, TS Trưởng Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền VN, của đại diện City Garden Grove, City Fountain Valley, của nữ sĩ, cựu Thiếu Tá QL/VNCH Cao Mỵ Nhân, nhà đấu tranh Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Việt Nam, của cựu ký giả chiến trường Kiều Mỹ Duyên, Hoa hậu Lam Châu, nữ đạo diễn Diễm Thúy, tác giả Việt Nữ Hoan Châu.


Xen kẽ vào chương trình là các tiết mục văn nghệ, trong đó có màn Fashion Show “Tà Áo Dài” của nhạc sĩ Cao Minh Hưng được đón nhận nồng nhiệt.
Cuối cùng là lời cảm tạ của Ban Tổ Chức và buổi hội ngộ kết thúc.


Trung Quốc điều trực thăng, tàu tuần tra đến Hoàng Sa

Trung Quốc hôm qua điều tàu tuần duyên, trực thăng và thủy phi cơ đến tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
hoangsa2-9680-1429688166.jpg

Hai tàu tuần duyên trái phép của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: People

Theo Xinhua, hôm qua, hai tàu Hải Tuần 21 và Hải Tuần 1103 thuộc Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, cùng trực thăng và thủy phi cơ khởi hành từ Tam Á, tỉnh Hải Nam, bắt đầu cuộc tuần tra ba ngày ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Hải trình tuần tra khoảng 400 hải lý, quanh khu vực đảo Phú Lâm, đảo Lưỡi Liềm và một số điểm khác thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra, Trung Quốc còn diễn tập cứu hộ và chữa cháy trên biển.

Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm năm 1974 và chiếm đóng từ đó đến nay. Tháng 10/2014, lực lượng tuần duyên Trung Quốc cũng hoạt động phi pháp trong 5 ngày ở quần đảo Hoàng Sa.

Cùng tháng 10/2014, Trung Quốc ngang nhiên công bố hình ảnh về đường băng dài 2.000 m và sử dụng cho mục đích quân sự trên đảo Phú Lâm. Những hình ảnh gần đây cho thấy, Bắc Kinh đang mở rộng đường băng phi pháp lên 3.000 m.

Bất chấp sự phản đối của Việt Nam và quốc tế, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh các động cải tạo ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các nhà phân tích nhận định, việc cải tạo nằm trong kế hoạch biến Biển Đông thành "sân nhà" của Bắc Kinh.

Biển Đông có tiềm năng về năng lượng và là tuyến đường  hàng hải quan trọng, với lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD được vận chuyển qua vùng này mỗi năm.

Trung Quốc xây đảo nổi di động trên Biển Đông

Không chỉ ồ ạt bồi đắp các rạn san hô, Trung Quốc còn đang xây dựng các đảo nổi di động kích thước lớn, có khả năng phục vụ cho mục đích quân sự trên Biển Đông. 
Sĩ quan quân đội Trung Quốc công bố dự án xây dựng các đảo nổi trên Biển Đông. Ảnh: Huang Bohai News

Sĩ quan quân đội Trung Quốc công bố dự án xây dựng các đảo nổi trên Biển Đông với mục đích quân sự. Ảnh: Huang Bohai News

Trên tạp chí Popular Science, hai chuyên gia Jeffrey Lin và P.W. Singer cho biết các đảo nổi di động sẽ do hai công ty Trung Quốc là Tập đoàn Phát triển Kí Đông (JDG) và Công ty Công nghiệp Hải Nam Hải thi công. Đảo đầu tiên trong số trên sẽ được dùng để khai thác dầu khí xa bờ ở Biển Đông.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho hay tại cuộc họp báo tháng này, một sĩ quan quân đội Trung Quốc đã tuyên bố các đảo nổi sẽ mang nhiều mục đích quân sự.

"Đảo nổi có thể hỗ trợ cả các nhiệm vụ dân sự và quân sự, trong đó có tiếp tế, đỗ máy bay và làm căn cứ cho các phương tiện đổ bộ", hai tác giả cho biết.

Đảo nổi của JDG được thiết kế theo kiểu mô-đun, lắp ráp từ các kết cấu thân nửa nổi nửa chìm và ban đầu sẽ có ba kích thước khác nhau. Đảo nhỏ nhất sẽ dài 300 m và rộng 90 m, trong khi đảo lớn nhất sẽ dài tới 900 m và rộng 120 m. Kích cỡ đảo nổi tầm trung dài 600 m và rộng 120 m.

Các tác giả ước tính rằng ba đảo nổi trên dự kiến có tải trọng từ 400.000 đến 1,5 triệu tấn, và có thể di chuyển với vận tốc 16 km/h.

Thiết kế dạng mô-đun cho phép JDG tiếp tục mở rộng các đảo bằng cách ghép thêm kết cấu nửa nổi nửa chìm giống như trò chơi xếp hình Lego. Dù mỗi mô-đun có kích thước lớn, việc lắp ghép vẫn dễ dàng diễn ra ở ngoài khơi. Các mô-đun sẽ được những tàu hạng nặng kéo từ các xưởng đóng tàu trên bờ ra biển.

Thiết kế này cũng khiến các đảo khó bị đánh chìm.

Hình ảnh minh họa từ máy tính cho thấy một đảo nổi

Hình ảnh minh họa trên máy tính về một đảo nổi mà Trung Quốc dự kiến xây dựng. Ảnh: popsci

Hình ảnh minh họa từ máy tính cho thấy một đảo nổi có thể dài đến 2 km. "Những căn cứ lớn như thế có thể chở nhiều tiểu đoàn lính thủy đánh bộ và một phi đội máy bay tiêm kích, tấn công. Không giống những căn cứ đảo cố định, chúng có thể được tái triển khai ngoài tầm tên lửa của đối phương", các tác giả cho biết.

Trung Quốc đang ráo riết củng cố lực lượng trên Biển Đông, dường như để làm bàn đạp cho việc thành lập Vùng Nhận dạng Phòng Không (ADIZ). Nước này đang ngang nhiên biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo thông qua dự án cải tạo đất quy mô lớn, bất chấp sự phản đối của quốc tế. 

Tuần trước, những hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang xây dựng đường băng đầu tiên ở bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Anh Ngọc



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 535 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 485 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 79 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 23 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.