Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Đảng bất tài bất xứng, tham nhũng quan liêu, VN đối diện với nhiều thách thức
02.07.2018

PGS. TS. Phạm Quý Thọ  Bộ Kế hoạch và Đầu tư 
Việt Nam đang đối diện với các thách thức ngày càng lớn, trong đó có thách thức có cội nguồn thể chế. Các sự kiện nóng kéo dài, lan rộng và căng thẳng trong thời gian gần đây, đặc biệt là việc xét xử các đại án trong cuộc chiến chống tham nhũng đang rất quyết liệt và làn sóng biểu tình tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đang thách thức sự ổn định chế độ.

Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột cuộc biểu tình chống dự luật về Đặc khu hành chính kinh tế ở Việt Nam vào thượng tu tháng 6/2018 đã đạt quy mô rộng lớn trên khắp cả nước với đủ các giới tham gia, theo quan sát quốc tế.

Các thách thức buộc đảng và chính phủ cần thay đổi cải cách thể chế hướng tới người dân.

Các nhận định có cơ sở khi cho rằng sự sai lầm của chính sách tăng trưởng nóng dựa vào các tập đoàn kinh tế nhà nước và quản lý kinh tế xã hội yếu kém của thời kỳ trước, đặc biệt trong thập kỷ 2006 - 2016, dẫn tới những hậu quả nặng nề.

VN: Đề nghị 'kỷ luật' quan chức Bộ Thông tin, Truyền thông

Vụ Mobifone-AVG: Bộ Công an 'tiếp nhận hồ sơ'

Ụ nổi Vinalines có là án lệ cho Mobifone-AVG?

Con đường dẫn tới 'đặc khu Vân Đồn'

VN: Nhà hoạt động công đoàn tố "bị khủng bố"

Về kinh tế là bất ổn kinh tế vĩ mô: tăng trưởng sụt giảm, các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài, nợ xấu ngân hàng cao, nợ công lớn, bội chi ngân sách … Về chính trị là bộc lộ bất ổn thể chế: bộ máy, biên chế nhà nước cồng kềnh, quan liêu, quan chức tham nhũng, tha hoá quyền lực và đạo đức, xuống cấp các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội tràn lan…

Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, tháng 1 năm 2016, các lãnh đạo đảng của nhiệm kỳ 2016-2021 đang có động thái cải cách thể chế, khi ban hành một số nghị quyết có liên quan. Hội nghị TƯ 4 về củng cố tổ chức đảng, Hội nghi 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, Hội nghị 6 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và Hội nghị 7 về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược… Nhưng chương trình nghị sự 'định sẵn', bị ràng buộc bởi ý thức hệ có thể khiến cho các giải pháp chính sách ít có lựa chọn và trở nên bị động.

Cuộc chiến chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động để lấy lại niềm tin trong nhân dân và ở giai đoạn 'quyết liệt'. Nhiều đại án được xét xử, đặc biệt các vụ xử quan chức cấp cao như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh… được dư luận trong và ngoài nước chú ý.

Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionVụ án Trịnh Xuân Thanh được cho là hội tụ hai yếu tố nội bộ và đối ngoại của Việt Nam

Và đặc biệt gần đây nhất là Ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã công bố kết luận điều tra vi phạm ở hai Đảng bộ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Quốc Phòng, với hàng loạt quan chức, tướng lĩnh đối diện các hình thức kỷ luật bị đề nghị do các vi phạm được kết luận là nghiêm trọng, trước đó là một số tướng lĩnh bên Bộ Công An đã bị bắt và khởi tố bị can.

Tuy nhiên, mục tiêu củng cố đảng duy nhất cầm quyền, 'tự kiểm soát quyền lực', khi phải dung hoà các nhóm lợi ích đã và đang chi phối quyền lực và chính sách trong thời gian dài, tạo ra các giới hạn không tránh khỏi của cuộc chống tham nhũng. Ngoài ra, việc sử dụng bộ máy kém hiệu năng, các cán bộ, công chức đang tha hoá để chống tham nhũng, 'lấy đá tự ghè chân mình' có thể lường trước tính 'bất định' và hiệu quả thấp.

Quan tham và kinh tế thị trường

Việc Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng ngày 25/6/2018 tại Hà Nội với sự tham dự của các lãnh đạo cao nhất của đảng và hơn 500 đại biểu chứng tỏ tính chất 'quyết liệt' của cuộc chiến này.

'Khởi tố, bắt hàng chục người' vụ đánh bạc ngàn tỷ

Cựu ‘anh hùng công an’ Phan Văn Vĩnh bị bắt

Lý do biểu tình: 'Chống TQ và mong mỏi dân chủ'

Tuy nhiên, đang có 'những kẻ ngáng đường', mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng yêu cầu 'tránh sang một bên'. 'Tử huyệt' của quan tham là minh bạch tài sản, nhưng việc luật hoá việc kê khai trên quốc hội đang bị kéo dài, trì hoãn với lý do 'nhạy cảm', thiếu thuyết phục cử tri.

Theo Tổ chức Minh Bạch Quốc tế, Việt Nam tiếp tục nằm trong số các nước có tình trạng tham nhũng cao trong bảng xếp hạng Chỉ số Nhận thức Tham nhũng 2017.

Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) được công bố năm 2018 cho thấy tham nhũng vặt còn phổ biến, và các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải phòng… kiểm soát kém hiện tượng này, người dân và doanh nghiệp 'chai lỳ', buộc phải chấp nhận, tiếp tục 'hối lộ' để tồn tại…

Có thể trong cuộc chiến này một số cựu quan chức tiếp tục bị kỷ luật đảng hay ra toà do tội 'cố ý làm trái' trong nhiệm kỳ trước, song vẫn hiện hữu nguyên nguy cơ tiềm ẩn khi bộ máy nhà nước vẫn trong 'tình trạng trên nóng dưới lạnh', cán bộ vẫn 'giấu mình chờ thời'...

Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionĐang có những áp lực với Ban lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam trên nhiều phương diện và khía cạnh, theo tác giả

Loại thách thức thứ hai, từ dưới lên, từ người dân, có cội nguồn từ chính quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường giờ đây không chỉ là 'phao cứu' cho chế độ trong khủng hoảng và 'biện minh' cho tính chính danh của đảng cầm quyền tuyệt đối, mà còn tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Như một hệ quả tất yếu, quá trình chuyển đổi này, sớm hay muộn, sẽ thúc đẩy tạo lập môi trường cho các nguyên tắc vận hành của thị trường. Các giá trị mới về dân chủ, về quyền con người, quyền tự do kinh doanh, tự do biểu đạt, lập hội… sẽ lan rộng và dần củng cố, đặc biệt trong giới trẻ và tầng lớp trung lưu.

Các động thái của 'chính phủ kiến tạo, liêm chính, kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp' có ảnh hưởng ngoài ý chí chủ quan tới sự thay đổi này khi đang khuyến khích tinh thần và môi trường tự do kinh doanh.

Sự thay đổi này đang 'cộng hưởng' bởi sự dồn nén của người dân do mất đất, đời sống khó khăn do ô nhiễm từ các dự án, các tiêu cực xã hội…

Và không loại trừ yếu tố 'thoát Trung' khỏi các dự án đầu tư không minh bạch, không hiệu quả. Hơn thế yếu tố này mang tính lịch sử và trước sự đe doạ chủ quyền biển đảo.

Dân bất tuân và thách thức thực sự

Viẹt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionDiễn biến biểu tình, phản đối ở Phan Rí Cửa, Bình Thuận đầu tháng 6/2018 bộc lộ những khía cạnh đáng chú ý trong chính trị và xã hội ở Việt Nam hiện nay

Các phản ứng của người dân ban đầu là tự phát, đơn lẻ đang dần chuyển thành các cuộc biểu tình với quy mô lớn hơn và lan rộng đã tạo nên thách thức thực sự cho chế độ.

Tại sao lại là Bình Thuận?

'Nên điều tra về việc có đàn áp biểu tình ở Sài Gòn'

Luật An ninh mạng 'thừa mà ảnh hưởng dân quyền'

Mối nguy của kinh tế VN khi bất mãn gia tăng

Từ hiện tượng 'Đoàn Văn Vươn' đơn độc, tự phát giữ đất khai hoang, các nhóm nhỏ lẻ khiếu kiện kéo dài như Dương Nội, và gần đây nhất là Thủ Thiêm… đến vụ xã Đồng Tâm 'cố thủ' giữ đất tập thể… Những vụ phản đối 'bất tuân dân sự' kéo dài đối với các trạm thu phí giao thông (BOT) thiếu minh bạch và bất hợp lý, như Cai Lậy…

Tiếp nối sự phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa năm 2014 và thảm hoạ môi trường biển miền Trung do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải chất độc hại năm 2016…, các cuộc biểu tình đông dân trong những ngày tháng 6/2018 vừa qua bùng phát ở nhiều nơi trong cả nước, như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Bình Thuận…, thậm chí ở Phan Rí Cửa đã xảy ra căng thẳng khi người dân đốt trụ sở ủy ban và chống trả lực lượng an ninh bằng gạch đá...

Các sự kiện nêu trên cho thấy rằng việc phản đối hai Dự luật về Đặc khu hành chính và An ninh mạng trong thời gian kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 14 diễn ra chỉ nguyên nhân trực tiếp, thời điểm, mà đằng sau là tâm lý bị bất bình dồn nén, những đòi hỏi đảng và chính phủ cần minh bạch, công khai trong hoạch định, thực thi chính sách và nhu cầu ngày càng cao của người dân về quyền dân sự, quyền con người.

Chính quyền cần phải nhận rõ các thách thức này, thấu hiểu người dân từ đó thay đổi quan điểm và cách tiếp cận với các vấn đề thực tế đang diễn ra.

Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhiều người trẻ tham gia các cuộc biểu tình, xuống đường ở Việt Nam thời gian qua.

Thay vì tạo nên nỗi sợ hãi, cải cách thể chế cần phải hướng tới người dân, lắng nghe nguyện vọng của họ, thiết lập cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng để họ được các quyền hiến định.

Trước những thách thức cải cách, thể chế cấp thiết phải thay đổi.

Thực tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường cho thấy, một là, thể chế luôn là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế, vì chúng định hình và thực thi chính sách.

Thứ hai, điều quyết định hiệu quả cải cách là thể chế chính trị cần thay đổi phù hợp với kinh tế thị trường, không để ý thức hệ giáo điều níu kéo.

Và cuối cùng sẽ là sự điều chỉnh có hiệu quả cơ chế chính sách cần hướng tới người dân, và đó sẽ là chìa khóa cho sự tăng trưởng dài hạn.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.

Bị tuyên án tù oan sai, đảng viên cựu trưởng thôn tự thiêu để minh oan

< iframe allow="autoplay; encrypted-media" allowfullscreen="" frameborder="0" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/-AIFbA96unU" width="640" style="border-width: 0px; border-style: initial; padding: 0px; vertical-align: baseline; max-width: 99%;">< /iframe> 

CTV Danlambao - Vào khoảng 11h30 phút ngày 02 tháng 07 năm 2018, ông Bùi Hữu Tuân (SN 1960, quê Chương Mỹ, Hà Tây) đã tẩm xăng tự thiêu trước Trụ sở tiếp dân của Thanh tra Chính phủ (số 1 Ngô Thì Nhậm, Quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Ông Tuân sinh năm 1960 ở Hợp Đồng - Chương Mỹ, Hà Nội. 

Trao đổi với anh Lê (con trai ông Tuân) được biết ông Tuân nguyên là trưởng thôn Đạo Ngạn, xã Hợp Đồng. Ông Tuân luôn sống hết lòng với người dân trong thôn nên đã được bầu làm trưởng thôn liên tiếp 3 khoá.

Sự việc xảy ra vào năm 2012, thôn Đạo Ngạn có đất ở khu Lò Gạch và Gò Mỏ Quán để hoang, xã giao cho ông Tuân vận động người dân nhận thầu nhưng không ai nhận làm. Một số hộ trong thôn có đơn gửi ông Tuân xin đất ở đây để đặt lăng mộ của dòng họ. Ông Tuân cùng ban lãnh đạo thôn đã họp xét duyệt đơn và thống nhất giao cho ông Tuân chuyển số đơn đề nghị lên UBND xã Hợp Đồng đề nghị giải quyết. Ít ngày sau ông Tuân chuyển đơn lên chủ tịch UBND xã. Sau đó địa chính xã đo đất chia cho dân. 

Ông Tuân bị một người có tư thù trước đó trong thôn đâm đơn tố cáo. Đồng thời, bí thư xã cũng có mối thù với ông Tuân vì cho rằng trước đó ông xúi người dân không bỏ phiếu khiến ông bí thư bị trượt ghế hội đồng nhân dân, nên vụ việc bị đẩy lên cao. 

Khi vụ việc được đưa ra thì địa chính và các bên liên quan chối việc chính họ đã đo và chia đất cho dân, đổ hết tội cho ông Tuân. 

Ngày 27/11/2017, toà án nhân dân huyện Chương Mỹ kết án ông Tuân 5 năm tù theo điểm b, khoản 2, điều 281 BLHS tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngày 8/12/2017, ông Tuân làm đơn kháng án lên Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội.

Ngày 7/4/2018, toà án nhân dân thành phố Hà Nội xử phúc thẩm và tuyên án ông Tuân 3 năm tù giam.

Ngày 3/7/2018, ông Tuân bắt đầu phải thi hành án tù.

Vì cho rằng mình bị oan sai, ông Tuân đã nhiều lần gửi đơn khiếu kiện nhưng không được tiếp nhận.

Ngày 2/7/2018, ông tiếp tục đến trụ sở tiếp dân Trung ương để gửi đơn khiếu kiện và xin hoãn thi hành án nhưng vẫn bị từ chối. Quá phẫn uất, ông Tuân đã tưới xăng lên người và châm lửa tự thiêu.




Một số người dân chứng kiến sự việc đã lấy chăn dập lửa giúp đưa ông đi cấp cứu tại Viện Bỏng Hà Nội.

Hiện tại, ông Tuân bị cháy toàn thân. Tình trạng nguy kịch do xăng vào miệng, bỏng nặng khu lục phủ ngũ tạng và khu nhạy cảm, hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng nặng.

Ông Nguyễn Hữu Tuân tại viện Bỏng Hà Nội

Số điện thoại liên lạc: +84 1 2222 33 866 (anh Lê, con trai ông Tuân)

Video: Đoàn Thanh Giang, ảnh Facebook Nguyễn Thuý Hạnh



29/06/2018 08:00

 3/4 thế kỷ tiến lên XHCN, dân vẫn đói,, sao Thanh Hóa nỡ chơi sang

Nhiều huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa không có điện, không đường, không trạm y tế, phải xin gạo cứu đói. Thế mà lãnh đạo tỉnh lại đề xuất dự chi 104 tỉ đồng cho các hoạt động kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa

Dư luận gần đây bức xúc việc tỉnh Thanh Hóa rục rịch chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 990 "Danh xưng Thanh Hóa" (1029-2019) và dự chi cho các hoạt động liên quan đến sự kiện này lên tới 104 tỉ đồng. Không bức xúc sao được khi năm nào Thanh Hóa cũng xin gạo cứu đói từ trung ương cho hàng ngàn nhân khẩu, xin ngân sách để chi thường xuyên vì thu không đủ chi. Các em nhỏ miền núi còn thiếu ăn, không đủ áo ấm để mặc, trường lớp xuống cấp, đường sá đi lại khó khăn.

Bản "nhiều không"

Cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 250 km về phía Tây, Mường Lát được xem là huyện biên giới nghèo khó nhất của tỉnh này. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Mông, Thái, Dao…

Ở những bản làng xa xôi như Tà Cóm, Cò Cài, Sài Khao… của huyện, người dân vẫn sống trong nghèo khổ, thiếu đủ thứ. Đường dẫn vào bản chỉ là những con đường đất bạt ngang sườn núi hoặc người dân đi nhiều rồi thành đường. Ngày mưa muốn vào bản chỉ có đi bộ vì nước suối chia cắt, đường trơn trượt không thể đi xe máy. Đường không có, người dân nhiều bản làng ở Mường Lát cũng sống trong cảnh không có điện, nếu bản nào tận dụng làm điện mini cũng chỉ thắp được cái bóng chiếu sáng, còn không thì quanh năm leo lắt đèn dầu.

Bản Sài Khao (xã Mường Lý, huyện Mường Lát) nổi tiếng đi vào bài thơ "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng cũng là bản "nhiều không": không đường, không điện, không sóng điện thoại, không có điểm trạm y tế, trường học tuềnh toàng tre nứa.

Để vào được một điểm trường thuộc bản Sậy, xã Trung Thành, huyện Quan Hóa, phóng viên đã phải "đánh vật" với con đường đất lầy lội khoảng 12 km từ trung tâm xã vào bản. Đến nơi, 12 em học sinh đang ngồi ê a học bài trong một nhà tranh tre tạm bợ, trống huơ trống hoác nằm cheo leo bên sườn đồi cạnh dòng sông Mã. Nhiều em nhỏ nơi đây phải băng rừng, lội suối cả cây số để mong kiếm được con chữ. Do không có nhà bán trú nên sáng sớm đi học, các em phải cơm đùm, cơm nắm mang theo, trưa ở lại lấy ra ăn cho đỡ đói.

Dân đói, sao Thanh Hóa nỡ chơi sang - Ảnh 1.

Đường lên bản Sài Khao (xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: THANH TUẤN

Theo thầy giáo Lò Văn Thơm (quê huyện Quan Sơn) - người đã có 5 năm cắm bản dạy chữ cho học sinh bản Sậy, bản hiện có 34 học sinh tiểu học với 3 phòng học; trong đó có 2 phòng đã xây dựng kiên cố, 1 phòng tạm bợ tranh tre nứa lá.

"Do không đủ phòng nên nhiều năm qua, học sinh 2 khối phải ngồi chung 1 phòng học (khối 1 chung với khối 2; khối 3 chung với 4), chung 1 bảng viết.

"Ở đây đang vất vả, thiếu thốn lắm! Giáo viên thiếu, phòng học thiếu, đường đi lại mùa mưa lầy lội, điện không có. Trước đây, chúng tôi còn mù tịt thông tin, nay thì có 1 trạm phát sóng điện thoại nên đã liên lạc được ra bên ngoài" - thầy Thơm tâm sự.

Cũng theo thầy Thơm, trời nắng còn đỡ chứ hôm nào trời mưa, các em phải nghỉ học vì phòng học nước dột tong tong.Khi đông về, các em co ro học trong giá lạnh. Nhiều hôm nhiệt độ xuống thấp quá, thầy trò ở đây phải đốt một đống lửa to giữa lớp để sưởi ấm và ngồi học.

Dù khó khăn, thiếu thốn đủ đường nhưng 5 năm qua, thầy Thơm vẫn miệt mài cắm bản để dạy chữ cho học sinh nghèo nơi thâm sơn cùng cốc này. Không chỉ các thầy giáo cắm bản mà người dân nơi đây đã từ lâu ao ước có 1 phòng học kiên cố, khang trang đúng nghĩa chỉ vài trăm triệu đồng để con em họ yên tâm ngồi học mà xa vời quá.

6 huyện trong nhóm nghèo nhất nước

Theo báo cáo của huyện Mường Lát, địa phương này còn 31 bản chưa có điện, 10 bản chỉ có một nửa. Ông Lương Minh Thông, Bí thư Huyện ủy Mường Lát, cho biết 31 bản chưa có điện là những bản xa xôi, cách trung tâm xã hàng chục km.

"Đường sá xa, đi lại khó khăn nên địa phương không thể làm gì được. Trung ương và tỉnh mà không đầu tư thì chúng tôi cũng chịu vì ngân sách của huyện không có. Điện là nhu cầu bức thiết của người dân, muốn nâng cao đời sống của người dân thì phải có đường, có điện, từ đó mới làm nông thôn mới được. Vấn đề này họp HĐND dưới tỉnh chúng tôi cũng nói, đoàn công tác của tỉnh, trung ương lên huyện cũng đề nghị suốt. Đường sá khó khăn còn có thể khắc phục được, chứ điện thì phải trông chờ cấp trên thôi" - ông Thông nói.

Cũng theo ông Thông, Mường Lát là 1 trong 6 huyện nghèo của Thanh Hóa nằm trong 56 huyện nghèo nhất nước nên mọi vấn đề về đầu tư cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường học đều phụ thuộc ngân sách nhà nước. Nhiều ngôi trường xập xệ, xuống cấp huyện cũng chỉ làm báo cáo và chờ ngân sách cấp trên.

Dân đói, sao Thanh Hóa nỡ chơi sang - Ảnh 2.

Bữa ăn của các em học sinh Mường Lát. Ảnh: THANH TUẤN

Mỗi năm, cả huyện thu ngân sách từ 5-6 tỉ đồng, không bằng 1 xã dưới xuôi, trong khi chi thường xuyên của huyện hơn 200 tỉ đồng (chủ yếu chi trả lương cho cán bộ) nên dù biết nhiều nơi đường sá, điện không có, trường xuống cấp, hư hỏng cũng đành "lực bất tòng tâm".

Không chỉ Mường Lát mà ở 6 huyện nghèo nhất nước của tỉnh Thanh Hóa như Bá Thước, Thường Xuân, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh không khó để bắt gặp những ngôi trường tranh tre, nứa lá tạm bợ, nhiều bản làng chưa có điện, trường lớp học vẫn còn đơn sơ, xập xệ, thiếu thốn.

Ông Lê Đình Xuân, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn, cho hay địa phương còn 186 phòng học xuống cấp, tranh tre, nứa lá và đi mượn. Trong đó, trường mầm non có tới 145 điểm, tiểu học 41 điểm.

"Trước đây có Chương trình 20 của Chính phủ hỗ trợ xây lớp học, Quan Sơn phấn đấu đến năm 2020 sẽ xóa được lớp học tạm bợ, tranh tre. Nay chương trình này bị cắt giảm nên việc xóa bỏ rất khó khăn, ngân sách của huyện thì eo hẹp, chỉ đủ sửa chữa, cải tạo chứ không có xây mới" - ông Xuân thông tin.

Hiện Quan Sơn phải xây mới 125 phòng học thì mới xóa được lớp học tranh tre, kinh phí lên tới hàng chục tỉ đồng.

Ngăn chặn bòn mót, vơ vét của công

Hàng trăm ý kiến bạn đọc đã gửi về Báo Người Lao Động thể hiện không đồng tình với đề xuất chi bạo của Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa.

Theo nhiều bạn đọc, trong đó có bạn An An Lành, Hoàng Ân, Người Việt..., đây là một trong những hình thức tham nhũng, lãng phí; "ăn không chừa thứ gì", kể cả… danh xưng. Đồng thuận với ý kiến trên, một bạn đọc có địa chỉ mail mai2owen@yahoo.com nhận định: "Xứ Thanh cần xử thêm nhiều cán bộ tiềm ẩn hư hỏng, thiếu tầm, thiếu trách nhiệm với dân, chỉ lo huênh hoang, thu vén, hoa hồng...".

Bạn đọc Ông Đồ đề xuất: "Đây là nguyên nhân xuất hiện nhóm lợi ích tham nhũng, bòn mót, vơ vét của công, cần phải ngăn chặn kịp thời". Từ câu chuyện này, độc giả Nguyễn Kim Nga đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo dứt khoát, "chấm dứt những lãng phí, màu mè, hình thức này".

S.NGỌC

Một hội nghị dự chi hơn 23 tỉ đồng!

Ngày 28-6, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, vừa chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, làm việc với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Thanh Hóa để làm rõ về các nguồn vốn đối với từng sự kiện, bảo đảm tiết kiệm tối đa và thiết thực, hiệu quả cho hoạt động kỷ niệm 990 năm "Danh xưng Thanh Hóa" (1029-2019).

Theo ông Phạm Duy Phương, Giám đốc Sở VH-TT-DL Thanh Hóa, tỉnh sẽ tổ chức nhiều hoạt động tiến tới kỷ niệm 990 năm "danh xưng Thanh Hóa" với khái toán số tiền dự chi là hơn 104 tỉ đồng, trong đó hơn 82 tỉ đồng lấy từ ngân sách nhà nước. Cụ thể, kinh phí dành cho ngày lễ kỷ niệm dự kiến khoảng 10 tỉ đồng. Kinh phí tổ chức lễ kỷ niệm 600 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 ngày mất của Anh dùng Dân tộc Lê Lợi và Lễ hội Lam Kinh năm 2018 dự chi khoảng 8 tỉ đồng; hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa năm 2019 (tháng 4-2019) dự chi 23,4 tỉ đồng; triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa (tháng 5-2019) khoảng 9,7 tỉ đồng; Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn 2019 dự kiến chi khoảng 5 tỉ đồng…

" Chúng tôi sẽ tổ chức các hoạt động cho lễ kỷ niệm một cách thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả" - ông Phương nói.

THANH TUẤN - PHONG SƠN


Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gốc Hoa lãnh 3 năm tù

(NLĐO) – TAND TP HCM đồng tình với cáo trạng truy tố của VKSND Tối cao đối với nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình.

Sau 8 ngày xét xử và nghị án, chiều 2-7, TAND TP HCM đã tuyên phạt ông Đặng Thanh Bình (nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-NHNN) 3 năm tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

HĐXX tuyên phạt Hà Tấn Phước (nguyên tổ trưởng Tổ Giám sát NHNN, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh Long An) 2 năm  tù.

Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lãnh 3 năm tù - Ảnh 2.

Ông Đặng Thanh Bình, phó thóng đốc Ngân Hàng Quốc Gia giống chủ tiệm chạp phô Tàu

Các bị cáo Phạm Thế Tuân (nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh TP HCM) bị phạt 1 năm tù, Lê Văn Thanh (nguyên chánh Thanh tra NHNN tỉnh Long An) bị 2 năm 6 tháng tù, Ngô Văn Thanh (nguyên Phó Phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ Ngân hàng Vietcombank Long An) 1 năm 6 tháng tù.

HĐXX nhận định cơ quan điều tra cần ghi nhận một số thiếu sót mà các luật sư đã đề cập trong quá trình tranh tụng tại tòa.

Các quan điểm của luật sư là không có căn cứ chấp nhận, bởi lẽ Thủ tướng đồng ý tờ trình của NHNN tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (Trustbank) với một số tiêu chí rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, bị cáo Đặng Thanh Bình đã có bút phê thực hiện tái cơ cấu Trustbank trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Điều kiện tiên quyết là phải bảo đảm nhóm cổ đông tham gia tái cơ cấu có đủ khả năng tài chính, tuy nhiên, ông Đặng Thanh Bình đã có bút phê trái ý kiến chỉ đạo này.

Với tư cách Phó Thống đốc phụ trách Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN, bị cáo đã nhận được báo cáo sai phạm, tuy nhiên, không có biện pháp chỉ đạo khắc phục. Về chủ trương, Tổ Giám sát được thành lập có quyền hạn như Tổ kiểm soát đặc biệt, tuy nhiên, khi ban hành Quyết định 12 các thành viên Tổ Giám sát chỉ có quyền đình chỉ các sai phạm.

Các bị cáo nguyên là thành viên Tổ Giám sát không thực hiện đúng đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đã để Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng (VNCB)-tiền thân là Ngân hàng Đại Tín-TrustBank) gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.

Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tuy nhiên, khi lượng hình tòa xem xét thời điểm phạm tội lĩnh vực ngân hàng đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng và nhiều điều kiện khác là nguyên nhân khách quan dẫn đến hành vi phạm tội.

Ngoài ra, HĐXX còn xem xét bị cáo Đặng Thanh Bình và các bị cáo khác đã thực hiện thành công việc tái cơ cấu 3 ngân hàng có tình hình yếu kém. Đặc biệt, các bị cáo cũng có nhiều đóng góp cho ngành ngân hàng và gia đình có công với cách mạng, với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.

Việc áp dụng hình phạt tù là cần thiết nhằm thể hiện tính răn đe, nghiêm khắc của pháp luật.Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, ông Đặng Thanh Bình được NHNN giao nhiệm vụ phụ trách cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, Vụ Pháp chế. Với nhiệm vụ này, ông Bình có trách nhiệm chỉ đạo tái cơ cấu những ngân hàng hoạt động yếu kém.

Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lãnh 3 năm tù - Ảnh 3.

Các bị cáo nghe tuyên án

Thực hiện chủ trương này, vào năm 2012, một tổ giám sát được thành lập để giám sát đối với những hoạt động tại VNCB và ông Bình được bầu làm tổ trưởng.

Sau khi đại gia Hứa Thị Phấn chuyển nhượng Trustbank cho ông Phạm Công Danh (nhóm cổ đông Thiên Thanh) thì Trustbank được xếp vào 1 trong 6 ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Do hoạt động yếu kém nên mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỉ đồng tại Trustbank phải có ý kiến của Tổ Giám sát.

Kết quả điều tra có đủ căn cứ kết luận ông Bình đã có hành vi không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, không thực hiện đúng phương án tái cơ cấu Trustbank do chính NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ. Ông Bình đã không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng nhằm bảo đảm  tính đúng đắn, chính xác đối với thực trạng và năng lực tài chính của nhóm ông Phạm Công Danh.

Ông Bình đã quyết định để ông Danh tham gia quản lý, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành Trustbank, tạo điều kiện cho ông này sử dụng ngân hàng như một phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội, gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại khoảng 9.000 tỉ đồng.

Đối với 4 bị can Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh thuộc Tổ Giám sát NHNN đặt tại VNCB được giao nhiệm vụ, quyền hạn; chủ động tiếp cận không hạn chế mọi tài liệu hồ sơ, thông tin, hệ thống phần mềm và yêu cầu ngân hàng này báo cáo, cung cấp tài liệu, làm việc với mọi cán bộ có thẩm quyền, đối chiếu trực tiếp với khách hàng, chủ nợ…nhưng những người này đã không thực hiện nhiệm vụ, lơ là, tạo điều kiện cho ông Phạm Công Danh cùng đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.

Cáo trạng xác định, ông Phước phải có trách nhiệm với số tiền thiệt hại là 3.454 tỉ đồng, Lê Văn Thanh là 6.591 tỉ đồng, ông Phạm Thế Tuân là 3.454 tỉ đồng và ông Ngô Văn Thanh có trách nhiệm với số tiền 10.046 tỉ đồng.

Phạm Dũng

CS đã dọn chỗ đón kền kền phương Bắc!

Đồ Hiếm (Danlambao) - Trên thế giới ngày nay chưa bao giờ có Quốc Hội nước nào lừa bịp người dân trắng trợn như Cuốc Hội Việt gian, chúng không xứng tên gọi là đại biểu, mà gọi đúng là đại bịp nhân dân! Hôm trước, chúng còn tuyên bố sẽ bàn bạc, nghiên cứu và thu thập ý kiến trước khi thông qua "Dự Luật Đặc Khu Kinh Tế (LĐKKT)" tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Vậy mà hôm sau, thông tin trên mạng với hàng loạt những hình ảnh các công trình gần như hoàn thành tại Vân Đồn (Quảng Ninh), và tất cả đã được khởi công xây dựng từ hơn 5 năm trước! Trong dự thảo LĐKKT, Vân Đồn là đặc khu ưu tiên phát triển "công nghệ cao", nhưng theo đỉnh cao trí tệ nhà sản công nghệ cao thuần túy chỉ là "dịch vụ đỏ đen" như: Casino, trường đua ngựa, sân golf, mát-xa, khách sạn với dịch vụ giải trí đèn đỏ (công nghệ cao đâu chẳng thấy, chỉ thấy toàn công ngủ).

Các công trình tại Vân Đồn đã xây từ 2015 và sắp hoàn thành

Liệt kê một vài công trình lớn hầu như đã hoàn tất tại Vân Đồn nhằm chuẩn bị mở ĐKKT, để thấy rõ chủ trương bán nước của ba bầy đàn: Việt gian (tư sản đỏ), Việt cộng (cán gộc) và Tàu cộng kền kền:

- Sân bay Vân Đồn: Được bầy báo lề đảng nổ tành banh là sân bay hiện đại nhất VN vừa cho dân sự lẫn quân sự (đây là điểm đáng chú ý). Dự án sân bay Vân Đồn này đã được thủ tướng phê duyệt từ 2009, nhưng phải đợi đến 2015 khi Trọng lú, Lịch ottopin, Phúc niểng, Ngân đù lên nắm quyền (và thu gom đủ tài sản) mới khởi công xây dựng. Công trình 2 tỷ USD này do Tập đoàn Sun Group thi công (vốn điều lệ 1300 tỷ Hồ tệ), dự kiến sẽ khai trương hoành tráng ngay sau khi thông qua luật ĐKKT vào cuối 6/2018. Nhưng ơn trời, sản tính không bằng dân quyết!

Hãy soi thêm ở đây: Tập đoàn Sun Group - một tập đoàn với nhiều thành tích hình sự về phá hoại môi trường, hủy hoại sinh thái, đòi tiền mãi lộ, toàn xây dựng tại các nơi an ninh quốc phòng "nhạy cảm". Lần này Sun Group lại trúng thầu đậm tuy chỉ với số vốn ít ỏi là 50 triệu USD, hỏi làm sao mà đủ sức thi công một dự án sân bay gấp 40 lần lên đến 2 tỷ USD? Câu trả lời rõ ràng là nhờ vào sự hùn hạp của "Liên minh ma quỷ", gồm trợ lực qua các ngân hàng của các nhóm lợi ích (Trọng, Phúc, Lịch, Ngân) và phần lớn (hơn 90%) từ đám kền kền Tàu cộng. Đó là mặt khuất về tài chánh, còn về mặt công nghệ: Sun Group chỉ chuyên về xây dựng dân dụng, có biết gì về công nghệ cao, thông tin, viễn thông, phân phối hàng hóa (logistik), khí tượng... để xây trạm radar, nhà điều hành phi trường, mạng điện lực, mạng lưới điện não cho các dịch vụ, an ninh quốc phòng... Chắc chắn phải có sự chỉ đạo của đám kền kền Tàu cộng (còn dấu mặt) phía sau, và chính nó là chủ nhân vừa góp vốn, vừa điều khiển toàn bộ phi trường (được cho là sẽ) lớn nhất VN! Đúng là Bộ Cá Tra đã chủ trương "giao nỏ thần" cho bọn tình báo Hoa Nam trong vụ này.

Khu phức hợp nghỉ dưỡng & casino Vân Đồn: Chiếm mặt bằng 2.500 ha với tổng đầu tư 2 tỷ USD. Lần nữa Sun Group được UBND Quảng Ninh và Phúc Niểng chấp thuận làm chủ dự án cho Khu phức hợp nghỉ dưỡng kèm casino tại Vân Đồn, mặc dù theo báo cáo, Sun Group chỉ mới gom được 312,5 triệu USD (1 phần 6) vốn đầu tư từ các cán gộc tại Quảng Ninh. Số tiền còn lại gần 1700 triệu USD còn lại vẫn chưa công khai chủ nguồn vốn, vì có thể đây là tiền của các tài phiệt xã hội đen từ Macau và Hongkong góp vào.

Tổ hợp du lịch Sonasea Dragon Bay được giao khoán cho Tập đoàn CEO Group với đầu tư trị giá 4.950 tỷ Hồ tệ (~ 215 triệu USD) trên quy mô 94 ha tại xã Hạ Long, Vân Đồn. Theo vết Facebook của Tập đoàn CEO Group, tập đoàn này xuất phát từ một tổ chức chuyên về giáo dục và đào tạo để "Hỗ trợ doanh nghiệp Việt phát triển bằng những chương trình đào tạo thực tiễn" vậy mà từ 2014 đã xé rào nhảy sang đầu tư bất động sản tại Phú Quốc, rồi lên như diều bay từ ĐK Phú Quốc đến ĐK Vân Đồn, lại trúng thầu xây dựng công trình với trị giá gấp 800% số vốn mà CEO Group đầu tư vào dự án! Chắc chắn hội đồng quản trị của CEO Group toàn là con cháu bên vợ hoặc bên chồng của đám quan đỏ trung ương đang chơi Gameshow "Cán bộ giấu mặt" để rửa tiền tham nhũng!

Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn: Dài gần 60km kết nối TP. Hạ Long với sân bay Vân Đồn hoàn tất vào cuối tháng 6/18, giá trị đầu tư gần 14.000 tỷ Hồ tệ (610 triệu USD) do Cty BOT Biên Cương làm chủ đầu tư. Cty BOT Biên Cương là cty con của Xây dựng Minh Thành, mà chỉ sau 1 năm đã giàu sụ lên hơn 400 lần qua các dự án BOT. Và sở hữu chủ của Minh Thành trong khoảng thời gian 2014-2017 đã làm ăn chung qua các phi vụ BOT với cựu đại bịp cuốc hội Huyền Tâm (tân quý phi của vua (không ngai) Nông Đức Mạnh trong Tập đoàn Minh Tâm!) Lần ra từ từ đầu mối mới thấy chỉ nhờ… chăn nuôi heo mà gia đình các quan đỏ giàu đến kinh hồn. 

Khu nghĩ dưỡng giải trí cao cấp (từ A đến Z) tại đảo Ngọc Vừng, Vân Đồn: Dự án do Tập đoàn FLC đầu tư lên đến 2 tỷ USD. Lại phải soi kỹ cách làm ăn của Tập đoàn FLC, để biết rõ thêm những ma mãnh của các đại gia đỏ Việt gian và các thế lực phía sau:

1. FLC nhờ các quan đỏ đầu triều chống lưng: Tuy nổi tiếng với đầy rẫy những sai phạm trong quy hoạch và xây dựng như cho xây công trình mà không khảo sát thực địa, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy, tự ý xây công trình trên rừng phòng hộ… Tập đoàn FLC vẫn được chọn là chủ đầu tư cho công trình hơn 2 tỷ USD này. 

2. FLC chơi mê hồn trận "đảo vốn" ngân hàng: Trong 6 tháng đầu năm 2016, FLC đã vay thêm được 1.776 tỷ từ ngân hàng, nhưng chỉ đem trả nợ lại ngân hàng có 439 tỷ đồng rồi lại vay tiếp, và số nợ chồng chất thì cứ ngâm tôm dài hạn. Cách quịt nợ này được rất nhiều tập đoàn ở VN sử dụng Hoàng Anh Gia Lai hay Tôn Hoa Sen… dùng để tăng vốn một cách bất hợp pháp. Phải đợi đến khi các ngân hàng sập tiệm mới cháy nhà ra mặt chuột như trường hợp Đinh la Thăng và Ocean Bank.

3. FLC cấu kết với Tàu cộng: "Khách trú" (bên kia biên giới là nhà) đang mượn tay Trịnh văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC ra mặt đấu thầu công trình, rồi sẽ nhượng lại sau khi ĐKKT đã được thông qua. Chính miệng Trịnh văn Quyết trong một lần hội thảo đã tiết lộ "FLC có thể chuyển nhượng cả dự án cho nhà đầu tư nước ngoài". 

- Hàng loạt công trình phụ như: Trung tâm hội nghị, Kinh doanh khách sạn Casino và đèn đỏ, sân Golf, trường đua ngựa (trên đảo Cái Bầu, Trà Ngọ), Trung tâm thương mãi, Trung tâm trình diễn, Spa, Sân bay lên thẳng (Chiếm 3.000 hecta tại 7 khu trên núi và các phân khu trên các đảo) đã được âm thầm giao cho công ty CP Vân Đồn. Được biết, công ty CP Vân Đồn vừa mới thành lập hồi cuối năm 2017 với vốn điều lệ là 980 tỷ Hồ tệ, làm sao mà có thể huy động vốn trong vòng 6 tháng lên hàng mấy trăm lần để đảm nhận hàng loạt công trình đồ sộ như thế?

- Chưa kể, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 5 Khu công nghiệp (KCN) gồm Cái Lân, Việt Hưng, Hải Yên, Đông Mai và Hải Hà. Trong đó có 3 KCN đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và đã cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất để thực hiện dự án! Còn ai trồng khoai xứ này, Khu sản xuất Đất hiếm tại Việt Hưng với số vốn 5 triệu USD là do bàn tay lông lá Tàu cộng đầu tư, và tại Hải Hà với Dự án Sản xuất Hợp kim có số vốn 30 triệu USD bước đầu mang danh Đài Loan, nhưng toàn bộ công nhân sẽ thuê từ TC, y choang như mô hình của Nhà máy Formosa Hà Tĩnh. 

Sau khi lượt qua các công trình đến nay đã xây gần như hoàn thành tại Vân Đồn, ta có thể suy ra được nguyên tắc chọn thầu và nguyên tắc hoạt động của Tập đoàn bán nước Nguyễn Phú Trọng (Việt gian-Việt cộng-Tàu cộng) như sau:

Nguyên tắc chọn thầu

Các công trình này do các nhóm Việt gian tư sản đỏ ra mặt trúng thầu xây dựng, mà chẳng qua một cuộc đấu thầu minh bạch nào cả. Đám Việt gian này luôn được đảng đỏ ưu tiên giao trọng trách theo công thức bất di bất dịch là: "Thứ nhất hậu duệ (con cháu các cụ), thứ nhì quan hệ (cùng phe nhóm lợi ích), thứ ba hồ/mao tệ (lại quả cho các quan đỏ ít nhất là 30% tổng giá trị công trình)", nên Việt gian tư sản đỏ đã được thông báo (móc ngoặc) từ trên trung ương cs ngấm ngầm cả chục năm trước về những quy hoạch (công trình và dự án) béo bở để ăn chia với nhau.

Nguyên tắc hoạt động

Về tài chánh: Việt gian cùng với Việt cộng tuy có nhiều tiền, nhưng vì phải phân tán mỏng cho nhiều công trình, nên chúng không đủ vốn để đảm nhận tất cả đồng lúc. Chúng thường dùng hai cách: 

- Mượn ngân hàng rồi dùng mánh "đảo vốn": Xem lại vụ FLC ở trên, nghĩa là mượn tiền ngân hàng, sau một thời gian thì các ngân hàng này sẽ đồng loạt khai phá sản. Tiền thì Việt gian và Việt cộng lấy, chỉ có người dân là mất trắng. Do đó dân mình phải rút hết tiền từ ngân hàng ra là vì vậy.

- Liên doanh với Tàu cộng: Gặp các công trình chục ngàn tỷ Hồ tệ thì đám Việt gian ra mặt là chủ đầu tư để trúng thầu (hê hê không có chữ TQ à nhe), rồi Việt gian và Việt cộng hùn vốn 2 phần, kền kền Tàu cộng góp vào 8 phần và trở thành chủ nhân của công trình tuy chỉ núp sau cánh gà giật dây.

Về công nghệ: Để nhanh chóng thu hồi vốn thì kền kền Tàu cộng bắt buộc phải dùng:

1. Kỹ thuật lạc hậu 20 năm (là ít), 

2. Công nghệ rẻ tiền gây thảm họa môi trường (mà ngay cả tại TQ cũng không cho áp dụng), 

3. Dùng 100 % đám công nhân khách trú (người dân nước mình vẫn thất nghiệp dài dài), 

4. Lén lút xả thải, chôn giấu chất độc hại (rác nguyên tử, rác công nghiệp),

5. Khai man thuế, hay trốn thuế qua việc hối lộ cho quan chức Việt cộng để được miễn giảm thuế 99 năm, điển hình vụ Formosa hối lộ tượng vàng 50 ký cho Trọng lú, 

6. Thu hoa hồng cao qua việc rửa tiền cho các quan đỏ Việt cộng, hay các tổ chức tội phạm thế giới (chế độ độc tài, thuốc phiện, buôn người, buôn bán nội tạng) dưới danh nghĩa là tiền luân chuyển của sòng bạc casino, 

7. Thu phí qua các công trình BOT trong hơn 20 năm

Đó mới là chảy máu tiền tệ vào tay Tàu cộng, chưa nói đến những mất mát không đo lường được như: Chủ quyền đất nước, an ninh quốc phòng, môi trường, văn hóa, di dân, giáo dục... chắc chắn sẽ từ từ bị Tàu cộng khống chế hết.

Kết luận

Theo chủ trương lớn của nhà sản, sau khi hàng loạt các công trình về hạ tầng như sân bay, đường cao tốc Vân Đồn - Hạ Long, đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, khách sạn, khu dân cư được hoàn thành, thì lũ đại bịp Cuốc Hội sẽ cho thông qua luật ĐKKT nhanh chóng để rước bầy kền kền Tàu cộng về xâu xé đất nước và dân mình.

Chưa có đặc khu chính thức mà hàng đoàn "tàu lạ" ngang nhiên đánh bắt cá trên hải phận VN, cách Đà Nẵng chỉ vài chục hải lý; hàng trăm ngàn lao động phổ thông Tàu cộng nghênh ngang vào làm việc và sinh sống trong các đặc khu VN; hàng chục ngàn khách trú được phép vô ra từ Bắc chí Nam không cần giấy phép, được hành nghề, mua bán nhà đất; đài phát thanh Nha Trang oang oang xì xồ để phục vụ quý khách trú... Theo tin của BBC: “Người Trung Quốc ồ ạt mua nhà giá rẻ ở VN – Nhu cầu mua bất động sản tại Việt Nam của người Trung Quốc trong quý đầu năm 2018 cao gấp 300% so với năm 2017”. Rõ ràng tà quyền cs đã bật đèn xanh cho Tàu cộng vào mua bán nhà đất tự do, còn dân Việt thì bị cưỡng chế ra khỏi những khu đất vàng!

Đất nước là của toàn dân, nên con dân nước Việt không thể nào tiếp tục im lặng nhìn Tập đoàn bán nước Nguyễn Phú Trọng (cộng sản - lưu manh - khốn nạn) muốn đem bán cho Tàu cộng lúc nào cũng được. ĐKKT chính là một hình thức bán nước của đảng csVN, là rước voi về dày mả tổ, là Hiệp ước Thành Đô biến tướng. Mỗi ngày dân ta biểu tình chống ĐKKT, là bọn cs Việt gian mất toi vài tỷ USD trên sàn chứng khoán như chơi. Nên dân ta phải tiếp tục đoàn kết xuống đường, phải bất tuân dân sự, đình công bãi khóa đồng loạt sâu rộng trên mọi ngành nghề: Điện, nước, rác, nhà thương, trường học, giao thông (kẹt xe), xí nghiệp cho đến khi lật đổ tà quyền cs mới thôi. Nhất quyết như vậy, đây là con đường duy nhất để dân ta dành lại quyền sống của mình: "Diệt cộng trước khi để cộng diệt!"

Đừng để quá muộn như Tây Tạng, dân tôi ơi.



Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của cuộc đấu tranh của chúng ta hiện nay

Phạm Văn (Danlambao) - Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của cuộc đấu tranh của chúng ta, của toàn thể nhân dân Việt Nam hướng đến kiến tạo một cuộc sống mới đang được thể hiện ngày một rõ ràng. Những cuộc biểu tình-xuống đường của nhân dân trong những ngày tháng 6 năm 2018 oi bức vừa qua đã thể hiện rất rõ điều này. Tuy vậy, để cho cuộc đấu tranh không ngừng lớn lên đủ sức biến thành ngọn lửa thiêu rụi tất cả những gì cũ nát, dối trá, đớn hèn, trờ thành bàn tay có sức mạnh lớn lao có thể kiến tạo cuộc sống mới, rất cần phải nhận thức, làm rõ hơn mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của nó. Nói cách khác đơn giản hơn, chúng ta, toàn thể nhân dân cần phải biết rốt cuộc chúng ta được gì và mất gì trong cuộc đấu tranh mang nội dung và ý nghĩa hết sức lớn lao, chưa từng có, liên quan đến tiền đồ, vận mệnh của mỗi con người Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam lúc này.

1. Tự do – Sáng tạo – Phát triển

Có lẽ chẳng cần phải chứng minh thì mọi người cũng thấy rõ rằng con người, nhân loại sẽ không thể tồn tại, nếu không có Tiến bộ-Phát triển. Nhưng không thể có tiến bộ-phát triển nếu không có Sáng tạo và không thể sáng tạo nếu không có Tự do. Một nhà triết học Ấn Độ trong thế kỷ XX, Osho (trong cuốn sách Sáng tạo. Bừng cháy sức mạnh bên trong), đã xem sáng tạo như một thứ “hương thơm của tự do”. Tự do chính là ngọn nguồn, động lực cơ bản của Sáng tạo, nhờ có những sáng tạo không ngừng mà con người đã có một lịch sử hàng ngàn năm nay, đó là sự tiến bộ-phát triển không ngừng. Mặc dù, ở mọi nơi, lúc này hay lúc khác, con người vẫn còn là kẻ thù của chính mình với những tội lỗi, cái ác, thậm chí khủng khiếp hơn, nhưng không thể phủ nhận một sự thực là con người ngày một văn minh hơn, con người hơn, yêu mình và yêu người hơn, có trách nhiệm với chính mình và đồng loại nhiều hơn. Tất cả những điều này đều gắn với Tự do và Sáng tạo. Tự do chính là giá trị cơ bản, phổ quát nhất của con người. 

Vậy cần hiểu như thế nào là Tự do và Sáng tạo? Trước hết nói về Sáng tạo. Cần phải hiểu Sáng tạo không phải là làm ra những cái gì hoàn toàn khác, mới so với tự nhiên, so với những gì đã và đang có. Có thể hiểu một cách vắn tắt, Sáng tạo có nghĩa là có khả năng, năng lực kết nối những gì còn dưới dạng khả năng để làm cho chúng trở thành hiện thực, tức là tạo ra những tư tưởng, quan niệm và những sự vật mới. Như thế, Sáng tạo luôn dựa trên, căn cứ vào những gì đã có, vấn đề là ở chỗ tìm ra, khám phá ra những khả năng của chúng để kết nối chúng thành cái mới, tức là biến chúng thành hiện thực. Nhưng để có thể sáng tạo, con người phải Tự do, phải có Tự do. Tự do là việc con người tự mình ý thức, lựa chọn, quyết định những hành động, việc làm hoặc bày tỏ thái độ, tình cảm của mình, không ý thức, lựa chọn, quyết định việc làm hoặc bày tỏ thái độ, tình cảm theo sự thúc đẩy, yêu cầu của người khác hoặc của những điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài. Tự do trước hết phải dựa trên việc tự ý thức, nhận thức được (những gì là đúng-sai, tốt-xấu), sau đó mới có thể tự lựa chọn và tự quyết định. Sự tự mình này liên quan, dựa trên những đòi hỏi, thúc đẩy bên trong (nội tâm), đặc biệt là lương tâm: tôi tự biết, tự thấy điều tôi làm là đúng, là tốt, nên tôi phải làm và do đó, tôi không thấy hổ thẹn, ân hận, trái lại thấy tự tin, yên tâm, tự hào, thanh thản, thậm chí rất tự hào, thanh thản với điều tôi làm. Tự do của con người tồn tại dưới nhiều hình thức, nhiều mặt: tự do thân thể, tự do đi lại, tự do hành động, hoạt động, tự do đạo đức, tự do bày tỏ ý kiến, tự do biểu tình, hội họp, tự do tư tưởng v.v.. 

Vậy, trong những hình thức, những yếu tố khác nhau ấy của tự do, thì tự do nào có ý nghĩa nhất đối với Sáng tạo? Đó là tự do tư tưởng, tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, nhận thức của mình, gọi chung là tự do tư tưởng. Tự do tư tưởng là một biểu hiện quan trọng chứng tỏ rằng con người đã tự thấy mình tồn tại với tư cách con người, với tư cách một cá nhân, một nhân cách và vì thế nó thấy mình bình đẳng với cá nhân khác, nó thấy ra trách nhiệm của mình trong quan hệ với các cá nhân khác và xã hội. Tự do tư tưởng là tự do đầu tiên của con người, là tự do đầu tiên chứng tỏ sự trưởng thành của con người về văn hóa. Nhưng cái quan trọng của tự do tư tưởng trước hết là ở chỗ nó đòi hỏi con người phải tự mình tôn trọng sự thật, chân lý, vì chỉ có như thế mới có thể tạo ra tiền đề, thúc đẩy sáng tạo. Vì sáng tạo phải dựa trên những hiểu biết mang tính chân lý, tức là những hiểu biết đúng, không thể sáng tạo nếu không có những hiểu biết đúng. Hiểu biết đúng là hiểu được, nắm được sự thật, là những hiểu biết được xem là chân lý. Mọi con người dù ở bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, nếu không có tự do tư tưởng thì họ sẽ không thể tiếp cận, nắm bắt sự thật, chân lý và do đó không thể nói đến sáng tạo, chứ chưa nói gì đến việc hình thành khả năng sáng tạo trong thực tế. Nếu không có tự do tư tưởng người ta sẽ rơi vào sự ngộ nhận, chủ quan trong nắm bắt sự thật, chân lý, có thể xuyên tạc, bóp méo hoặc bị xuyên tạc, bị bópchân lý, sự thật, nhất là khi người ta bị áp đặt tư tưởng, hay bị tước đoạt tự do tư tưởng. Tất nhiên, chúng ta hiểu tự do tư tưởng là tôn trọng sự thật, chân lý không mang tính tuyệt đối, cái quan trọng ở đây là mọi phát biểu, bày tỏ, nhận thức hay ý thức nói chung của chúng ta là nhằm đến sự thật, chân lý. Như vậy, có thể thấy tự do tư tưởng là tiền đề, cơ sở cho mọi tự do của con người. 

2. Mục tiêu cơ bản, lâu dài của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam hiện nay là xác lập Quyền Tự do

Có thể nói một cách tổng quát, mục tiêu của cuộc đấu tranh của nhân dân ta lúc này là giành lấy-xác lập quyền làm người của mình. Nhưng từ đây cần phải thấy rõ trong những quyền làm người ấy cái quyền nào là cơ bản, mang nội dung, ý nghĩa làm cơ sở hay quyết định những quyền khác. Và khi xác định được cái quyền cơ bản nhất ấy, có thể xem đấy là mục tiêu cơ bản, cuối cùng của toàn bộ cuộc đấu tranh. Từ quan niệm về nội dung, ý nghĩa của Tự do như đã thấy, cho phép ta khẳng định Quyền Tự do, trong đó là trước hết là Quyền Tự do tư tưởng, là quyền cơ bản nhất của con người. Quyền tự do, trước hết quyền tự do tư tưởng chính là tiền đề, là cơ sở của mọi quyền con người. 

Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần hiểu thế nào là Quyền Tự do để phân biệt với Tự do. Chúng ta hiểu quyền tự do được nói đến ở đây là quyền pháp lý, tức là khi tự do được đảm bảo bằng luật, hệ thống luật của một chế độ nhà nước nhất định. Trong đời sống hàng ngày con người có thể tự do suy nghĩ, tình cảm, đi lại hoặc làm việc này, việc kia. Nhưng muốn cho những tự do ấy trở thành, mang nội dung, ý nghĩa của quyền (có quyền hoặc không có quyền tự do) thì chúng phải được đảm bảo bằng các điều luật hay những quy tắc, quy định nào đó giữa người ta với nhau. Nhưng những điều luật hay những quy định này chỉ mang tính chất hay ý nghĩa pháp lý khi chúng được ban bố bởi một thể chế nhà nước nhất định. Cho đến nay, trên thực tế quyền tự do (cũng như rất nhiều quyền khác của con người) với tư cách là một quyền pháp lý, nói chung chỉ được xác lập trong thể chế dân chủ với tư cách một chế độ chính trị xã hội. Khi nhân dân tự do đấu tranh vì mục tiêu là giành quyền tự do (và những quyền khác) thì có nghĩa là họ “chỉ mới có” tự do trong đấu tranh, là thứ tự do mà họ phải tự thiết lập cho mình, còn tự do trong các sinh hoạt và hoạt động khác cùng với những quyền lợi, giá trị khác, có thể là những cái hoặc họ chưa có, hoặc bị tước đoạt. Vì thế, cuộc đấu tranh của họ là tạo ra những cái mà mình cần, là giành lấy những gì đã bị tước đoạt. Nhưng muốn giữ được, thực hiện những cái được tạo ra ấy, những cái giành được ấy, người ta phải làm cho chúng được đảm bảo bằng hệ thống pháp luật của nhà nước, tức là làm cho chúng trở thành các quyền, căn cứ vào đó người dân có thể (có quyền) rèn dưỡng, sử dụng, thực hiện đối với tự do của mình. Vì vậy, việc giành lấy và xác lập quyền làm người, nhất là quyền tự do, trong đó trước hết là quyền tự do tư tưởng, là mục tiêu cơ bản, cuối cùng của nhân dân. Đây là mục tiêu, những mục tiêu sẽ dẫn đường cho cuộc đấu tranh mới, lớn lao, bền bỉ, kiên cường, ngày càng mạnh mẽ nhằm đi đến thắng lợi cuối cùng của con người, của nhân dân Việt Nam. 

3. Tự do đấu tranh xóa bỏ chế độ độc tài-toàn trị, tức Chế độ Đảng “cộng sản” trị để xây dựng Chế độ Dân chủ

Mục tiêu giành và xác lập quyền tự do, trước hết là quyền tự do tư tưởng nói trên sẽ chỉ là lý thuyết hoặc sự tưởng tượng, nếu như không tiến hành một cuộc đấu tranh kiên cường để đạt được mục tiêu ấy, cuộc đấu tranh với hai nội dung hay hai nhiệm vụ cơ bản liên quan mật thiết với nhau, đó là đấu tranh xóa bỏ chế độ độc tài-toàn trị, Chế độ Đảng “cộng sản” trị để xây dựng Chế độ Dân chủ. 

Trước đây cuộc đấu tranh chống thực dân-đế quốc và phong kiến của nhân dân Việt Nam được định hướng là nhằm đến mục tiêu cuối cùng, lâu dài là xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, là hướng đến những xã hội được coi là thiên đường hạnh phúc của mọi con người. Con đường hay phương thức thực hiện được vạch ra là trước hết phải tiến hành cách mạng vô sản xóa bỏ chính quyền thực dân-phong kiến để thiết lập nền chuyên chính vô sản – chính quyền của công nông làm điều kiện cho xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng cả mục tiêu và phương thức tiến hành cuộc đấu tranh như đã nói, là dựa trên một lý thuyết, tức học thuyết Marx-Lenin, khiếm khuyết, sai lầm từ căn bản, từ nguyên lý của nó. Vì vậy, mục tiêu của cuộc đấu tranh được vạch ra là lệch lạc, thậm chí là không có thực, là hư ảo, còn phương thức tiến hành cuộc đấu tranh mang tính chất áp đặt-bạo lực, trong đó có cả sự “tuyên truyền dối trá”. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trên thực tế đã sụp đổ không thể cứu vãn. Các nước xã hội chủ nghĩa trước đây ở châu Âu đã chuyển sang kiến tạo thể chế chính trị dân chủ, hội nhập với thế giới văn minh nhằm đem lại-thực hiện những quyền cơ bản của con người, đặc biệt là quyền Tự do. Tiếc thay, trong bối cảnh ấy ở Việt Nam dưới sự cầm quyền của Đảng “cộng sản” các “ní nuận gia” của Đảng vẫn khẳng định con đường của “chúng ta”, của “nhân dân Việt Nam” là đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, mặc dù không biết “đến cuối thế kỷ XXI này thiên đường xã hội chủ nghĩa đã có ở Việt Nam hay chưa”. Nhưng đừng có tin các “ní nuận gia” ấy mà hãy nhìn vào thực tế. 

Thứ nhất, các “ní nuận gia” cùng với những kẻ ăn theo họ chỉ là những kẻ bưng bô cho Đảng “cộng sản”, cho chế độ mà Đảng “cộng sản” đang đứng trên đầu nhân dân. Nhìn chung, bọn họ như những kẻ KHÔNG ĐẦU, chỉ có những cái LƯỠI dài ngắn khác nhau gắn vào những cái LOA với khả năng phát ra các âm thanh với những tần xuất khác nhau. Nói một cách văn minh: họ không có tự do hiểu theo nghĩa họ “tự nguyện” làm nô lệ cho Đảng “cộng sản”, cho chế độ để kiếm miếng ăn, để “vinh thân phì gia”, chứ không phải Đảng tước quyền tự do của họ, vì họ có tự do đâu mà tước! Thứ hai, “cộng sản” nhất là “cộng sản” có quyền chức trên thực tế là những tên “tư bản đỏ” (Red Capitalist…) [bọn này ở Trung Quốc được gọi là “tư bản thân hữu” (Crony Capitalist)], nói chung đó là tư bản hình thành từ hệ thống quyền lực, hay cũng có thể gọi là “tư bản con ông cháu cha”. “Tư bản đỏ” hay “tư bản thân hữu” là những loại tư bản được sản sinh ra một cách không bình thường, không tự nhiên. Đó là những kẻ lợi dụng quyền lực do chiếm được-cướp được từ cuộc “cách mạng vô sản” hoặc “cách mạng giải phóng dân tộc” dưới sự lãnh đạo của Đảng “cộng sản”, để chiếm đoạt-ăn cướp tài sản của nhân dân-đất nước cho thỏa lòng tham vô độ của chúng, chứ không phải tư bản hình thành từ, bằng con đường tự mình tích lũy dựa trên lao động, tổ chức lao động, giao thương v.v.. Đây là loại tư bản không có tính người, ngoài việc vục mặt vào những “giá trị” vật chất-kinh tế ra, bọn chúng không còn biết đến những giá trị nào khác nữa, nếu có cũng chỉ là giả tạo, hình thức hoặc vô cùng hẹp hòi. Chúng hoàn toàn, hay về cơ bản, không biết gì về Tự do – một giá trị lớn lao, phổ biến của con người, của nhân loại. Vì thế, nền kinh tế ở Việt Nam cho đến nay vẫn không được thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường, vì nó thiếu một yếu tố rất cơ bản là Tự do. Cựu Tổng thống Mỹ B. Obama từng nói: “Prosperity without freedom is a form of poverty” (Sự thịnh vượng mà không có tự do thì cũng chỉ là một hình thức của sự khốn cùng). Thứ ba, do đó trong toàn bộ hệ thống từ việc học tập của trẻ em, thanh thiếu niên trong các nhà trường, đến các lĩnh vực hoạt động-lao động khác nhau, cho đến mọi ngõ ngách của đời sống, hay nói chung, toàn thể nhân dân, đất nước bị áp đặt về tư tưởng và giá trị bởi một nhóm người, một tổ chức, thậm chí một cá nhân bất kỳ. Thật tàn bạo, ác độc khi chế độ còn xua công an ra tay bắt bớ, đàn áp dã man những người biểu tình, ngay cả khi họ đứng lên phản đối Trung Cộng xâm lược, phản đối nhà máy Formosa xả thải chất độc làm “biển chết” và quy kết họ vào những tội mà họ không hề có để rồi phạt tù họ rất nặng, thậm chí có những người bị chết ngay khi mới bị tạm giam với những giải thích đáng ngờ của chế độ về nguyên nhân. Không những thế, người ta-công an còn tự cho mình cái quyền đột nhập nhà riêng bất cứ khi nào cần để theo dõi, ăn cắp thông tin, dữ liệu, thậm chí còn trơ trẽn “tín hiệu” lại là đã nắm được những thông tin, dữ liệu ấy, liều lĩnh-lì lợm đem sự dã man vào thế giới văn minh khi cả gan sang bắt cóc người ở nước khác, bất chấp hậu quả để lại cho đất nước, nhân dân v.v.. 

Có thể thấy, tính chất độc tài-toàn trị thực sự choán ngợp mọi sinh hoạt xã hội, nhất là đời sống tinh thần, khiến cho người dân khi chợt nhận ra mình đang bị chặn đứng các khao khát về những giá trị con người, đã phải thốt lên ngao ngán, mỉa mai, thậm chí trong đó có cả sự bất lực, rằng “đất nước mình ngộ quá…”. Nhưng mỉa mai thay, khi chính những tên tư bản này, những kẻ đại diện cho chúng về quyền lực, phát ngôn cho chúng về tư tưởng, vẫn tự cho mình là những người “cộng sản” lãnh sứ mệnh dẫn đường cho nhân dân, đất nước, dân tộc ở nơi mình được sinh ra, tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, tức là tiến đến những cái xã hội mà ở đó chính chúng sẽ bị tiêu diệt! Khốn thay, cái thể chế mang tên “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam được thao túng bởi Đảng “cộng sản” ở Việt Nam, được gọi là chế độ Đảng “cộng sản” trị, đang bảo vệ-bảo kê chúng vì được chúng dung dưỡng, nuôi nấng. Đây là một hình thức khác-mới của chế độ độc tài, một chế độ toàn trị, một chế độ “quân chủ” trong đó vua là “kẻ giấu mặt” hoặc là “vua ảo” (không phải “vua tập thể”), một chế độ hoàn toàn lỗi thời mà đứng đầu là những kẻ vừa ngu dốt, vừa tham lam, hèn hạ và dối trá (trí trá, biến báo). Vậy, nhân dân Việt Nam hãy tự hỏi mình đã được gì trong chế độ này? Không, trong chế độ Đảng “cộng sản” trị này người dân đã và đang mất, mất rất nhiều. Những tiếng hô, những tiếng hát vang lên trong các cuộc biểu tình của hàng vạn người hôm 10 tháng 6: “Trả lại đây, trả lại cho dân tôi: quyền tự do, quyền con người, quyền phúc quyết...”, đã nói lên tất cả. Một cách tóm quát, nhân dân không có, đúng hơn đã mất quyền làm người, đó là cái mất lớn lao, căn bản nhất. Vậy, khi quyền làm người của người dân đã mất thì làm sao dân có thể giàu, nước có thể mạnh, làm sao có xã hội công bằng, dân chủ và văn minh! Không chỉ có thế, trong chế độ độc tài - Đảng “cộng sản” trị hiện nay nguy cơ mất nước đã hiển hiện hết sức rõ ràng. Trung Cộng đang âm mưu xâm chiếm và trên thực tế đang xâm chiếm Việt Nam bằng “phương thức xâm lược mềm”, bằng “sức mạnh mềm”, bằng một cuộc chiến không có tiếng súng, cuộc chiến “kinh tế-pháp lý” cụ thể là thông qua các đầu tư để chiếm đất, chiếm những vị trí then chốt và chiến lược về kinh tế-quốc phòng và được “đảm bảo” về mặt pháp lý (như yêu cầu ban hành “luật đặc khu” chẳng hạn) và bằng cả sự mua chuộc, đe dọa, sự độc ác ngấm ngầm hoặc công khai. Vào lúc này mà không thấy rõ âm mưu và tiến trình xâm lược như đã nói của Trung Cộng thì hoặc là quá ngu muội, hoặc đã và đang trực tiếp hoặc gián tiếp, công khai hoặc giấu mặt tiếp tay cho kẻ xâm lược. Cần hiểu rằng một khi nước đã mất thì sẽ mất tất cả! 

Như thế, cái thứ nhà nước vốn sinh ra từ xã hội, nhân dân, nhưng lại trở thành vật đứng trên, đối lập với nhân dân, “ngày càng xa lạ với nhân dân”, một chế độ được sản sinh ra một cách trái mùa, trái thời, đã hết sức lỗi thời, không bao giờ là của nhân dân nữa, chỉ tồn tại bằng sự dối trá, đã và đang tước đi những quyền cơ bản của nhân dân, chế độ độc tài-toàn trị ấy phải bị xóa bỏ. Con đường của chúng ta, của toàn thể nhân dân Việt Nam hiện giờ là rất rõ ràng: phế truất, xóa bỏ chế độ độc tài-toàn trị, chế độ Đảng “cộng sản” trị, để xây dựng Chế độ Dân chủ. Chỉ có Chế Dân chủ là lựa chọn tối ưu, duy nhất của nhân dân. Một chính trị gia từng nói, đại ý: nền dân chủ cũng chẳng hoàn hảo, nhưng cũng chẳng có thể chế nào hơn nó. Chế độ dân chủ, như đúng tên gọi của nó, là chế độ thực sự của dân, do dân và vì dân. Với chế độ này nhân dân sẽ xác lập quyền tự do, trước hết là quyền tự do tư tưởng làm cơ sở cho mọi quyền con người của mình. Trong thể chế dân chủ nhân dân sẽ tự thiết lập hệ thống luật pháp của mình và sẽ sống, hoạt động theo nền luật pháp ấy, vì thế được tự do, có quyền tự do thực sự. 

Trong cuộc đấu tranh này nhân dân cũng cần đến một yếu tố quan trọng là Tự do – Tự do đấu tranh. Bởi vì, chúng ta không thể cậy nhờ, không thể chờ đợi ai đó đem cho chúng ta cái quyền đứng lên đấu tranh. Chỉ có tự do đấu tranh chúng ta mới có đủ tự tin vào chính mình, mới có thể tự mình tạo nên sức mạnh, nghị lực, tinh thần quyết tâm để giành thắng lợi cuối cùng. Bởi vì tự do đấu tranh là nhằm đến những mục tiêu do chính chúng ta đề ra, để giành lấy quyền lợi của chính chúng ta chứ không phải cho ai khác. Cái được của chúng ta, của nhân dân trong cuộc đấu tranh này thật lớn lao, đó là quyền làm người, quyền tự do, trước hết là quyền tự do tư tưởng. Hơn ai hết, chúng ta, nhân dân hãy vượt lên những đòi hỏi về những quyền lợi vật chất-kinh tế và những quyền lợi trực tiếp khác trong cuộc đấu tranh này, hướng đến mục tiêu lớn lao, căn bản là đòi quyền tự do, vì điều đó biểu hiện sự trưởng thành của chúng ta, của con người Việt Nam. Vì chính điều đó xây dựng niềm tin, sự bền bỉ, kiên cường và sức mạnh thật sự của nhân dân. Còn cái mất của nhân dân, cái mất chẳng có gì phải tiếc nuối, ân hận, đó là mất đi xiềng xích là chế độ độc tài-toàn trị lâu nay đã giam hãm nhân dân trong vòng nô lệ khốn cùng, là mất đi cái thể chế đã tước đoạt của nhân dân quyền làm người. Trong cái được, cái mất ấy chúng ta chia sẻ với những người “có công” với chế độ cũ, những đảng viên cộng sản. Đối với họ, có thể có những đau đớn, xót xa, thậm chí có cả sự uất hận, khủng hoảng, nhưng các “đồng chí” cần hiểu rằng chẳng có cuộc mổ xẻ-phủ định nào mà không mất mát, đớn đau. Rồi sẽ có một ngày, những ngày các “đồng chí” sẽ nhìn lại, nhận ra và thấy rùng mình trước những sự ngộ nhận, dối trá mà mình đã rơi vào, đã từng chịu đựng, thậm chí còn tìm cách biện minh, bảo vệ chúng. Đó là khi những quyền cơ bản của con người, quyền làm người, nhất là Quyền Tự do của con người được xác lập, do đó, là khi cả dân tộc sẽ hòa hợp lại, không còn hận thù, không còn những giới tuyến-chiến tuyến ngăn cách tình cảm và tư tưởng, là khi cả dân tộc được trở về, được sống trong một mái nhà chung và ngẩng đầu đi lên hội nhập với sự tiến bộ, phát triển - văn minh chung của loài người, lúc đó mọi đau đớn, khủng hoảng sẽ qua đi, những vết thương lòng sẽ lành lại. 

Hiện giờ những kẻ độc tài-toàn trị ngu xuẩn và tàn bạo nghĩ đơn giản rằng chỉ cần giam cầm, thậm chí tiêu diệt được thân xác những người đấu tranh cho lẽ phải, tìm cách ngăn chặn những phương thức, phương tiện hùng mạnh-văn minh của loài người vốn được sinh ra từ nhu cầu tự do tư tưởng, là tiêu diệt được tư tưởng của nhân dân . Họ đã nhầm, họ ngây thơ và ngu xuẩn hơn cả những hiệp sĩ “chiến đấu” với những chiếc cối xay gió trong thời đại phong kiến, họ cần phải biết rằng chỉ có thể tiêu diệt được tư tưởng khi giết hết nhân dân và đó là điều không thể và là điên rồ ngay trong ý nghĩ. Bởi vì, tư tưởng, tư tưởng tự do sống trong nhân dân và sống trong những tiến bộ không ngừng của nền văn minh con người. 

Ngày 1 tháng 7 năm 2018



URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.6998

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca