Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Diễn tiến thành lập khu phố Việt Nam
18.08.2006

Diễn tiến thành lập khu phố Việt Nam

Sau phiên họp đầu tiên ngày 24-07 tại nhà hàng Vinh Vinh bầu ban chấp hành lâm thi vi 17 ngýời phân chia nhiệm vụ, Uỷ Ban Thành Lập Khu Phố Việt Nam Montréal đã triệu tập buổi hội thảo thứ hai vàolúc 2PM ngày chủ nhật 6-8-2006 tại nhà hàng Bún Việt số 7058 đường Saint Hubert, Montréal. Bún Việt là một trong 6 cơ sở kinh doanh người Việt vừa hưởng ứng gia nhập Khu Phố Việt Nam từ đầu tháng 7 năm 2006, nằm gần góc đường Jean Talon bên cạnh tiệm vàng Wing Heng cũng mới khai trưong không bao lâu và sắp có tiệm vàng Mỹ Ngọc khai trương đầu tháng tới. Hiện nay đã có khoảng 125 cơ sở kinh doanh và dịch vụ cũng như chuyên nghiệp VN tại khu phố VN tương lai và nhiều người đã bán nhà từ các khu ngoại ô dời về trung tâm thành phố khu métro Jean Talon vì thuận tiện đi lại, tiết kiệm tiền xăng mắc mõ hiên nay cũng như đầu tư vì nhà trung tâm thành phố luôn lên giá. Trong 3 tháng t tháng 7 đến tháng 10 năm 2006 đã có 10 cõ s di về khu phố VN, trong đó có 2 nha sĩ, 1 kế toán, 4 quán ăn,1 tiệm thc phẩm, 1 tiệm vàng, 1 tiệm đổi tiền. Ngoài ra, nhiều ngýời đã mua đýợc nhà trong khu phố nầy vì rất tiện li.


Buổi hội thảo quy tụ nhiều thành phần doanh nhân, chuyên viên địa ốc, bảo hiểm, chủ nhân nhà hàng, nhà in, truyền thông, thân hào nhân sĩ khoảng 50 người. Anh Ngô Văn Tân tức thi sĩ Tân Văn khai mạc chương trình với sự nhấn mạnh nhu cầu thành lập khu phố VN để đoàn kết, tương thân tương ái và tổ chức để thu hút người tiêu thụ từ khắp nơi, giúp họ thuận tiện trong việc mua sắm vì tất cả hàng hóa, dịch vụ đều có sẵn tập trung trong một khu không phải đi xa nhiều nơi, tốn thì giờ và xăng nhớt. Theo anh, trung tâm của thành phố Montréal không phải là đường Sainte Catherine mà là đây là tâm vì lấy vòng tròn đường kính 9 km từ métro Jean Talon ta sẽ bao gồm tất cả vòng đai thành phố Montréal. Anh Tân cũng đã nhắc lại lịch sử khu phố Tàu trước kia bắt đầu bằng một nhóm người đa số thất nghiệp, trên 1000 đàn ông chỉ có 4 đàn bà, sau khi làm dư án đường xe lửa xong vào cuối thế kỷ thứ 19 họ tụ họp lại tại góc Bleury và Saint Antoine, sau một thời gian họ dời về đưởng Saint Laurent và Lagauchetiere cho đến năm 1975 vẫn chỉ là những căn nhà lụp xụp, tăm tối và hôi hám đến mức các hãng bảo hiểm từ chối vì cho là fire trap,  nhưng nhờ người tị nạn Việt Nam đến sau đó tiêu thụ nên phố Tàu phát triễn được như hôm nay.

Lịch sử cũng đã cho thấy một khi có một khu phố như vậy thì dầu cho trãi qua bao biến cố cũng vẫn tồn tại, điễn hình phố Tàu ở San Fransico lúc đầu cách đây hơn 100 năm chỉ có vài ngàn người, họ bị kỳ thị đến nỗi chính quyền Mỹ lúc đó viện cớ người Tàu mang hiễm họa dịch hạch nên đốt sách khu phố Tàu, nhưng sau đó họ vẫn tụ tập trở lại. Đến năm 1906 thì trận động đất làm cháy trụi khu phố sau đó thì sóng thần, người Mỹ mừng tưởng phố Tàu nhờ Trời giúp đã bị tận diệt, nhưng không đúng. Người Tàu sống sót đã tụ họp lại và làm thành khu phố Tàu tại San Francisco lớn nhất tại miền Tây châu Mỹ hiện nay. Little Saigon cũng bắt đầu bằng mộ số người tị nạn bơ phờ từ VN sang năm 1975, sau khi rời trại Pendleton, California họ bị lưu đày vào quận Orange county, là khu phố bị ;phá sản của người Mỹ vì không có tiền để trả nợ vay mượn, mọi dịch vụ công cộng gần như đình chỉ, người Mỹ bỏ đi còn lại đất hoang nhà trống, đêm chỉ nghe tiếng côn trùng rên rĩ! Những người tị nạn VN tụ họp lại, lúc đầu có hai bà già trồng rau mang ra ngồi chồm hỗm bán cho người Việt qua lại, sau đó có một thi sĩ gốc Quảng Nam thấy cảnh tượng nên thơ anh ta hô hào hãy lập thành chợ Việt Nam và sau đó thì dân chúng hưởng ứng đã rũ nhau về, ngày nay khu phố Little Saigon có 5000 cơ sỡ thương mại và chuyên nghiệp và dân cư trong Orange county gần 150.000 người VN từ các nơi đổ về. Hiện nay có cả hàng chục phố VN khăp nơi tại Mỹ, thậm chí như gần đây nhất thành phố Denver chỉ với 11.000 dân VN cũng đẵ lập nên khu phố VN! Anh Tân đã làm khán giả theo dõi một cách say mê và ai nấy đều nức lòng mong muốn có một khu phố Việt Na. Một cộng đồng có 42.000 người, học vấn cao hạng nhất Bắc Mỹ với 42% có trình độ đại học, lợi tức trung bình cao hạng nhất trong các cộng động người Việt tại Canada với 37% hành nghề tự do hay chuyên nghiệp, nhưng chỉ 5% dấn thân vào thương trường thua các cộng đồng khác như người Hoa 20% và người Việt gốc Hoa 15% làm ngành kinh doanh. Anh Tân cũng kêu gọi mọi đoàn thể, mọi ngưòi trong cộng đồng VN hưỡng ứng và giúp đỡ để có được khu phố VN, để lại di sản cho các thế hệ sau thay vì chỉ để lại các mộ bia trong nghĩa trang!

Trước khi quyết định thành lập khu phố VN anh Tân cũng hỏi ý kiến một nhà phong thủy Tàu và sau khi đưa ông ta đi xem khu vực, nhà phong thủy Tàu đã nói: Metro Jean Talon Việt thương nhân nhất đái vạn đại Viêt Nam phố, nghĩa là một khi thương gia Việt đến khu nầy rồi thì muôn đời là phố Việt Nam. Hôm nay có tử vi gia phong thủy Thiên Phúc lên diễn đàn cũng tình cờ cho biết khu nầy rất vượng, năng lượng từ phía Bắc đổ xuống qua hai con đường Saint Denis và Christophe Colomb từ rộng đến hẹp như hình thang, sau đó khu nầy có nhiều con đường thương mại cắt ngang như Jean Talon, Saint Zotique, Belanger, Beaubien một cách rất vuông vức. Nếu người Việt về đây biết cách tân trang, sơn màu sắc xanh lá cây hợp với phong thủy thì thật sự sẽ phát triễn thương mại tai khu vực sau nầy.

Buổi hội thảo đã bàn nhiều về danh xưng khu phố và sau khi nhận được trên 20 đề nghị, Uỷ Ban đã chọn tên Việt: Khu Phố Việt Nam, dịch sang tiếng Anh là Vietnamtown, tiếng Pháp là Vietnamville. Hiện đang tiến hành để quyết định làm huy hiệu cho khu phố, có người đề nghị con rồng hoặc chữ S, có chũ VN them một nét nghiên sau chữ N để giống chữ M như vậy thành chữ viết tắt cho VIETNAMVILLE MONTREAL, có người đề nghị trái tim và chữ V, nhiều đề nghị thơ mộng nhưng chưa nhất định chọn xong. Tạm thời Uỷ Ban chọn logo VM như trong website http://vietnamville.ca

Uỷ Ban cũng đã đăng bộ tên Vietnamville- Khu phố Việt Nam, Vietnamtown với cơ quan chính phủ Québec và Canada để bảo vệ danh hiệu.

Ngoài ra, Ủy Ban cũng đồng thanh quyết định tổ chức đêm văn nghệ giới thiệu Dự Án Khu Phố Việt Nam Montréal đến toàn thể kiều bào qua việc tổ chức đêm văn nghệ có mời danh ca Ngọc Ánh, được mệnh danh là Nữ Hoàng Nhạc Rock, giọng ca đầy sinh lực và quyến rũ, từng là ca sĩ nổi tiếng số 1 trong nước đã cư ngụ tại Orange county 6 năm qua và xuất hiện trên 6 DVD Paris by Night, được nhiều khán giả ái mộ không những chỉ về tiếng hát mà còn về các công tác từ thiện của cô xưa nay. Nhằm mục đích gây quỹ để trang trãi chi phí đêm văn nghệ và nếu còn dư sẽ dùng để quảng cáo, làm bảng hiệu lớn Khu Phố Việt Nam Ville ngay góc đường St Denis Jean Talon nhằm phát huy khu phố Việt Nam, Uỹ Ban kêu gọi các thương gia, chuyên gia và kiều bào mua vé ủng hộ cho chương trình thành công. Vé thường 40$, vé hạng nhất 50$, vé VIP 60$ và đặc biệt vé bảo trợ 100$ người bảo trợ được chụp hình và được tri ân đăng báo và internet , ngoài ra còn được các giải thưởng, xổ số v.v... Rất xứng đáng số tiền bỏ ra làm việc cộng đồng rất thực tế và có ý nghĩa. Đêm văn nghệ sẽ được tổ chức vào tối thứ bảy 04-11-2006 lúc 7 giờ tối tại nhà hàng Ruby Rouge số 1008 Clark, phố Tàu. Sỡ dĩ chọn phố Tàu để nhắc nhỡ cộng đồng VN là ngày xưa người Tàu cũng bắt đầu khu phố như chúng ta bây giờ, ta hãy học kinh nghiệm của họ để có khu phố VN như họ, mang lại hảnh diện cho cộng đồng và dân tộc Việt Nam và lưu lại di sản cho con cháu sau nầy.

Tiếp theo là phần văn nghệ với các tiếng hát của Dạ Dung, Tân Văn. Ca sĩ Bảo Trâm có đến để hát nhưng vì hội thảo kéo dài quá nên đã phải rời vì có hẹn. Đặc biệt, anh Tân Văn vừa sáng tác và hòa âm xong phần nhạc khí bản nhạc Khu Phố Việt Nam, anh mang CD đến phụ họa trong khi hát bản nầy rất tha thiết, êm dịu và ngot ngào nhận được rất nhiều hoan hô. Ngoài ra, anh cũng trình bày bản Giàn Thiên Lý và ngâm thơ bài Vu Lan nhân dịp lễ nầy, anh được vổ tay nhiệt liệt. Buổi hội thảo được chấm dứt luc 5PM trong sự ra vê hân hoan phấn khỡi của mọi người. Anh Tân là người rất tích cực trong những công tác cộng đồng và nhân đạo từ trước đến nay, rất trong sạch và sẵn sàng giúp những người hoạn nạn như ta đã từng biết qua vụ đưa quan tài anh Đinh Đức Tâm chết vô thừa nhận về tận nhà má anh tại VN, giúp các nạn nhân sóng thần Đông Nam Á, Katrina ở Mỹ và gần đây nhất là anh đã một mình tổ chức văn nghệ và quyên góp được 10.200$C và đã gởi cứu trợ đến cả trăm gia đình ngư dân bỏ mình trên biển do trận bão Trân Châu vừa qua. Những chuyện anh làm âm thầm không đăng báo chí còn gấp nhiều lần hơn thế nữa.

Khu phố VN là công trình to tát nhất lịch sử của công động người Việt tại Montreal cũng như Canada, do đó đòi hỏi sự đóng góp của nhiều người nếu không nói là mọi người VN tại Montréal. Hoặc trực tiếp bằng cách tham gia vào uỷ ban, mua vé văn nghệ bảo trợ, hoặc dời cơ sở thương mại đến, hoặc mở thêm tại khu vực. Và nếu không làm được những thứ đó thì hãy rủ nhau viếng thăm và tiêu thụ tại các tiệm VN tại khu phố, vừa hưởng thụ vừa gián tiếp giúp phát triễn. Trong tháng 9 Uỷ Ban sẽ tổc chức các buổi ca nhạc tại những tiệm ăn góc Saint Denis Jean Talon và lân cận để thu hút khán giả cũng như khách hàng cho các tiệm đang mong đợi sự chiếu cố qúy kiều bào. Ủy ban thành lập khu phố cũng đã phối hợp các thương gia tại đây mua nguyên trang báo Ánh Nắng để quảng bá khu phố và dịch vụ của họ. Ngoài ra, còn thành lập một website mang tên http://Vietnamville.ca. Xin hãy ủng hộ dự án thành lập Khu Phố Viet Nam Ville Montreal. Người làm việc nghiêm túc cho các lợi ích cộng đồng hiện nay còn rất it, xin đồng bào đừng để họ cô đơn.

Vì số vé tham dự giới hạn nên xin quý vị đặt trước bằng điện thoại tại. Ngoài ra, vé còn đưọc bán tại các tiệm và cơ sỡ thương mại bảo trợ. Xin điện thoại:
Ngô Văn Tân 514 866 5811 ext. 202
Lê Quang Vĩnh Thụy 514 824 1972
Nguyễn Hữu Toàn hoặc Nguyễn Nam Phương: (514) 240 8627
Peter Nguyễn Quỳnh 514 953 9360
Kathy Trương 514 836 2860
Hoàng Oanh 514 271 8668
Phượng Nguyễn 514 983 9129
Hélène Tran 514 578 0375
Trần Quốc Quang 514 242 1532
Ký giả Hoàng Lê, Montréal

Xin mời bạn nhấn vào để xem VIDEO VĂN NGHỆ THÀNH LẬP PHỐ VN

URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.8

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca