Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 25896798

 
Tin tức - Sự kiện » Cộng đồng VN tại Canada 02.12.2024 09:34
34 năm nhìn lại cuộc chiến chống Cộng Sản Việt Nam
10.04.2009 13:10

Phạm Bá Hoa

1. Cuộc chiến sau cuộc chiến 1954-1975.

Việt Nam Cộng Hòa chúng ta bị quân cộng sản nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây chiến tranh từ năm 1954. Sau 21 năm với khoảng 10.000.000 thanh niên “sinh Bắc tử Nam”, họ đã chiếm Việt Nam Cộng Hòa chúng ta vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 (con số này trích đoạn bà Lê Duẫn trả lời phỏng vấn của phóng viên Xuân Hồng đài BBC ngày 23/12/2008). Từ đó, chúng ta mất tự do! Mất tự do là mất tất cả trên quê hương Việt Nam!


Từ những đợt di tản đầu tiên (1975) đặt chân trên những xứ sở đón nhận chúng ta tị nạn cộng sản, lần lượt 20 năm kế tiếp (1976-1995) với làn sóng ào ạt vượt biên vượt biển và các chương trình đoàn tụ gia đình, HO, con lai, nhân đạo, đến nay (2009) ước tính Cộng Đồng chúng ta trên khắp thế giới vào khoảng 3.000.000 người mà đa số đã trở thành công dân bản xứ. Ngoài bổn phận với quê hương thứ hai, chúng ta còn bổn phận với quê hương Việt Nam cội nguồn. Đó là bổn phận góp phần dân chủ hóa chế độ trên quê hương Việt Nam để giành lại quyền làm người cho 86 triệu đồng bào. Đây là cuộc chiến có tính cách toàn diện, một cuộc chiến mà mọi sinh hoạt xã hội đều là “vũ khí” trong cuộc chiến này và “truyền thông và vận động chính trị tại các quê hương thứ hai ” là vũ khí quan trọng nhất.

Sau 34 năm (1975-2009) nhìn lại những gì Cộng Đồng chúng ta trên khắp thế giới có hay không có kết quả trong cuộc chiến tiếp tục chống CSVN. Tôi nói “tiếp tục chống cộng sản” vì sau khi bị cộng sản Việt Nam cai trị (1975) với chế độ độc tài, tôi quan niệm những hành động:

Không chấp nhận giao nhà cửa tài sản cho chúng để đi khu kinh tế mới là hành động chống cộng sản.

Vượt biên vượt biển để chạy trốn chế độ độc tài tàn bạo là hành động chống cộng sản.
Với những cách phản kháng quân đội và công an trong những trại tập trung (họ gọi là trại cải tạo) là hành động chống cộng sản.

Những người ra đi trong các chương trình “đoàn tụ gia đình, con lai, nhân đạo, H.O. là hành động chống cộng sản. Nói chung bất cứ những hành động nào thể hiện ý thức chính trị không chấp nhận chế độ độc tài cho dù hiểu theo nghĩa thụ động hay chủ động, đều là hành động chống cộng sản.

Tại hải ngoại, phương thức đấu tranh thông thường của Cộng Đồng chúng ta để phản đối hay ủng hộ một vấn đề nào đó, như mít tinh biểu tình, thư phản kháng, thư thỉnh nguyện, điện thoại, điện thư (fax), vi thư (e-mail), … . Đó là hành động bày tỏ ý thức chính trị chớ chưa phải làm chính trị như không ít người cho rằng “tôi không làm chính trị nên tôi không tham gia” như cái cớ để đứng bên ngoài, trong khi tự cho mình cái quyền phê phán người khác. Trong sinh hoạt Cộng Đồng, chúng ta đến với nhau là do tinh thần trách nhiệm, không một ai hưởng bất cứ một quyền lợi vật chất nào từ tổ chức mà người đó tham gia, trái lại thường bị những mẫu người nói trên chỉ trích lắm khi nặng lời. Một câu nói tưởng như đùa nhưng là kinh nghiệm thực tế với chút đắng cay: “Sinh hoạt Cộng Đồng mà không bị chửi là chưa có kinh nghiệm” Nghĩ cho cùng, câu ấy rất thực. Dĩ nhiên, với quyền tự do ngôn luận tại các quê hương thứ hai, mọi người đều có quyền khen hay chê những cá nhân khác, nhưng không phải vì vậy mà tự chà đạp liêm sỉ chính mình.

Trong những năm gần đây có dư luận cho rằng: “Mấy chục năm nay các anh đấu tranh gì mà chẳng thằng cộng sản nào rụng cái lông chân, vậy mà các anh cứ nhắm mắt đấu tranh cho mất thì giờ vô ích”. Riêng bản thân tôi khi đến dự đại hội của Hội Thủ Đức Houston kỷ niệm 25 năm thành lập vào cuối tháng 12 năm 2008, ngay lối vào cửa nhà hàng Ocean Palace tôi gặp người bạn “thích nói nhưng không thích làm”. Trong khi bắt tay nhau, anh ấy “phang” tôi một câu: “Già rồi sao không nghỉ cho khỏe, dính líu hội hè chi cho mệt. Tôi mới từ Việt Nam về lại Mỹ, cộng sản nó giàu nó mạnh lắm, 50 năm nữa mấy anh chẳng làm gì nó được đâu”. Nói xong, anh ấy ra xe với dáng “hiên ngang” như thể vừa dạy tôi bài học. Vâng, tôi vừa học bài học, nhưng là “bài học để tránh anh ấy chớ không phải bài học để làm theo anh ấy”. Tôi nghĩ, quí vị đã và đang tham gia sinh hoạt Cộng Đồng, thể nào cũng có lần nghe những câu đại loại vừa châm biếm vừa chê bai như vậy! Xin quí vị hãy kiên nhẫn nếu quí vị tin rằng “con đường” quí vị đã chọn và đang đi là đúng.

Tôi có nét nhìn khác với anh bạn vừa “dạy tôi bài học” nói trên, anh ấy thuộc mẫu người thích “xênh xang áo gấm về làng hưởng thụ trên sự đau khổ của người con gái Việt Nam”, và càng khác những ai cho rằng cuộc đấu tranh của Cộng Đồng chúng ta không làm rụng sợi lông chân nào của cộng sản. Xin hiểu rằng, mục đích cuối cùng trong cuộc đấu tranh của chúng ta là góp phần triệt tiêu chế độ độc tài giành lại quyền làm người cho dân tộc, và vá lại mảnh giang sơn đã bị CSVN xé lởm chởm trên đầu (biên giới phía Bắc), nham nhở một bên vai (vịnh Bắc Việt), và loang lỗ một phần bên hông phải (Biển Đông)!

2. Chúng ta có đạt được gì không? Vậy, 34 năm qua Cộng Đồng chúng ta có đạt được gì không? Xin trả lời ngay là CÓ, và đây là những gì đạt được:

a. Được sống tại các quốc gia tự do.

Trong số khoảng 3.000.000 người Việt chúng ta tại hải ngoại, có thành phần cựu quân nhân sau hơn 20 năm chiến đấu bảo vệ tổ quốc với những trận chiến vang danh trên thế giới và vô số trận chiến âm thầm đơn lẻ trên khắp miền đất nước, thành phần tù chính trị bị quân cộng sản giam giữ đọa đày trong hơn 200 trại tập trung từ 1975 đến 1992, thành phần gia đình cựu quân nhân viên chức cán bộ, và các thành phần kinh tế tài chánh bị áp bức trong xã hội chẳng khác tình cảnh “lưu vong ngay trên quê hương Việt Nam”, nay được sống tại các quốc gia mà nền dân chủ pháp trị được nhà cầm quyền và người dân tôn trọng. Đây chính là điều đạt được lớn nhất, và là hạnh phúc lớn nhất của Cộng Đồng chúng ta tị nạn cộng sản. Từ căn bản đó, chúng ta đạt được những lãnh vực khác.

b. Được học hỏi tổ chức & quản trị xã hội.

Sống trên các quê hương thứ hai, chúng ta học hỏi nhiều về tổ chức và quản trị xã hội. Thêm nữa, chúng ta có nhiều cơ hội du lịch đó đây trên thế gới, nhờ đó mà kiến thức tổng quát được trang bị thêm phần phong phú, tầm nhìn được trải rộng trên các sinh hoạt quốc gia, nhất là hiểu biết những nền văn hoá khác nhau. Nhờ vậy mà chúng ta hình thành khái niệm căn bản về tổ chức và quản trị một xã hội cho quê hương Việt Nam ngày mai, khả dĩ dung hợp hài hòa giữa nếp sống văn hoá Việt Nam với nền khoa học kỹ thuật tân tiến trong bối cảnh một thế giới phát triển.

c. Được một Cộng Đồng hải ngoại.

Theo tác giả Đỗ Tăng Bí với bài “Nghiên Cứu Dòng Nhập Cư Vào Hoa Kỳ” và tác giả Hồng Châu với bài “Sự Phân Tán & Tập Trung Của Người Việt Tại Hoa Kỳ”, người Việt Nam tại Hoa Kỳ từ trước cho đến năm 1950 -cách nay 59 năm- vào khoảng 500 người. Con số đó đến năm 1970, tăng lên khoảng 5.000 người. Từ đó đến năm 1974, Việt Nam chúng ta trên đất Mỹ gộp chung vào khoảng 20.000 người, sống rải rác các tiểu bang miền Đông Bắc và miền Tây Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ cũng chưa hình thành tổ chức Cộng Đồng. Mãi đến đợt di tản cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1975 khoảng 150.000. Theo tài liệu của Cao Ủy Tị Nạn/Liên Hiệp Quốc, thành phần vượt biên vượt biển từ năm 1976 đến 1995 có 839.200 người nhập cư khoảng 94 quốc gia trên thế giới, mà Hoa Kỳ là quốc gia tiếp nhận nhiều nhất. Theo tài liệu của US Census Bureau năm 2000, Cộng Đồng Việt Nam là 1.122.528 người, qui tụ trong 293.621 gia cư với số nhân khẩu từ 3 người trở lên (chiếm 80.5% trong tổng số). Cũng theo US Census Bureau, đến 1/6/2008 Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ khoảng 1.500.000 người. Sau những năm ổn định cuộc sống từ khi nhập cư, lần lượt những tổ chức Hội Đoàn và Cộng Đồng được thành lập theo nhu cầu sinh hoạt chung để hỗ trợ lẫn nhau. Đây là “cái được mà tôi xếp vào loại quan trọng bậc nhất”.

Bởi từ nét nhìn lạc quan khi nhìn vào tổ chức Cộng Đồng tại Orange County, các thành phố San Jose, Houston, Dallas-Fort Worth, ..v..v.. , mỗi nơi nhu thể một quốc gia thu nhỏ tại hải ngoại. Đứng đầu là tổ chức Cộng Đồng điều hợp sinh hoạt chung gồm: Các Hội đoàn đồng hương cấp tỉnh , Hội đoàn quân đội với màu áo các quân binh chủng. Hội đoàn văn hoá, Hội đoàn khoa học kỹ thuật, Hội đoàn ngành nghề chuyên môn, Hội đoàn trường hay liên trường trung học, đại học, các tổ chức bảo tàng lịch sử, các cơ sở giảng dạy Việt ngữ, ..v..v... Bên cạnh đó còn có các tổ chức tôn giáo: Phật Giáo, Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, với các cơ sở thờ phượng. Và Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản ngày càng lớn mạnh:

(1) Với khối nhân lực quí giá.

Một phần thế hệ chúng ta trong cuộc chiến 1954-1975, và liên tục những thế hệ sau chúng ta được đào tạo trong những nền giáo dục tân tiến trên thế giới, với số lượng học sinh sinh viên “du học tại chỗ” không một quốc gia nào sánh được. Tuổi trẻ hải ngoại trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản đã hình thành khối tài nguyên nhân lực quí giá, sẽ là lực lượng nòng cốt cùng với tuổi trẻ trong nước, thúc đẩy quê hương Việt Nam phát triển theo hình tượng chiếc phản lực cơ thương mại vừa cất cánh khỏi đường băng vươn mình lên bầu trời xanh thẳm khi cộng sản độc tài sụp đổ.

Khối nhân lực quí giá này là sự mơ ước của CSVN qua đoạn ngắn dưới đây trong bài “Cộng Đồng Việt Nam Ở Nước Ngoài, Khơi Dậy Nguồn Lực Chất Xám” ngày 11/08/2005 của Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Phú Bình: “Trong số gần 3.000.000 người Việt Nam sinh sống định cư ở nước ngoài, ước tính có khoảng 300.000 người được đào tạo ở trình độ đại học và công nhân kỹ thuật cao, có kiến thức cập nhật về văn hoá, về khoa học, công nghệ, về quản lý kinh tế. Trong đó có nhiều người đạt vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh của các nước, và các tổ chức quốc tế. Tiềm lực khoa học và công nghệ của các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài không ngừng phát triển. Trong đó, một thế hệ trí thức mới người nước ngoài gốc Việt đang hình thành và phát triển, nhất là ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, và Châu Đại Dương. Đội ngũ này tập trung ở nhiều lãnh vực khoa học chuyên ngành và kinh tế như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển học, sinh học, quản lý kinh tế, ngân hàng, chứng khoán, ..v..v.. Theo ước tính, chỉ số học vấn đại học và trên đại học của người Việt Nam tại các nước công nghiệp phát triển gần ở mức trung bình của người dân sở tại. Thế hệ trẻ này đang trở thành một thành phần quan trọng của công tác vận động nhằm động viên khuyến khích sự hợp tác, đóng góp của họ vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước. Thế mạnh của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài là được đào luyện, tiếp cận môi trường khoa học công nghệ tiên tiến, và nắm bắt được phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô và chuyên ngành. Họ có khả năng phát kiến sáng tạo, có năng lực tổng hợp thông tin, tư vấn, và tạo dựng mối quan hệ với các cơ sở khoa học, cơ sở kinh tế ở nước sở tại. Từ trước đến nay, đội ngũ trí thức kiều bào vẫn được các cơ quan chức năng trong nước đánh giá là thế mạnh của người Việt ở nước ngoài, là một nguồn lực có thể góp phần tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”.

Trong những năm gần đây có dư luận cho rằng “tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại về xây dựng quê hương chỉ là giấc mơ không thể có”. Tôi xin phép thưa rằng, tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại chịu ảnh hưởng văn hoá tại các quốc gia bản xứ nhất là Hoa Kỳ, điều này đúng, nhưng không phải vì vậy mà xem thường ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương Việt Nam cội nguồn. Tôi có nhiều dịp tiếp xúc với tuổi trẻ khi tham gia “Ban Phát Thưởng Học Sinh Giỏi” (lớp 5 đến lớp 12) tại Houston từ năm học 1998-1999 đến 2003-2004. Sau khi các cháu vào đại học, hằng năm các cháu đều đến tham gia Ban Phát Thưởng và các cháu không từ chối bất cứ công tác nào nhờ đến. Đúng là tuổi trẻ thừa nhận trong những năm tiểu học trung học, con cháu chúng ta tự nghĩ mình là người Mỹ (tôi nghĩ những nơi khác cũng vậy). Nhưng từ lớp 11 lớp 12, sau đó vào đại học, tuổi trẻ bắt đầu tham gia sinh hoạt văn hoá xã hội, những sinh hoạt này cũng là cách mà nhà trường giúp sinh viên trang bị ý thức trách nhiệm cộng đồng trong hành trang vào đời. Qua tiếp xúc với sinh viên nhiều chủng tộc khác nhau trong công tác cũng như trong sinh hoạt học đường, những va chạm giữa những nền văn hoá khác nhau, chính là cơ hội giúp tuổi trẻ nhận ra mình vẫn là người Việt Nam dù quốc tịch bản xứ, vì nhìn lại từ vóc dáng màu da tóc tai mặt mũi đến ánh mắt nụ cười của mình không phải người bản xứ. Từ đó, tuổi trẻ Việt Nam tìm về quê hương cội nguồn.

Cũng trong những năm gần đây, với phương tiện truyền thông vừa nhanh chóng vừa chính xác -đài truyền hình SBTN và Hồn Việt là một phương tiện- cung ứng những bài viết, những hội luận, cùng với những hình ảnh cho thấy tuổi trẻ nhập cuộc trong các sinh hoạt văn hoá xã hội cũng như trong sinh hoạt bày tỏ ý thức chính trị ngày càng đông trên các quê hương thứ hai, chứng tỏ khả năng và tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ hải ngoại. Với vị trí ông bà cha mẹ, xin quí vị cố gắng giúp các con các cháu nói chung là tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại học hỏi văn hoá Việt Nam, ngoài những giải thích hướng dẫn bằng lời, nếu được, nên đưa tuổi trẻ đến với các lễ hội văn hoá như Tết Nguyên Đán, trung thu, picnic, mà các Hội Đoàn tổ chức. Nếu tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại không hiểu chút gì về quê hương Việt Nam cội nguồn, tôi nghĩ, một phần trách nhiệm thuộc về thế hệ chúng ta. Và xin quí vị thật lòng tin tưởng con cháu chúng ta, những thế hệ tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại đối với quê hương Việt Nam cội nguồn tự do dân chủ và nhân quyền.

(2) Với kinh nghiệm vận động chính trị.

Tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại nhất là tại Hoa Kỳ, Germany, Canada, Australia, ..v..v.., đã góp mặt trong các cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, trong các trường đại học, trong các tổ chức khoa học kỹ thuật cũng như trong các tổ chức chính trị bản xứ, và đã góp phần vào các thành tựu quan trọng. Tiến sĩ Philipp Roesler Bộ Trưởng Kinh Tế tiểu bang Niedersachsen, Germany. Cô Eve Mary Thái Thị Lạc, đắc cử Dân Biểu Canada năm 2007. Tại Hoa Kỳ, có Dân Biểu liên bang Cao Quang Ánh, Dân Biểu tiểu bang Trần Thái Văn và Hubert Võ. Tuổi trẻ đã có mặt trong Cơ Quan Quản Trị Hàng Không & Không Gian (NASA), đặc biệt là khoa học gia Nguyễn Xuân Vinh, và ít nhất có một phi hành gia Eugene Trịnh Hữu Châu. Trong NASA còn có nhiều chuyên gia gốc Việt Nam, như: Ông Bà Hữu Trịnh -tiến sĩ kỹ thuật- và Diệp Trịnh -tiến sĩ hóa học- cùng làm việc trong cơ quan này, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, tiến sĩ Jonathan Lee Điền Lê, tiến sĩ Bruce Vũ Thanh, tiến sĩ Bùi Trí Trọng, tiến sĩ Nguyễn Quang Việt, tiến sĩ Đinh Bá Tiến, và nhiều nhiều nữa. Trong ngành vũ khí, đặc biệt nữ khoa gia Dương Nguyệt Ánh nổi danh trong giới quân sự quốc tế về vũ khí. Tiến sĩ hóa lý sinh Võ Đình Tuấn, Viện Trưởng Viện Fitzpatrick/Đại học Duke, được Creator Synectics chọn là 1 trong 100 thiên tài thế giới. Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng là một trong 24 người nhận giải MacArthur Fellowship năm 2007 được gọi là “Genius Grants” (giải Thiên Tài) về các ngành khoa học, xã hội, nhân văn, nghệ thuật. ..v..v.. Trong quân đội Hoa Kỳ, nhiều sĩ quan giữ những chức vụ quan trọng như: Hạm trưởng hàng không mẫu hạm, Hạm trưởng tàu ngầm, Hạm Trưởng khu trục hạm, Tư lệnh Sư Đoàn và Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, phi công phản lực cơ chiến đấu Elizabeth Phạm, ..v..v... Nhìn chung, khối tài nguyên quí giá này tiếp tục được bổ sung trong dài lâu.

Khối cử tri chúng ta tại các quê hương thứ hai ngày càng nhân lên, tùy thời gian không gian hoàn cảnh, lá phiếu chúng ta có ảnh hưởng vào chính trường, tuy chưa hoàn toàn như ý muốn nhưng chắc rằng sẽ trở thành nhân tố quan trọng trong chính trường. Thêm nữa, trong những năm gần đây, những giới chức gốc Việt trong cơ quan chánh quyền và các lãnh vực kinh doanh thương mãi, có khả năng trong vận động chính trị ủng hộ Cộng Đồng chúng ta về quyền lợi của Cộng Đồng, và ảnh hưởng phần nào trong chính sách đối với CSVN, nhất là tại cơ quan Lập Pháp từ trung ương xuống đến tiểu bang và thành phố. Nhìn chung, quyền lợi và cái “thế chính trị” của Cộng Đồng từng bước sẽ được bảo đảm hơn, và từ vị trí công dân các quê hương thứ hai giúp cho cuộc đấu tranh của chúng ta sẽ hiệu quả hơn.

(3) Với khối tài chánh quan trọng.

Từ những bàn tay trắng khi chạy trốn khỏi chế độ độc tài tàn bạo trên quê hương, ngày nay khả năng kinh tế tài chánh của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tại hải ngoại ngày càng lớn mạnh thể hiện bởi:
Khối mỹ kim do bà con gởi về Việt Nam giúp thân nhân hằng năm như sau: Năm 1991; 35 triệu. Năm 1995; 285 triệu. Năm 2000; 1 tỷ 700 triệu. Năm 2002; 2 tỷ 100 triệu. Năm 2004; 3 tỷ mỹ kim. Năm 2007; 7 tỷ 800 triệu. Những con số trên đây là của từng năm chớ không phải gộp lại của các năm trước. Theo tài liệu thì khoảng 70% lượng tiền trên đây chuyển qua hệ thống ngân hàng, tỷ lệ này có khuynh hướng ngày càng giảm, trong khi lượng tiền chuyển về Việt Nam qua các công ty có khuynh hướng ngày càng tăng. Với lại còn một khối lượng mỹ kim khác do khoảng 250.000 đến 300.000 người hằng năm mang theo khi về Việt Nam thăm thân nhân. Nếu tạm chấp nhận trung bình mỗi người về Việt Nam chi tiêu 300 mỹ kim, thì con số đó sẽ là 90 triệu mỹ kim. Nhìn chung qua những con số mà tôi có được từng năm kể từ năm 1991 đến cuối năm 2007, thì lượng tiền mà bà con trong Cộng Đồng tị nạn tại hải ngoại gởi về Việt Nam lên đến 25 tỷ 431 triệu mỹ kim.

Sự lớn mạnh về kinh tế của riêng Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tại Hoa Kỳ theo thống kê năm 2000 như sau: Về cơ sở kinh doanh sản xuất và dịch vụ do người Việt Nam làm chủ: Năm 1982, trên toàn liên bang có 4.989 cơ sở với doanh thu hằng năm là 215 triệu mỹ kim. Năm 1987, Việt Nam làm chủ 25.671 cơ sở với doanh thu hằng năm là 1 tỷ 361 triệu mỹ kim. Năm 2000, Việt Nam làm chủ 97.784 cơ sở với doanh thu 6 tỷ 768 triệu mỹ kim. Và cũng tiêu biểu sự lớn mạnh của Cộng Đồng tị nạn tại Hoa Kỳ, theo thống kê năm 2000 lợi tức của 293.621 gia đình có 3 người trở lên vào khoảng 18.641.000.000 (18 tỷ 641 triệu) mỹ kim, bao gồm: (1) 27.4% hay là 89.452 gia đình có lợi tức dưới 25.000 mỹ kim. Nếu chấp nhận trung bình 20.000 mỹ kim, thì 89.452 gia đình có lợi tức chung là 1 tỷ 789 triệu. (2) 27.2% hay là 79.864 gia đình có lợi tức từ 25.000 đến dưới 50.000 MK. Nếu chấp nhận trung bình 35.000 mỹ kim, thì 79.864 gia đình có lợi tức chung là 2 tỷ 795 triệu. (3) 31.3% hay là 91.903 gia đình có lợi tức từ 50.000 đến dưới 100.000 MK. Nếu chấp nhận trung bình 75.000 MK, thì 91.903 gia đình có lợi tức chung là 6 tỷ 892 triệu. (4) 12.3% hay là 36.115 gia đình có lợi tức từ 100.000 đến dưới 200.00 MK. Nếu chấp nhận trung bình 150.000 MK, thì 36.115 gia đình có lợi tức chung là 5 tỷ 417 triệu. (5) 1.8% hay là 5.825 gia đình có lợi tức từ 200.000 MK trở lên. Nếu chấp nhận trung bình 300.000 MK, thì 5.825 gia đình có lợi tức chung là 1 tỷ 747 triệu.

Trên đây chỉ ước tính 80.5% trong tổng số 1.122.528 người sống trong 293.621 đơn vị gia cư từ 3 người trở lên, như vậy còn lại 19.5% hay là 218.892 người sống trong chung cư hoặc trong những căn phòng hay thuê phòng trong những nhà riêng, tạm gọi là “tiểu gia cư” một người hay hai người. Nếu sử dụng lợi tức tối thiểu “đầu người hằng năm” ngang bằng số trợ cấp an sinh xã hội của chánh phủ liên bang tính tròn 6,000 mỹ kim, chúng ta có lợi tức chung của 218.892 người là 1 tỷ 313 triệu mỹ kim. Một cách tổng quát, nếu chúng ta gộp chung lợi tức của gần 300 ngàn gia đình (18 tỷ 641 triệu), và lợi tức của những người sống riêng lẽ hoặc trong gia đình 2 người (1 tỷ 313 triệu), thì lợi tức của Cộng Đồng Việt Nam chúng ta tại Hoa Kỳ trong năm 2000 vào khoảng 20 tỷ mỹ kim (tính theo số tròn). Từ con số này, ước tính một cách tổng quát về tổng lợi tức của Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn tại Hải Ngoại trong năm 2008 có thể lên đến hơn 30 tỷ mỹ kim. Khối tài chánh tuy chưa phải lớn lao so với các Cộng Đồng Trung Hoa, Do Thái, Ấn Độ, hay Phi Luật Tân, nhưng so với nhu cầu trong nước, chúng ta có khả năng đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển quốc gia sau khi cộng sản độc tài sụp đổ.

(4) Với trận chiến dựng lại quốc kỳ.

Tại Hoa Kỳ, bắt đầu ngày 19/2/2003 với thành phố Westminster (California), từ đó đến ngày 15/3/2009, đã được 112 cơ quan hành chánh ban hành văn kiện công nhận quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng tự do của Cộng Đồng chúng ta, gồm: 15 tiểu bang + 7 Quận Hạt (Counties) + 90 Thành Phố. (Danh sách các tiểu bang theo mẫu tự: California, Colorado, Florida, Georgia, Louisiana, Michigan, Minnesota, New Jersey, Nebraska, Ohio, Oklahoma, Oregon, Texas, Utah, và Virginia. Riêng tiểu bang Louisiana và Ohio công nhận bằng Luật. Cộng Đồng chúng ta còn non trẻ so với các cộng đồng bạn dài lâu trên đất Mỹ, nhưng đặc biệt là Cộng Đồng chúng ta có quốc kỳ riêng sử dụng thích hợp trong từng trường hợp. Trên thế giới, hầu như chưa có trường hợp chế độ nào sụp đổ mà quốc kỳ đó vẫn tồn tại trên các quê hương thứ hai như trường hợp Cộng Đồng chúng ta.

(5) Với bia và đài tưởng niệm.

Song song với nỗ lực vận động cho “Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ”, đến đầu năm 2009, Cộng Đồng chúng ta khắp nơi đã đặt Bia Tưởng Niệm và dựng Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ, Tưởng Niệm Thuyền Nhân, sau đây:
Australia, tại các thành phố Fairfield (NSW), Perth (West Australia), Melbourne và Dandenong (Victoria), Brisbane (Queensland), và Adelaide (S. Australia).
Bỉ, tại thành phố Liège.
Canada, tại thủ đô Otttawa và thành phố Montréal.
Germany, tại thành phố Hamburg và Troisdorf.
Hoa Kỳ, tại các thành phố Westminster (California), Houston (Texas), West Valley (Utah), Saint Cloud (Minnesota), Honolulu (Hawaii), Fayetteville (North Carolina).
Indonesia, trênđảo Galang.
Malaysia, trên đảo Bidon.
Và Thụy Sĩ, tại Genève.


(6) Với hỗ trợ lực lượng dân chủ trong nước.

Từ bản chất độc tài tàn bạo, những chính sách cai trị của CSVN tạo cho mọi người trong xã hội xã hội chủ nghĩa thường xuyên sống trong nỗi sợ hãi để phục tùng họ, nhưng sự lớn mạnh của Cộng Đồng chúng ta về các mặt kể cả những hình thức chống đối CSVN đến mức lãnh đạo cao cấp nhất của họ cũng không dám đối mặt với Cộng Đồng, đã góp phần quan trọng cho lực lượng dân chủ trong nước từng bước hình thành, và thật sự có ý nghĩa khi lực lượng này chánh thức tuyên bố thành lập tại Hà Nội và Sài Gòn ngày 8 tháng 4 năm 2006, gọi tắt là “Khối 8406”.

Đồng hành với “Khối 8406” là “Khối Dân Oan” cũng đứng lên từ các địa phương bị lãnh đạo của họ sử dụng mọi hình thức gian trá trấn lột cướp đoạt đất đai vườn ruộng, đã từng đoàn từng đoàn kéo đến các cơ quan ở Sài Gòn và Hà Nội vì bị cấp tỉnh cấp thành phố trấn áp. Nhưng rồi các cơ quan cao cấp ở Sài Gòn và Hà Nội giải quyết bằng cách giao cho Công An lùa, đẩy, và khiêng dân oan lên từng đoàn xe đưa về các địa phương sau khi bắt những người mà họ cho là “cầm đầu chống đối”. Không có gì phải ngạc nhiên cách hành sử của lãnh đạo CSVN, vì tất cả họ trong một hệ thống tham nhũng từ trên “đỉnh cao trí tuệ” len vào mọi ngóc ngách sinh hoạt xã hội xuống đến tận cùng hàng hàng lớp lớp “viên chức đầy tớ” của dân.

Chưa hết, CSVN gần như thẳng tay đàn áp bắt giam, bỏ tù, quản chề các vị lãnh đạo và tín đồ của Phật Giáo Thống Nhất, Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo. Tuy các giáo hội không cùng lúc cùng nơi cũng không cùng phương cách phản kháng, nhưng sức phản kháng CSVN mạnh mẽ không kém gì nhau.

Với thế mạnh của Cộng Đồng đối với CSVN, chúng ta đã và đang hỗ trợ lực lượng dân chủ trong nước bằng những cách khác nhau: (1) Chuyển các tin tức quốc nội và quốc tế về Việt Nam cho lực lượng dân chủ, các cá nhân, cho các lãnh đạo CSVN trong đảng, nhà nước, quân đội, công an, nhất là những tin liên quan đến tội ác của CSVN trên quê hương, vì truyền thông trong nước bị cấm loan các loại tin mà CSVN gọi là “phương hại đến ổn định xã hội” hoặc loại tin “gây mất đoàn kết nội bộ”. (2) Ủng hộ lực lượng dân chủ, ủng hộ các giáo hội ngoài quốc doanh, ủng hộ dân oan, và ủng hộ bất cứ ai kể cả đảng viên cộng sản, có lời nói hay hành động phản kháng CSVN trong mọi hành động đàn áp các công dân thực hiện những quyền mà Hiến Pháp (CSVN) qui định. (3) Vận động Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Australia, ..v..v.., lên án CSVN vi phạm nhân quyền kể cả buôn bán thanh niên nam nữ ra ngoại quốc làm nô lệ dưới dạng “môi giới lao động”, vi phạm Hiến Pháp của chính họ. (4) Và các cách ủng hộ khác.

3. Sự thất bại của lãnh đạo CSVN.

Nhớ lại, từ sau ngày 30/4/1975, người dân Việt Nam Cộng Hòa cũ bị khủng bố đàn áp bằng mọi cách khác nhau đến mức không thể sống nổi, nên tự động lần lượt rồi ào ạt vượt lên cái chết đi tìm tự do bằng vượt biên vượt biển, lúc ấy CSVN gọi chúng ta là bọn ngụy quân ngụy quyền, bọn phản quốc vong quốc, bọn đĩ điếm, bọn lưu manh rác rưởi xã hội, ..v..v.. Nghĩa là CSVN dùng bất chữ nghĩa nào tồi tệ hơn hết trong ngôn ngữ hàng tôm hàng cá để chửi rủa nhục mạ chúng ta. Từ giữa thập niên 80 khi lãnh đạo CSVN thấy Cộng Đồng chúng ta tạo dựng được những cơ sở kinh doanh thương mại, có tiền gởi về giúp thân nhân bạn bè bằng hữu trên quê hương. Lúc ấy CSVN tìm cách khai thác nguồn tài chánh từ Cộng Đồng Tị Nạn Hải Ngoại nên hạ giọng gọi chúng ta là Việt kiều yêu nước. Kế tiếp, CSVN nâng công tác Kiều Vận lên thành chính sách và trực thuộc trung ương với hai tổ chức: (2) Ủy Ban Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài do Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Đình Bin làm Chủ Nhiệm, nhắm vào Cộng Đồng Tị Nạn chúng ta. (2) Và Ủy Ban Vận Động Thành Lập Hội Liên Lạc Người Việt Nam Ở Nước Ngoài do tiến sĩ Nguyễn Văn Đạo, Giám Đốc trường đại học tổng hợp Hà Nội làm Trưởng Ban, nhắm vào thân nhân của Cộng Đồng Tị Nạn đang sống trên quê hương, để áp lực chúng ta. Cùng lúc, CSVN lại hạ giọng thêm nữa để gọi chúng ta là “khúc ruột ly hương ngàn dặm”. Nhưng chính sách đó vẫn thất bại.

Theo thời gian, CSVN thấy Cộng Đồng chúng ta ngày càng lớn mạnh các mặt, đồng thời với những hoạt động chính trị chống chế độ độc tài của họ ngày càng phát triển, một lần nữa họ nâng chính sách Kiều Vận lên hàng quốc sách với Nghị Quyết 36 ngày 26/3/2004, qui định một chính sách toàn diện nhắm vào Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn tại hải ngoại mà họ gọi là những người Việt Nam ở nước ngoài. Quốc sách này được hỗ trợ tài chánh do “Quỹ Hỗ Trợ & Vận Động Người Việt Nam Ở Nước Ngoài” thành lập trước đó một năm (ngày 25/4/2003) tại Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội. Vậy là CSVN chánh thức mở “mặt trận chính qui”, vừa đánh vào Cộng Đồng chúng ta trên toàn thế giới mà mục tiêu chính là Cộng Đồng tại Hoa Kỳ, vừa tìm mọi phương cách lôi cuốn những cá nhân trong Cộng Đồng chúng ta mang tiền và kỹ thuật về Việt Nam kinh doanh giúp họ giàu sang và tồn tại. Lúc này nhóm “đỉnh cao trí tuệ” lại hạ giọng thấp xuống nữa để gọi chúng ta là “bộ phận không thể tách rời cộng đồng dân tộc”.
Nghị Quyết 36 chẳng khác một một lệnh tổng tấn công Cộng Đồng chúng ta với 3 điểm căn bản sau đây:
Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước.
Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Các tổ chức đảng, nhà nước, và các đoàn thể nhân dân, các ngành các cấp từ trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước, và toàn dân ta cần coi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, cần mang tính đồng bộ, kết hợp việc xây dựng cơ chế chính sách với công tác vận động, kết hợp các hoạt động trong nước với các hoạt động ở ngoài nước, và phải được tiến hành thông qua nhiều loại hình hoạt động và biện pháp phù hợp với các đối tượng và địa bàn khác nhau, trên cơ sở tự nguyện và không trái pháp luật, phong tục, tập quán của nước sở tại. Từ 3 điểm đó, nội dung NQ 36 vạch ra 7 mục tiêu tấn công Cộng Đồng chúng ta, và 2 mục tiêu sau cùng ra lệnh cho đảng, tình báo, ngoại giao, công an, quân đội, tới toàn dân thi hành. Nhưng thật ra CSVN không dám xuất hiện mà họ dùng đồng tiền, cũng có thể có cả nquyền lợi ảo về chính trị, để thúc đẫy những tên tay sai của họ trong Cộng Đồng chúng ta thực hiện.


Đúng. Trong những năm gần đây, một số tổ chức trong Cộng Đồng đã xảy ra những xáo trộn dẫn đến một số Hội Đoàn thành hai tổ chức. Điều dễ nhận ra là bàn tay của những tên tay sai CSVN và đồng tiến cũng từ CSVN, cộng với đám tuyên truyền xám Công An CSVN tung hỏa mù trên hệ thống thông tin toàn cầu (NET) nhắm vào những cá nhân những tổ chức chống cộng quyết liệt, dẫn đến trường hợp một số cá nhân và tổ chức chống cộng sản chống lại cá nhân và tổ chức chống cộng sản.

Cũng đúng. Đúng là CSVN vẫn thất bại. Tuy Cộng Đồng chúng ta tùy nơi tùy hoàn cảnh có tình trạng nêu trên, nhưng rõ ràng là lãnh đạo trong “nhóm đỉnh cao trí tuệ” CSVN mỗi khi đặt chân đến Hoa Kỳ, đến Australia, đến Pháp, đến Đức, họ không thấy cờ máu nào của họ mà chỉ thấy rừng cờ vàng giữa rừng người với biểu ngữ phản đối họ vi phạm nhân quyền, nên rất sợ đối mặt với Cộng Đồng chúng ta. Điển hình tại Hoa Kỳ:

- Ngày 22/6/2007, Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch nước Việt Nam cộng sản khi vào dinh Tổng Thống Hoa Kỳ, chẳng những không có đội quân danh dự, không một phát súng chào mừng, cũng không một âm thanh quân nhạc chào đón, chỉ được viên chức tòa Bạch Ốc lặng lẽ hướng dẫn vào cửa sau để gặp Tổng Thống Bush, vì công viên phía trước tràn ngập bởi bà con trong Cộng Đồng chúng ta từ các tiểu bang đổ về đây với rừng cờ vàng và rừng biểu ngữ phản đối CSVN vi phạm nhân quyền. Ông ta không dám đối mặt với Cộng Đồng chúng ta nên chịu nhục vào cửa hậu. Ngày hôm sau (23/6/2007), ông Triết cùng đoàn tùy tùng đến khách sạn Saint Regis Resort ở thành phố Dana Point, nhưng xe chở ông Triết không dám cắm cờ CSVN theo nghi thức ngoại giao, vì sợ rừng người tị nạn cộng sản “dàn chào” trước khách sạn biết ông ngồi trong xe đó mà phản ứng mạnh hơn.
- Ngày 22/6/2008, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng đảng CSVN đến Hoa Kỳ nhưng không dám xuống phi trường quốc tế vì Cộng Đồng chúng ta đã chuẩn bị “dàn chào” phản đối, mà đáp phi trường quân sự chỉ có nhóm người từ tòa đại sứ của họ đón. Ngày 26/6/2008, khi đến Houston dự hội thảo với nhóm doanh gia Hoa Kỳ trong khách sạn “The Westin Oaks” trên đường Westheimer, không thể vào cửa chánh vì Cộng Đồng chúng ta dày đặc với rừng cờ vàng và biểu ngữ phản đối, đoàn xe phải vòng qua đường S. Post Oaks vào khách sạn.

Ngang qua hai đảng viên lãnh đạo trong Bộ Chính Trị nói trên đã chứng tỏ sự thất bại của lãnh đạo CSVN dù Nghị Quyết 36 do những tên tay sai len lõi đánh phá Cộng Đồng chúng ta. Rõ ràng là cấp lãnh đạo cao nhất của nhà nước VNCS đã không dám đối mặt với Cộng Đồng chúng ta thì làm gì khống chế được chúng ta.

4. Kết luận.

Với tội ác trong 10 năm gần đây của lãnh đạo VNCS không thể phủ nhận:

Năm 1999, bán 789 cây số vuông trên bộ cho THCS từ nợ vũ khí đạn dược xâm lăng VNCH.
Năm 2000, bán 11.362 cây số vuông trong vịnh Bắc Việt cho THCS với giá 2 tỷ mỹ kim.
Đầu tháng 12/2007, thỏa hiệp cho THCS sáp nhập quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào quận Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam.
Ngày 9 & 16/12/2007 tại Sài Gòn và Hà Nội, học sinh sinh viên mít tinh biểu tình phản đối THCS chiếm hai quần đảo nói trên của Việt Nam, bị hung thần Công An ngăn chận đe dọa.
Ngay trước ngày 14/9/2008, các thành phần xã hội phẫn uất hành động của THCS cũng như phản ứng nhẹ nhàng của VNCS, chuẩn bị mít tinh trước tòa đại sứ THCS ở Hà Nội phản đối THCS trưng dẫn văn kiện của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gởi THCS vào ngày này 50 năm trước, lại bị đám “hung thần” Công An tại Hà Nội cũng như tại các địa phương thẳng tay ngăn chận bắt giữ những ai mà họ nghi sẽ tham gia mít tinh biểu tình.
Tháng 12/2008, do thỏa hiệp trước, THCS đưa hằng ngàn công nhân và lực lượng bảo vệ an ninh đến Dak Nong khai thác quặng bauxite, gây tác hại môi trường khu vực rộng lớn trên Cao Nguyên miền Trung, đã gây phẫn uất trong giới tướng lãnh về hưu cũng như tại chức ngang qua các thư gởi đến các cấp lãnh đạo của họ trong Bộ Chính Trị.
Theo tờ Tuổi Trẻ ngày 27/3/2009 tại Hà Nội, ký giả Cam Văn Kình với bài “Hằng vạn công nhân Trung Hoa đã vào Việt Nam”, dẫn lời ông Trần Ngọc Hùng, Chủ Tịch Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam, thực tế hiện nay hầu hết các cuộc đấu thầu thực hiện các dự án lớn về điện, xi măng, hóa chất, đều vào tay nhà thầu Trung Hoa vì họ được chánh phủ họ nâng đỡ nhiều mặt nên giá thầu giảm. Nhà thầu Trung Hoa đưa sang Việt Nam hằng mấy ngàn công nhân với các loại máy móc và thực phẩm mà họ không mua bất cứ thứ gì Việt Nam có. Ngoài tai hại về môi trường và kinh tế, liệu rồi đây sẽ có những làng mạc của Trung Hoa ngay bên trong lãnh thổ Việt Nam, và phải chăng đây là chiến lược cài người của lãnh đạo CSTH, rồi theo vết dầu loang tiến đến đồng hóa dân tộc Việt Nam vào Trung Hoa mà không tốn một viên đạn, không tốn một mạng người, cũng chẳng nhỏ một giọt mồ hôi, chỉ cần họ nhép miệng ra lệnh cho lãnh đạo CSVN thi hành, và nhón tay ký vào thỏa ước hợp pháp hóa là xong?

Dù thế nào đi nữa, chỉ riêng 7 tội ác trên đây đang gây phẫn uất trong các thành phần xã hội, người dân “lương cũng như giáo”, sinh viên học sinh, lực lượng đấu tranh dân chủ trong nước, thành phần đảng viên về hưu và cả tại chức, qua những cách khác nhau đã cho thấy người dân không còn sợ hãi đảng với nhà nước như trước kia nữa. Thoạt nghe có chút tàn nhẫn, nhưng thật sự khi lãnh đạo CSVN càng lún sâu vào tội ác với dân với nước, nhất là càng lệ thuộc vào CSTH, chế độ độc tài này càng sớm đến ngày sụp đổ vì khi nỗi phẫn uât đến tột cùng chính là lúc người dân đứng dậy lật đổ chúng. Không loại trừ một thành phần quân đội cộng sản sẽ cùng hàng ngũ với người dân, vì lãnh đạo của họ lệ thuộc cộng sản Trung Hoa đến mức cắt đất xén biểncho CSTH mà họ là thành phần có trách nhiệm bảo vệ.

Vì vậy, Cộng Đồng chúng ta hãy nhiệt tình hơn nữa trong nỗ lực chống CSVN và những tên tay sai của chúng ngay trong Cộng Đồng, cùng lúc tiếp tục hỗ trợ các lực lượng dân chủ trong nước và hỗ trợ tinh thần dân oan khiếu nại giành lại tài sản của họ bị các lãnh đạo địa phương cướp đoạt. Đặc biệt liên tục chuyển những tin về tội ác của CSVN nhất là tình trạng lệ thuộc CSTH về trong nước gồm các thành phần trong xã hội, và những tin tức thế giới liên quan đến Việt Nam vi phạm nhân quyền, giúp các thành phần này hiểu được những sự thật mà truyền thông của CSVN che giấu. Đây là cách góp phần quan trọng vào công cuộc lật đổ chế độ độc tài toàn trị CSVN, vì lịch sử đã chứng minh người dân không được sử dụng lá phiếu với đầy đủ quyền chính trị của mình để chuyển hóa chế độ này, vì lãnh đạo CSVN không có người nào tử tế cả. Trong khi bối cảnh chính trị quốc tế ngày nay, không một chế độ độc tài nào lường trước được những đột biến đối với họ, điển hình rõ nhất là các quốc gia cộng sản đàn anh lớn và đàn anh nhỏ của CSVN vào đầu những năm 90 là Liên Bang Sô Viết sụp đổ, khối Đông Âu Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani, Hungary sụp đổ, bức tường Bá Linh sụp đổ, ..v..v... Và chế độ cộng sản tan rã do chính đồng bào của họ với hỗ trợ của thế giới tự do.

Tôi nghĩ, mỗi người chúng ta tùy khả năng, hoàn cảnh, thời gian, không gian, đều có thể tham gia vào cuộc chiến này, như: Tham gia sinh hoạt trong tổ chức Cộng Đồng, sinh hoạt Hội Đoàn nào đó hay tổ chức đấu tranh, nhẹ nhàng và thuận tiện hơn hết là giúp các cháu nói tiếng Việt, giải thích cho con cháu biết về quê hương Việt Nam, một cách tồng quát về lịch sử Việt Nam, nguyên nhân ông bà cha mẹ các cháu có mặt tại hải ngoại, giúp các cháu tham gia lễ hội Việt Nam để các cháu có cơ hội nhìn thấy, nhận biết một hình ảnh văn hoá Việt, cùng lúc làm quen với các bạn trang lứa. Nếu được, khuyến khích các cháu tham gia sinh hoạt Hướng Đạo, sinh hoạt trong tổ chức tôn giáo dành cho tuổi trẻ. Xa chút nữa, khuyến khích các cháu tham gia sinh hoạt trong tổ chức sinh viên khi các cháu vào đại học dù chỉ sinh hoạt trong phạm vi văn hoá xã hội. Vì tất cả đều là góp phần vào cuộc chiến chống cộng sản Việt Nam độc tài.

Tôi nghĩ, chúng ta có đủ lý lẽ để vững tin vào mục đích cùng hướng đi, để tiếp tục phát triển cuộc đấu tranh của Cộng Đồng chúng ta hơn nữa, đó là cách hỗ trợ mạnh mẽ lực lượng dân chủ trong nước góp phần quan trọng vào sự sụp đổ của cộng sản Việt Nam độc tài toàn trị, khi mà sự phẫn uất của người dân đến mức tột cùng, đó là lúc mục tiêu góp phần dân chủ hóa chế độ chính trị trên quê hương Việt Nam của Cộng Đồng chúng ta đạt được, rồi cùng nhau vá lại quê hương gấm vóc đã bị lãnh đạo CSVN “xé rách lởm chởm!”

Houston, tháng 4 năm 2009
Phạm Bá Hoa   

Chút tâm tình nhân tháng tư đen 

T-N-T

Nhân Tháng Tư đen Quốc hận, xin có chút tâm tình gởi đến những cán binh của cộng sản bắc Việt: Những người đã vào Nam với khát vọng cuồng điên của những tên cộng nô khát máu dân lành, những người đã phá đường, phá cầu đã khủng bố đã thảm sát hàng triệu sinh linh Nam Việt.

Xin gởi chút tâm tình này đến các vị lãnh tụ cộng sản Bắc Việt mù quáng trước cái thiên đường XHCN mà vấy bẩn máu xương của đồng bào Việt nam trên cả hai miền Nam-Bắc để mong đánh thức lại chút lương tri của những kẻ tội đồ mà sớm ăn năn sám hối tội ác của mình trước hồn thiêng sông núi và trước hàng triệu oan hồn của lương dân nam Việt đã bị cộng quân tàn sát xuyên suốt cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Như nén hương lòng xin kính dâng lên các đấng Tiên Hiền Liệt Thánh đã vị quốc vong thân, xin kính dâng lên các oan hồn của đồng bào tôi đã bị cộng quân thảm sát trong biến cố tết Mậu Thân ở Huế. Cùng xin được chia sẻ với hàng triệu đồng bào tôi vì nên tự do dân chủ của cả dân tộc Việt nam mà đang phải chịu cảnh gông cùm lao lý ở quê nhà và cùng xin được chia sẻ với hàng triệu đồng bào tôi cũng vì tự do, dân chủ và nhân quyền mà đang sống kiếp tha hương và vẫn ngày đêm vọng về cố quốc, nơi gần 80 triệu đồng bào tôi đang sống kiếp đọa đày dưới ách thống trị bạo tàn của cộng sản... Vâng xin được dâng một nén hương lòng....

Cũng xin gởi đến chín tầng địa ngục nơi cô hồn Hồ Chí Minh, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu, Võ Văn Kiệt đang chịu sự phán xét của tòa án Diêm Vương để mong chư vị thấu hiểu mà thể hiện chút sám hối muộn màn....

T-N-T

 

NON PHẦN TƯ THẾ KỶ

T-N-T

Anh vào Nam với danh từ hoa mỹ

Giải phóng quê hương, chân lý cứu dân lành

Thanh bình rồi nhưng phải thế không anh

Hay xương máu để tranh giành cơm áo?

Anh vào Nam vét vơ từng chén gạo

Của mẹ già tần tảo nuôi con

Để trẻ thơ dòng lệ chảy lăn tròn

Để ông lão mõi mòn manh áo rách

Anh vào Nam với danh từ trong sạch

Đôi dép chẵng lành dám rạch trường sơn

Đường dốc Tam Biên manh áo vai sờn

Đường Số Chín từng cơn mưa giá bấc

Hơn ba mươi năm, anh nằm gai nếm mật

Từng tuyến thông hào, xương chất lại thành non

Từng hố bom, máu lệ chảy đang còn

Vì đại pháo, AK, hầm chông bãi chết

Hơn ba mươi năm anh dày công thêu dệt

“Cách mạng khoan hồng, cách mạng yêu thương”

Dân Việt nam đau khổ trăm đường

Nghìn nắm mộ mùi hương còn nghi ngút

Hơn ba mươi năm anh dày công mua chuộc

Từng tốp dân nghèo bắt buộc phải hy sinh

Xin dừng tay! Nối lại chút thâm tình

Chắc anh hận vì thấy mình phi nghĩa lắm!

Từ Bắc vào Nam với Trường sơn vạn dặm

Anh đánh ai? Hay máu thắm da vàng?

Đạn AK, dân Việt phủ trời tang

Rừng đại pháo hàng ngàn thây ngã gục

Chúng tôi chết, rồi các anh cũng chết

Nhưng ngày mai lịch sử dệt căm hờn

Gọi anh về đối diện với gian sơn

Chân run rẫy bàn tay chưa ráo máu

Hãy dừng lại! Sau bao nhiêu lần đau xót

Nếm mùi hương thấm ngọt của lương dân

Để máu xương không còn chảy bao lần,

Ngoảnh mặt lại, ngót phần tư thế kỷ...


Quyết định thành lập “Văn phòng hoạt động của Khối 8406 tại vùng Bắc California – Hoa Kỳ”

Khối 8406 Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006
Bloc 8406 of Manifesto o­n Freedom & Democracy for Viet Nam 2006



Quyết định thành lập
“Văn phòng hoạt động của Khối 8406 tại vùng Bắc California
– Hoa Kỳ”

A - Những căn cứ:
+ Căn cứ vào “Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006”, được công bố vào ngày 8 tháng 4 năm 2006 (gọi tắt là “Tuyên ngôn 8406”). (1).
+ Căn cứ vào văn kiện “Tiến trình dân chủ hóa Việt Nam”, ngày 22 tháng 8 năm 2006 của Khối 8406. (2).
+ Căn cứ vào “Cương lĩnh của Khối 8406”, ngày 8 tháng 10 năm 2006 (3).
+ Căn cứ vào yêu cầu xây dựng và phát triển của Khối 8406 hiện nay.

B - Ban đại diện lâm thời Khối 8406

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay thành lập “Văn phòng hoạt động của Khối 8406 tại vùng Bắc California – Hoa Kỳ” (viết tắt là: “Khối 8406 – Văn phòng hoạt động Bắc California” hoặc: “K. 8406 – VPHĐ Bắc Cali”).

Điều 2: “K8406 – VPHĐ Bắc Cali” hoạt động với nhiệm kỳ 2 năm, có các Ban cố vấn, Ban điều phối, Ban thông tin, Ban tài chính và Ban giám sát để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ, được quy định trong kế hoạch đính kèm (phần phụ lục).

Điều 3: “Khối 8406 – Văn Phòng Hoạt Động - Bắc California” nhiệm kỳ thứ nhất sẽ hoạt động từ 8/4/2009 đến 8/4/2011. Trưởng Ban điều phối “K8406-VPHĐ Bắc Cali” được đề cử có tính cách luân phiên giữa các thành viên trong Ban Điều phối, và có nhiệm vụ phụ trách tổng quát để giải quyết các công việc hàng ngày của Văn phòng, phù hợp với những căn cứ nói ở điều (A). Việc bổ nhiệm và bãi nhiệm “K. 8406 ‒ VPHĐ Bắc Cali” do Ban điều hành lâm thời Khối 8406 trong nước quyết định.

Việt Nam, ngày 28 tháng 3 năm 2009.

Ban Đại diện lâm thời Khối 8406
1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn – Việt Nam
2- Giáo sư Nguyễn Chính Kết (đang vận động dân chủ tại Hoa Kỳ)
3- Cựu sĩ quan Trần Anh Kim, Thái Bình – Việt Nam
4- Linh mục Phan Văn Lợi, Huế - Việt Nam.

Nơi nhận:
- Các thành viên Ban đại diện lâm thời Khối 8406 (để thực hiện)
- Các thành viên Ban cố vấn, Ban điều phối, Ban giám sát “Văn phòng hoạt động của Khối 8406 tại vùng Bắc California – Hoa Kỳ” (để thực hiện)
- Các thành viên Khối 8406 (để thông đạt)
- Các cơ quan truyền thông (để phổ biến)
- Lưu văn phòng Khối 8406.

Chú thích:
(1) http://vankiencoban.blogspot.com/2008/10/tuyenngontudodanchu2006.html
(2) http://vankiencoban.blogspot.com/2008/10/tientrinhdanchuhoavietnam.htm
(3) http://vankiencoban.blogspot.com/2008/10/cuonglinhkhoi8406.html  

Phụ lục:

KẾ HOẠCH THÀNH LẬP
VĂN PHÒNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHỐI 8406
TẠI VÙNG BẮC CALIFORNIA – HOA KỲ


(gọi tắt là: Khối 8406 – Văn phòng hoạt động Bắc California .)

I. Nhu cầu và mục đích thành lập:

Căn cứ vào các điều kiện sẵn có tại vùng Bắc California, đã và đang yểm trợ tích cực, phổ biến tin tức hoạt động Khối 8406 với chương trình Phát Thanh Tự do Dân Chủ Yểm Trợ Khối 8406, Lương Tâm Công Giáo, với sự đóng góp yểm trợ bền bỉ, thiết thực từ nhiều năm qua của Quí Nhân sĩ, Quí thành viên trong Ban Đại diện Cộng đồng Bắc California và nhiều Đoàn thể đấu tranh, Quí Cơ quan truyền thông…

Để đẩy mạnh công việc yểm trợ cho sự nghiệp đấu tranh dân chủ ở trong nước được rộng rãi và hữu hiệu hơn nữa tại hải ngoại, việc cần thiết nên làm là thành lập một “Văn phòng hoạt động của Khối 8406 tại vùng Bắc California – Hoa Kỳ” (gọi tắt là: “Khối 8406 – Văn phòng hoạt động Bắc California”), với các mục đích sau:

1. Liên kết các cá nhân, nhóm, ủy ban hay tổ chức sẵn có tại hải ngoại đã từng nỗ lực yểm trợ cho cuộc đấu tranh dân chủ trong nước nói chung và cho Khối 8406 nói riêng, để cùng hoạt động với nhau một cách có tổ chức, đồng bộ và đồng loạt, nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, các cá nhân, nhóm, ủy ban hay tổ chức yểm trợ nói trên vẫn giữ tính độc lập riêng có của mình.

2. Tạo tính pháp lý cho Khối 8406 với Chính Phủ, Quốc Hội và Chính giới Hoa Kỳ, để họ chính thức công nhận và ủng hộ Khối 8406 tích cực, kịp thời và có hiệu quả thiết thực hơn nữa, v.v…

II. Nhiệm vụ:

“Khối 8406 – Văn phòng hoạt động Bắc California – Hoa Kỳ” có các nhiệm vụ sau:

1. Thông Tin:

− Liên lạc với Khối 8406 quốc nội và các đơn vị yểm trợ Khối 8406 tại hải ngoại để nhận những thông tin cần thiết. Đồng thời tổng hợp, lựa chọn và phổ biến những tin tức đã nhận được về sự yểm trợ ấy cho các đơn vị. Dịch thuật các văn kiện của K. 8406 sang các thứ tiếng cần thiết như: Anh, Pháp, …

− Thông tin đầy đủ, kịp thời và trung thực những hoạt động, đường lối, chủ trương của Khối 8406 quốc nội.

2. Liên Kết – Điều Phối:

− Liên kết và phối hợp với các tổ chức yểm trợ đã có, thành một “Mạng Lưới Yểm Trợ Khối 8406”.

− Tổ chức những buổi họp các thành viên của “Mạng Lưới Yểm Trợ Khối 8406” trên mạng Internet (qua Skype, Paltalk) hàng tháng và những buổi gặp mặt đại diện các đơn vị của Mạng Lưới này hàng năm.

− Điều phối những công việc cần làm theo quyết định của những buổi họp nói trên hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm.

3. Mở rộng tầm ảnh hưởng, tầm hoạt động của Khối 8406 tại Hải ngoại:

1) Hoạt động theo đường lối, cương lĩnh của Khối 8406 Quốc Nội.

2) Mời Đồng Hương Tị Nạn Cộng Sản, các đoàn thể Đấu tranh, các tổ chức Yểm Trợ Khối 8406 Hải Ngoại cùng tham gia đẩy mạnh yểm trợ hoạt động cho các Nhà Đấu Tranh Dân Chủ trong nước và các thành viên của Khối 8406.

3) Ghi danh thu nạp thêm thành viên Khối 8406 tại Hải ngoại.

4) Vận động Chính phủ, Quốc hội; các nhà hoạt động chính trị, nhân quyền, báo giới, các tổ chức nhân quyền, các tổ chức phi chính phủ (NGO), v.v… tại Hoa Kỳ ủng hộ cuộc đấu tranh dân chủ tại Việt Nam hiện nay.

5) Vận Động Qũy tài trợ hoạt động, việc quản lý thu – chi của Quỹ tài trợ này (nếu có) do Ban điều phối của “K. 8406 – VPHĐ Bắc Cali” quyết định, trên tinh thần công khai, minh bạch. Ban điều hành lâm thời Khối 8406 trong nước không tham gia quản lý Qũy tài trợ này.

III. Nguyên tắc về nhân sự:

1. Để đạt được sự đồng thuận và góp sức từ mọi thành phần đồng hương, “K. 8406 – VPHĐ Bắc Cali” mời các Nhân sĩ có uy tín, Ban Đại diện Cộng đồng, các Đoàn thể đấu tranh có cùng lập trường đấu tranh dân chủ, đấu tranh chống chế độ độc tài, độc đảng, phản dân chủ và phản dân tộc ở Việt Nam hiện nay cùng tham gia đóng góp xây dựng.

2. Quí Thành viên “K, 8406 – VPHĐ Bắc Cali” được mời và tuyển chọn với sự đồng thuận bởi đa số từ Ban Đại diện Cộng đồng, các Nhân sĩ, Hội đoàn tại vùng Bắc California, có quá trình đấu tranh dân chủ, có năng lực, đạo đức; khiêm tốn và uy tín. Dựa trên cơ sở tuyển chọn trên, Ban Đại Diện Lâm Thời Khối 8406 trong nước sẽ ra văn bản bổ nhiệm chính thức, với nhiệm kỳ 2 năm.

IV. Thành phần nhân sự

Sau đây là Danh sách Quí Thành viên “Khối 8406 - Văn Phòng Hoạt Động - Bắc California ” Nhiệm kỳ 2009 – 2011 (lập theo thứ tự ABC) gồm:

1) Ban Cố Vấn:

‒ Giáo sư Nguyễn Văn Canh.

‒ Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh.

2) Ban Điều Phối:

‒ Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm.

‒ Ông Phan Quang Nghiệp (HT Hội đồng hương Quảng Ngãi, Bắc California ).

‒ Ông Lương Văn Ngọ (Trung Tâm Trưởng Tập Thể Chiến Sĩ QLVNCH vùng Tây Bắc Hoa Kỳ)

‒ Ông Nguyễn Phú (Chủ tịch Hội HO ‒ San Francisco )

‒ Luật sư Đỗ Doãn Quế

‒ Ông Phạm Hữu Sơn (Cựu Chủ tịch cộng đồng ‒ Bắc California )

‒ Ông Huỳnh Lương Thiện (Chủ Nhiệm Tuần Báo Mõ San Francisco )

‒ Ông Nguyễn Thomas (Little Saigon )

‒ Ông Đỗ Văn Trảng (Chủ tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị ‒ Bắc California ).

3) Ban Thông Tin:

‒ Ông Trường Giang (Thi Văn Đàn Bốn Phương)

‒ Cô Lam Hương (Ban Phát Thanh Tự Do Dân Chủ Yểm Trợ Khối 8406)

‒ Ông Ngô Kim Nghĩa (Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị).

4) Ban Tài Chánh:

‒ Bà Trần Nga (Hội Phụ Nữ VN Hải Ngoại ‒ Bắc California )

‒ Bà Nguyễn Thị Minh Tâm (Hội trưởng Hội Tương trợ Lạc Việt)

‒ Bà Trần Thị Ánh Tuyết (Hội trưởng Hội Phụ Nữ VN Hải Ngoại ‒ Bắc California ).

5) Ban Giám Sát:

‒ Ông Nguyễn Văn Thông (Khu Hội cựu Tù Nhân Chính Trị)

‒ Bà Cao Thị Tình (Chủ Tịch Lương Tâm Công Giáo)

‒ Ông Cao Minh Trí (Khu Hội cựu Tù Nhân Chính Trị)

‒ Ông Quốc Việt (Tự Do Dân Chủ Yểm Trợ K. 8406).    

 
Như Hà

Lá Thư gửi từ quốc nội!

Như Hà

Việt Nam, ngày 7/4/2009

Hôm nay lên mạng, vào website văn tuyển và đọc được bức thư tâm tình của người hải ngoại có tên là Nguyễn Văn Hoàng, gửi về trong nước chia sẻ về cái đề tài nan giải nhất của ngày hôm nay. Đó là đề tài chống chế độ độc tài CSVN. Cái đề tài này nếu không cẩn thận nó sẽ gây lên sự nghi kỵ tranh cãi muôn thuở cho người Việt trong và ngoài nước.

Cái của “mắm thối” này, ngoài việc nó gây ra sự nhức nhối cho hàng triệu con tim người Việt Nam đang thổn thức với hiện tình đất nước. mà nó còn gây lên những điều “khó nói” nói bởi tính chất hơi bị đặc biệt của nó có cái tên là “giặc nội xâm”.

Cái tên giặc nội xâm này nó thường rất ranh ma giảo quyệt, nấp dưới cái bóng chính quyền nhân dân để bóc lột đè nén dân, nấp dưới cái nhãn khối đai đoạn kết toàn dân để thò bàn tay lông lá ra vuốt ve người Việt khắp mọi nơi với cái nhãn “hoà hợp hoà giải”.

Có nghĩa là trước kia nó kích động đẩy nhân dân hai miền nam bắc thù hận nhau bởi caí chiêu bài làm tay sai cho đế quốc Mỹ và âm mưu chia cắt đất nước(nhưng chính họ là kẻ chủ mưu chia cắt ) nay nó lại vãn giở cái chiêu cũ đẩy người dân trong nước ra để đối đầu với người Việt tị nạn hải ngoại, làm tấm bia che chắn, chống đỡ thay cho chế độ độc tài của họ, thật là thủ đoạn bỉ ổi.

Cái nạn “giặc nội xâm” này nó lại càng khó, khi mà người ở lại gần như đã buông xuôi số phận cho nó định đoạt, miễn là được tồn tại trên làm người là đươc, nó khó nói khi người trong nhà làm việc bậy bạ mà ngại không dám nói ra chỉ sợ vạch áo cho người ta xem hay “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” và cái lòng yêu nước nó chỉ trỗi dậy khi có kẻ ngoài vào xâm lấn, chứ nó vẫn loay hoay không biết làm thế nào với “giặc nội xâm”.

Thế rồi thời gian, đời người cứ thế trôi đi...Ngày hôm nay sống khá hơn ngày hôm qua thế là được,.
Con người ta chỉ nuối tiếc khi thực tại nó tồi tệ hơn quá khứ. Người dân trong nước dược thoát ra khỏi cảnh bần hàn đói khổ từ chế độ thực dân phong kiến, nhât là lại bị chăn dắt một cách có tính toán trong khuôn khổ của kẻ cai trị.

Tên giặc nội xâm này rất nham hiểm, nó luôn biết điều tiết dạ dày của người dân sao cho nó đủ no, chứ không cho nó quá dư thừa, để họ chỉ có thể suốt cả cuộc đời bon chen, bữa sáng lo bữa tối, chăm lo cho cái dạ dày và những việc thiết yếu khác, làm sao có thể nghĩ đến việc động trời lật đổ chế độ, ấy là chưa kể kẻ cai trị, để giữ vững quyền lực thì luôn chăm lo củng cố cho cái chế độ này được tồn tại bằng những thủ đoạn, những công cụ chuyên chế và rất tinh vi xảo quyệt.

Thưa anh Hoàng!

Chắc tôi nói đến đây anh cũng hiểu tôi muốn nói điều gì rồi. Tôi tin chắc bạn anh trong nước nếu là thành phần dân nghèo chắc chắn sẽ không có trình độ để lên mạng hay đọc báo chứ đừng có mơ tới việc có tiền mua Computer để sử dụng. Còn nếu anh ấy là nhà dân chủ, thì những người dân chủ trong nước hiện nay đang đấu tranh cũng có hoàn cảnh tương tự như anh đó. Có nghĩa là tuy họ vẫn chưa có đủ như anh, nhưng họ cũng còn “mát mặt” hơn rất nhiều người nghèo khác, vì họ có điều kiện hơn về mặt vật chất và trí tuệ, họ mới có tiền mua Computer để lên mạng và họ cũng dư dật để có điều kiện nghĩ hộ người khác, chứ họ đấu tranh không phải vì họ nghèo đói, hay do đói quá mà họ phải đấu tranh. Mà vì họ đấu tranh vì sự bất công xã hội, vì tương lai dân tộc và quan trong là họ đấu tranh cho hộ những người nghèo. Có điều họ chỉ khác anh là họ ở trong nước, đấu tranh trực diện với độc tài CS còn anh ở hải ngoại thì đấu tranh gián tiếp mà thôi.

Vậy đó, điều kiện vật chất của họ cũng giống anh, còn hoàn cảnh thì khác anh là do họ chứng kiến trực tiếp cái cảnh bất công ngang trái diễn ra hàng ngày, còn anh chỉ là gián tiếp vì anh đã lẹ chân hơn họ để ra đi khỏi phải chứng kiến cái cảnh đau lòng đó mà thôi.

Thưa anh Hoàng

Tôi nghĩ rằng người bạn của anh khuyên anh, hay thách đố anh trở về để đấu tranh trực diện với CS là điều không thực tế. Hay việc anh lý giải anh ra đi mưu cầu hạnh phúc, khi anh đã có hạnh phúc nơi xứ người rồi thì anh mới lo hộ cho người trong nước. Nhưng tôi không cho hạnh phúc chỉ đơn giản là vật chất đày đủ, mà hạnh phúc còn bao gồm cả sự an vui chứ đâu phải là vật chất.

Các anh ra đi để tìm đến bến bờ mới, nhưng tôi tin là anh không thấy hạnh phúc đâu anh, mong anh đừng dối lòng mình khi mà người Việt yêu nước nào mà chẳng đau đáu nhìn về đất mẹ thương đau vẫn còn chìm trong đói nghèo tăm tối, thì hỏi làm sao có hạnh phúc được. Con người ta chỉ hạnh phúc khi có sự mãn nguyện mà thôi. Trong lòng không vui thì không thể có hạnh phúc.

Nơi xứ người nhìn người ta giàu sang, cuộc sống xa hoa tráng lệ, ngồi nhâm nhi ly cafe mà lòng nghĩ về quê hương xứ sở mà chạnh lòng đau, ly cafe lại đắng thêm nơi cổ họng đó anh...buồn bã suy tư và trăn trở, giận dữ kẻ đã gây lên cảnh ly tan, rồi anh viết về những dòng chữ chia sẻ với bạn anh cho vơi nỗi lòng. Khi nghĩ về những điều như thế và xác định được cái trách nhiệm mà mình phải gánh vác với bổn phận “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” tôi cho là rất thánh thiện vì cái tâm của mình rồi, phải không anh!

Chỉ có điều là ta lên xác định trách nhiệm của mình, của những người tự cho mình là “tiên thiên hạ chí ưu nhi ưu” là hạt nhân, là nòng cốt cho cái công việc “đội đá vá trời” mà chớ ỷ lại cho người dân một cách chung chung, chứ anh cũng thừa biết là những người như anh, những nhà cách mạng mới là những người chọc trời khuấy nước, chứ dân nghèo thì ở đâu cũng thế, họ chỉ là mũi giáo đâm chết quân thù, chứ họ không phải là người cầm giáo phải không anh.

Anh Hoàng kính!

Bây giờ thì chắc anh hiểu là bất cứ người Việt nào cho dù họ ở đâu đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cái nơi sinh ra mình rồi phải không anh. Người ta gọi đó là gánh nặng giang sơn mà những kẻ “no đủ” phải nghĩ đến việc gánh vác. Cái gánh nặng này nó khó lý giải lắm, không hiểu tại sao nó lại cứ nhè cái vai mình để sấn tới, có trốn tránh, có thoái thác cũng không được. Có điều là phải gánh như thế nào, phải làm thế nào để gánh cho xong, chứ không phải như người bạn khuyên anh về nước để đấu tranh đâu.

Cái nợ non nước này nó là cả một cuộc trường chinh đầy gian khó, hất đổ cả một tảng đá ù lỳ trên con đưòng đi của dân tộc là cả một sự kỳ công vất vả, nó đòi hỏi trí lực của cả dân tộc, chứ không phải một hay chỉ là nhóm người, nó phải biết vận dụng tất cả khả năng mà chúng ta có thể tận dụng, nếu ở một nơi nào đó làm cho cái thế lực độc tài này phải chùn tay run sợ, hay làm cho nó sụp đổ, chứ không cứ là phải về nước đâu anh.

Anh Hoàng kinh mến!

Tôi xin hỏi anh CS hiện nay nó yếu cái gì nhất và sợ cái gì nhất. Thế lực nào phải làm nó chùn tay và lo sợ???

Ở trong nước nó có đã có sự phòng bị bởi các công cụ đàn áp và nó coi việc bảo vệ số một là ưu tiên cho sự sống còn của chế độ, cũng như nó quá yên tâm với sự cai trị luôn nằm trong tầm tay của nó.

Chắc điều này anh cũng thấy rõ bởi những gì đã và đang diễn ra, khi nó không từ một thủ đoạn nào để trấn áp người trong nước.

Chỉ trừ một thế lực mà nó không trấn áp nổi đó chính là thế lực toàn dân. Khi sức mạnh toàn dân được tập hợp để nổi dậy làm lên cuộc cách mạng long trời lở đất thì chế độ đó sẽ sụp đổ. Chính vì biết được sức mạnh đó lên bằng mọi cách nó dập tắt sức mạnh đó từ trong trứng nước với nhận thức tồn vong của nó.

Nhưng để có được sự nổi dậy của toàn dân phải trải qua rất nhiều yếu tố để qui tụ, tập hợp được toàn dân, phát động và lãnh đạo được toàn dân nổi dậy làm lên cuộc cách mạng, mà trước hết phe cách mạng dân chủ phải hộ đủ hai yếu tố quan trọng là thế và lực.

Rất tiếc hai yếu tố này lại nằm chính tại hải ngoại, khi mà muốn có được hai yếu tố cần thiết đó, càn phải có sự gieo trồng nuôi dưỡng, đủ để chuyển tải về quốc nội cho một cuộc cách mạng nổi dậy của quần chúng.

Hai yếu tố đó trong giai đoạn xây dựng và phát triển, cần phải tránh được bàn tay lông lá của CS và chính đây cũng là điểm yếu nhất của nó khi nó chẳng thể chống phá được ngoài lãnh thổ độc tài mà chúng quản lý. Chính vì lo sợ điều này mà nghị quyết 36/BCT đã ra đời để đánh phá phong trào cách mạng Việt Nam tại hải ngoại. Chứ chúng cũng thừa biết chẳng đời nào người Việt tị nạn lại trở về khi chế độ CS còn tồn tại.

Rất mong anh hãy suy nghĩ lời tâm tình của người trong nước.


Kinh thư

Như Hà



-------------------------------------------------------------

Cách đây vài hôm tôi có dịp nói chuyện với một người bạn trong nước. Người bạn này nhận chân ra được sự gian tham của chính quyền CSVN là chướng ngại lớn nhất cho sự tiến bộ, công bằng của VN. Tư bản đỏ thì giàu sụ, bạn thì khố rách áo ôm. Người bạn tôi trách tôi và trách những người Việt hải ngoại như tôi là chỉ biết nói bằng cái miệng, nếu ngon tại sao không về nước mà chống Cộng.

Thưa các bạn,

Tôi cười khì. Sống là để mưu cầu hạnh phúc. Cơm áo, nhà cửa, tự do và an toàn là những căn bản của hạnh phúc, thiếu nó là bất hạnh ngay. Dĩ nhiên là hạnh phúc còn bao gồm nhiều thứ khác nhưng chẳng phải vậy ư? Các bạn đang chịu bất hạnh vì nhà cửa dột nát, cơm áo không đủ ấm no, quyền tự do không có, ấm ớ chỉ trích chính quyền là bị đàn áp, bắt giam, tức không có sự an toàn. Tôi đã có đủ. Khi tôi có đủ những thứ này rồi thì tôi bắt đầu nghĩ cho người khác, mà đầu tiên là cho đồng bào của tôi, tức là các bạn.

Nhưng ủa, thưa các bạn, tại sao tôi phải bỏ những căn bản hạnh phúc này, lao đầu về chỗ thiếu an toàn, mất tự do, để hy sinh cho các bạn? Kẻ đang thiếu thốn, nghèo đói, bị chèn ép, chịu đựng sự bất công là các bạn. Kẻ đang sống trong cái xã hội mục ruỗng, thối nát, mạnh ai nấy vơ vét, mạnh ai nấy rút ruột của công, xây cầu thì cầu sập, gái thì bán thân cho ngoại nhân, trai thì bán sức làm lao nô, là các bạn. Đứng lên giành lại quyền làm chủ, lật đổ cái chính quyền thối nát kia, để mưu cầu một cuộc sống bình đẳng, dân chủ, tự do và ấm no hay không là chuyện mà các bạn đóng vai chánh, tôi chỉ xin một vai phụ. Các bạn không làm thì các bạn suốt đời khom lưng cho đám tư bản đỏ và con ông cháu cha đè đầu cỡi cổ.

Thưa các bạn,

Nói xấu thì tôi không xấu, bởi vì tôi nào có hại ai, tôi vẫn chống đám chính quyền VC đang đì các bạn, tôi vẫn làm điều mà một số người Việt tị nạn đã lãng quên. Nhưng nói tốt đến mức thánh thiện thì tôi cũng chẳng được như vậy, vì tôi không xả thân về VN để tranh đấu cho quyền lợi của các bạn. Ai đấu tranh thì tôi ủng hộ, về tinh thần, về tiếng nói và về tài chánh. Bằng nếu các bạn không đấu tranh thì chuyện các bạn nghèo, các bạn bị hiếp đáp, các bạn sống trong một quốc gia lạc hậu, tôi đành phó mặc. Chuyện đấu tranh là chuyện của các bạn. Tôi ghét bất công, tôi chửi bất công. Tôi ghét VC gian tham, tôi chửi VC. Tôi còn có bổn phận trả lại món nợ ân tình cho quốc gia mà tôi đang ở, cho xã hội đã ra tay cứu vớt tôi. Tôi đã là công dân của quốc gia này, nơi mà tôi được đối xử bình đẳng, nơi tôi có phần làm chủ, không cần hối lộ, móc ngoặc, khúm núm với bất cứ ai.

Các bạn có ba con đường chọn lựa, một là chạy ra hải ngoại như tôi, hai là đấu tranh cho bản thân các bạn, ba là suốt đời theo làm tôi tớ cho cái đám gian tham. Bạn chọn con đường thứ nhất, hôm nào gặp nhau trên mảnh đất tự do này chúng ta sẽ nhậu một bữa đã đời. Bạn chọn con đường thứ nhì thì tôi hoan hô và ủng hộ hết mình, còn chọn con đường thứ ba thì tôi cũng chẳng biết làm sao, đành để cho các bạn bị đè đầu, cỡi cổ.

Một người Việt hải ngoại (không đại diện cho ai hết),

Nguyễn Văn Hoàng
(Hoàng Nguyên, hoang4eb@gmail.com).  



 Hứa Vạng Thọ   Tại sao CS vẫn còn ngự trị VN?

Kính thưa quý vị Đại Diện các  Tôn Giáo, các Đoàn thể, các Hội Đoàn,
Kính thưa quý vị,
      

Chỉ còn bốn tuần nữa là đến ngày 30 tháng tư đen đánh dấu 30 năm mất nưóc của người việt quốc gia ở hải ngoại. trong khi đó thì tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng, từ khi Bức tường Bá Linh sụp đổ ( 9/11/1989) đến ngày Eltsine ( 26.12.1991) lên thay Gorbatchev kéo theo sự tan rã của Đế Quốc Sô Viết, và gần đây là ngày Ben Laden tấn công nước Mỹ thanh thiên bạch nhật  ( 11.9.2001).

Những chuyện không bao giờ ngờ tới  đã đến một cách bất chợt như trường hợp của Liên Xô và các nước Đông Âu, đã mang lại bao nhiêu hy vọng tràn trề cho chánh nghĩa quốc gia .

Nhưng tại sao cho đến ngày hôm nay,  CSVN vẫn còn ngồi đó bóc lôt người dân việt , thiết lập một chế độ độc tài đảng trị  sắt máu? Phải chăng dân Việt Nam chưa có đủ trình độ ý thức, thiếu can đảm để tranh đấu đòi công bằng tự do cho chính mình ? hay là CSVN được lòng người dân ? Phải chăng thành phần đối kháng trong nước cũng như tại hải ngoại quá yếu , không có kỹ thuật , không tranh thủ được lòng dân ?

Kính thưa quý vị,
Trước khi chúng ta cùng nhau thảo luận , trước hết, tôi xin mạn phép trình bày một cách tóm lược diễn tiến tình hình chánh trị trong nước Việt Nam, và trong khối cộng đồng người việt ở hải ngoại trong thời gian vừa qua. Sau đó, tôi sẽ phân tích những khó khăn gặp phải trong cuộc tranh đấu chống CSVN của chúng ta , và sau cùng tôi xin phác họa một vài ý kiến hầu đóng góp phần nào trong nỗ lực trên đây.

Kính thưa quý vị,
Trong khoảng  thời gian 1975-2005, chế độ CSVN đã có thay đổi phần nào : cho phép người tỵ nạn về thăm nhà, chế độ hộ khẩu gần như không còn áp dụng nữa, cho dân du lịch ra nước ngoài, ruộng vườn không còn bị quốc hữu hóa. CSVN cũng xây cât lại các thành phố, các  nhà máy điện v.v…

Tuy nhiên, xã hội VN hiện nay đầy dảy thối nát , tham nhũng và băng hoại trầm trọng.

Trong “ Báo Công an thành Phố Hồ chí Minh” số 146 ngày 1.1.2005, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội cho biết là  "cả nước có 3622 xã không có tệ nạn ma túy và mại dâm trong năm 2004 chiếm 46,25% số xã trong cả nước" . Điều đó có nghĩa là 53,75% làng xã đều có ma túy mại dâm, nói nôm na là quá nửa nước.

Trong báo Tuổi Trẻ, ngày thứ Ba 21.12.2004( Mục Thời Sự trang 2 -" Mỗi năm , VN giảm được 300.000 hộ nghèo "), Ông Nguyễn thiện Trưởng cho biết như sau :

 
" Đại dịch HiV sắp bùng phát ở VN, cứ 75 gia đình  VN có 1 gia –đình có người nhà nhiễm HIV" . Số người bị Siđa là bao nhiêu ? Ông Trưởng không có nói dối, nhưng không dám nói hết sư thật ( vì sợ bị khiển trách). Được biết rằng dân số VN là 85 triệu người, ước lượng khoảng 16 triệu gia đình ( 1 gia-đình gồm có từ 5 đến 6 người ), như vậy có  trên 200 ngàn gia – đình có thân nhân bị Siđa ( 1, 2 hay 3 người bị siđa ?), nói chung tối thiểu là 200 ngàn người : không lẽ  chỉ bằng con số bệnh nhân ở Pháp sao? Con số mà giới trách nhiệm về Siđa của Tổ chức Quốc Tế về y tế đã đưa ra năm 2000 là xấp xỉ 400 ngàn người bị nhiễm HIV ( nói nôm na là bị Sida)  tại VN.

Tờ Tuổi Trẻ ngày 24.6.2004  rất vui mừng khi đăng lại bản tin của hảng Thông Tấn Xã REUTERS loan báo rằng Mỹ cho bổ sung VN vào danh sách 15 nước được hưởng ngân quĩ chống SiDA trị giá 15 tỷ Đôla. 14 nước còn lại thuộc Châu Phi và vùng biển Caraïbe.  Môt quan chức Mỹ cho rằng các trường hợp lây nhiễm HiV/ Sida có thể lên đến 1 triệu người VN vào năm 2010.
Đó là chưa kể đến những bệnh do thực phẩm và nước uống ô nhiễm gây ra. Tờ báo Công An trích dẫn nói trên còn cho biết " Hàng ngàn người dân sống bằng nguồn nước nghĩa địa " tại phường Bình Trưng Đông quận 2 thành phố Saigon.
Cha mẹ không có tiền đóng học phí cho con mình vì quá nghèo trong khi đó thì "con ông cháu cha " chạy xe mercédes cả 100 ngàn đô, xài tiền như nuớc, đốt tiền không tiếc thương.

Về mặt kinh tế, thì đồng tiền VN bị phá giá rất nhiều. CSVN giấu đầu lòi đuôi :

" Trong báo tuổi trẻ ngày thứ năm 24.6.2004, thứ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn ngọc Tuấn tuyên bố : chỉ số giá còn có thể tăng đến 9%". Theo tính toán  của Tổng cục Thống kê thì trong vòng 6 tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 7,2 % vượt gần gấp rưỡi chỉ tiêu được Quốc Hội CSVN thông qua.

Vậy mà, theo Báo Công an thành Phố Hồ chí Minh ngày 1.1.2005, trích dẫn trên đây thì chỉ số giá chỉ tăng đến 9,5% . Điều trùng hợp là  gần đúng như con số đã loan hồi tháng 6.2004. Trong khi đó, thì từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2004, giá cả tăng rất nhanh trên thế giới nhất vì giá  dầu lửa, sắt thép tăng cao trên thi- trường quốc tế. Nếu chỉ tính chỉ số gia tăng tương đương  như trong 6 tháng đầu năm 2004 ( tức là 7,2%) , thì tính chung cho cả năm 2004 phải là 14%.

Điều đó phù hợp với giá gạo đã tăng từ 2002 đến đầu năm 2005 như sau:

Một ký gạo hạng rẻ nhất giá từ 1500 đồng - đến 2000 đồng năm 2002, đến năm 2005 đã tăng lên từ 2500 đồng đến 3000 đồng. Đó là chưa kể đến nạn thất nghiệp trên dưới 8 triệu người so với số người đến tuổi  sãn xuất được ( 16 tuổi) là 40 triệu.
Mặt khác , từ trước đến giờ, người dân VN xài tiền giả in từ TC sang, nhưng cán bộ thì xài tiền đô, hoặc "cây vàng".

Mới đây CSVN cho in tiền mới từ bên Úc khó có thể làm giả được.  Trên tờ báo " Saigon Giải Phóng" ngày thứ sáu 18.2.2005 , Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã kêu gọi người dân nên đề phòng tiền giả  lưu hành  hiện nay mệnh giá 50000 đồng.

Về mặt chánh trị, CSVN dưới áp lực quốc tế buộc phải trả tự do cho các linh mục, các vị tăng ni, các nhân sĩ mà chúng đã giam cầm từ bấy lâu nay. Việc nầy chỉ là quà dâng cho Mỹ   để xin cho Phan văn Khãi được gặp TT Bush vì CSVN bị TC chèn ép quá mức.

CSVN đâu có dựa được vào Nga nửa, vì đàn anh đã bỏ  mộng CS Đại Đồng từ năm 1991, và các người CSVN  phe thân Nga đã bị phe thân TC loại khỏi " chính trường" từ lâu như Võ nguyên Giáp, Bùi Tín, v.v…
Tuy nhiên, chúng ta rất phấn khởi khi thấy các thành phần trẻ như Lê chí Quang,v.v…đã can đảm chống lại guồng máy bạo lực đỏ.
Sự nhượng đất và biển của VN cho TC đã khiến cho người lính CSVN mất hết lý tưởng chiến đấu chỉ còn lo chạy miếng cơm manh áo cho gia đình.  Theo báo Công An Thành Phố HCM ngày 24.6.2004, CSVN đã ban hành nghị định về xử phạt vi phạm trên vùng biển và thềm lục địa VN gồm 5 chưong 30 điều. Chỉ cần CSVN áp dụng nghị định nầy là đủ phạt TC rồi!   Nhưng phạt hay không là chuyện khác.
 
Kính thưa quý vị,

  • Sau đây là tôi xin trình bày đến tình hình của người Việt tại hải ngoại.
Trước năm 1975, số người việt định cư tại Âu Châu và Pháp kể từ thời VN còn là thuộc địa của Pháp được ước lượng là không quá 100 ngàn người. Phần đông số người nầy có đời sống tương đối  dễ chịu hơn so với những người tỵ nạn sau nầy.

Sau thảm họa 30.4.1975, số người Việt tỵ nạn trên thế giới ước lượng đến 2 triệu 500 ngàn người nhiều nhất là tại Mỹ ( không kể đến khoảng trăm ngàn  người đã chết trong lòng biển cả nếu không nói là hơn). Số người tỵ nạn VN ở tại Pháp không quá 50 ngàn người.
Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ năm 1989, số người Việt tăng thêm vì do công nhân VN từ Đông âu xin tỵ nạn ở lại, đôi khi viện cớ là chống đối CSVN. Một số khác, nhân dịp đi du lịch , hoăc du học ở Âu Châu tìm cách lén lút ở lại.

Số người Việt kể trên  không thể ước lượng là bao nhiêu nhưng không dưới 30 ngàn người nếu dựa trên số nhân công CSVN ( 100 ngàn người) đưa sang Đông Âu, và Liên Xô để trã nợ tiền mua vũ khí trước đây.

Do đó, trong khối người Việt tại Âu Châu, thật khó mà biết được ai làm việc cho CSVN, ai là kẻ a dua theo để gọi là " kiếm chút cháo ".
Tôi xin nhắc lại ở đây một vài sự kiện đã qua để chúng ta "ôn cố tri tân".

Vào năm 1986 –87 khi Gorbatchev bắt đầu nói đến Peroistroika, và Glasnost, CSVN chưa biết theo đường lối nào, chúng rất lúng túng thì Nguyễn văn Linh đưa ra chiêu bài " Đổi mới " , cán bộ nằm vùng cho rộ lên hòa hợp hòa giải.

Đến năm 1991/1992 khi Liên Xô sụp đổ thì CSVN cho ra bong bóng " thay đổi hiến Pháp" thì ôi thôi bao nhiêu là các nhà học giả, chuyên viên thạc sĩ luật pháp ở hải ngoại trổ tài bàn luận thế này, thế nọ hầu cho CSVN để mắt xanh coi có thể chọn mình để " kinh bang tế thế " chăng. Chẳng những thế, nhiều đoàn thể lại nghe cố vấn Mỹ đưa ra lộ trình giải quyết giùm CSVN vì chúng bối rối. Nhiều đoàn thể vì thế đã tan rã thành từng mãnh vụn.

 Tưởng sao, té ra là CSVN có thay đổi hiến pháp thật nhưng quan trọng nhất  là bỏ đoạn nào lên án TC trong hiến pháp CSVN năm 1980  để cho hiến pháp 1992 của họ  không còn làm mất lòng đàn anh nữa như đoạn văn dưới đây trong lời nói đầu như sau:

" Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng đồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia, phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía bắc, bào vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình."

Còn điều 4 , điều căn bản của hiến pháp CSVN thì y như củ chỉ khác là khoác thêm áo ngoài cho tốt là " tư tưởng Hồ chí Minh", và " học thuyết  Mác Lê Nin" biến thành "chủ nghĩa Mác LêNin" vì hết còn tánh chất   khoa học. Kỳ dư đảng CSVN vẫn tiếp tục lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Nhờ thế , CSVN đã thành công trong việc chia rẽ hàng ngũ người VN ở hải ngoại.  
Đến ngay như Ông Nguyễn văn Thiệu còn kêu gọi hòa hợp hòa giải với CSVN . Tôi xin trích dẫn bài viết sau đây của LS Nguyễn văn Chức " Trò Hề Đại Hội Toàn Quân " đăng trong báo Góp Gió ngày 5.10.2004:

Trong tờ báo " Orange County Register World" số ra ngày 12.5.1993, mục News trang 16, đã ghi lại cuộc phỏng vấn ông Thiệu với hàng tít lớn như sau: "Thieu calls for Unity, talks with Hanoi ( Thiệu kêu gọi đoàn kết, nói truyện với Hà Nội) và ngay dòng dưới , chử đậm, tờ báo tường thuật :

" Former South Vietnamese President asks other anti communist exiles to put aside differences to help their homeland" ( Cựu TT Miền Nam VN kêu gọi những người tỵ nạn chống cộng khác – nghĩa là những người Việt Tỵ Nạn không ở trong nhóm của ông- hãy theo Ông để hòa hợp hòa giải với VC"….
và một đoạn sau LS Nguyễn văn Chức viết tiếp:

" Do đó tại Đức ngày 30.9.1995, Ông Mai viết Triết đã ca tụng CSVN có công dành độc lập cho Đất Nước:
Người CSVN sau nhiều năm gây chiến tranh huynh đệ tương tàn, đã thực hiện được Độc Lập Thống Nhất, dù có thật hay không đi nửa, đó cũng là một công lao, dân tộc VN sẵn lòng ghi nhận biết ơn".

Trên đây là đoạn trích dẫn từ bài viết của Ls Nguyễn văn Chức.

Còn chuyện của ông Nguyễn cao Kỳ về VN, hay Nguyễn Khánh đòi cứu giúp CSVN thì cũng là chuyện bình thường, vì những cá nhân đó chỉ biết " lo việc nhà  trước việc nước ".
Ngoài những người kể trên đã làm nản lòng chiến sĩ chống CSVN, còn có Mặt Trận Hòang Cơ Minh nay biến đổi thành "Đảng Việt Tân"  đã làm đồng bào hải tỵ nạn hải ngoại mất niềm tin nơi những người tranh đấu. Chúng tôi không muốn tranh luận ở đây vì đó là một phong trào lúc đầu có chánh nghĩa, nhưng sau đó đã bị những phần tử lưu manh chui vào làm ung thối. Cựu đại tá  Phạm văn Liễu, một sáng lập viên của MT đã nói rất rõ điều nầy trong quyễn sách của ông " Trã lại ta sông núi quyễn 3 ".

Kế đến, là chánh phủ tuồng chèo Việt Nam Tự Do của Nguyễn hữu Chánh ( NHC) . Diễn Đàn Ky Tô Hữu trong một buổi họp báo  tại Cali năm 2004 với trên 1000 người tham dự đã tố cáo các thủ đoạn bịp bợm của NHC và có cho thu lại buổi họp dưới dạng DVD để phổ biến.

Nguyễn hữu Chánh cũng đã lôi kéo được một số cựu tướng lãnh, và một số " trí thức". Tại sao? Tiền để tổ chức ở đâu ra ?

  • Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây về  khả năng chánh trị của những người trí thức.
Thông thường  đối với người Việt chúng ta, vì là một nước chậm tiến, nên những ai có cấp bằng đại học đều được coi là trí thức. Nhưng đối với xã hội tây phương, đó chỉ là những chuyên viên thôi cũng giống như những người nhạc sĩ, hay những người  tài xế taxi,v.v..Trí thức còn đòi hỏi nhiều khả năng, nhiều hiểu biết hơn nửa. Người làm chánh trị cũng là môt chuyên viên, và ngoài ra phải có khả năng, có tài lãnh đạo mới có thể thành công được. Hãy coi những gương như Nguyễn mạnh Tường, Trần đức Thảo,v.v.. bị Hồ chí Minh xỏ mũi dễ dàng.

Hãy coi gương như Ông Bérégovoy, cố Thủ Tướng Nước Pháp, chỉ có bằng CAP Gaz, hay như Ông Monory , cựu chủ tịch Thượng Viện Pháp, chỉ có bằng BEP Mécanique.

Hãy coi lại những người CSVN như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, v.v..có cấp bằng Đại Học đâu vậy mà chỉ huy những người có cấp bằng đại - học ở trong nước chưa kể là " cái đám chuyên gia " ở hải ngoại cầu mong về phục vụ cho bọn bóc lột đó.
Còn các tướng lãnh có phải là một giai cấp để lãnh đạo chánh trị không ?

Chỉ tại các nước nhược tiểu , kém mở mang thì quân đội có vũ lực trong tay thì mới lên cầm quyền được ( với sự yểm trợ của ngoại bang). Hãy nhìn lại lịch sữ của những quốc gia đó khi người lãnh đạo là quân nhân.

Kính thưa quý vị,

  • Nói tóm lại, phong trào tranh đấu của người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn ở hải ngoại càng ngày càng giảm sút nhiều vì :
1-    Ảnh hưởng tai hại của những đoàn thể bịp trên đây;
2-    Sự trở cờ hèn hạ của những người đã từng cầm quyền trước đây của Miền Nam;
3-    Kinh tế của các nước tây phương càng ngày càng khó khăn hơn khiến người việt tỵ nạn quá bân bịu về sinh kế nên bớt hăng say;
4-    Thời gian như câu tục ngữ : " Thời gian là một liều thuốc bổ ", nó làm cho người tỵ nạn quên dần nhũng đau thương. Còn đòi hỏi gì nữa khi có chút đỉnh tiền bạc về thăm nhà, ăn cho sướng miệng, chơi bời cho thỏa thích dù rằng mình có lảnh RMI ( tiền  cấp dưỡng xã hội tối thiểu để sống – revenue minimum d'insertion) , hoặc tiền già.

Tuy nhiên, những ngọn cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới trên các tiểu bang nước Mỹ đã khiến chúng ta vững tin thêm nơi thế hệ tiếp nối.Vã lại, dù thế nào chăng nữa chúng ta vẫn còn đây và còn tranh đấu với  một trái tim ( nói theo phật giáo ) " kim cương bất hoại ".

Ngoài ra, một yếu tố khác rất thuận lợi cho chúng ta, là tình hình kinh-tế của VC đang cơn bế tắc, không cứu vãn được: dịch gà, hạn hán, giá thị trường café xuống dốc đã gây bao thảm cảnh cho đồng bào Thượng , nay làm sập tiệm các ngân hàng đã cho vay.
Chúng ta đừng quên rằng khi CSVN gặp khó khăn trong nước thì chúng tạo dư luận bên ngoài hải ngoại để đánh lạc hướng dư luận bên trong . CSVN quảng cáo rầm rộ là sẽ nhập vào tổ chức thế giới thị trường . Nhưng đó không phải là dễ ăn :  như Cam Bốt chẳng hạn là nước nhõ chậm tiến đầu tiên , được nhập vào OMC ( organisation du commerce) hay WTO ( world trade organisation). Tình trạng hiện nay của CamBốt rất bi đát. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, mỏ kim loại đều nằm trong tay các công ty thế giới và bọn cầm quyền Mafia Miên đỏ.

Chính ngay như TC , khi nhập vào WTO thì cũng phải chuẩn bị dẹp bỏ các công ty nhà nước èo uột, đóng cửa các ngân hàng phá sản. Dự trù tổng số người thất nghiệp sẽ lên đến 200 triệu người trong năm 2007. Do đó để đánh lạc hướng dư luận trong nước TC đưa  ra đạo luật cho phép TC dùng vũ lực tấn công Đài Loan nếu Đài Loan tuyên bố Độc Lập. Phải chăng Đài Loan thật sự có ý định đó với sự xúi dục của Mỹ ? Nếu thật như vậy,  Mỹ có dám đụng độ trực tiếp với TC hay không? dù biết rằng TC có bom nguyên tử, bom khinh khí, hoả tiển liên lục địa,v.v.. để cho thế giới nổ tung lên ? Dân Mỹ có sẳn sàng chấp nhận điều nầy hay không ?

Các công ty toàn cầu Mỹ có để yên cho TT Mỹ gây chiến hay không ? Nên nhớ rằng, giá cả nhân công của  TC rất rẽ, và chế độ lao động ở TC rất có lợi cho giới chủ nhân. Nhiều người Việt tranh đấu cứ đoan quyết rằng Mỹ sẽ nhảy vào tấn công TC, và dùng VN làm thành trì ngăn chận làn sóng TC xâm lăng Đông Nam Á. Đó là chuyện hoang tưởng, ít nhất là trong vòng vài thập niên tới.

Làm chánh trị, không có nghĩa là tiên đoán suông, một cách mơ hồ, mà phải tiên đoán khoảng thời gian nào có thễ xảy ra điều đó.

Kính thưa quý vị,

  • Trước khi chấm dứt bài nói chuyện hôm nay, tôi xin gợi ý một vài phương thức hầu đóng góp cho cuộc tranh đấu chung của chúng ta.  Tôi xin đưa ra một vài nguyên tắc căn bản sau đây để chúng ta có thể cộng tác với nhau dễ dàng hơn:

1-  Cuộc tranh đấu của nguời Việt QG ở hải ngoại khác với cuộc tranh đấu chống độc tài CSVN ở trong nước, từ những lời phát biểu đến hành động.
Chúng ta nên cố gắng tìm hiểu những người tranh đấu ở trong nước hơn là đã kích họ và chụp mũ họ là chống đối cuội. CSVN đâu cần phải làm như vậy ? CSVN chỉ biết bỏ tù những người chống đối họ mà thôi, và đó cũng là một nguồn lợi vô tận để trao đổi khi xin viện trợ các nước Tây Phương.

 2. Trái lại, ở hải ngoại, những người nào hô hào cộng tác với CSVN, mới chính là những tay hoạt đầu mong cho CSVN sẽ ban ơn "khuyễn mã" cho họ. Họ chính là kẻ thù hàng đầu của chúng ta như Thích Nhất Hạnh trong cơn dầu sôi lứa bõng như vậy cúa Phật Giáo trong nước  mà về thăm VN, là nhằm tiếp tay CSVN, chứng minh gián tiếp cho thế giới thấy rằng CSVN không có đàn áp tôn giáo.
Muốn " hòa hợp, hòa giải " thì phải có đối thoại. Muốn có đối thoại thì phải có " Dân Chủ " vì Dân Chủ là đối thoại.
Có người ở hải ngoại lại tung ra luận điệu ru ngũ của CSVN cho rằng thế hệ gìa nua cầm đầu nước VN sắp chết hết rồi, thế hệ trẻ lên sẽ đổi khác hơn.

Chúng ta đùng quên rằng : " Quyền lực làm ung thối " ( Le pouvoir corrompt).
Chúng ta hảy nhìn kỷ lại lớp người cầm quyền của Việt Nam, TC, và Bắc Hàn hiện nay đều ở vào lứa tuổi 50- 60.
Trong lịch sử thế giới từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, vợ giết chồng, con giết cha, em giết anh để dành ngôi báu là chuyện thường tình, dừng kể chi đến bạn bè, đồng chí. Hảy nhớ lại xem coi Chirac đã phá Chaban Delmas, hoặc như Balladur phản bội Chirac, Mitterrand gạt bỏ Rocard, v.v…

Chúng ta phải có can đảm vạch mặt chỉ tên những kẻ làm lợi cho CSVN. Ở hải ngoại, mà chửi đổng Phan văn Khải, v.v.. thì vô tội vạ . Phải có can đảm vạch mặt thẳng những tay trở cờ dù rằng đó là bạn thân của mình hay những cấp chỉ huy của mình nếu có đủ bằng cớ.

Ngoài ra, chúng ta hãy cố gắng  kiểm soát sự dùng chữ của mình đừng để bị kẻ thù của mình chi phối, vì lời nói, chữ viết phát biểu tư tưởng và thái độ của mình. Chấp nhận từ ngữ của kẻ thù và chối bõ từ ngữ của mình là đầu hàng kẻ thù.

Chẳng hạn như các từ ngữ sau đây : thay vì " áp lực" thì dùng " sức ép", thay vì " chuyên viên" thì " chuyên gia ",  thay  vì " mặt " thì dùng " diện",  thay vì " nhóm chữ " thì " cụm từ " v.v.. Chúng ta có thể dựa vào đó mà coi ai là CS nằm vùng .. Ngoài ra thay vì nói " Tôi ở tù CS " thì lại nói " tôi đi cải tạo/ hay tù cải tạo ". Điều đó cũng cho thấy là khi  " Đảng Việt Tân" đòi đổi ngày Quốc Hận 30/4/75 thành ngày " Quốc Kháng" hay "Ngày tranh đấu cho Tư Do" là đã dụng ý cho chúng ta rõ để xem phản ứng của chúng ta.

3. Vận  động sự ủng hộ của các chánh phủ Tây Phương khác với vận động sự ủng hộ đồng bào ở hải ngoại vì quyền lợi có khác. Đây là một sự thật quá hiển nhiên nên tôi xin phép không đề cập đến ở đây.

4- Tranh đấu khác nhau tùy vùng chúng ta định cư.

Tranh đấu chống CSVN ở Mỹ khác với khác với tranh đấu ở Pháp, hay ở Âu Châu. Học nói tiếng Anh dễ hơn học nói tiếng Pháp, hay tiếng Đức. Do đó tiếp xúc với người Mỹ dễ dàng thông cảm hơn với người Pháp hay người Đức. Đó là chưa kể đến vấn đề tìm kiếm viêc làm ở Mỹ dễ hơn ở Âu Châu.

Mặt khác số người Việt Quốc Gia tỵ nạn tại Âu Châu, không đông hơn số người "Việt lao công"  ở Đông Âu, cũng như số người Việt thân cộng ở tại Pháp.

Bên Mỹ, số cư tri người Việt có thể làm lệt cán cân bầu cử quan trọng, khác hẳn bên Âu Châu.

Đối với người Mỹ, hai chữ " cộng đồng" không nghe chói tai vì đó là truyền thống của họ, nhưng trái lại ở Pháp nó sẽ gây ra sự e dè, khó chịu vì Pháp chủ trương " phi cộng đồng", vì trong hai chữ " cộng đồng" đã có ý niệm tách rời ra khỏi " Xã hội chung của người Pháp  ".

5. Vai trò của các hội đoàn và các đảng chánh trị.

Trước hết, chúng tôi xin cần làm tỏ hai chữ " chánh trị ". Sống ở các nước Tây Phương, chánh phủ còn khuyến khích và ủng hộ người dân nên tham gia làm chánh trị, vì đó là bổn phận công dân  bằng cách miễn thuế lợi tức cho những ai đóng góp cho các Đảng Chánh Trị.Họ sợ rằng, nếu người dân không làm chánh trị, thì sẽ bị bọn hoạt đầu mị dân  lợi dụng.

Trái lại ở VN, ai làm chánh trị thì CSVN bỏ tù. Trước 75, thì họ tự gắng cho mình hai chữ "cách mạng" nhằm cướp chánh quyền .
Ở  hải ngoại, một số người vì chán nản những phong trào " bịp" , những " chánh phủ trò hề " do bọn CSVN núp ở đàng sau giật dây , nên xa lần những phong trào, những đảng chánh trị tranh đấu chân chính khác.

Ngoài ra, còn một số đông, vì sợ CSVN làm khó dễ khi về VN, nên cũng tìm cách xa lánh và ngụy biện cho rằng " tôi không biết làm chánh trị ". Nhưng khi họ đi tỵ nạn sang các nước Tây Phương, là họ đã làm một hành động chánh trị rồi, nếu không thì có chánh phủ tây phương nào lại chịu nhận họ vì đó là môt gánh nặng kinh tế. Xin hảy thành thật với lòng mình để đừng làm tủi hổ vong linh của những người đã hy sinh tìm tự do trên biển cả.

Ở hải ngoại, CSVN còn chụp mũ những người tranh đấu là làm chánh trị, với tất cả sự xuyên tạc là " các ông ấy muốn về cai trị nươc như ngày xưa ", và kèm theo luận điệu nhân đạo " đồng bào chúng ta nghèo lắm, nên gởi tiền về giúp đở họ ". Dân trong nước nghèo là tại nhà cầm quyền bóc lột họ , và bất tài , thi hành một sách lươc sai khi quốc hửu hóa ruộng vườn từ sau 1975 đến 1990.

 Riêng về các hội đoàn từ thiện VN ở hải ngoại, muốn được CSVN chấp nhận đương nhiên là phải bắt tay với CSVN, làm viêc có lợi cho CSVN. Phải chăng những hội đoàn nầy rất thương dân mình?   Chúng ta hãy nhìn lại ở nước Pháp nầy . Làm viêc thiện nguyện đòi hỏi rất nhiều chuyên môn, khả năng. Nó đã trở thành chuyên nghiệp. Đại Học Pháp đã có mở những khóa huấn luyện cho những người hoạt động từ thiện, với cấp bằng Đại Học.

Thỉnh thoảng ở Pháp, lại lòi ra những sự biển thủ của những người trách nhiêm chẳng hạn như chủ tịch hội ARC ( Association pour la Recherche contre le Cancer - Hội nghiên cứu chống bệnh ung thư)  Ông chủ tịch đã bị đưa ra tòa vì đã ăn cắp vài chục triệu quan Pháp .

Hiện nay bên Mỹ, vụ Đỗ văn Trọn gạt đồng bào quyên tiền trên 1 triệu 500 ngàn đô, đang bị kiện đưa ra toà, giống như Mặt Trận HCM trước đây vậy. Rồi đây, các hội đoàn " từ thiện" cũng sẽ lần lượt được chánh quyền Pháp chiếu cố về sổ sách chi thu trong nay mai.

Trở lại vấn đề vai trò của các hội đoàn, và các đảng chánh trị ở hải ngoại.

Mục tiêu của hội đoàn quốc gia chân chính, và của các đảng chánh trị QG không khác nhau lắm, nhưng  phương thức hoạt động thì khác.
Các hội đoàn QG có mục tiêu là " tâp hợp những người QG để giúp đỡ từ tinh thần lẫn vật chất,  gia đình các thành viên , nhằm duy trì tinh thần QG dân tộc đối chọi lại với chủ nghĩa CS". Chúng ta đừng để bị lôi cuốn vào các hoạt động thái quá như nhảy đầm ăn chơi, nhậu nhẹt hằng tuần, v.v…
 
  • Để kết thúc buổi nói chuyện hôm nay, tôi xin nói rõ là tại sao chúng ta tranh đấu chống CSVN. Có bốn  lý do :
1-Người dân Việt Nam  không có tự do vì công an muốn giam cầm lúc nào cũng được. Không có quyền hội họp, không có quyền   phát biểu ý kiến dù là tố giác tham nhũng đi nữa.

2. Người dân Việt Nam không được bảo vệ bằng luật pháp vì CSVN dùng luật rừng do đảng CSVN lãnh đạo. Nhà nước chỉ quản lý mà thôi.

3- CSVN là một chế độ độc tài đảng trị không phải là một chế độ dân chủ. Đảng viên CSVN thay nhau lên nắm quyền , hối lộ tham nhũng công khai .
Họ mượn tiền các ngân hàng thế giới , và đục khoét tiền của dân. Thế hệ sau nầy sẽ trả giá rất đắt.

4- Chỉ trong vòng thập niên tới, nếu còn chế độ CSVN, nước VN chắc chắn sẽ là một chư hầu của TC.

Trước nguy cơ của tiền đồ Tổ Quốc Việt Nam, mong rằng chúng ta sẽ dấn thân nhiều hơn nữa vì thời điểm sắp tới rất thuận lợi cho cuộc tranh đấu của chúng ta nhằm mang lại công bằng, tự do, dân chủ và độc lập cho nước Việt Nam.

Trân trọng kính chào quý vị.

Tô viết về bác Hồ

  Như mọi đứa trẻ ở Việt Nam khác tôi sinh ra chỉ biết có bác Hồ, lên 2 đã nghe các bài hát véo von trên đài: Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Việt Nam, rồi: Bác chúng em dáng cao cao người thanh thanh, bác chúng em mắt như sao, râu hơi dài. Bác chúng em thề cứu nước trả thù nhà. Hồ Chí Minh bác Hồ Chí Minh sống muôn năm... Lại: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ v.v. Nghiã là có cả một phong trào sáng tác các bài hát về bác, để bọn trẻ chúng tôi tha hồ được nhồi sọ, tha hồ ê a hát theo...

Lên 5, tôi theo gia đình đi sơ tán, giữa vùng quê nghèo đói, người dân coi giấc ngủ bữa ăn, củ khoai, cây lúa quan trọng hơn việc nhồi nhét chữ nghiã trong đầu, tôi nhanh chóng nổi bật lên chinh phục bọn trẻ làng; vừa là con cán bộ sơ tán, đi học có áo trắng, quần lửng để mặc, trong khi bọn trẻ quê đi học còn phải mặc áo rách, hở khuy, tòi ra cả một đống bụng màu nâu xỉn.

Chỉ riêng việc ấy thôi cũng đủ để tôi được các thầy cô cảm tình trở thành cháu ngoan Bác Hồ, tôi lấy làm kiêu hãnh về điều ấy lắm. Khi trở lại Hà Nội, tuy danh hiệu cháu ngoan không còn vì có vô vàn đứa trẻ khác giỏi và ngoan ngoãn hơn tôi, nhưng hình ảnh bác vẫn còn in dấu mãi trong tôi. Mở mắt là nghe tiếng thơ phát trên đài:

Nhà em treo ảnh bác hồ,
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày bác mỉm miệng cười
Bác nhìn các cháu vui chơi trong nhà...

Mười năm học phổ thông, tôi bị đúc khuôn nhồi sọ bởi đủ thứ tư tưởng nội quy, quan điểm, lập trường, đúng như lời nhận định của nhà bác học Tôn Thất Tùng: Trẻ em Việt Nam là một sinh vật ngủ đêm quá ngắn còn ban ngày phải đối phó với đủ mọi quy định nghiệt ngã của nhà trường. Nào nội quy, quy chế, nào thi cử nặng nề, rồi chương trình dài lê thê.

Suốt 15 năm học (từ vỡ lòng đến khi tốt nghiệp Đại học), chúng tôi chỉ biết có "Học, học nữa, học mãi" theo lời dạy của Lê Nin. Không ít đứa trẻ trong số chúng tôi học đến mức... đau tim, hộc máu chỉ vì muốn đua chen một chỗ đứng trên giải đường đại học. 15 năm học với tôi như một cực hình tra tấn, trong khi nhà nước cho tiêu chuẩn mỗi tháng 13 kg gạo, một lạng thịt, dăm bìa đậu, mà chúng tôi phải đạp xe 8-10 cây số tới trường xa lơ lắc, người vêu vao như những đon mạ còi không lớn nổi vì thiếu dinh dưỡng.

Nhiều đứa trong bọn tôi nói vui nhưng cũng đầy ngậm ngùi cay đắng: Hình như nhà nước càng hạn chế bán gạo, tớ càng ăn khỏe. Ba bát cơm một bữa chả là cái quái gì, mà ăn hơn thì bố mẹ lại phải nhìn nhau, nhịn ăn để nhường phần cho. Thật không biết sau khi ra trường có nên ông nên bà gì không mà nhìn ánh mắt mẹ buồn buồn trong bữa ăn, tế nhị nhắc các em trong nhà bớt ăn thức ăn đi một chút vì anh nó sắp thi học kỳ là thấy thương quá. Không biết sau này phải trả nghiã bố mẹ ra sao?

Tốt nghiệp ra trường với số điểm ưu, tôi những tưởng sẽ được trọng dụng, ai ngờ nhận quyết định đi Lai Châu, mẹ ôm lấy tôi, nước mắt lã chã: ở nhà thôi con ạ, lên trên ấy nước độc, rừng thiêng, không sống nổi đâu.

Nhà nghèo 4 năm trời tôi vẫn không xin được việc, rồi không thể ăn bám bố mẹ trong khí túi tiền bị Đảng "bao" nhiều "cấp" ít, tôi đành phải trốn mẹ ra đi. Mẹ tôi khóc còn hơn ngày ông ngoại bị đội trưởng đội cải cách đến bắt, phải rạch ruột bằng mắt kính bẻ đôi để tự tử.

Lên rừng đang thời điểm 1986, cả nước ngắc ngoải trong cơn đói, tầng lớp trí thức chúng tôi được Đảng ưu tiên chỉ đạo tự túc lương thực 3 tháng. Hết ba tháng này lại ba tháng khác, quả thật tôi không hiểu làm sao mình qua được những ngày dài đói lả ấy. Câu thơ của nhà thơ Duy Phi cứ khoan sâu trong óc:

Đời ông lặp lại đời cha
Đời con cháu nối mãi đời cụ kỵ
Quý khoai sắn hơn là sâm với quế
Rau muống ơi, xin hãy muộn mùa hoa.

Anh chủ nhà, quê Ninh Bình, lên khai hoang kinh tế mới, nơi chúng tôi thường xuyên qua lại để trò chuyện, giải thích:

- Mong rau muống muộn mùa hoa để làm bánh đấy các cô chú ạ.

Có lẽ chúng tôi sống được là nhờ bà con - những phụ huynh học sinh gốc kinh lên nông trường theo tiếng gọi của Đảng, đùm bọc bằng tất cả tấm lòng trân quý nhất. Mở cửa ra, thấy nặng tay, cố ảy, chợt có vài trái bí mán lăn long lóc xuống tận chân đồi. Tử tế hơn là cân sắn, cân khoai, nải chuối, quả đu đủ rừng. Học bác sĩ Tôn Thất Tùng trong những ngày theo kháng chiến, có ngày tôi phải ăn 20-30 quả chuối thay cơm. Đói cồn cào xót ruột đến mức nhìn thấy chuối là sợ nhưng nhà nước đã cố tình cắt cơm chúng tôi thì biết làm thế nào? Chả lẽ lại vác cái dạ dày thõng thẹo hình dấu phẩy lên sở giáo dục mà bảo: Chúng tôi đói lắm, trả lương, cấp gạo cho chúng tôi ăn đi, đừng bắt tự túc lương thực mãi thế? Vì kế hoạch trăm năm chúng tôi phải lên rừng trồng người rồi, đừng bắt chúng tôi phải vì kế hoạch 1 năm trồng lúa nữa. Bao nhiêu thầy cô giáo chúng tôi đói quá phải bỏ qua cả "lợi ích một đêm" là... làm tình rồi. Trước ba đêm không gặp nhau một lần thì khí dồn lên não, bây giờ ba tháng tự túc lương thực, đói cơm, rét cật làm sao chúng tôi "dậm dật" đươc?

Trong tôi lúc ấy không hề có khái niệm nổi loạn, đêm đêm chong mắt chấm bài cho học trò, rồi vẩn vơ nghĩ về nhân tình thế thái. Sáng ra nghe tiếng ru của anh chủ nhà vọng sang mà thêm nẫu ruột:

Con ơi con ngủ cho lâu,
Mẹ mày đi chợ cơm đâu mà đòi
Đói no thì đã tỏ rồi
Cha đành lấp lửng những lời ru suông.

Thằng bé con út của anh chị mới được hai tháng mà bố mẹ đã lăn lê ngoài đồng bãi nương rẫy kiếm ăn. Thức ăn duy nhất là nước đường loãng đựng trong chai thay sữa giao cho bà nội cứ mút chùn chụt. Cả ngày chỉ được ăn thêm 2 đĩa bột muối. Không hiểu sao nó vẫn cứ lớn lên được?

Buồn, đói, chả còn cách nào giải khuây, trong khi hội bạn lao vào chơi "tú lơ khơ" giết thời gian thì tôi lao vào những mê cung rắc rối của ngôn từ. Không ngờ những vần thơ đầu tiên về Đảng cộng Sản thân yêu của tôi lại là những vần thơ tiên đoán về thời thế:

Nhầm lẫn rồi hỡi bác kính yêu
Chủ nghĩa xã hội đang trên đường tắt lụi
Giữa đất nước của Lê nin vĩ đại
Cách mạng Nga làm Lịch sử thụt lùi
Thế kỷ nghèo sinh sản bác vĩ nhân
Bày con cháu gắng gánh tròn hậu quả
Là ngư dân bác chỉ lo được thế
Đất nước đói nghèo nhờ di chúc thiêng liêng.

Bài thơ dài 11 khổ, giữa tuổi đời 29, tưởng tràn căng sức sống mà lại nặng trĩu những âu lo. Lúi húi chép lại thành 5, 7 bản để tặng cho những người thân yêu nhất không ngờ, đáp lại thái độ chân tình của tôi họ xua tôi như đuổi tà:

- Thôi thôi, tôi không nghe cái thứ thơ chính trị, chính em ấy đâu. Bạn không định biến tôi thành thằng phản động chứ?

Trong khi bao bài thơ trữ tình trước đó, hầu như bài nào tôi cũng được khen, có chị còn nghiện thơ của tôi, mượn về nhà cho con cái chép lại vào sổ tay.

Bây giờ nó nằm trong tình trạng "im lặng đáng sợ" với ai cũng chỉ có một thái độ duy nhất "không biết, không nghe, không thấy."

- Cái gì phải đến đã đến, 3 năm sau toàn bộ hệ thống đông âu sụp đổ. Điều mà tôi dự đoán trong thơ đã hoàn toàn linh nghiệm. Bạn bè bắt đầu nhìn tôi bằng một con mắt khác, dè dặt hơn, thận trọng hơn, như thể tôi là một kẻ nổi loạn thực sự và nếu chơi với tôi sẽ có ngày mất đoàn, mất Đảng như chơi

Năm 1994 tôi mới được về Hà Nội lo chuyện lập gia đình. Đám cưới của hai trí thức nghèo cùng làm nghề gõ đầu trẻ chỉ toàn ảnh đen trắng. Khi hạch toán, toàn bộ số tiền mừng vừa khoẳn các khoản thuê. Cho dù phải ngửa tay xin mẹ tiền mua xe đạp nhưng tất nhiên tôi vui lắm, rốt cục tôi cũng biết thế nào nghiã vợ tình chồng, là áo đơn, áo kép không bằng da nọ nép da kia, là vợ chồng hoà thuận là tiên trên trần (Ban ngày) còn ban đêm ắt hẳn phải thành "tiên ở trần" rồi.

Sự nghèo đói cứ lẽo đẽo theo chân chúng tôi từng bước, thay vì gõ đầu trẻ chúng tôi bắt đầu gõ vào đầu nhau chan chát (như chó đốm với mèo khoang). Vì đồng lương chết đói không thể nào bôi đủ cho ba người từ đầu đến cuối tháng. Trong khi còn mẹ già, em dại. Quả là kiếp trí thức trong thời đại Hồ Chí Minh - nơi thiên đường xã hội chủ nghĩa do bác du nhập từ Nga về khổ hơn kiếp lợn, kiếp chó. Suốt thời sinh viên và thời lên rừng khai sáng văn minh cho đồng bào dân tộc, cho đến tận lúc này chúng tôi vẫn bị Đảng bỏ quên. Không "đào tận gốc trốc tận rễ" như khẩu hiệu năm 1930, 1931 là còn may chán.

Nhờ thừa hửơng hệ gien của dòng họ: "Trứng rồng lại nở ra rồng" tôi được chuyển nghề, từ gõ đầu trẻ sang gõ đầu mình. Rồi thường xuyên có mặt trong đội ngũ viết thuê cho các nhà xuất bản. Nhờ vinh dự đặc biệt này, mà tôi thường xuyên được tiếp xúc với các nhà văn nhà báo lão thành, những cây đa cây đề, bậc tiên chỉ trong làng báo và làng văn xã hội chủ nghĩa.

Tuổi già là kho báu. Tiếp cận với họ tôi thực sự được tắm trong suối nguồn hào phóng của tri thức, trong đó có cả đề tài về bác. Tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy họ có những nhận định táo bạo về vị cha già dân tộc, chẳng hề tôn kính chút nào như nhà nước và Đảng đã đầu độc họ. Không hề sợ phạm huý, giữa những người cầm bút với nhau. Họ bộc lộ thẳng thắn: "xì ông cụ nhà mình toàn đạo trích, giỏi giang cái đếch gì".

Để chứng minh, họ lôi ra tràng giang đại hải những tiếng Nôm tiếng Hán, tôi nghe mà ù cả tai, rồi người khác tiếp tục khẳng định: Cả tập ngục trung nhật ký có phải của cụ đếch đâu, trình độ cụ biết chó gì mà đòi làm thơ chữ Hán, chẳng qua cụ ăn cắp của người khác thôi, điều này thì có ông Từ Mục hay Hữu Mục gì đó ở Hải Ngoại chứng minh rồi... Và: Sao cái lớp trẻ dễ tin thế nhỉ, người như cụ Hồ mà giản dị, độc thân sao được? Rồi: Thằng bé Trung, con ông cụ không biết giờ này sao rồi. Đảng mình ác thật...

Những lời tiên tri ấy lập tức găm sâu vào đầu óc tôi như rêu xanh bám chặt vào tảng đá.Suốt cả đêm tôi lúi húi chép lại từng lời từng chữ vào trang sổ của mình, sáng ra có điều gì không rõ lại phải làm như vô tình hỏi lại để tăng tính xác thực cho tư liệu...

Trước đó qua số bạn bè cùng dạy, tôi may mắn gặp nhà viết chèo Tào Mạt, nổi tiếng với "bài ca giữ nước", sau khi mối quan hệ trở nên thân mật, ông bộc lộ: Tôi được trung ương giao cho viết một vở chèo về bác, thú thật lúc đầu tôi thấy vinh dự lắm liền vào ngay thư viện ôm một đống sách về để nghiền ngẫm, vào tận quê ông cụ để lấy thêm tư liệu, đọc cả sách nước ngoài ca ngợi cụ, rồi để cả năm trời kiểm chứng, cuối cùng phải bỏ, vì cụ Hồ là người hoàn toàn không tin được, đầy gian giảo, xảo quyệt, khác hẳn với những điều bịa đặt trong sách. Bây giờ để có tác phẩm thay thế, tôi phải chuyển sang viết về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Tôi ngỡ ngàng nhìn ông như nhìn một tên nghịch tặc, nhưng tôi tin trong ông phải có ẩn ức sâu sa lắm mới nói được những lời nguy hiểm chết người như thế. Không bao lâu sau tôi nghe tin ông bị người của Đảng rình bắt tại khu vực 51 Trần Hưng Đạo, 65 phố Nguyễn Du, 9 Nguyễn Đình Chiểu, 19 Hàng Buồm (1) những nơi ông thường xuyên lui tới để gặp gỡ anh chị em trong giới "tối" tác.

Cũng may bà Trần thị Bát, một người đàn bà vô cùng quê mùa nhưng lại rất "tỉnh đòn" trong những việc bắt bớ, rình rập này đã lăn xả vào giữ chân chồng suốt một thời gian dài không cho ông ra Hà Nội, nên vụ vây bắt không thành. Sau đó không bao lâu ông bị bệnh và chết, nhưng ấn tượng từ câu nói của ông về bác Hồ làm tôi không thể nào quên.

Tết 2003 tôi đến nhà bác Chương Thâu, người bỏ tiền của sang Nhật, tìm tư liệu để viết 14 tập về nhà yêu nước Phan Bội Châu. Ông không nói lộ ra ngoài nhưng đọc trong mắt ông, tôi biết ông chẳng ưa gì người cha già của dân tộc mình. Ông bảo: Nếu cho phép treo ảnh lãnh tụ, ông chỉ treo ảnh một mình cụ Phan Bội Châu thôi.

Tôi nghĩ phải có lý do gì thôi thúc lắm ông mới bỏ gần cả cuộc đời để nghiên cứu và hoàn thành một tác phẩm kinh điển 14 tập về cụ Phan như thế. Dày dặn và trang trọng hơn tác phẩm Tư bản luận của Mác hay "Chước tác" Hồ Chí Minh. Tôi tin trong quá trình nghiên cứu Phan Bội Châu ông thừa biết tội của cha già đã bán đứng nhà yêu nước họ Phan cho thực dân Pháp lấy tiền như thế nào. Vì thời thế ông không tiện bộc lộ, mà bắt chúng tôi phải tự mò mẫm tìm hiểu lấy mà thôi.

Năm 2005, tình cờ tập Nhật ký trong tù rơi vào tay tôi. Trước đó tuy phải học, phải nhồi sọ về bác nhưng tôi chẳng nhớ điều gì cụ thể ngoài nỗi đắng cay vì thi tốt nghiệp bị 2 điểm môn văn (suýt trượt) trong khi phân tích bài "Giải đi sớm" của người. Lần này tôi đọc kỹ lưỡng hơn, như sợi tóc chẻ làm tư, một khối quay ru bích quay đủ 7 mặt.

Tôi ngạc nhiên vì một câu bác nhận xét tập thơ của Cù Huy Cận lại rất đúng trong trường hợp này: Bài hay xen lẫn với bài thường. Như thơ của hai người khác nhau cùng làm vậy. Cái hay thì vượt trội hẳn lên, còn bài thường thì ngô ngọng, chả có vẻ gì là thơ cả.

Trong tôi loé lên sự nghi ngờ và quyết định phải làm rõ sự nghi ngờ của mình dù phải mất bao nhiêu thời gian đi chăng nữa.

Nhìn một cây không thể thấy cả cánh rừng, tôi mò vào thư viện mượn hai cuốn: Thơ Hồ Chí Minh và Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, cùng rất nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn viết về người như Tố Hữu, Chế lan Viên...

Càng đọc tôi càng tin vào nhận định sắc sảo của những ông bạn già. Đúng là thơ văn đích thực của cụ chả có gì đáng nói cả, nếu so với những bài thơ của người dân oan bị mất đất mất nhà thì thơ họ làm còn hay hơn vạn lần (cho dù đa phần là mù chữ), ít nhất nó cũng có tâm trạng buồn phiền đau xót, có sự việc cụ thể mà tôi tin dưới bầu trời mặt đất này không nơi nào còn tồn tại những cảnh đời khổ ải như ở Việt Nam, vì thế mà lay động tâm trí, lương tâm người đọc (trừ bọn quan tham, vua điếc) điều khiến tôi phẫn nộ là cụ rất ảo tưởng về mình, trừ mảng thơ chúc tết mà tôi đã mạo muội dự đoán: Lượng thơ không đáng kể, tầm nhìn xa không quá bản thân mình.

Và: Thật là một sự xúc phạm ngôn từ quá lớn nếu gọi đó là thơ vì lổn nhổn các lời chúc khẩu hiệu gói trong nền cờ cách mạng v.v và v.v, còn một mảng thơ tuyên truyền gồm 30 bài. Quả thực chưa lần nào đọc thơ (kể cả thơ của tác giả nghiệp dư, đem đến nhờ tôi đọc để nâng cấp hy vọng được xuất hiện trên văn đàn) tôi phải phẫn nộ như lần này. Thơ như đấm vào lỗ tai như thế mà bắt anh chị em dân vận phải học thuộc lòng rồi đi tuyên truyền vận động bà con.

Cụ còn bảo hễ ai thuộc nhiều sẽ được trọng thưởng. Chả trách lớp lãnh đạo đàn em cụ đều thuộc diện khinh học cả,vẫn lãnh đạo đất nước như thường, khiến 81 triệu dân Việt Nam được thể thiến nhanh, thiến thẳng thiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội (bỏ qua giai đoạn giãy chết là chủ nghĩa tư bản) Nghĩa là bị đảng thiến là sẽ chết ngay chứ không cần giẫy chết như kiểu thiến của chế độ tư bản chủ nghĩa...

Trong nỗi bức xúc tột cùng ấy tôi bắt tay vào viết bài đầu tiên: "Phát hiện thêm về Hồ chủ tịch", tuy được bạn đọc hưởng ứng hết sức nhiệt tình, nhưng tôi tâm đắc với một nhận xét chẳng ưu ái gì về đứa con tinh thần của mình "Gọi là phát hiện thêm nhưng thực chất chẳng có gì mới cả, quan trọng chỉ là một tiếng nói trung thực ở trong nước".

Thú thực lúc đầu tôi hơi tự ái, vì 20 năm cầm bút, kể cả khi còn phải lấp ló sau cánh màn sân khấu, tôi chưa khi nào bị nhận xét theo kiểu kỳ cọ, coi thường như thế. Sau khi sục sạo vào cả kho tư tưởng, xưởng ý kiến của tất cả 256 người, đặc biệt là bản di chúc cuối cùng của cụ do báo Thức Tỉnh San Jose đăng lại từ tờ Con o­ng ở Pháp, tôi hiểu là tác giả những lời nhận định cực đoan đó hoàn toàn có lý. Chỉ là mới và thêm so với những người trong nước bị Đảng kìm kẹp, đầu độc tư tưởng thôi, còn với độc giả Hải Ngoại thì họ biết tỏng ra rồi.

Thế mà tôi nhớ trước khi lên mạng, tôi bí mật cho một vài người bạn thân thiết trong nước đọc, họ rất lo ngại. Người bảo tôi sinh phải giờ liều, gan to hơn trái núi, người dặn cẩn thận với cánh PA25 đấy. Họ quan niệm "bắt nhầm hơn bỏ sót". Bắt một người để cả triệu phải khiếp lây rồi ai nuôi con v.v và v.v. Chứng tỏ với người Việt Nam thế hệ trung niên như chúng tôi - tất cả những mặt trái của tấm huân chương (trong đó có bác) đều bị bưng bít, ai nói khác đi một chút là bị kẹp chì ngay, kẹp tư tưởng không được thì tổ chức cho kẹp xe để kẹp đầu luôn.

Nhờ các tư liệu quý báu mà bạn đọc Hải Ngoại cung cấp (gấp trăm nghìn lần những điều tôi nghe lỏm từ các lão làng hôm nào), tôi quyết định phải dựng lại chân dung Hồ Chí Minh, để thế hệ cháu con không bao giờ bị đầu độc nữa. Có sách mới áo hoa là nhờ ơn ông bà bố mẹ chứ Đảng bóc lột con dân còn hơn tư bản, thiến dân theo kiểu thiến nhanh, thiến mạnh, thiến vững chắc lên địa ngục xã hội chủ nghĩa thì không chết là may rồi lấy đâu ra mà "vui tung tăng em ca có đảng cuộc đời nở hoa".

Trong vương quốc tối tăm này tiền bạc của cải chỉ giành cho những kẻ độc tài, mù loà về đạo lý, lương tâm, kiến thức, còn tầng lớp trí thức chúng tôi, những người may mắn sinh ra từ những quả trứng rồng lại phải chịu cảnh thất nghiệp, tù túng, chết mòn trong vây, nhục hơn cả Từ Hải chết đứng. Như câu thơ tôi đã viết:

Đất nước chìm trong cảnh mù loà
Bao nhiêu Từ Hải chết trong vây
Trời xanh biển rộng đâu mà vẫy
Đành làm mọi tôi ở xứ này.

Nghiã là làm mọi tôi cho những kẻ xuất thân từ dòng giống liu điu khác như Nông Đức Mạnh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn An v.v.

Suy xét cả bốn đời từ đời ông bà nội ngoại đến đời bố mẹ rồi đời tôi và đời con tôi, chúng tôi không những không hề được lợi lộc gì từ Đảng mà còn bị Đảng bóc lột đến trắng mắt, trắng tay. Ông nội tôi xuất thân trong một gia đình giàu có ở thôn quê, 2 tháng rưỡi đã được bố mẹ bế lên Hà Nội ở, được nuôi ăn học đầy đủ, sau khi tốt nghiệp trường hậu bổ trở thành quan thông ngôn, chuyên phiên dịch tiếng pháp cho nhà nước Đại Pháp.

Nếu các cụ tôi còn bao nhiêu cánh đồng thẳng cánh cò bay ở quê, thì ông nội tôi cũng giàu ức vạn. Trong nhà có tới 13 gia nhân, người ở, từ vú nuôi, con sen, đến người ở, người giúp việc bán hàng, người kéo xe tay, tài xế chuyên buôn vải và gạo tấm từ Nam Định lên cho bà tôi bán tại cửa hàng riêng của gia đình.

Vào tay cách mạng, ông tôi mới 48 tuổi bị đột quỵ mà chết, cả nhà lẫn xe hiến hết cho nhà nước. Bác tôi học trường An-Ba-se-ro không chịu nổi cảnh mấy con mẹ bán xôi ngoài cửa trường mình hôm trước một điều cậu hai điều con, nay lên làm tổ trưởng dân phố, mặt vênh như bánh đa nướng chuyên săm soi vào tận gầm giường người khác để tìm vàng tâng công, liền bỏ vào Nam.

Bố tôi học trường Bưởi được "giác ngộ" cách mạng từ bé. Nên khi 14, 15 tuổi đã lên giọng chửi bố và anh là bám đit đế quốc đòi từ để một lòng một dạ theo Cách mạng. Sinh ra là con quan, có gia nhân theo hầu từng li từng tí mà khi trở thành anh bộ đội cụ hồ khổ hơn trâu, chó. Từ một thư sinh trắng trẻo khôi ngô thành khỉ Trường Sơn, rồi chết trong mòn mỏi kiệt quệ, trong ngờ vực đớn đau giữa mùa hè 1986.

Thời kỳ khốn khó nhất của Việt Nam, sau mười năm phỏng giái, lãnh đạo miền Bắc tiếp quản, thu gom hết tài sản của miền Nam trù phú cho riêng mình nên cả nước ôm nhau ngắc ngoải trong từng ô tem phiếu. Từ lúc theo cách mạng không được ăn no lấy một ngày, ngược hẳn với quãng đời trước đó.

Bà ngoại tôi dù có công nuôi cả đại đội trong nhà vẫn bị quy thành địa chủ. Goá chồng lúc 55 vì ông tôi tự tử trong trại giam, 9 đứa con mạnh đứa nào đứa ấy chạy. Cứ chị cả tha em út, anh hai cõng em 5 v.v. người lên rừng, người xuống biển người vô Nam. Bác cả tôi, vì muốn gặp lại ông bà và các em nên sau khi giải phóng Miền Nam, kiên quyết không di tản, dù có 6 người con là lính cộng hoà, cấp bậc trung tướng, thiếu tá, đem xe về tận nhà rước má... cuối cùng phải trả bằng cái giá đớn đau nhất: Chết trong nghèo đói bệnh tật, con cái thất nghiệp, nhà cửa tiêu điều xơ xác.

Chị họ tôi đỗ thủ khoa, từng được bà Trần Lệ Xuân vợ của ông cố vấn Ngô Đình Nhu đội vương miện trên đầu, 8 lần vượt biển cùng người yêu không thành, cuối cùng đành để anh ra đi trước, nếu còn sống thì thu xếp đón vợ mới cưới sang sau... vậy mà cho đến năm 47 tuổi ước mơ mới thành hiện thực. Sống bên nhau vì nghiã thôi còn tình thì quá date rồi, đúng như bài hát mà các thành viên trong trại tù của chị vẫn nghêu ngao hát:
Tù lâu quá đi thôi, L... tôi teo hết rồi, Đảng ơi (2).

Mẹ tôi 16 tuổi đã phải ra khỏi nhà trở thành Thanh niên xung phong. Làm đường tàu, tuyến đường Hà Nội Thái Nguyên, dưới bóng tối của Đảng, lại dính thêm thành phần là con đại địa chủ, cho dù có là địa chủ kháng chiến đi chăng nữa cũng khổ và nhục hơn triệu triệu lần thời thực dân pháp xâm lược.

Tôi được học hành nhờ mẹ thắt lưng buộc bụng, cộng thêm những cẳng cải già, cuống súp lơ, bắp cải trước nhà của bếp trường đại học thải ra, mẹ tôi tiếc rẻ nhặt lại, lược bỏ hết phần xơ phía ngoài lấy lõi bên trong làm rau ăn quanh năm. 15 năm học không một ngày học thêm, toàn vịn câu nói của bố mà vươn lên: Khả năng con người là vô tận, hãy biết khai thác bản thân mình con ạ.

Thế là từ lúc lên 9, lên 10 đã biết gõ vào đầu mình để nắm bắt kiến thức và bây giờ liên tục gõ vào đầu mình để viết, lặn ngụp trong câu chữ kiếm ăn, nuôi con và nuôi gia đình nhỏ của mình, không hề nhận được bất cứ đặc ân nào của Đảng, vì ngay sau khi chuyển từ miền núi về Hà Nội đã bị người của Đảng tống ra khỏi biên chế để thế chân con em cháu cha vào. Bắt đầu có chút của ăn của để là nhờ sự giới thiệu, dẫn dắt, kê chỗ đứng của các nhà dân chủ và bây giờ hoàn toàn trông vào tấm lòng của bà con anh em Hải Ngoại, những người biết được cái tài của tôi mà trọng dụng. Nếu không hẳn tôi đã chết rũ trong ngôi nhà xã hội chủ nghĩa tồi tàn vì không công ăn việc làm hoặc phải tự thiêu như bà Phạm thị Trung Thu để đòi lại quyền lợi cho con cái. Vì thế bắt tôi ơn Đảng, ơn bác sao được?

Nhà bác học Lê Quý Đôn người đi trước Mác 300 đã nói: Người tài không dùng, sĩ phu ngoảnh mặt kia mà. Nếu Đảng kết tội tôi ngoảnh mặt với Đảng cũng là lẽ đương nhiên. Hơn nữa Đảng nào có tốt đẹp gì, bắt tôi phải đồng loã với cái ác, cái xấu của Đảng sao được? Ngay Hồ Chí Minh trong di chúc của mình cũng nói rõ sự sai lầm của mình vì đã đưa đất nước đi theo con đường của Liên Xô, Trung cộng cơ mà.

Ngày 14-8-1969, trước khi đi tìm Lê Nin Các Mác để hỏi tội, cụ đã từng tuyên bố trong di chúc cho cô con gái lai Pháp của mình rằng: Chủ nghĩa này chẳng qua chỉ là giả bộ. Họ lừa dối nhân dân để chiếm lấy chính quyền cho nước Nga khi đó".

Trước khi biết mình bị đầu độc bằng mũi tiêm của bác sĩ Tôn Thất Tùng, cụ đã mong ước cho nước ta và các nước khác trong hệ thống xã hội chủ nghĩa sớm ra khỏi ách cộng sản.

Nhưng thôi tội của Đảng kể muôn năm không hết, mình tôi kể chỉ là giọt nước trong biển cả, sẽ đến ngày 81 triệu dân Việt Nam vùng lên kể tội Đảng, trả Đảng về đúng nơi mà Đảng đã chui ra. Đó là bóng đêm, là hang tối, là khe sâu, vực cao... không khác được.

Hà Nội cuối 2005

Nguyễn Thái Hoàng



Ghi chú:

1- Trụ sở hội liên hiệp văn hoá nghệ thuật, nhà xuất bản tác phẩm mới hội nhà văn Hà Nội và hội nhà Văn Việt Nam.

2. Nhại lời bài: Mặt trời bé thơ của Trần Tiến.

Tàu Ấn Độ thăm Việt Nam

Khu trục hạm INS Mumbai 

Ấn Độ đã cam kết giúp Việt Nam phát triển hải quân

Tin cho hay hai tàu hải quân của Ấn Độ vừa cập cảng Việt Nam trong chuyến thăm chính thức bốn ngày, bắt đầu từ 09/04.

Thông tấn xã Việt Nam nói hai khu trục hạm INS Mumbai và INS Ranveer đã cập cảng Đình Vũ (Hải Phòng) trong "hoạt động ngoại giao nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa quân đội, lực lượng hải quân cũng như nhân dân hai nước Việt Nam và Ấn Độ".

Hai tàu này do Tư lệnh Hạm đội miền Đông Hải quân Ấn Độ, Thiếu tướng Anura G. Thapliyal, dẫn đầu.

TTXVN cho biết chương trình của hai tàu hải quân sẽ bao gồm chào xã giao lãnh đạo UBND Hải Phòng, làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam và Bộ Tư lệnh Quân khu Ba; và thăm một số di tích và cơ sở xã hội ở Hải Phòng. Sau đó, đoàn sẽ đi thăm một số tỉnh thành khác.

INS Mumbai và INS Ranveer đều là khu trục hạm trang bị hiện đại, có tên lửa dẫn đường. Cả hai tàu có thể đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ.

Riêng INS Ranveer có khả năng chống hóa chất, hạt nhân và sinh học trên biển, mới đây được trang bị tên lửa lên thẳng Brahmos Anti Ship, hệ thống phòng thủ tên lửa Barak, hệ thống chiến đấu điện tử Sews VS... và là tàu có sức mạnh nhất trong lực lượng Hải quân Ấn Độ.

Hai khu trục hạm này đang trên đường tới Thanh Đảo, Trung Quốc, để tham gia cuộc diễn tập quy mô kỷ niệm 60 năm ngày thành lập binh chủng hải quân Trung Quốc, diễn ra từ 20/04 - 24/04.

Việt Nam đã lần lượt đón nhiều tàu chiến nước ngoài trong những năm qua.

Có nhận định, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự trên biển, Ấn Độ được các chuyên gia quốc tế nói là quốc gia có khả năng tạo thế cân bằng mới.

Hợp tác hải quân

Ấn Độ và Việt Nam đang có một loạt các biện pháp nhằm mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng và đưa mối quan hệ này lên một tầm cao mới.

Trong một phỏng vấn với BBC, giáo sư Bharat Karnad, chuyên gia nổi tiếng về an ninh quốc gia từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Ấn Độ tại New Delhi, cho rằng giá trị chiến lược của Việt Nam đang được lãnh đạo Ấn Độ ngày càng nhìn nhận và đề cao.

Ông Karnad cũng nhận định rằng ngược lại, Ấn Độ có thể là đối tác vô cùng lợi hại trong quá trình đối trọng của Việt Nam với các nước lớn thế giới và khu vực.

Trong tình hình lãnh hải có nhiều diễn biến phức tạp, Việt Nam chắc chắn cần trợ giúp từ các lực lượng hải quân hùng mạnh bên ngoài.

"Ấn Độ có quan hệ chặt chẽ về chiến lược và quốc phòng với Việt Nam trên mọi lĩnh vực hải quân, không quân và quân đội nói chung. Đặc biệt là hợp tác hải quân."

Việt Nam và Ấn Độ đã thường xuyên tham gia tập trận hải quân chung và Delhi đã cung cấp cho Việt Nam nhiều trang thiết bị cũng như giúp huấn luyện quân nhân và sỹ quan của Việt Nam.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Canada [04.06.2007 21:24]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 234 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 162 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 149 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 130 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 128 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.