Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Ngoại trừ CĐVN, Người Mỹ gốc Á đặt hy vọng vào chính quyền Biden
19.11.2020

Người Mỹ gốc Á đặt hy vọng vào chính quyền Biden
Việc Biden đắc cử khiến cộng đồng người Mỹ gốc Á hy vọng về một đất nước đoàn kết hơn, sau khi Trump gắn mác nCoV là "virus Trung Quốc".


Chủng tộc được đánh giá là một trong những vấn đề bao trùm nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, với chính sách nhập cư nghiêm ngặt và nhiều phát ngôn gây tranh cãi từ ông chủ Nhà Trắng, khiến đông đảo người gốc Phi, gốc Mỹ Latinh và cả gốc Á đều chịu ảnh hưởng.

"Theo ý kiến của tôi, Trump đã kích động tâm lý phân biệt chủng tộc và ủng hộ quan điểm này. Do đó, ngày càng nhiều nhóm người không ngần ngại bước ra và sẵn sàng bày tỏ những ý kiến phân biệt chủng tộc", Sylvia Lee, lãnh đạo phe Dân chủ tại Hiệp hội người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương bang Arizona, cho hay.

"Trong khi đó, Biden đang cố gắng cải thiện bầu không khí trong mối quan hệ giữa các chủng tộc và vấn đề nhập cư", người phụ nữ 62 tuổi đánh giá, nói thêm rằng việc Tổng thống đắc cử chọn Kamala Harris, nữ thượng nghị sĩ có mẹ gốc Ấn Độ và bố gốc Jamaica, làm "phó tướng" chứng minh sự quan tâm đến toàn thể cộng đồng.

Tổng thống đắc cử Joe Biden trong cuộc họp báo tại Wilmington, bang Delaware, hôm 16/11. Ảnh: AFP.

Tổng thống đắc cử Joe Biden trong cuộc họp báo tại Wilmington, bang Delaware, hôm 16/11. Ảnh: AFP.

Mặc dù đứng ở phía đối lập, Cliff Li, giám đốc điều hành Ủy ban Quốc gia người Mỹ gốc Á thuộc đảng Cộng hòa tại Washington, đồng quan điểm với Lee. Ông cho rằng phó tổng thống đắc cử Harris, người đạt được vị trí chưa người Mỹ gốc Á nào từng chạm tới, "thấu hiểu nỗi khó khăn mà cộng đồng này phải đối mặt với tư cách những người nhập cư mới".

Từ khi rời Trung Quốc đến Mỹ vào năm 1990, Li luôn trung thành với phe bảo thủ. Ông thậm chí từng là thành viên Ủy ban Cố vấn người Mỹ gốc châu Á - Thái Bình Dương cho chiến dịch của Trump năm 2016, nhưng năm nay quyết định bỏ phiếu cho Biden.

"Giữa lúc đại dịch hoành hành, Trump lại gọi nCoV là virus Trung Quốc. Những hành động kiểu đó thực sự vô trách nhiệm, bởi nó làm tổn thương dân châu Á tại Mỹ. Trump nói về virus như một trò đùa", người đàn ông 54 tuổi nêu ý kiến, nhấn mạnh rằng động thái của Tổng thống đã "đổ dầu" vào sự ác cảm đối với cộng đồng gốc Á tại Mỹ nói chung.

Li cho biết trong một bài viết trên trang blog RedState, ông còn bị cáo buộc là gián điệp Trung Quốc từng cố gắng thâm nhập vào nội bộ đảng Cộng hòa, sau khi kêu gọi công chúng bỏ phiếu cho Biden. Li đã bác bỏ cáo buộc này.

Theo một khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew, khoảng 4/10 người Mỹ cho rằng mọi người bày tỏ quan điểm phân biệt chủng tộc về người châu Á nhiều hơn so với trước Covid-19, đại dịch khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm ngoái.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy 31% người châu Á trưởng thành nói rằng họ bị nói xấu, đùa cợt vì gốc gác hoặc chủng tộc kể từ khi đại dịch bùng phát, cao hơn so với con số 21% của người da màu trưởng thành, 15% của người gốc Latinh trưởng thành và 8% người da trắng trưởng thành.

Người gốc Á là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cộng đồng cử tri tại Mỹ, với hơn 11 triệu cử tri đủ điều kiện bầu cử trong năm nay, theo Trung tâm Pew. Họ tạo thành nhóm cử tri quan trọng tại một số bang chiến trường như Arizona và Pennsylvania, những nơi đã "từ đỏ hóa xanh" và đứng về phía Biden.

"Chúng tôi mong đợi Joe Biden giúp đất nước xích lại gần nhau, cùng hợp tác để tìm ra tiếng nói chung", Li cho hay, mặc dù thừa nhận không đồng ý với nhiều chính sách của Tổng thống đắc cử như đề xuất tăng thuế và kế hoạch y tế. Li hy vọng đảng Cộng hòa tiếp tục duy trì thế đa số tại thượng viện để kiểm soát Biden, trước nguy cơ ông buộc phải thỏa hiệp với những người cấp tiến đã giúp ông giành chiến thắng.

Đồng quan điểm với Lee và Li, nhà lập pháp bang Washington Sharon Tomiko Santos, một người Mỹ gốc Nhật sinh ra tại San Francisco, đã chỉ trích chính quyền Trump vì "tìm cách gây suy yếu, nếu không muốn nói là loại bỏ hoàn toàn, mọi điều luật quan trọng về dân quyền được ban hành kể từ năm 1964".

Santos, đảng viên Dân chủ thuộc hạ viện bang Washington, tin tưởng liên danh Biden - Harris sẽ giúp thúc đẩy quyền lợi và mối quan tâm của người Mỹ gốc Á, cũng như các cộng đồng thuộc chủng tộc khác.

"Biden và Harris đã dành phần lớn sự nghiệp của họ để bảo vệ hiến pháp và pháp luật Mỹ, giúp tôi có lý do để tin rằng những hành động vi hiến và bất hợp pháp chống lại người thuộc chủng tộc khác sẽ không được dung thứ", Santos nói.

Ánh Ngọc (Theo Kyodo)

Luật sư của Trump đuối lý trước tòa

Rudy Giuliani, luật sư đại diện Trump trong vụ kiện ở bang Pennsylvania, thể hiện sự thiếu chuẩn bị và cả kiến thức cơ bản khi tranh luận trước tòa.

Lãnh lương của Trump mỗi ngàỳ  20,000$US ccể biện hộ tại tòa.

Rudy Giuliani, cựu công tố viên liên bang, cựu thị trưởng New York kiêm luật sư riêng của Tổng thống Donald Trump, hôm 17/11 bước vào phòng xử tại Williamsport, Pennsylvania, với vài chục người ủng hộ Trump reo hò cổ vũ ông ở bên kia đường.

Đây là lần đầu tiên trong gần ba thập kỷ qua Giuliani xuất hiện tại tòa án với vai trò luật sư, đại diện cho thân chủ quyền lực của mình trong nỗ lực thuyết phục thẩm phán liên bang rằng cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Trump đã "bị đánh cắp".

Theo dự đoán từ truyền thông Mỹ, ứng viên Dân chủ Joe Biden đã trở thành tổng thống đắc cử với 306 phiếu đại cử tri sau khi thắng ở Pennsylvania với cách biệt hơn 82.000 phiếu. Tuy nhiên, Tổng thống Trump quyết không nhận thua và đang không ngừng thúc đẩy nỗ lực pháp lý ngăn chiến thắng của Biden.

Rudy Giuliani, luật sư của Trump, trong một cuộc họp báo ở Philadelphia, bang Pennsylvania, ngày 7/11. Ảnh: Reuters.

Rudy Giuliani, luật sư của Trump, trong một cuộc họp báo ở Philadelphia, bang Pennsylvania, ngày 7/11. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, những gì Giuliani, người được Trump "chọn mặt gửi vàng" cho nỗ lực pháp lý quy mô lớn, thể hiện ở tòa án chỉ là những hiểu biết lộn xộn về các khái niệm pháp lý cơ bản và ít nhất trong một lần, ông còn cho thấy khả năng sử dụng tiếng Anh yếu kém.

Ông bắt đầu phiên tranh tụng bằng cách châm chọc luật sư của bên bị, gọi ông nay là "gã rất tức tối với tôi, nhưng tôi quên mất tên ông ta rồi". Ông nhầm thẩm phán Matthew Brann, người đang chủ tọa phiên tòa, với một thẩm phán liên bang khác ở Pennsylvania từng bác một vụ kiện của chiến dịch Trump. "Thưa quý tòa, tôi bị cáo buộc không hiểu ý của ngài và tôi không hiểu gì cả", Giuliani nói.

Giuliani thậm chí còn hiểu sai nghĩa của từ "opacity" (mờ đục) thành "rõ ràng".

"Ở các hạt mà nguyên đơn đề cập, họ không có cơ hội được giám sát một cách thuận lợi và đảm bảo sự mờ đục (opacity)", ông nói. "Tôi không chắc lắm về nghĩa của từ 'opacity' này. Nó có nghĩa là bạn có thể nhìn xuyên qua, đúng không?"

"Nó có nghĩa là bạn không thể nhìn xuyên qua", thẩm phán Brann ngắt lời, giải thích lại về nghĩa của từ tiếng Anh cho Giuliani.

"Đúng là những từ đao to búa lớn, thưa tòa", Giuliani đáp.

Đơn kiện do chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump đưa ra cáo buộc đã có nhiều bất thường trong quá trình kiểm phiếu trên toàn bang Pennsylvania. Họ cho rằng 14.000 phiếu bầu ở Pennsylvania cần bị loại và tiến trình bầu cử ở bang này là vi hiến do giới chức bầu cử ở đây đã hạn chế quan sát viên của họ giám sát kiểm phiếu.

Khi bị thẩm phán đặt câu hỏi về việc tiêu chuẩn giám sát nào nên được áp dụng với hoạt động kiểm phiếu của chính quyền bang Pennsylvania, Giuliani đáp: "Tiêu chuẩn bình thường".

Câu trả lời này khiến Giuliani hứng không ít sự chế nhạo từ cộng đồng pháp lý, khi nhiều luật sư, công tố viên cho rằng người đại diện của Trump dường như không có bất kỳ hiểu biết nào về các khái niệm pháp lý cơ bản như "xem xét cơ sở hợp lý" (tiêu chuẩn đánh giá bình thường mà tòa án áp dụng khi xem xét các câu hỏi hiến pháp), "giám sát trung gian" (cấp độ thứ hai của việc quyết định các vấn đề áp dụng xem xét tư pháp) và "giám sát chặt chẽ" (là tiêu chuẩn cao nhất và nghiêm ngặt nhất để xem xét tư pháp và dẫn đến việc thẩm phán hủy bỏ một đạo luật).

Cuối phiên tòa, Giuliani thậm chí còn thừa nhận ông không biết thuật ngữ "giám sát chặt chẽ" nghĩa là gì.

Trong phần mở đầu tranh luận, Giuliani "thao thao bất tuyệt" về cáo buộc gian lận bầu cử nhắm vào giới chức bang Pennsylvania mà không trình ra bằng chứng thuyết phục nào. Vài tiếng sau, ông lại thừa nhận trước thẩm phán rằng "Đây không phải là một vụ gian lận".

Sau khi nghe tuyên bố này của Giuliani, thẩm phán Brann đã hủy phiên điều trần được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 19/11 để nghe trình bày về bằng chứng gian lận bầu cử. Thẩm phán cho rằng không cần phải xem xét thêm về vấn đề "gian lận" khi chiến dịch của Trump không còn cáo buộc nữa.

Có lúc, Giuliani gặp khó khăn khi trả lời những câu hỏi từ thẩm phán Brann hay luật sư đại diện cho thành phố Philadelphia, Linda Kerns.

Mark Aronchick, một luật sư đại diện cho bên bị, phản đối việc Giuliani lặp đi lặp lại lời tranh luận rằng việc các hạt giúp người dân bỏ phiếu là bất hợp pháp.

"Tôi không nghĩ là ông biết quy định bầu cử của bang Pennsylvania", Aronchick nói, ngụ ý rằng Giuliani dường như không chuẩn bị trước khi tham dự phiên tòa.

Chiến dịch tranh cử của Trump đang tìm cách ngăn Pennsylvania xác nhận kết quả bầu cử. Đơn kiện được đưa ra dựa trên cáo buộc rằng Philadelphia và 6 hạt nghiêng về phe Dân chủ đã để cử tri đến sửa các chi tiết bị sai trên những lá phiếu gửi qua thư, nếu không chúng sẽ bị loại vì lỗi kỹ thuật, như thiếu phong bì hay chữ ký.

Không rõ có bao nhiêu lá phiếu liên quan được sửa như vậy, nhưng các luật sư đại diện cho bang Pennsylvania cho rằng chúng quá ít, không thể thay đổi kết quả bầu cử.

Trong phiên xử ngày 17/11, các luật sư bị đơn đã yêu cầu thẩm phán Brann hủy vụ kiện, gọi những bằng chứng được dẫn ra là "bất thường", không đủ cơ sở thay đổi kết quả bầu cử của Pennsylvania.

Từng là một công tố viên liên bang cứng rắn, người đã tạo dựng được tên tuổi nhờ nỗ lực truy quét những tên tội phạm khét tiếng ở New York những năm 1980, Giuliani chưa từng xuất hiện trước tòa với tư cách luật sư kể từ năm 1992.

Giuliani từng là luật sư phụ trách quận phía nam New York trước khi chiến thắng cuộc đua ghế thị trưởng New York vào năm 1993. Năm 2002, ông thôi làm thị trưởng và từng chạy đua ghế tổng thống hồi năm 2008.

Giuliani là một thân tín bên cạnh Trump, được Tổng thống Mỹ tin tưởng giao trọng trách dẫn dắt đội ngũ pháp lý của mình trong cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ do công tố viên đặc biệt Robert Mueller tiến hành.

Khi rời phòng xử án ở Williamsport tối 17/11, Giuliani, 76 tuổi, dường như tỏ ra không quan tâm đến việc liệu mình có thua kiện hay không. "Rõ ràng là nếu chúng tôi thua, chúng tôi sẽ kháng cáo", ông trả lời phóng viên. "Có đến 8 vụ kiện, tôi e là phải nói với các bạn như vậy". Vũ Hoàng (Theo AP, Law and Crime)

Luật sư của Trump chảy mồ hôi ròng ròng, lộ thuốc nhuộm tóc

Thuốc nhuộm tóc chảy dọc bên gò má của luật sư Rudy Giuliani khi ông bị đổ mồ hôi trong cuộc họp báo để đưa ra những cáo buộc về gian lận bầu cử.

Trong cuộc họp báo kéo dài 1 giờ 45 phút hôm 19/11 tại trụ sở Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa ở thủ đô Washington, Rudy Giuliani - luật sư riêng của Trump - lặp lại những cáo buộc về gian lận bầu cử, tung ra những "âm mưu có hệ thống" của hàng chục quan chức Đảng Dân chủ nhằm thao túng máy bỏ phiếu, gây bất lợi cho Tổng thống Trump.

Khi được Cordelia Lynch, phóng viên thường trực tại Mỹ của Sky News hỏi về những nỗ lực của tổng thống nhằm lật ngược kết quả bầu cử, ông Giuliani nói: "Điều quan trọng nhất, đây là một cuộc tấn công lớn vào tính toàn vẹn của hệ thống bỏ phiếu ở nền dân chủ vĩ đại nhất trên Trái Đất. Những người làm điều này đã phạm một trong những tội ác tồi tệ nhất mà tôi từng thấy hoặc chứng kiến".

Người dùng mạng ngay lập tức chú ý,

Ông Rudy Giuliani liên tục dùng khăn lau mồ hôi.

Ông Rudy Giuliani liên tục dùng khăn lau mồ hôi. Ảnh: Sky News.

Nhưng không phát hiện ra vệt nước sẫm màu chảy xuống từ tóc.

Nhưng không phát hiện ra vệt nước sẫm màu chảy xuống từ tóc. Ảnh: Guardian.

Dưới ánh đèn được mô tả rất nóng, ông Giuliani dùng khăn lau mô hồi liên tục nhưng dường như không nhận ra có những dòng nước sẫm màu đang chảy dọc xuống theo gò má. Những giọt sẫm màu, dường như là thuốc nhuộm tóc, từ phía trên đầu chảy xuống tận cằm. "luật sư của Trump đang đổ mồ hôi đen". Một người dùng Twitter còn đùa rằng, ông có hợp đồng quảng cáo với nhà sản xuất thuốc nhuộm tóc, nhưng giờ đây chắc đã bị hủy. Thậm chí, trong buổi livestream của cuộc họp báo còn có tiếng của một số người không rõ danh tính bàn luận: "Tiếng của chúng ta có nghe thấy được không nhỉ", "Thuốc nhuộm tóc của Rudy đang chảy xuống kìa".

Đây chỉ là vụ việc mới nhất trong một loạt vụ "muối mặt" đối với cựu thị trưởng thành phố New York. Trước đó vào ngày 7/11 ngay sau khi kết quả bầu cử được AP và các hãng thông tấn Mỹ xướng tên Biden thắng cử, ông Rudy Giuliani tổ chức họp báo ở một khung cảnh kỳ lạ - tại một công ty làm vườn nằm giữa một tiệm bán đồ người lớn và một đài hỏa táng ở ngoại ô Philadelphia.

Huyền Anh (Theo Sky News, Guardian)

Đang họp báo, toát dương huyết đen từ não mặt luật sư của ông Trump chảy ra 2 dòng nước đen "kỳ lạ"


Sau khi có màn trình diễn không mấy thuyết phục tại phiên toà kiện kết quả bầu cử bang Pennsylvania, ông Rudy Giuliani nhanh chóng tổ chức họp báo để khẳng định lại quan điểm “có gian lận bầu cử”. Tuy nhiên, dư luận lại tỏ ra hiếu kỳ với 2 dòng nước đen thẫm chảy trên mặt của ông Giuliani hơn là những cáo buộc lặp lại.

Luật sư Rudy Giuliani được ông Trump thuê kiện bầu cử trong cuộc họp báo mới nhất (ảnh: Guardian)

Một ngày sau khi gây thất vọng ở tòa án bang Pennsylvania, ông Giuliani tổ chức cuộc họp báo mới nhưng cũng không mấy thuận lợi.

Địa điểm tổ chức họp báo của ông Giuliani nằm giữa một cửa hàng bán đồ người lớn và đài hỏa táng thành phố Philadelphia.

Cuộc họp báo diễn ra khá kỳ lạ, theo The Guardian.

Ông Giuliani nhắc lại nội dung bộ phim có tựa đề “My Cousin Vinny “sản xuất năm 1992. Theo đó, một luật sư đã cố hạ uy tín của nhân chứng bằng cách nói mắt của người đó có vấn đề. Ông Giuliani cho rằng cánh truyền thông đang làm điều tương tự với mình và Tổng thống Trump.

“Tôi đang nói với các bạn về một vụ gian lận bầu cử quy mô lớn. Nó không hề nhỏ một chút nào”, ông Giuliani nói.

“Có hàng loạt những gian lận. Gian lận không chỉ xuất hiện ở một bang mà còn ở rất nhiều bang. Tất cả đã được lên kế hoạch sẵn. Nếu chỉ tính số phiếu bầu hợp lệ, ông Trump đã thắng cử”, ông Giuliani nói.

Tuy nhiên, những người tham gia họp báo dường như không để tâm nhiều đến những cáo buộc của ông Giuliani vì luật sư không đưa ra được bằng chứng xác đáng. Thay vào đó, cánh phóng viên tỏ ra hiếu kỳ với 2 dòng nước đen thẫm chảy trên mặt ông Giuliani.

Hai dòng nước đen chảy dài trên mặt ông Giuliani nghi là do thuốc nhuộm (ảnh: Guardian)


Nhiều người tự hỏi không rõ vì sao mặt ông Giuliani xuất hiện 2 dòng nước đen chảy tận xuống cằm.


Theo The Guardian, có vẻ như hội trường khá nóng khiến ông Giuliani ra mồ hôi nhiều. Mặc dù liên tục lấy giấy lau mặt, nhưng luật sư của ông Trump vẫn không nhận ra dòng nước đen chảy xuống.

Cuộc họp báo được phát trực tiếp và cư dân mạng nhanh chóng tỏ ra hiếu kỳ và trêu chọc luật sư thân tín của ông Trump. Một số người còn nói đùa rằng ông Giuliani ký hợp đồng với công ty bán thuốc nhuộm tóc “dỏm”.

“Thuốc nhuộm tóc của ông Giuliani đang chảy xuống kìa. Sao nó không khô nhỉ?”, một người dùng Twitter thắc mắc.

“Nếu tôi nhà công ty bán thuộc nhuộm tóc, tôi sẽ hủy hợp đồng quảng cáo với ông ấy”, một người khác nói đùa.


Mị dân: Frank Snepp: 'Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống Trung Quốc'

  • Tina Hà Giang
  • BBC News Tiếng Việt
Frank Snepp o­n Trump

Việc cộng đồng Mỹ gốc Việt có tỷ số ủng hộ Tổng thống Donald Trump cao nhất (48%, theo AAPI) trong khối cử tri gốc Á, có lẽ không gây bối rối cho ai nhiều như cho Frank Snepp, người phục vụ tại Việt Nam từ 1969 đến 1975.

Frank Snepp, một nhà báo chuyên về phóng sự điều tra, tác giả cuốn ''Decent Interval: An Insider's Account of Saigon's Indecent End Told by the CIA's Chief Strategy Analyst in Vietnam'', còn là nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của cơ quan tình báo Mỹ (CIA) tại Sài Gòn, trong cuộc chiến Việt Nam.

Phản ứng trước sự ủng hộ người Mỹ gốc Việt dành cho Tổng thống Donald Trump, ông Frank Snepp thổ lộ tâm tư trong bài 'Vietnamese Friends and Other Patriots: Trump Doesn't Deserve You.'

''Là một nhân viên CIA đã đến công tác tại Việt Nam nhiều lần, và là tác giả của hai cuốn sách về sự sụp đổ của Sài Gòn, cũng như tình cảnh của đồng minh, tôi thấy mình có một mối quan hệ và tình cảm đặc biệt với người Mỹ gốc Việt trên khắp nước Mỹ.'' Ông viết.

Nhưng 'quan hệ đặc biệt' đó không giúp Frank Snepp hiểu được tại sao rất nhiều người Mỹ gốc Việt lại muốn ông Trump đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa.

''Tôi rất thất vọng khi biết có bao nhiêu người trong số những người cùng hàng ngũ với tôi này, những người mà vì kinh nghiệm cay đắng lẽ ra phải ghét Donald Trump, lại vẫn cứ ủng hộ ông ấy.'' Ông bộc bạch trong bài viết.

Và nằn nì:

''Chao ôi, bạn bè người Việt của tôi ơi, qua sự tán thành dành cho nhà tiên tri giả này, các bạn đã bỏ qua những hô hào phân biệt chủng tộc, thái độ khinh thường của ông ta với người kém may mắn nhất trong xã hội, và quyết tâm làm cho chúng ta chia rẽ của ông ấy.''

''Nếu bạn tin rằng "con người đạo đức" này sẽ đến bên bạn trong giờ phút bạn cần nhất, như khi Sài Gòn thất thủ, thì tôi có lời cảnh báo cho bạn: "Người Kurd". Khi những đồng minh dũng cảm này trở thành sự bất tiện với chính sách 'khi thế này, lúc thế khác' của Trump ở Syria, ông ta sẽ đơn giản bỏ rơi họ. Lần này, sẽ không có bất kỳ trực thăng khẩn cấp nào được đưa đến để mang những người bị bỏ rơi ra khỏi nơi nguy hiểm.''

''Và nếu lỡ bạn có nghĩ rằng những đóng góp khôn lường mà bạn đã làm cho đất nước này sẽ cho phép bạn hưởng bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào từ Trump, thì hãy suy nghĩ lại. Mới năm ngoái, Trump đã hủy bỏ thỏa thuận với Việt Nam từ năm 2008, tìm cách trục xuất một số người tị nạn, trong một phần chính sách nhập cư của ông.''

Trả lời câu hỏi của BBC News Tiếng Việt là điều gì đã khiến ông viết một bài viết thống thiết như thế, ông Frank Snepp nói:

"Tôi phục vụ rất lâu trong cuộc chiến Việt Nam với cơ quan CIA, và vì thế có một mối quan hệ và tình cảm đặc biệt với những người Việt tôi làm việc cùng, và trở thành người tị nạn sau cuộc chiến. Tôi vẫn liên lạc với họ, tôi thực sự quý trọng và yêu mến những người bạn này, và rất để ý đến khuynh hướng chính trị của họ.''

''Tôi đã sắp xếp ý tưởng để chuẩn bị viết bài này lâu rồi, với mục đích thổ lộ tâm can với tất cả những người ủng hộ Trump, không chỉ riêng với người Việt. Nhưng điều làm tôi muốn viết cho bạn bè người Việt, và những người cùng hàng ngũ với tôi tại Little Saigon, Quận Cam, California, là một số Tweets của những người Việt ủng hộ Trump, đăng ngay sau khi ông Trump đàn áp người biểu tình Black Lives Matter. Ông Trump cho người dẹp biểu tình ôn hòa, chỉ để ông ta chụp tấm hình với cuốn kinh thánh trước một thánh đường trước cửa Nhà Trắng. Những tweets này ca ngợi Trump là người 'kính sợ Chúa', người sẽ bảo vệ tôn giáo, là điều làm tôi hết sức bất bình.''

Frank Snepp old photos
Chụp lại hình ảnh,

Frank Snepp nhận Huy chương của CIA năm 1975, từ Giám đốc CIA William E. Colby (trái). Một nhân viên của BBC quay phim Frank Snepp năm 1991 trên nóc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn cho một cuốn phim tài liệu (phải).

Short presentational grey line

Frank Snepp: Ngay cả với tiêu chuẩn của Khổng giáo hay Phật giáo, người đàn ông này không phải là một người yêu Thượng Đế. Khuynh hướng kỳ thị chủng tộc của ông, khuynh hướng thích sỉ nhục những người kém may mắn trong xã hội của ông, thói quen khiến mọi người bất hòa, căm thù nhau của ông không phải là lòng khoan dung hay sự cảm thông. Lòng khoan dung và sự cảm thông là căn bản của bất cứ tôn giáo nào. Phân biệt chủng tộc không phải là lòng trắc ẩn.

Hai người Việt Nam này đang làm gì với những Tweets này thế? Tôi tự hỏi, và muốn bàn về sự mê đắm của họ với Trump, vì rõ ràng là mọi điều mà Trump đại diện đi ngược lại niềm tin tôn giáo và quan điểm của người Việt tại Việt Nam trước đây, và cả đến bây giờ.

Có nhiều điều về Trump cho thấy ông không hề có chút lòng trắc ẩn với người Việt. Ông ấy muốn tống cổ những người tị nạn Việt Nam đã phạm bất kỳ tội gì ra khỏi Mỹ, kể cả những người đến Mỹ hồi còn tấm bé. Chính sách nhập cư của ông ấy ảnh hưởng nhiều vào Little Saigon, một trong những nơi có nhiều người Việt.

Thêm vào đó, Trump có mặc cảm tự tôn và xem mình như một Thượng đế. Ông tweet đi những thông điệp so sánh mình với đấng tối cao, và người ái mộ xem như ông là Chúa xuống trần. Tôi không thể nào hiểu được tại sao bất kỳ người Việt nào có thể chấp nhận được con người này. Trump cũng không phải là người đàn ông tôn trọng những giá trị gia đình, điều mà văn hóa Việt Nam coi trọng.

Short presentational grey line

BBC: Có nhận định cho rằng sở dĩ người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Trump là vì quan niệm cứng rắn của ông ta với Trung Quốc. Ông nghĩ sao về điều này?

Frank Snepp: Rất nhiều người Việt Nam bị thu hút bởi đảng Cộng hòa vì đảng Cộng hòa thường có quan điểm chống cộng, và vì thái độ có vẻ cứng rắn của Trump với Tập Cận Bình, vì thế họ cho là ông ấy chống cộng. Dường như là vậy. Nhưng tôi cho đó là những suy nghĩ vớ vẩn.

Ông Trump chỉ làm điều gì có lợi cho bản thân ông ấy. Ông áp thuế lên hàng Trung Quốc, nhưng những thuế suất ấy cuối cùng người Mỹ phải chịu hậu quả. Ông ấy tìm cách đánh lừa chúng ta bằng cách áp thuế để mọi người tin là ông cứng rắn với Bắc Kinh.

Thật ra ông bợ đỡ khen ngợi Tập Cận Bình đến tận mây xanh về việc xử lý virus corona cho đến khi ông quyết định thôi không làm thế nữa. Giờ đây, chúng ta cũng đã biết, từ cựu cố vấn an ninh John Bolton, trong cuốn sách của ông ta, rằng Trump đã cầu xin Trung Quốc giúp ông tái đắc cử bằng cách mua thêm nông sản của Mỹ, để ông lấy được phiếu của giới nông dân. Trump không hề chống cộng. Ông ta cũng không hề chống Trung Quốc.

Đây là một người đàn ông chỉ chuyên giao dịch, đổi chác. Ông ta sẽ làm bất cứ điều gì để lấy phiếu. Làm sao những người Việt đáng kính lại có thể ủng hộ được ông ta một cách ngây thơ như vậy được?

< iframe src="https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-54626369/p08tyb6q/vi" title="Media player" allow="autoplay; fullscreen" scrolling="no" allowfullscreen="" class="css-v3kkbc-StyledIframe eqo19v61" style="box-sizing: inherit; border-width: 0px; border-style: initial; left: 0px; overflow: hidden; position: absolute; top: 0px; width: 645.26px; height: 362.951px;">< /iframe>
Chụp lại video,

Bầu cử Mỹ 2020: Ai thực sự quyết định người thắng cuộc?

Short presentational grey line

BBCNhiều người Mỹ gốc Á khác cũng ủng hộ ông Trump về cách ông đối phó với Bắc Kinh, nhưng tại sao việc người Việt có cảm tình với Trump lại khiến ông có vẻ khổ tâm như thế?

Frank Snepp: Nhiều người Mỹ gốc Trung Hoa cũng ủng hộ Trump. Nhưng có lẽ vì phục vụ ở Việt Nam rất lâu nên tôi có một cảm tình đặc biệt với người Việt, xem họ là những người cùng hàng ngũ.

Tôi muốn nhắc họ là chúng ta đừng quên thời chiến tranh Việt Nam, khi quý vị và cha anh quý vị hy sinh trên chiến trường để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, ông Trump đã trốn quân dịch. Khi tranh cử tổng thống năm 2016 Trump đã gièm pha chê bai John McCain, người từng chiến đấu bên cạnh những phi công kiêu hùng của miền Nam Việt Nam, rồi bị bắt làm tù binh. Trump không hề tôn trọng John McCain vì ông ấy bị tù.

Bạn có nghĩ rằng Trump ta sẽ tôn trọng những người Việt bị vào tù cải tạo, ra tù đến Mỹ theo diện HO không? Ông ta chẳng có tí tôn trọng nào cho quý vị. Ông ta sẽ gọi bạn là ''loser''. Lúc viết bài viết này, tôi càng viết càng trở nên tức giận.

Short presentational grey line

BBC:Bài viết của ông đã nhận được phản hồi như thế nào, nhất là từ bạn bè người Việt của ông?

Frank Snepp: Tôi nhận được rất nhiều phản ứng về bài viết đó, nhiều bạn trẻ Việt Nam đồng ý với suy nghĩ của tôi. Nhiều người lớn tuổi nói rằng tôi không hiểu họ. Tôi suy luận rằng có lẽ họ phản ứng như thế vì thói quen tôn trọng quyền lực, thói quen tôn thờ lãnh tụ có sẵn trong họ.

Có người lập luận với tôi rằng ngoài vấn đề Trung Quốc, họ còn thích Trump vì ông ta khôn ngoan, lợi dụng được hệ thống (game the system) để làm giàu, và vì thế họ đánh giá cao ông ta. Khôn và biết lợi dụng kẽ hở của hệ thống để làm giàu thì tôi còn có thể hiểu được, vì ở Việt Nam khó có cơ hội thay đổi hệ thống. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên, là họ thích cả sự kỳ thị của ông ta, điều này thì tôi không thể nào giải thích nổi.

Short presentational grey line

BBC: Nói đến kỳ thị, ông nghĩ gì về khuynh hướng không ủng hộ phong trào Black Lives Matter của nhiều người Việt?

Frank Snepp: Có vẻ như có một chút kỳ thị nào đó trong cộng đồng Việt mà tôi không hiểu. Tôi có một người bạn Mỹ gốc Việt. Cô ấy nói không bao giờ xin được người nhà giàu người Việt nào đóng góp cho từ thiện, cho những người kém may mắn. Họ có vẻ không có nhiều cảm thông với những người họ cho là không làm việc chăm chỉ như mình.

À, còn có một khía cạnh khác tôi cần phải nói. Đó là việc nhiều người Việt tức giận vì tin Joe Biden không muốn Mỹ giúp đỡ người tị nạn Việt Nam. Nhưng đó là tin giả do phe cực hữu tung ra để bôi xấu Joe Biden, và nhiều người Việt đã tin việc này, mặc cho những dữ kiện và nỗ lực phân tích chứng minh đó không phải là tin thật.

Short presentational grey line

BBC: Thế còn sự cách biệt quan điểm giữa hai thế hệ của người Mỹ gốc Việt thì sao, theo ông?

Frank Snepp: Vâng, có một điều khá rõ ràng là những người trẻ tuổi Việt Nam đang chống lại Trump một cách áp đảo để ủng hộ một điều khác. Họ muốn một cái gì đó khác thế hệ cha mẹ của họ. Họ có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục cha mẹ để họ có cùng hướng nhìn với mình, nhưng giới trẻ có cách tiếp cận đa sắc thái hơn với chính trị, so với thế hệ của cha mẹ họ, và họ đi con đường của riêng họ.

Người Mỹ gốc Á nói chung, trong cuộc bầu cử vừa qua đã bầu nhiều cho đảng Dân chủ. Tuy nhiên nhiều người Việt lớn tuổi vẫn có cái nhìn đặc biệt bảo thủ.

Short presentational grey line

BBC:Bài viết này của ông có khiến ông mất đi nhiều bạn bè người Mỹ gốc Việt không?

Frank Snepp: Tôi rất yêu quý người Mỹ gốc Việt, thậm chí cả những người Việt lớn tuổi không cùng quan điểm với tôi. Chúng tôi đã chia sẻ nhiều. Bạn tôi chỉ lắc đầu và nói rằng chúng ta suy nghĩ rất khác nhau, nhưng họ nói họ 'tha thứ' cho tôi. (cười).

Một người bảo sẽ mời tôi đến Little Saigon ăn tối, và sẽ 'thay đổi cái nhìn' của tôi sau bữa ăn tối đó.

Thú thực nếu không có Covid-19, thì tôi đã đến đấy đấy.


Tổng thống Trump bất ngờ đề nghị tòa tuyên bố ông thắng ở bang Pennsylvania
Nhóm thực hiện chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đề nghị tòa án tuyên bố ông chiến thắng ở bang chiến địa Pennsylvania.
Theo Reuters ngày 19.11, nhóm thực hiện chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đề nghị tòa án tuyên bố ông chiến thắng ở bang Pennsylvania, đồng thời cho rằng nghị viện bang do đảng Cộng hòa kiểm soát nên chọn các đại cử tri để bỏ phiếu.
Trong đơn nộp đến tòa, nhóm này đề nghị thẩm phán Matthew Brann cân nhắc ra phán quyết rằng “kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 là có thiếu sót và nghị viện Pennsylvania sẽ chọn các đại cử tri của bang”.
Đây là một nỗ lực mới của nhóm thực hiện chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump nhằm sửa đổi vụ kiện ngày 9.11 liên quan đến kết quả bầu cử tại Pennsylvania. Theo CNN, ứng viên Dân chủ Joe Biden đang dẫn trước tại bang này với tỷ lệ 50% (3.450.696 phiếu), so với tỷ lệ 48,8% của ông Trump (3.368.278 phiếu).
Tổng thống Trump bất ngờ đề nghị tòa tuyên bố ông thắng ở bang Pennsylvania - ảnh 1

Các nhân viên kiểm phiếu tại Trung tâm hội nghị Pennsylvania

ẢNH: REUTERS

Ước tính theo số phiếu đại cử tri, ông Biden hiện dẫn trước với 306 phiếu so với Tổng thống Trump có 232 phiếu. Ứng viên Dân chủ còn giành nhiều phiếu phổ thông hơn, với cách biệt hơn 5,8 triệu phiếu.
Ứng viên chiến thắng cần ít nhất 270 phiếu đại cử tri, và Tổng thống Trump cần lật ngược tình thế tại các bang chiến địa, trong đó có 20 phiếu ở Pennsylvania.
Đội ngũ pháp lý của Tổng thống Trump, dẫn đầu là luật sư Rudy Giuliani, cũng đang xin thẩm phán Brann về việc đưa lại các cáo buộc đã rút hôm 15.11. Họ cho rằng các quan sát viên của đảng Cộng hòa bị từ chối tiếp cận quy trình kiểm phiếu bầu qua thư, cáo buộc mà các quan chức bầu cử tại Pennsylvania đã bác bỏ.

Tổng thống Trump ‘thu mình’ tử thủ trong Nhà Trắng


TTO - Dù chưa từ bỏ thách thức pháp lý đối với kết quả bầu cử tổng thống 2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã 'thu mình' trong Nhà Trắng và không còn xuất hiện nhiều trước công chúng như trước.

Tổng thống Trump ‘thu mình’ trong Nhà Trắng - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: CNN

Theo CNN, lịch trình thường nhật trong hôm 17-11 của ông Trump đã để "không có sự kiện công khai" lần thứ 10 kể từ bầu cử. Ông không nhận trả lời phỏng vấn, không mời báo chí vào Phòng Bầu Dục và cũng không đi đâu xa hơn sân golf gần Nhà Trắng.

Ông Trump cũng không trực tiếp thông báo kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan và Iraq mà chỉ chia sẻ trên Twitter.

Các quan chức chính phủ Mỹ cho biết Tổng thống Trump đã hủy kế hoạch đến khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago trong lễ Tạ ơn. Tổng thống và đệ nhất phu nhân đã quyết định ở lại Washington và không đi nghỉ lễ.

Một quan chức Nhà Trắng nói với CNN rằng "cảm giác giống như tâm lý trong boong-ke".

Trong một số giai đoạn trước đây, chính phủ của ông Trump cũng trải qua lịch trình thảnh thơi như thế này. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ hiếm khi từ chối xuất hiện trên truyền hình lâu như thế.

Sau ngày bầu cử 3-11, ông có 3 lần xuất hiện công khai nhưng không trả lời câu hỏi phỏng vấn nào.

Ngay cả các sự kiện công khai nhưng không tiếp báo giới của ông Trump cũng ít đi. Tuần trước, ông chỉ ăn trưa 2 lần với Phó tổng thống Mike Pence, gặp Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tài chính.

Lịch trình của ông cũng không có cuộc họp thông tin tình báo mật nào trong hơn một tháng qua.

Ông Trump cũng ngừng điện đàm với phần lớn đồng minh của Mỹ, đặc biệt sau khi các quốc gia/vùng lãnh thổ này công nhận chiến thắng của ông Biden.

Theo Nhà Trắng, lãnh đạo quốc tế gần đây nhất ông Trump nói chuyện là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Cả hai đã điện đàm vào hôm 30-10 sau vụ tấn công khủng bố tại thành phố Nice của Pháp.

Thế kẹt của người phụ nữ giữ chìa khóa chuyển giao quyền lực tổng thống Mỹ 

Được coi là người có vai trò quyết định quá trình chính thức chuyển giao quyền lực tổng thống Mỹ, Emily Murphy, lãnh đạo Cơ quan dịch vụ tổng hợp (GSA) đang đối mặt với vô số áp lực.
ADVERTISEMENT

Theo những người từng trò chuyện với bà Murphy, người đứng đầu GSA chưa từng nghĩ mình lại rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan như hiện tại. Là quan chức chính phủ chịu trách nhiệm xác nhận kết quả tổng tuyển cử, chính thức kích hoạt quá trình chuyển giao quyền lãnh đạo Nhà Trắng cho nhiệm kỳ 4 năm tiếp theo, bà Murphy bị đẩy vào "tâm bão chính trị" khi đương kim Tổng thống Donald Trump nhất quyết từ chối nhận thua đối thủ Dân chủ Joe Biden.

Đối mặt với sức ép từ cả hai phía, các nguồn thạo tin nói bà Murphy vẫn đang cố gắng diễn dịch những quy định mơ hồ của GSA và những gì bà coi là tiền lệ để ra quyết định cuối cùng. Cho đến hiện tại, bà Murphy chưa công khai xác nhận kết quả bầu cử sau gần 2 tuần các báo đài lớn của Mỹ đồng loạt xướng tên ông Biden là người chiến thắng, trong khi nhiều nhà quan sát đánh giá những nỗ lực pháp lý của ông Trump khó đảo ngược tình thế.

Phe Dân chủ tức giận vì cho rằng quan chức này hùa theo những cáo buộc của đương kim Tổng thống về gian lận bầu cử. Trong khi, phe Cộng hòa cũng gây sức ép buộc người đứng đầu GSA phải tỏ ra vững vàng, kiên quyết từ chối xác nhận người chiến thắng.

Một người bạn và cũng là cựu đồng nghiệp của lãnh đạo GSA tiết lộ: "Emily cảm thấy mình đang ở vị trí khó khăn. Cô ấy e sợ ở nhiều cấp độ. Đây là một tình huống tồi tệ. Cô ấy là một chuyên gia giỏi, một người rất có đạo đức, đồng thời cũng là một luật sư rất nghiêm túc, người đang ở thế kẹt với những quy định và tiền lệ không rõ ràng".

Nhà kỹ trị giàu kinh nghiệm

Những người thân cận Murphy mô tả bà là một nhà kỹ trị kiêm chuyên gia về chính sách với nhiều năm làm trợ lý trong quốc hội và tại GSA.

Bà Murphy nắm quyền ở GSA từ 2017, là một trong những quan chức do Tổng thống Trump bổ nhiệm, tại vị lâu nhất. Trước khi trở thành lãnh đạo GSA, bà từng làm cố vấn cấp cao cho người tiền nhiệm Timothy Horne và trợ lý cho Ủy ban Các doanh nghiệp nhỏ và Ủy ban Các lực lượng vũ trang thuộc Hạ viện. Bà từng hành nghề luật sư tư pháp và sau đó là quan chức phụ trách các hoạt động thu mua của GSA trong chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush.

Nhiều nguồn tin đánh giá bà Murphy là nhà hoạt động chính trị, nhưng không phải là "người của Tổng thống Trump" hay "công cụ tấn công đảng phái".

Bà Murphy xuất thân từ bang Missouri và từng được cựu Thượng nghị sĩ Dân chủ Claire McCaskill của bang này khen ngợi về những đóng góp cho chính phủ tại buổi điều trần về bà. Thượng viện sau đó đã phê chuẩn đề cử bà Murphy làm lãnh đạo GSA.

Suzette Kent, Giám đốc Thông tin liên bang do ông Trump bổ nhiệm năm 2018 mô tả nữ lãnh đạo GSA đương nhiệm là một người "thể hiện mức độ chính trực cao" và "cực kỳ có năng lực".

Thế tiến tiến thoái lưỡng nan

Theo CNN, kể từ khi các hãng thông tấn đồng loạt công bố ông Biden thắng cử, các chính trị gia Dân chủ trên Đồi Capitol đã yêu cầu bà Murphy giải thích tại sao bà vẫn chưa xác nhận kết quả bầu cử. Họ đã gửi một lá thư cho nữ quan chức này, nhưng không nhận được hồi đáp.

Chiến dịch tranh cử của ông Biden cảnh báo, sự trì hoãn có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh quốc gia và cuộc chiến chống Covid-19 của Mỹ, khiến "thêm nhiều người có nguy cơ t‌ử von‌g". Song, họ tin điều hợp lý nhất lúc này là tăng sức ép dư luận lên đương kim Tổng thống Trump, người bị cáo buộc ngăn cản quá trình chuyển giao quyền lực thay vì cố gắng quy tội cho bà Murphy.

Thượng nghị sĩ James Lankford, chính khách Cộng hòa ở bang Oklahoma, tuần trước tuyên bố sẽ can thiệp nếu ông Biden không nhận được các báo cáo tình báo thường được gửi cho tổng thống mới đắc cử. Hôm 16/11, ông Lankford tuyên bố đã liên lạc với GSA và biết cơ quan này "không cách nào có thể chứng thực kết quả bầu cử và họ cũng không phải đại cử tri đoàn".

Cựu thượng nghị sĩ Cộng hòa Jim Talent đến từ bang Missouri cũng có cùng quan điểm với ông Lankford. Là người quen biết bà Murphy 25 năm và từng nhận bà làm trợ lý thời còn làm Chủ tịch Ủy ban Các doanh nghiệp nhỏ của Hạ viện trong chính quyền Bill Clinton, ông Talent hết lời khen ngợi sự chính trực của bà.

Hiện chưa rõ bà Murphy chính xác đang chờ những hành động cụ thể nào trước khi xác nhận người sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Song, lãnh đạo GSA được tin đang cân nhắc quyết định dựa vào những gì bà coi là tiền lệ do cuộc bầu cử năm 2000 đặt ra, khi không có ứng viên tổng thống chiến thắng rõ ràng suốt hơn một tháng cũng như kết quả các vụ kiện bầu cử ở nhiều bang của ông Trump.

Theo nhiều nguồn thạo tin, dường như dự cảm được rắc rối sẽ phải đối mặt hậu tổng tuyển cử, bà Murphy đã gọi điện cho một trong những người tiền nhiệm - David Barram trước ngày bỏ phiếu quốc gia 3/11. Ông Barram là lãnh đạo GSA trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử năm 2000. Ông Barram xác nhận ứng viên Cộng hòa George W. Bush đánh bại đương kim Phó Tổng thống Dân chủ Al Gore, sau khi tòa tối cao kết thúc quá trình kiểm phiếu lại ở Florida.

Trong cuộc điện đàm, ông Barram đã trao đổi với bà Murphy về kinh nghiệm và thế kẹt của bản thân trong cuộc bầu cử cách đây 20 năm. Phát biểu trong chương trình phát thanh tuần trước, ông Barram cho rằng, tình huống hiện tại "khác rất nhiều" so với năm 2000, khi kết quả bầu cử chỉ phụ thuộc vào một bang duy nhất là Forida, với chênh lệch vẻn vẹn 537 phiếu.

Alan Chvotkin, Giám đốc điều hành cấp cao tại một hiệp hội thương mại ở thủ đô Washington, người đã làm việc với bà Murphy hơn 20 năm cho biết, ông ủng hộ nữ quan chức này vì vốn hiểu biết sâu sắc của bà về cách GSA hoạt động cũng như sự tận tụy với công việc. Ông nói, mỗi khi bà Murphy phải đối mặt với một quyết định phức tạp, bà sẽ tham vấn rộng rãi, yêu cầu những người khác nghiên cứu và đảm bảo bà biết rõ phạm vi cũng như các ảnh hưởng của quyết định trước khi hành động.

"Cô ấy đang làm những gì cô ấy tin là nghĩa vụ chân chính của mình, với tư cách là người đã tuyên thệ trung thành thực sự với Hiến pháp Mỹ và các luật quản lý vị trí của cô ấy", một người bạn của bà Murphy nhấn mạnh.

Câu nói ẩn ý của Chánh văn phòng Nhà Trắng tiết lộ thời gian của Trump không còn dài

Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows đã gặp gỡ các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa vào ngày hôm qua để bàn về chiến lược cuối năm và các ý tưởng cho những ngày cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.
 Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows đi ăn cùng các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Capitol Hill hôm 18/11. Họ mô tả ông Meadows đã đưa ra một “thông điệp tạm biệt“. Ảnh: PA

Cuộc gặp với ông Meadows diễn ra khi Quốc hội thứ 116 và chính quyền Trump sắp kết thúc mặc dù Tổng thống Donald Trump không nhượng bộ Tổng thống đắc cử Joe Biden. "Về cơ bản, chúng ta chỉ còn khoảng 45 ngày nữa là hết nhiệm kỳ của tổng thống. Ông ấy muốn đảm bảo rằng chúng ta có những ý tưởng về điều mà Nhà Trắng nên và có thể làm trong giai đoạn này, đó là những gì chúng ta có thể đưa cho ông ấy", Thượng nghị sĩ John Cornyn (bang Texas) nói với các phóng viên.

Sau đó, ông Cornyn nói thêm rằng đây không phải một "thông điệp rất quan trọng" từ chánh văn phòng. Trong một bữa ăn riêng tư với các nhà lập pháp, ông Meadows lại úp mở nói rằng "liệu rằng còn 45 ngày hay 4 năm và 45 ngày".

Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cho biết ông Meadows không trực tiếp thừa nhận chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử, thế nhưng ông nói về mối quan hệ mà bản thân đã phát triển được với các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong thời gian đảm nhiệm vai trò chánh văn phòng Nhà Trắng. Thông điệp của ông Meadows đó là "ông ấy rất thích làm việc với chúng tôi và trân trọng mối quan hệ tốt đẹp này", Thượng nghị sĩ John Hoeven nói với các phóng viên.  Còn 63 ngày nữa là Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên thệ nhập chức.

CNN đưa tin các nghị sĩ đảng Cộng hòa xem thông điệp của ông Meadows như một "lời tạm biệt".

Hé lộ 'bộ sậu' đứng đầu Nhà Trắng dưới thời ông Joe Biden

TPO - Chiến dịch của ông Joe Biden hôm 17/11 công bố các ứng viên cho hàng loạt vị trí quan trọng của Nhà Trắng, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump vẫn chưa chính thức nhượng bộ.



Trong số những ứng viên được công bố hôm thứ Ba, đáng chú ý nhất là cái tên Mike Donilon, ứng viên Cố vấn cấp cao của Tổng thống.

Donilon vốn là chiến lược gia chính cho chiến dịch của ông Biden, đóng vai trò quan trọng trong việc soạn thảo các bài phát biểu, và nội dung quảng bá cho chính trị gia 77 tuổi.

Ngoài ra, Stece Richetti (người đứng đầu chiến dịch tranh cử của ông Biden, cựu quan chức chính phủ dưới thời Barack Obama và Bill Clinton), cùng Dana Remus (cố vấn chung cho chiến dịch của ông Biden và từng là thư ký cho Thẩm phán Tòa Tối cao Samuel Alito) cũng được đề cử lần lượt giữ chức Cố vấn cấp cao và Cố vấn Tổng thống.

Thông báo mới nhất được đưa ra vài ngày sau khi ông Biden công bố chọn Ron Klain làm Chánh văn phòng Nhà Trắng.

Jen O’Malley Dillon, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Biden, được chọn là Phó Chánh văn phòng Nhà Trắng.

Hạ nghị sĩ Louisiana Cedric Richmond sẽ từ bỏ ghế ở Quốc hội để trở thành Cố vấn cấp cao cho ông Biden kiêm Giám đốc Văn phòng quan hệ công chúng của Nhà Trắng.

Julie Chavez Rodriguez, trợ thủ đắc lực của bà Kamala Harris, được chọn là Giám đốc Văn phòng các vấn đề liên chính phủ của Nhà Trắng.

Annie Tomasini, tham mưu lưu động của ông Biden trong chiến dịch tranh cử, sẽ là Giám đốc Vận hành Phòng Bầu dục.

"Tổng thống đắc cử Biden và Phó tổng thống đắc cử Harris có chương trình hành động khẩn cấp. Đội ngũ mà chúng tôi tập hợp sẽ cho phép chúng tôi đối mặt với những thách thức mà đất nước đang phải trải qua", ông Klain nói trong một tuyên bố.

Ngoài danh sách quan chức Nhà Trắng, chiến dịch của ông Biden cũng công bố các ứng viên cho vị trí Chánh văn phòng và Cố vấn cấp cao của Đệ nhất phu nhân, là Julissa Reynoso Pantaleon, cựu Đại sứ Mỹ tại Uruguay và Anthony Bernal, trợ thủ của bà Jill Biden trong chiến dịch tranh cử năm 2020.

Một nước Mỹ ‘đúng chất’ dưới thời ông Biden?

Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden trong ngày hôm qua đã tạo ra một ‘bước đột phá mạnh mẽ khác’ so với thời của đương kim Tổng thống Donald Trump khi bổ nhiệm một số phụ nữ và những người da màu ‘đại diện cho nước Mỹ’ cho một vài vị trí cấp cao tại Nhà Trắng.

Bài học cuộc sống mà cư dân mạng chỉ ra trong “tâm thư” bà Michelle Obama gửi ông Trump

Trong bức “tâm thư” mà bà Michelle Obama viết hướng tới vợ chồng Tổng thống Trump, nhiều cư dân mạng đã chỉ ra một bài học làm người rất quan trọng mà ai cũng cần học, nhưng nhiều người không nhớ.

Thực hư 'hồ sơ người chết đi bỏ phiếu bầu tổng thống' của Fox News

“Nhiều người trong số 72 triệu cử tri ủng hộ ông Trump tin rằng cuộc bầu cử này về cơ bản là không công bằng. Họ đã đúng. Phe Dân chủ đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta bỏ phiếu. Hệ thống của chúng ta chưa bao giờ vô tổ chức và dễ bị thao túng đến thế”, Fox News nhấn mạnh. MINH HẠNH Theo CNN

Một nước Mỹ ‘đúng chất’ dưới thời ông Biden?

TPO - Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden trong ngày hôm qua đã tạo ra một ‘bước đột phá mạnh mẽ khác’ so với thời của đương kim Tổng thống Donald Trump khi bổ nhiệm một số phụ nữ và những người da màu ‘đại diện cho nước Mỹ’ cho một vài vị trí cấp cao tại Nhà Trắng.

Ông Biden đã và đang bắt tay vào việc thiết lập đội ngũ dưới quyền sau khi đắc cử. Ảnh: AP.
Ông Biden đã và đang bắt tay vào việc thiết lập đội ngũ dưới quyền sau khi đắc cử. Ảnh: AP.

Ông Biden và bà Kamala Harris, người chuẩn bị trở thành nữ phó thủ tướng da màu đầu tiên của nước Mỹ, đã cam kết sẽ xây dựng một đội ngũ dưới quyền “phản ánh những sự thay đổi về nhân khẩu học” ở Mỹ hiện tại và “làn sóng bổ nhiệm đầu tiên” trong ngày hôm qua đã chứng kiếm 5 người phụ nữ và 4 người da màu được bổ nhiệm vào nội các của ông Biden.

Trong đó, nữ chính trị gia Jen O’Malley Dillon, người quản lý chiến dịch tranh cử đầu tiên là phụ nữ khi một ứng viên tổng thống thuộc Đảng Dân chủ là người chiến thắng, sẽ trở thành phó Chánh văn phòng Nhà Trắng dưới quyền ông Ron Klain đã được nhiệm vào vị trí Chánh văn phòng cuối tuần trước.

Bên cạnh đó, ông Biden cũng bổ nhiệm ông Cedric Richmond, người trước đó là một trong những “chủ tịch phụ trách toàn quốc” trong chiến dịch tranh cử của cựu Phó Tổng thổng Mỹ và từng là lãnh đạo của nhóm các dân biểu da màu tại Hạ viện Mỹ, giữ chức cố vấn cấp cao và là Giám đốc Văn phòng “Tương tác với người dân Mỹ” của Nhà Trắng.

Những sự bổ nhiệm đáng chú khác của cựu Phó Tổng thống Mỹ bao gồm Trưởng văn phòng vận hành phòng Bầu dục Annie Tomasini, Giám đốc Văn phòng phụ trách các vấn đề liên chính phủ Julie Chavez Rodriguez cùng ba cố vấn cấp cao khác là ông Mike Donilon, Steve Ricchetti và bà Dana Remus.

Được biết tất cả những người nói trên sẽ chính thức đảm nhiệm vị trí mới kể từ ngày 20/1/2021 khi buổi lễ nhậm chức Tổng thống dành cho ông Biden sẽ được tiến hành.

Trước đó, Tổng thống Trump đã phải nhận những chỉ trích khi có nội các và một số vị trí tương đương nội các gồm chủ yếu là nam giới (15 người) và chỉ có 4 người là phụ nữ, đồng thời trước khi đề cử nữ thẩm phán Amy Coney Barrett thì hai ứng viên khác (Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh) được ông Trump đề cử vào những ghế chánh án bỏ trống tại Tòa án tối cao Mỹ trong nhiệm kì gần 4 năm đã qua của mình đều là nam giới.

Ở một diễn biến khác, ông Biden đã bày tỏ sự không hài lòng khi việc chính quyền của Tổng thống Trump đang “cản trở” quá trình chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng đang tác động không hề nhỏ đến nỗ lực chống dịch COVID-19 của chính quyền mới sắp tới và cho rằng “nhiều người dân Mỹ sẽ tiếp tục chết” nếu như ông Trump còn cố chấp.

Theo kế hoạch, ông Biden sẽ thảo luận về các mối đe dọa an ninh quốc gia đối với nước Mỹ với các cố vấn của riêng của mình sau khi chính quyền của Tổng thống Trump đã và đang “ngăn chặn” cựu Phó Tổng thống Mỹ tiếp cận những tài liệu mật trong một số cuộc họp kín, vốn thường được cung cấp dành cho một Tổng thống đắc cử.

Ông Biden: Mỹ và đồng minh cần đặt tiêu chuẩn thương mại toàn cầu để đối phó Trung Quốc

Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nói rằng Mỹ cần đàm phán với các đồng minh để đặt ra các tiêu chuẩn thương mại toàn cầu nhằm đối phó với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc. Nhưng ông từ chối cho biết có tham gia RCEP hay không. 

Nói 'bầu cử 2020 an toàn nhất lịch sử', quan chức an ninh bị ông Trump sa thải

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải người đứng đầu Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA) Chris Krebs vì các tuyên bố “thiếu chính xác” về cuộc bầu cử.

Châu Âu bất đồng về vai trò an ninh của Mỹ

Các bộ trưởng của Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp trong tuần này để thảo luận về tương lai kế hoạch phòng thủ quân sự của châu Âu. Họ được cho là sẽ nhấn mạnh bài học đã được rút ra: Châu Âu cần phải đủ mạnh để tự chiến đấu bảo vệ mình.        VIỆT LONG The Guardian

Dân chủ kiểu Trump

TT Trump và chiến lược “Tiêu thổ Kháng chiến”

U.S. President Donald Trump speaks during a campaign rally in Winston-Salem, North Carolina, U.S., o­n Tuesday, Sept. 8, 2020. Trump??has discussed spending as much as $100 million of his own money o­n his re-election campaign, if necessary, to beat Democratic nominee??Joe Biden, according to people familiar with the matter. Photographer: Logan Cyrus/Bloomberg

Linda Thanh Thảo, Ngày 20 Tháng 11, 2020

Cali Today News – Như một gã say mê quyền lực tại các nước độc tài vùng vẫy cưỡng lại lá phiếu của người dân, Tổng thống thua cuộc Donald Trump đang thực hiện chiến lược “Tiêu thổ Kháng chiến” theo đúng tinh thần “được làm vua, thua làm giặc” để lật ngược kết quả bầu cử, bất kể những tác hại khôn lường cho đất nước và tai tiếng của một kẻ “thua cuộc cay đắng (sore loser)”, bất chấp sự phẫn nộ của dư luận và hy vọng mong manh của nỗ lực phi đạo nghĩa.

US President Donald Trump holds a Make America Great Again rally as he campaigns at Orlando Sanford International Airport in Sanford, Florida, October 12, 2020. (Photo by SAUL LOEB / AFP) (Photo by SAUL LOEB/AFP via Getty Images) 
Chiến lược này bao gồm:
  1. Ông Trump tự nhận mình thắng cuộc nhưng thành quả đã bị “cướp”, và liên tục tấn công vào hệ thống bầu cử uy tín của Mỹ với những cáo buộc gian lận không hề có bằng chứng. Loan truyền các thuyết âm mưu tà mị, hoang tưởng được các bộ óc phong phú nhất của những thành phần vô lương tâm ngụy tạo để không chỉ biện minh là mình đã không thua, mà còn bôi nhọ tính chính danh của đối thủ.

Tổng thống đắc cử Joe Biden đã thắng một cách vinh quang với số phiếu áp đảo 306 phiếu đại cử tri và hơn ông Trump tới 6 triệu phiếu phổ thông, qua một cuộc bầu cử trong sáng, an toàn nhất mà các lãnh đạo tình báo và an ninh mạng (CISA và GCC) do chính ông Trump bổ nhiệm đã lên tiếng khẳng định. Hai cơ quan giám sát quốc tế được mời tham dự (OSCEvà OAS) cho biết không hề thấy dấu hiệu gian lận nào. Các giới chức bầu cử, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ, khắp 50 tiểu bang cũng đã lên tiếng ca ngợi tính chất vẹn toàn của cuộc bầu cử 2020 ngoài những lỗi nhỏ, bình thường của hàng chục nghìn nhân viên và tình nguyện viên khắp nước, làm việc ngày đêm trong bối cảnh đe dọa của đại dịch và bạo động, với số lượng người đi bầu đông chưa từng thấy trong lịch sử.

  1. Ông Trump nộp hàng loạt đơn kiện tại các tiểu bang chiến địa với những vu cáo hoang tưởng, do đó đã thua hàng loạt hoặc phải rút lui hầu hết trong số 31 vụ kiện; chỉ có 1 vụ thắng nhỏ ở Pennsylvania không ảnh hưởng gì tới kết quả bầu cử nơi ông Joe Biden hơn đối thủ gần 82.000 phiếu. Các vụ kiện này đã thiếu cơ sở tranh tụng như chỉ dựa trên các lời đồn đãi hoặc nhân chứng gian khiến các chánh án thụ lý hồ sơ đã mất kiên nhẫn, lên tiếng mỉa mai gay gắt và hủy bỏ các vụ kiện một cách nhanh chóng; trong khi đó 3 tổ hợp luật sư và nhiều luật sư giúp ông Trump đã rút lui vì sợ uy tín của mình bị bôi nhọ và trở thành trò cười cho dư luận.

3. Sa thải hàng loạt các giới chức có lương tâm của bộ Quốc Phòng, bộ Nội An, và thay thế bằng người thân tín của mình. Vụ sa thải mới đây và bị chống đối nặng nhất là trường hợp của giám đốc An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA) thuộc bộ Nội An, ông Christopher Krebs, vì ông đã dám tuyên bố sự thực về cuộc bầu cử trước những vu cáo của ông Trump như sau: “Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ hệ thống bỏ phiếu nào đã bị xóa hoặc mất phiếu bầu, thay đổi phiếu bầu, hoặc bị xâm phạm.” Sau khi bị sa thải bằng tweet của ông Trump ngày 17/11/2020, ông Krebs đã tweet: “Vinh dự được phục vụ. Chúng ta đã làm đúng. Phòng thủ Hôm nay, An toàn Ngày mai. #Protect2020.”             

4. Ông Trump cũng ra lệnh rút quân từ Afghanistan và Iraq vào ngày 15/1/2021, chỉ 5 ngày trước lễ đăng quang của tân tổng thống Biden và chỉ vài ngày sau khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper (9/11/2020), cũng bằng tweet. Ông Esper đã ngăn cản ông Trump về ý định tấn công nhà máy nguyên tử của Iran trước khi ông bị sa thải.

  1. Ông Trump đã ngăn chặn việc chuyển tiếp chính phủ cho ông Biden theo truyền thống quy định, và cấm nhân sự của các bộ, ngành liên lạc với đội ngũ chuyển tiếp của ông Biden. Trong giai đoạn đất nước đang phải đương đầu với đại dịch gia tăng ở mức kỷ lục, “việc ngăn cản này sẽ khiến có thêm nhiều người chết,” ông Biden và các giới chức y tế cảnh báo. Các giới chức an ninh cho biết nền an ninh quốc gia cũng bị đe dọa trước những kẻ thù đang rình rập kể cả các thành phần khủng bố trong nước.
  2. Ông Trump sử dụng mọi biện pháp và phương tiện của chính phủ, tiền thuế của dân và những thành phần thân cận để thao túng kết quả bầu cử. Ngoài việc khai thác vị trí tổng thống để liên tục tuyên bố và tweet ra những điều thất thiệt gây hoang mang cho quần chúng, ông Trump còn trực tiếp chiêu dụ hoặc áp lựccác giới chức bầu cử địa phương để không công bố kết quả bầu cử. Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một đồng minh cật ruột của ông Trump, đã bị tố gọi điện thoại tới áp lực Bộ trưởng Nội vụ của tiểu bang Georgia, ông Brad Raffensperger,hủy bỏ các phiếu bầu qua đường bưu điện. Âm mưu này đã bị ông Raffensperger,một đảng viên lão thành của đảng Cộng Hòa (GOP), tố cáo. Giới chức lương tâm và can đảm này cũng cho biết gia đình ông đã bị đe dọa về tính mạng; ông cũng từng được mua chuộc mời vào làm thành viên danh dự trong ủy ban tranh cử của ông Trump, nhưng ông đã từ chối vì tính chất xung đột lợi ích bất hợp pháp.  
  3. Ông Trump cũng đang vận động một số lãnh đạo GOPtrong các chính phủ tiểu bang để chọn ra các đại cử tri bỏ phiếu cho ông Trump thay vì cho ông Biden theo kết quả phiếu phổ thông của tiểu bang. Tuy nhiên, âm mưu này đã bị phản ứng mạnh trong dư luận, và lãnh đạo GOP của 4 tiểu bang chiến địaArizona, Wisconsin, Pensylvania và Michigan đều đã tuyên bố sẽ chọn đại cử tri theo ý hướng của người dân.

Hơn hai tuần sau cuộc bầu cử với kết quả không thể chối cãi là ông Biden đã thắng vẻ vang, ông Trump vẫn không chịu nhận mình thua cuộc và chuyển giao quyền lực êm thắm theo đúng truyền thống của Mỹ mà 44 đời tổng thống trước ông đã làm. Trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng của đại dịch (giết chết 2.000 người Mỹ mỗi ngày), và của nền kinh tế gần như tê liệt, dư luận Mỹ đã lên án ông Trump vô lương tâm và vô trách nhiệm. Ngoài việc tiếp tục đánh golf, xem truyền hình, tweet ra những cáo buộc thất thiệt là ông đã thắng nhưng bị đảng Dân Chủ đánh cắp, thì ông còn làm tất cả mọi điều có thể, dù tác hại đến đâu đi chăng nữa, hầu bám chặt vị trí quyền lực mà ông không hề có khả năng,  ý thích và ý thức trách nhiệm hoàn thành.

Nhiều vị cựu lãnh đạo và cựu giới chức đảng Cộng Hòa cùng đảng viên GOP các cấp đã đồng loạt lên tiếng, cùng với một số ít ỏi các nghị sĩ GOP đương quyền, kêu gọi ông Trump ngưng vở tuồng “vu cáo, đổ tội” và “kiện cáo lố bịch” để chấm dứt chia rẽ đất nước và ngưng tác hại lên nền tảng dân chủ Mỹ, tức ngưng tấn công vào uy tín của cuộc bầu cử công bằng, trong sáng đã được người dân tin tưởng suốt hơn hai trăm năm qua.

Màn kịch đã hạ màn, ông Trump hãy chấp nhận trò chơi dân chủ và rút lui trong danh dự.

Những người ủng hộ Trump hãy ngưng đồng lõa với ông, ngưng tiếp tay loan tải tin bịa đặt và thuyết âm mưu giả tưởng. Hãy cùng ngồi lại với nhau trong đại gia đình Mỹ, Việt, và cộng đồng nhân loại, để cùng bắt tay giải quyết những vấn nạn trong cuộc sống, mà trước mắt là đại dịch COVID-19. Có sức khỏe, còn sinh mạng, còn có nhau thì chúng ta mới có cơ hội để chung sức củng cố nền dân chủ Mỹ và đem lại ước mơ dân chủ cho quê hương Việt Nam.

Hãy cùng thực hiện truyền thống tốt đẹp tại Mỹ sau mỗi kỳ bầu cử: “khiêm tốn trong chiến thắng và hòa nhã, lịch sự trong thất bại.”

Hạ đo ván Trump? Người Cộng Hòa gục ngã

Tác Giả:
Thạch Đạt Lang
 

Cuộc nổi dậy của một số đảng viên trong đảng Cộng Hòa chống lại Trump – kẻ thua cuộc – đã thất bại. Phía sau hậu trường của sự việc là những tính toán, những âm mưu thủ lợi hèn hạ của từng cá nhân, những dân biểu, thượng nghị sĩ trong đảng Cộng Hòa sẽ gây thiệt hại tàn tệ cho cả đất nước.

Tính đến ngày hôm nay 20.11.2020, ông Donald Trump còn đúng 2 tháng nữa mới phải rời khỏi tòa Bạch Ốc, ông chưa trở thành nhân vật lịch sử. Tuy nhiên, càng kéo dài thêm sự hoang tưởng chiến thắng của ông trong đầu óc, suy nghĩ của những người ủng hộ – fan cứng – chẳng riêng đảng Cộng Hòa mà cả nước Mỹ sẽ chịu tác hại nặng nề.

Sự hòa giải bằng nghĩa cử bắt tay của ông Joe Biden, người chiến thắng cuộc bầu cử với Donald Trump – kẻ thua cuộc tiểu nhân – đã bị lạnh lùng gạt bỏ với những tuyên bố của Mitch McConnell, Bill Barr, Lindsey Graham…từ chối chấp nhận kết quả bầu cử dù không hề đưa ra được một bằng chứng nào về sự gian lận. Hầu hết những thưa gửi, khiếu nại của ủy ban bầu cử của Trump, đảng Cộng Hòa ở các tòa án rằng bầu cử bị gian lận đã bị từ chối, luật sư rút đơn hoặc bị xử thua vì thiếu bằng chứng.

Mục đích của những chuyện thưa gửi này không có gì ngoài việc kích động, kêu gọi sự đóng góp thêm tài chánh vào những vụ kiện vô lý, hoàn toàn không có phần thắng của Donald Trump cũng như tiếp tục bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa vào cuộc bầu cử 2 thượng nghị sĩ của bang Georgia vào ngày 05.01.2021, cuộc bầu cử quyết định ai sẽ nắm quyền ở thượng viện – Dân Chủ hay Cộng Hòa.

Trên thực tế, cho đến năm 2024 khi đảng Cộng Hòa tìm thấy một ứng cử viên tổng thống khác thì chưa biết ra sao nhưng hiện nay Trump vẫn là lãnh đạo của đảng. Một cuộc lật đổ Trump trong đảng Cộng Hòa vào lúc này là vô phương, Trump đã thành công xuất sắc trong việc gieo ý tưởng rằng cuộc bầu cử ngày 03.11.2020 là gian lận vào đầu óc những người bỏ phiếu cho ông.

Trump đã làm lung lay tận gốc niềm tin vào một cuộc bẩu cử tự do, công bằng, minh bach thiết lập bởi một thể chế dân chủ rõ ràng, chính trực. Trong một cuộc thăm do, có 4/5 cử tri bỏ phiếu cho Trump tin rằng cuộc bầu cử vừa qua đã bị gian lận nhưng gian lận như thế nào thì không ai trả lời được.

Trump cũng đã thành công trong việc biến đảng Cộng Hòa – một thời huy hoàng với những tôn chỉ, giá trị tốt đẹp, xứng đáng với cái tên Grand Old Party – thành đảng của mình – Trump Party. Nhiều người trong đảng CH nhận định rằng nền tảng của đảng CH ngày nay không còn như trước.

Nhiều nhân vật trong đảng Cộng Hòa chẳng phải không thấy, không biết những việc làm sai trái, những lời nói, hành vi ngồi xổm lên luật pháp, hiến pháp của Donald Trump nhưng họ phải im lặng. Họ im lặng chỉ vì quyền lợi, vì cái ghế dân biểu hay thượng nghị sĩ trong quốc hội. Chỉ cần một dòng tweet của Trump, tương lai chính trị của họ sẽ tiêu tùng trong một nốt nhạc trong lần bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 hay vào năm 2024.

Cho dù có phải rời khỏi tòa Bạch Ốc hay đi tù vì những vi phạm pháp luật trước khi trở thành tổng thông, quyền lực, ảnh hưởng của Trump sau ngày 20.01.2021 chưa chắc đã bị suy giảm mà còn có thể mạnh mẽ hơn trước, Trump vẫn còn là trung tâm quyền lực trong đảng Cộng Hòa. Với bản chất tiểu nhân, thù vặt, thù dai, nước Mỹ sẽ khó lòng yên ổn trong thời gian sắp tới. Chỉ một giòng Tweet của Trump cũng đủ khuấy động làm nổi lên một cuộc bạo loạn.

Rất nhiều người chỉ trích, phản đối Trump đã hi vọng một sự thất bại nặng nề, ê chề cho Trump và đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử vừa qua. Họ chở đợi kết quả bầu cử sẽ là tiếng nói rõ ràng, quyết liệt từ chối đường lối gây chia rẽ nước Mỹ của ông cũng như là lời cảnh cáo đến các nghị sĩ, dân biểu, đảng viên trong đảng Cộng Hòa rằng quyền lực của họ sẽ bị tước bớt.

Hi vọng này đã không trở thành hiện thực. Với hơn 73 triệu phiếu bầu so với 79 triệu cho ông Joe Biden, cho thấy 47% cử tri Mỹ vẫn còn ủng hộ Trump mạnh mẽ cho dù hơn 250.000 người Mỹ bị chết và 10.000.000 người bị nhiễm Coronavirus vì phản ứng chậm chạp, không theo lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ về dịch bệnh cùng với những tuyên bố chối bỏ trách nhiệm, phó mặc người dân hành động của Trump và nội các.

Trump đã không bị đánh gục như nhiều người mong đợi. Hơn nữa, dù vẫn còn là thiểu số trong hạ viên, đảng Cộng Hòa đã có thêm 7 ghế, đây là một tín hiệu không tốt cho đảng Dân Chủ.

Việc tìm cách gây khó dễ, trở ngại trong việc chuyển giao quyền lực cho nội các mới của ông Joe Biden cho thấy Trump đang bày ra một trò nguy hiểm cho nước Mỹ. Cả thế giới đang căng mắt theo giõi những hành động của Trump và nội các. Một điều chắc chắn, dù không nói ra, Tập Cận Bình và Vladimir Putin và những nhà độc tài khác đang hả hê, thích thú ngầm trước những hành động của Trump.

Thạch Đạt Lang

Thành phố Mỹ yêu cầu phạt chiến dịch Trump

Các luật sư Detroit yêu cầu thẩm phán phạt chiến dịch Trump vì phát tán "thông tin sai lệch" về việc chứng nhận kết quả bầu cử ở Michigan.

Chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Trump hôm 19/11 thông báo đã "tự nguyện" rút vụ kiện phản đối kết quả bầu cử ở Michigan vì các quan chức bầu cử tại hạt Wayne bang này "đã họp và từ chối công nhận kết quả bầu cử".

Thực tế các thành viên đảng Cộng hòa trong hội đồng phụ trách bầu cử hạt Wayne đã từ chối công nhận kết quả hôm 17/11, nhưng sau đó nhanh chóng thay đổi quyết định do công chúng phản đối.

Nhân viên kiểm phiếu ở Detroit, Michigan, hôm 4/11. Ảnh: Reuters.

Nhân viên kiểm phiếu ở Detroit, Michigan, hôm 4/11. Ảnh: Reuters.

Các luật sư của thành phố Detroit hôm 19/11 cho biết hồ sơ vụ kiện của chiến dịch Trump đã chứa "ngôn ngữ không phù hợp và sai lệch", đồng thời yêu cầu thẩm phán loại bỏ tài liệu tranh chấp khỏi hồ sơ.

Nhóm luật sư Detroit không yêu cầu phạt tiền chiến dịch Trump, nhưng cho biết thẩm phán Janet Neff có "thẩm quyền xử lý các tài liệu trong hồ sơ như một hình phạt". Thẩm phán Neff hiện chưa đưa ra phán quyết về yêu cầu này.

Mark "Thor" Hearne, luật sư của chiến dịch Trump, người đã đệ trình các hồ sơ lên tòa án, cho hay yêu cầu xử phạt của nhóm luật sư Detroit là "phù phiếm". "Chẳng có tuyên bố nào sai cả", Hearne khẳng định.

Gần hai tuần kể từ sau khi Joe Biden được truyền thông dự đoán là Tổng thống đắc cử, Trump vẫn không nhận thua và tiếp tục thúc đẩy nỗ lực pháp lý ngăn chiến thắng của Biden ở một loạt bang như NevadaPennsylvania và Michigan.

Tuy nhiên, cuộc chiến pháp lý của Trump được nhận định "đuối lý", trong khi quan chức hai đảng Cộng hòa và Dân chủ cũng thúc giục chính quyền ông nhanh chóng chuyển giao quyền lực cho Biden. Ngọc Ánh (Theo Reuters)

Twitter lên kế hoạch giao tài khoản tổng thống cho Biden, người Việt tại Mỹ gây quỹ đấu tranh ủng chộ TT Trump tái đắc cử

Twitter thông báo sẽ trao quyền kiểm soát tài khoản tổng thống Mỹ @POTUS cho Joe Biden vào ngày nhậm chức 20/1, dù Trump chịu nhận thua hay không.

"Twitter đang tích cực chuẩn bị hỗ trợ về việc chuyển giao các tài khoản của Nhà Trắng vào ngày 20/1/2021", người phát ngôn Twitter Nick Pacilio cho biết hôm 20/11.

Pacilio nói thêm quá trình bàn giao các tài khoản Twitter của Nhà Trắng đang được thực hiện với tham vấn từ Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ, giống như gã khổng lồ mạng xã hội này từng làm năm 2017.

Bên cạnh bàn giao tài khoản tổng thống Mỹ @POTUS cho Biden, Twitter cũng sẽ bàn giao những tài khoản chính thức khác như @FLOTUS (Đệ nhất phu nhân) và @VP (Phó tổng thống Mỹ) cho chủ nhân mới.

Tổng thống đắc cử Joe Biden tại Wilmington, Delaware, hôm 16/11. Ảnh: AFP.

Tổng thống đắc cử Joe Biden tại Wilmington, Delaware, hôm 16/11. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người tích cực sử dụng Twitter, dùng song song cả hai tài khoản @POTUS, với 32 triệu người theo dõi, và tài khoản cá nhân của ông là @realDonaldTrump, với khoảng 88 triệu người theo dõi.

Trump chủ yếu sử dụng tài khoản Twitter cá nhân @realDonaldTrump để đăng tải các thông tin quan trọng, trong khi tài khoản @POTUS phần lớn được dùng để chia sẻ lại các dòng tweet.

Twitter đang tỏ ra "cứng rắn" với Tổng thống Mỹ khi liên tục gắn nhãn cảnh báo với các dòng tweet mà ông cáo buộc gian lận bầu cử hay tuyên bố đã giành chiến thắng.

Ngọc Ánh (Theo AFP)



URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.8019

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca