Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Trung Quốc thả ’thủy lôi ở biển Hoàng Sa, 3 Ngư Dân Việt Thiệt Mạng
23.05.2018

Vật thể lạ của nước lạ trên biển lạ phát nổ, 3 ngư dân VN tử vong ở Hoàng Sa
TTO - Trong lúc hành nghề khai thác hải sản ở Hoàng Sa, 3 thuyền viên đi trên tàu cá QNg 96399 do ông Nguyễn Chín (xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, đã vớt một vật thể lạ của nước lạ và bị phát nổ khiến 3 ngư dân tử vong.

Vật thể lạ phát nổ, 3 ngư dân tử vong ở Hoàng Sa - Ảnh 1.

Tàu cá QNg 96399 về đến đảo Lý Sơn - Ảnh: T.M

Trưa 22-5, thi thể 3 ngư dân Nguyễn Thắng (53 tuổi), Nguyễn Tấn (40 tuổi) và Dương Ngọc Quang (40 tuổi, cùng ở xã An Hải, huyện Lý Sơn) tử vong ở vùng biển Hoàng Sa về đảo Lý Sơn.

Theo tường trình của thuyền trưởng Nguyễn Chín với cơ quan chức năng: Khoảng 9h sáng 20-5 khi đang hành nghề lặn trên biển, 3 thuyền viên đi trên tàu QNg 96399 sử dụng thuyền thúng bơi, lặn tìm kiếm hải sâm.

Trong lúc lặn dưới đáy biển Hoàng Sa nhóm ngư dân phát hiện 1 vật thể lạ, ngay sau đó 3 ngư dân đưa lên thuyền thúng.

Trong lúc kiểm tra, vật thể lạ bất ngờ phát nổ, ngư dân Tấn và Quang bị hất văng xuống biển tử vong, ngư dân Nguyễn Thắng bị thương nặng bám vào phao cứu sinh.

Nghe tiếng nổ lớn, thuyền trưởng Chín cùng 9 ngư dân còn lại cho tàu chạy đến vị trí xảy ra tai nạn vớt 2 thi thể lên tàu sơ cứu cho ngư dân Nguyễn Thắng. Tuy nhiên, do bị tổn thương quá nặng ngư dân Thắng đã tử vong sau đó.

Vật thể lạ phát nổ, 3 ngư dân tử vong ở Hoàng Sa - Ảnh 3.

Cơ quan chức năng tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn khiến ba ngư dân tử vong - Ảnh: T.M

Sau khi các nạn nhân tử vong, thuyền viên trên tàu cá QNg 96399 sử dụng đá lạnh bảo quản thi thể và đưa Lý Sơn. 

Tiếp nhận vụ việc, lực lượng Bộ đội biên phòng, công an, viện kiểm sát tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành các thủ tục theo qui định của pháp luật và bàn giao thi thể các ngư dân cho gia đình chôn cất.

Được biết, tàu cá QNg 96399 do ông Nguyễn Chín làm thuyền trưởng xuất trạm kiểm soát biên phòng An Hải (huyện Lý Sơn) hành nghề lặn ở ngư trường Hoàng Sa từ ngày 15-5, trên tàu có 13 lao động. Đến ngày 20-5 thì xảy ra chuyện.

Sau khi được biết 3 ngư dân VN  tan xác vì thủy lôi của họ, quân dân chính phủ TQ vổ tay ăn mừng chiến thắng đáng kiêp bọn ngư dân Nam man!



    Đá Subi sẽ là căn cứ lớn của TQ ở Trường Sa?

    Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image captionHình ảnh Đá Subi do quân đội Philippines chụp từ hồi 21/4/2017. Nay khu vực này đã có thêm nhiều cơ sở, nhà cửa

    Những hình ảnh mới đây chụp từ vệ tinh DigitalGlobe cho thấy có gần 400 tòa nhà mới được xây cất trên Đá Subi mà Trung Quốc đã chiếm đóng từ 1988 tới nay ở Quần đảo Trường Sa.

    Các chuyên gia nói rằng đây là chỉ dấu cho thấy Bắc Kinh rốt cuộc sẽ triển khai quân đội ở nơi này.

    Đá Subi về mặt địa lý nằm gần Việt Nam và Philippines hơn Trung Quốc lục địa, và là đối tượng tranh chấp giữa các nước.

    Đài Loan cũng là một bên tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá này.

    TQ nói Mỹ 'kiếm cớ không mời Bắc Kinh tập trận'

    Công lý và phán tòa VN qua hai vụ xử án 'dâm ô trẻ em' và 'chạy thận chết người'

    Trung Quốc đang đặt hệ thống tên lửa Biển Đông?

    Phi cơ ném bom TQ hạ cánh xuống Biển Đông

    Earthrise Media, một tổ chức phi lợi nhuận, đã phân tích các ảnh chụp Đá Subi và phát hiện ra rằng một lượng lớn các tòa nhà, các sân tập, thiết bị radar và cả các sân chơi bóng rổ đã được xây dựng trong thời gian từ 2014 tới nay.

    Nơi đồn trú hùng mạnh?

    Trong số các cơ sở khác từng được biết là đã hiện diện ở Subi có tên lửa đất đối hạm và đất đối không, các tên lửa tuần du và thiết bị phát hiện tàu ngầm.

    Có gần 400 tòa nhà độc lập, được xây dựng chắc chắn tại đây, sáng lập viên của Earthrise là Dan Hammer nói với Reuters.

    Đá Subi là nơi Trung Quốc đã bồi đắp thành đảo nhân tạo lớn nhất ở Quần đảo Trường Sa.

    Tại đây có số lượng các tòa nhà được xây cất nhiều gấp đôi so với số các tòa nhà được Bắc Kinh cho xây trên hai đảo lớn nhất sau Subi trong khu vực.

    Các tàu nạo vét của Trung Quốc được trông thấy ở vùng nước gần Đá Chữ Thập - hình ảnh do máy bay giám sát của Hải Quân Hoa Kỳ chụp hồi tháng 5/2015Bản quyền hình ảnhREUTERS
    Image captionCác tàu nạo vét của Trung Quốc được trông thấy ở vùng nước gần Đá Chữ Thập - hình ảnh do máy bay giám sát của Hải Quân Hoa Kỳ chụp hồi tháng 5/2015

    Đá Vành khăn và Đá Chữ thập cũng có các cơ sở hạ tầng tương tự, như vị trí đặt tên lửa, đường băng, các nhà kho lớn và nhiều loại thiết bị khác phục vụ cho việc phát hiện, theo dõi vệ tinh, hoạt động quân sự và thông tin liên lạc của nước khác.

    Với số lượng các tòa nhà như hiện nay, Subi trở thành có kích cỡ tương đương với đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa, nơi Bắc Kinh đang kiểm soát nhưng Hà Nội và Đài Bắc cũng tuyên bố chủ quyền.

    Các chuyên gia đánh giá rằng với những cơ sở vật chất hiện nay, Subi có khả năng phục vụ từ 1.500 đến 2.400 binh lính.

    Cho đến nay, theo các dữ liệu của Earthrise thì Trung Quốc đã xây cất rất nhiều ở Biển Đông.

    VN yêu cầu TQ chấm dứt đưa phi cơ ném bom đến Hoàng Sa

    TQ rầm rộ đưa hơn 40 tàu vào Biển Đông

    TQ tập trận 'sẵn sàng cho chiến tranh' ở Biển Đông

    Tính tổng số thì Bắc Kinh có 1.652 tòa nhà nhiều hơn so với tổng số các tòa nhà của toàn bộ các nước khác có, Reuters dẫn nguồn Earthrise.

    Hồi tuần trước, Trung Quốc công bố hình ảnh cho thấy máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân H-6K đã đáp xuống một đảo khác ở Biển Đông, đảo Phú Lâm.

    Các đường băng và nhà ga được xây trên Subi có thể đáp ứng hoạt động của các máy bay này.

    Bắc Kinh luôn nói các cơ sở được xây cất trên các đảo là nhằm mục đích dân sự và tự vệ.

    Hôm thứ Tư, Hoa Kỳ đã rút lại lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận RIMPAC với lý do Trung Quốc "tiếp tục quân sự hóa tại các thực thể có tranh chấp ở Biển Đông".

    Thế còn Bắc Kinh thì nói Washington đang quân sự hóa khu vực với các cuộc tuần tra vì tự do đi lại trên biển của mình.

    Xem thêm về Biển Đông:

    TQ: 'Làm gì có đảo nhân tạo' ở Biển Đông!

    Từ Biển Đông đến Một Vành đai của TQ

    TQ rầm rộ đưa hơn 40 tàu vào Biển Đông

    Vì sao quốc tế khó dùng tên 'Biển Đông'?

    Sóng ngầm bên dưới Biển Đông

    Bùi Văn Phú,  California, USA

    Biểu tìnhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image captionMột người biểu tình ở Philippines phản đối Trung Quốc trên biển

    Vì những hành động mang tính bành trướng của Trung Quốc trong vùng biển này mà Hoa Kỳ, từ thời Tổng thống Barack Obama, đã có chính sách xoay trục để đối đầu với Trung Quốc.

    Hoa Kỳ đã mang chiến hạm vào tuần tra trong khu vực thường xuyên hơn và tàu chiến, máy bay quân sự Mỹ đã nhiều lần đi vào gần các đảo trong quần đảo Trường Sa do Trung Quốc kiểm soát, với ý định xác minh quyền tự do lưu thông trên biển cũng như trên không theo công ước quốc tế hiện hành.

    Biển Đông, theo cách gọi của người Việt, hay Biển Nam Trung Hoa (South China Sea), trong hơn một thập niên qua đã trở thành điểm nóng trong quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines.

    Đường 9 đoạn 'ăn vào 67 lô dầu khí VN'?

    Công lý và phán tòa VN qua hai vụ xử án

    Nhà văn Vũ Thư Hiên nói về Đèn Cù và Hồ Chí Minh

    TQ, Nga và VN nói gì về dự án khí của Rosneft?

    Rosneft ngại TQ khi khai thác ở Biển Đông

    Nga khai thác dầu khí ở vùng biển Việt Nam

    Đến nay, vì Hoa Kỳ không có định hướng cho chính sách cứng rắn với Trung Quốc liên quan đến Biển Đông nên Bắc Kinh tiếp tục bành trướng quân sự trên các hòn đảo đã được tôn tạo trong những năm qua.

    Chính sách đường lưỡi bò, còn gọi là đường 9 đoạn, của Bắc Kinh trong vùng biển Đông Nam Á đã khiến lãnh đạo thế giới, đặc biệt là Mỹ, quan ngại.

    Chủ trương này của Trung Quốc cũng gây chú ý cho giới nghiên cứu chính trị và lịch sử. Trung Quốc nay có còn là con hổ giấy hay đã thực sự trổi dậy để trở thành một cường quốc trên thế giới?

    Trong một hội thảo mới đây do Institute of East Asian Studies, Đại học Berkeley tổ chức, nhiều học giả đã nhận định rằng Trung Quốc nay đã trở lại vị trí cường quốc, ít nhất là trong khu vực, như đất nước này đã có thời thống trị châu Á trong lịch sử.

    Mười tám bài nghiên cứu đã được trình bày tại hội nghị và chiều ngày 15/5/2018 ban tổ chức mở ra diễn đàn công chúng có chủ đề "Maritime Asia: Securitization of the China Seas" để các học giả tóm lược tham luận đã được trình bày trong hai ngày hội nghị. Điều hợp diễn đàn là Giáo sư Wen-hsin Yeh thuộc khoa sử của Đại học Berkeley.

    'Từng là đế quốc'

    Hội thảoBản quyền hình ảnhBBC/BÙI VĂN PHÚ
    Image captionDiễn đàn về An ninh hoá Biển Trung Quốc hôm 15/5/2018 tại Đại học Berkeley (Hình do tác giả cung cấp)

    Việt Nam 'bỏ Cá Rồng Đỏ' ở Biển Đông

    Repsol 'có cơ sở yêu cầu Việt Nam bồi thường'

    'Căng thẳng biển Đông ảnh hưởng hoạt động của PVN'

    VN ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông

    Giáo sư Par Cassel từ University of Michigan nhận xét rằng Trung Quốc đã từng là một đế quốc, đi xâm lăng nhiều nước trong vùng từ Mongolia xuống Việt Nam vào nhiều thế kỷ trước. Vài thế kỷ gần đây tàu chiến cũng như thương thuyền Trung Quốc đã cập bến các quốc gia Đông Nam Á và người Hoa đã định cư ở nhiều nơi trong khu vực. Giáo sư Cassel đặt vấn đề là lãnh đạo Trung Hoa vào những thế kỷ 16, 17 có đầu óc đế quốc xâm lăng hay đầu óc tư bản đi tìm thị trường buôn bán và những chính sách hiện tại của Bắc Kinh là phản ánh tham vọng đế quốc hay tư bản?

    Theo Giáo sư Cassel, đối với Bắc Kinh ngày nay vấn đề chủ quyền là quan trọng nhất. Những biến động xảy ra ở Biển Đông, Hong Kong hay Đài Loan nếu gây bất lợi, giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ nhân danh chủ quyền để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc.

    Giáo sư Kun-Chin Lin của Đại học Cambridge so sánh sự phát triển của hải quân Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Lúc đó với sức mạnh của hải quân nên Mỹ đã làm chủ được nhiều đảo, từ Puerto Rico trong vùng biển Caribê đến những đảo Guam, Wake, Marshall Islands ở Thái Bình Dương để ngày nay những đảo đó được đặt dưới sự bảo hộ của Mỹ.

    Sức mạnh quân sự Trung Quốc nay đã vươn lên, với vũ khí hiện đại, với hàng không mẫu hạm nên trong những tranh chấp ở Biển Đông, là khu vực chiến lược, giới lãnh đạo Bắc Kinh không tôn trọng Công ước Quốc tế về Luật Biển với phán quyết của Toà án Trọng tài Quốc tế bất lợi cho Trung Quốc năm 2016.

    Giáo sư Yann-huei Song của Academia Sinica tỏ ra lạc quan trước những xung đột đang có vì ông nhìn vào khía cạnh hợp tác giữa các nước trong vùng biển tranh chấp, từ Biển Đông Trung Hoa (giữa Trung Quốc và Nhật) xuống Biển Nam Trung Hoa (giữa một số nước ĐNÁ và Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, Philippines). Ông lạc quan vì dù có những căng thẳng trên bề mặt, nhưng phía sau là những hợp tác kinh tế, là những ký kết để phát triển du lịch đến các đảo trong vùng tranh chấp. Ông gọi đó là "Peace through Tourism" (tạm dịch: Hòa bình thông qua Du lịch).

    'Trở thành cường quốc'

    Hội thảoBản quyền hình ảnhBBC/BÙI VĂN PHÚ
    Image captionChủ đề của diễn đàn hội thảo

    5 điều cần biết về ngành dầu khí Việt Nam

    VN-TQ 'cần hợp tác khai thác chung trên biển'

    VN cần hợp tác khai thác hay đưa ra LHQ?

    Giáo sư Wen-cheng Li từ National Sun-Yat Sen University, Đài Loan bàn đến chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình trong quan hệ giữa Đài Loan và Bắc Kinh. Theo ông, Bắc Kinh sẽ không đặt ưu tiên thống nhất Đài Loan mà ông Tập chú trọng đến phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho dân. Ông đưa nhận xét là Đài Loan không muốn đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh mậu dịch, nhưng chính Trung Quốc đã đẩy Đài Loan về phía Hoa Kỳ.

    Giáo sư Yuan-kang Wang từ Western Michigan University nhìn nhận ngày nay Trung Quốc đã trở thành cường quốc, nhờ Mỹ, bắt đầu từ thời Tổng thống Bill Clinton với chính sách toàn cầu hóa vào đầu thập nên 1990, giúp cho kinh tế Trung Quốc phát triển, với hy vọng đất nước này sẽ trở thành một nền dân chủ. Ông nói chính sách đó đã thất bại vì Trung Quốc không thay đổi chính trị và đó là một thực tế mà thế giới phải nhìn vào và chính sách hiện thời của Mỹ đã không ngăn chặn được kế hoạch quân sự hoá trên Biển Đông của Bắc Kinh.

    Giáo sư Sarah Kirchberger thuộc Institute for Security Policy đưa ra những quan sát là ngoài căng thẳng trên mặt nổi ở Biển Đông, bên trong là một cuộc chạy đua trên nhiều mặt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cùng các đồng minh của Mỹ.

    Bắc Kinh muốn xây dựng một lực lượng hải quân và không quân hùng mạnh, phát triển kỹ thuật không gian, chiến tranh mạng, nghiên cứu khai thác đáy biển để trong trường hợp có chiến tranh và dùng tàu ngầm. Cùng lúc Trung Quốc cho xây dựng những căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo đã được bồi đắp trong những năm qua, với ra-đa và các trang thiết bị quân sự, sân bay, hoả tiễn phòng không với mục đích kiểm soát biển và vùng trời.

    'Cho thấy quyết tâm'

    Giàn khoan Lan Tây được vận hành bởi Rosneft ở ngoài khơi Vũng TàuBản quyền hình ảnhREUTERS
    Image captionGiàn khoan Lan Tây nằm trong Lô 06.1 được vận hành bởi Rosneft ở ngoài khơi Vũng Tàu

    Tờ Hoàn Cầu: 'VN thiếu tự tin vụ áo lưỡi bò'

    Chủ quyền TQ ở Trường Sa đến từ 'lỗi dịch thuật'?

    Đường Lưỡi Bò từ đâu mà ra?

    Theo Giáo sư Kirchberger Trung Quốc sẽ không rút lại các hoạt động quân sự trên đảo ở Trường Sa. Chỉ có chiến tranh mới làm cho Trung Quốc chùn chân.

    Những nhận định của các học giả phản ánh chủ trương của Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại, là nhất định giành quyền kiểm soát khu vực Biển Đông về mọi mặt, từ kinh tế đến quân sự.

    Năm ngoái, công ty dầu khí của Tây Ban Nha Repsol đã rút lại hợp đồng khai thác dầu khí với Việt Nam và bỏ khoan dầu trên Biển Đông do áp lực từ phía Trung Quốc.

    BBC

    Bản tin Reuters hôm 17/5/2018 cho biết gần đây công ti dầu khí Rosneft chi nhánh Việt Nam của Nga đã bắt đầu khoan giếng dầu LD-3P trong khu vực Lan Đỏ, cách bờ biển Việt Nam 370 km, thì có quan ngại hoạt động này sẽ làm Bắc Kinh bực bội.

    Trước sự việc này, một lần nữa người phát ngôn của bộ ngoại giao Bắc Kinh nói rằng những việc làm như thế phải được sự chấp thuận của Trung Quốc vì nằm trong đường lưỡi bò, thuộc chủ quyền Trung Quốc.

    Còn Hà Nội lại lập lại quan điểm rằng việc khai thác dầu của Rosneft là trong khu vực chủ quyền của Việt Nam.

    Những dự án khoan và khai thác dầu của công ty Nga Rosneft, cũng như của các công ty Tây Ban Nha, Anh, Pháp và Mỹ trong vùng biển của Việt Nam có được tiến hành hay không, điều này sẽ cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc giành chủ quyền và quyền kiểm soát trên Biển Đông.


    Chiếm gọn VN không một phát súng: Vì sao người Trung Quốc dòm ngó bất động sản Việt Nam?

    - Nhờ giá cả còn thấp hơn so với các nước láng giềng như Singapore và Thái Lan, bất động sản Việt Nam đang thu hút nhiều khách hàng từ Hong Kong và Trung Quốc đại lục đến đầu tư.
    Vì sao người Trung Quốc dòm ngó bất động sản Việt Nam? - Ảnh 1.

    Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn đang trên đà tăng trưởng - Ảnh: TL

    Đó là nhận xét của tờ báo Hong Kong South China Morning Post (SCMP) trong bài viết đăng hôm nay 22-5.

    Dẫn số liệu của CBRE Vietnam - công ty bất động sản có trụ sở chính tại Mỹ, báo SCMP cho biết khách hàng từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Hong Kong chiếm 25% tổng đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam trong năm 2017, tăng so với mức 21% của năm 2016.

    Dân Trung Quốc thấy... rẻ

    Bà Carrie Law - giám đốc điều hành công ty môi giới trực tuyến Juwai.com, giải thích trong bối cảnh Bắc Kinh đang siết chặt chính sách kiểm soát dòng vốn, giá BĐS tương đối thấp của Việt Nam rất hấp dẫn dân Trung Quốc.

    "Người mua với khối tài sản giới hạn ở nước ngoài có thể mua BĐS ở một thị trường tăng trưởng nhanh (VN) và đa dạng hóa kênh đầu tư của họ. Anh có thể mua một căn hộ 700.000 nhân dân tệ (109.781 USD) ở Việt Nam với số tiền anh để ở nước ngoài, trong khi anh không thể mua nổi căn nhà 5 triệu nhân dân tệ ở Úc hoặc Mỹ" - bà Law giải thích về sự lựa chọn mới của những người Trung Quốc chưa có nhiều tiền đầu tư ở các quốc gia phát triển.

    "Nhu cầu của khách Trung Quốc đối với BĐS Việt Nam trong quý 1 năm 2018 cao hơn 300% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy Việt Nam chưa được yêu thích như Thái Lan hay Malaysia, nhu cầu rõ ràng là đang tăng" - bà Law nhận xét.

    Theo giới kinh doanh, giá căn hộ cao cấp ở TP.HCM đang dao động trong khoảng 3.000 – 6.000 USD/m2, chỉ bằng một nửa so với mức 7.000 – 9.000 USD của BĐS cùng phân khúc tại Bangkok, và chưa bằng 10% so với giá nhà ở Hong Kong.

    Có ý kiến so sánh TP.HCM với quận Phố Đông của thành phố Thượng Hải cách đây 10 năm, khi các công trình hạ tầng gồm tàu điện ngầm và cảng hàng không mới được xây dựng ồ ạt, giúp đẩy giá BĐS lên cao.

    Với đà này, TP.HCM có khả năng nối gót Thượng Hải về phương diện… đắt đỏ, với giá nhà tăng từ 4-5 lần trong 10 năm tới, theo một số dự báo.

    Vì sao người Trung Quốc dòm ngó bất động sản Việt Nam? - Ảnh 2.

    Một góc quận 2, TP.HCM - Ảnh: TL

    Sinh lợi cao nhưng rủi ro

    Không chỉ dân Trung Quốc, người nước ngoài nói chung đang quan tâm hơn đến BĐS ở TP.HCM, dù ngân hàng Việt Nam không cho nhóm đối tượng này vay.

    Anh Abhinav Maheshwari làm việc trong ngành tài chính Hong Kong là một ví dụ. Anh kể cô vợ người Trung Quốc đại lục của anh đã chi 2 triệu đô Hong Kong (254.800 USD) để mua một căn hộ 87m2 ở TP.HCM.

    "Căn hộ là món đầu tư của chúng tôi. Nếu xét tính ổn định chính trị, chúng tôi cho là Việt Nam có khả năng tăng trưởng như Trung Quốc. Về lâu dài, nó cũng giúp chúng tôi đa dạng hóa đầu tư thay vì giữ đô la Hong Kong, vốn bị neo vào đồng USD" - anh Maheshwari giải thích.

    "Tôi có thể cân nhắc thêm các thành phố khác ở Việt Nam, có lẽ là Đà Nẵng, một số người bạn của tôi đã mua biệt thự ở đó" - anh Maheshwari bổ sung.

    Tuy nhiên, giới kinh doanh nước ngoài cũng dè chừng nguy cơ bong bóng của BĐS Việt Nam. Nguyên tắc là sinh lợi cao vốn thường đi kèm với rủi ro tương ứng.

    "Thị trường Việt Nam không ổn định như một nước phát triển, nguy cơ bong bóng và sụp đổ cũng lớn hơn. Tôi thường khuyên khách hàng nên chịu khó nghiên cứu và chọn những dự án có giá trị bền vững, chẳng hạn nằm ở vị trí thuận lợi" - giám đốc Law của Juwai bình luận.

    Dù đa số dân kinh doanh BĐS nhận định thị trường Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong năm 2018, bà Law cho biết một số người lo rằng giá nhà sẽ đạt ngưỡng "bong bóng" trong năm tới, đặc biệt trong điều kiện quỹ đất dành cho phát triển nhà ở có giới hạn.

    Ông Lê Duẩn từ 1973 đã lo 'bị Mao tấn công'

    Lê DuẩnBản quyền hình ảnhKEYSTONE/GETTY IMAGES
    Image captionTBT Lê Duẩn có chuyến thăm quan trọng sang Moscow mùa hè năm 1973

    Một nhà nghiên cứu từ Đại học Cardiff cho rằng Leonid Brezhnev đồng ý giúp Hà Nội 'chống lại Trung Quốc' từ chuyến thăm của TBT Lê Duẩn sang Moscow năm 1973.

    Trong bài 'Why Were the Russians in Vietnam?' (Vì sao người Nga có mặt ở Việt Nam?) trên New York Times ̣(27/03/2018), Giáo sư Sergey Radchenko đã đánh giá lại quyết định của Liên Xô trong Chiến tranh Việt Nam, dựa trên các tài liệu tiếng Nga thời Xô Viết.

    Nhà văn Vũ Thư Hiên nói về 'Đèn Cù' và Hồ Chí Minh

    Lê Duẩn 'thắng Mỹ nhưng cái giá quá cao'

    Bàn tròn: Hai vụ xử án 'dâm ô trẻ em' và 'chạy thận chết người'

    'The Vietnam War' và khi Hoa Kỳ vào VN

    'Cơ hội để người Việt hiểu quá khứ của mình'

    Voi VN lên tàu Ba Lan ra Bắc rồi đi đâu?

    Nikita Khrushchev, TBT Đảng Cộng sản Liên Xô, ban đầu chỉ coi vấn đề Việt Nam hoàn toàn có tính ngoại vi, là thứ yếu so với quan hệ Xô - Trung.

    Thậm chí, Khrushchev còn không tin tưởng ban lãnh đạo Bắc Việt và nói trong số họ có những kẻ 'lai Tàu' (nguyên văn là một từ miệt thị Chinese half-breeds).

    Nhưng sang thời Leonid Brezhnev, vị thế của Hà Nội được coi trọng hơn.

    Lý do, theo GS Radchenko, không phải vì tân TBT Đảng CS Liên Xô và người cộng sự số một, Thủ tướng Andrei Kosygin, đột nhiên yêu quý người Việt Nam, mà vì cuộc chiến Việt Nam giúp cho họ giành vị thế 'ngang với Mỹ'.

    'Đôi bên cùng có lợi'

    Brezhnev khi đó cùng ban lãnh đạo mới đối mặt với cuộc khủng hoảng về tính chính danh.

    "Trợ giúp cho Bắc Việt Nam chống lại 'chủ nghĩa đế quốc Mỹ' sẽ giúp ban lãnh đạo Liên Xô được công nhận, trong con mắt nhân dân chính họ, và trong cái nhìn của đồng minh quốc tế, như những người thừa kế chính đáng của lá cờ lãnh đạo trong phe xã hội chủ nghĩa."

    "Cũng vì chính lý do đó, Moscow cố gắng cải thiện quan hệ với Trung Quốc."

    Tuy nhiên, nỗ lực của Liên Xô làm lành với Trung Quốc - Kosygin có chuyến thăm Bắc Kinh năm 1965 - đã không được Mao đón nhận mặn mà, theo GS Radchaneko.

    Cùng lúc đó, theo nhà nghiên cứu chính trị từ ĐH Cardiff, Hà Nội cũng có tham vọng và tính toán để ngả về phía Moscow.

    Nhu cầu thực tiễn là Hà Nội cần vũ khí và viện trợ từ Moscow.

    Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc giúp cho Bắc Việt Nam quyết định rõ rệt hơn trong việc chọn Moscow dù trước đó, ông Lê Duẩn đã tỏ ra ngả về phía Bắc Kinh một cách chiến thuật.

    Ban lãnh đạo Hà Nội lo ngại phong trào cực đoan (của CM Văn Hóa) khuấy lên biến động trong giới người Hoa đông đảo tại Bắc Việt Nam.

    Về vị thế, Hà Nội cũng muốn vươn lên đóng vai trò lãnh đạo cách mạng XHCN ít ra là ở vùng Đông Nam Á, và không muốn chấp nhận vai trò đàn em (underling) của Bắc Kinh.

    Brezhnev và lãnh đạo khối Hiệp ước WarsawBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
    Image captionLãnh đạo khối Hiệp ước Warsaw ở Biển Đen năm 1973: từ trái sang Nicolae Ceausescu (Romania), Edward Gierek (Ba Lan), Janos Kadar (Hungary), Gustav Husak (Tiệp Khắc), Leonid Brezhnev (Liên Xô), Erich Honecker (Đông Đức) và Yumsjhagiin Tsedenbal (Mông Cổ). Nước Việt Nam CS gia nhập khối này vài năm sau Cuộc chiến kết thúc năm 1975.

    Chuyến thăm của Henry Kissinger sang Trung Quốc năm 1971 khiến Hà Nội cảm thấy 'họ đã không được tham vấn và bị phản bội".

    Ông Radchenko nay cho rằng từ năm đó, Bắc Việt Nam đã muốn hoàn toàn ngả về phía Liên Xô.

    "Trong chuyến thăm đến Moscow tháng 12/1971, Tướng Võ Nguyên Giáp đã đem đến thông điệp đó khi Bắc Việt Nam chuẩn bị cho cuộc chiến dịch Đông Xuân nhằm đánh cú cuối cùng vào Nam Việt Nam.

    Ông Giáp hứa rằng một chiến thắng chung của Liên Xô và Bắc Việt Nam sẽ báo hiệu Hà Nội thăng tiến trong đẳng cấp lên làm lãnh đạo, và là đầu tàu của phe XHCH ở Thế giới thứ ba", Radchenko viết.

    "Lãnh đạo Liên Xô đã đồng ý với sứ mệnh đó của Bắc Việt Nam sau khi ông Giáp hứa để hải quân Liên Xô có quyền dùng Vịnh Cam Ranh, khi đó vẫn do Hoa Kỳ kiểm soát."

    Nhưng quan trọng hơn, trong chuyến thăm mùa hè 1973 sang Liên Xô, ông Lê Duẩn đã bày tỏ rõ rệt lo ngại về Trung Quốc.

    "Ông Duẩn nói với Brezhnev ông nghĩ Mao đã chuẩn bị để xâm lăng toàn bộ Đông Dương và Đông Nam Á nếu có điều kiện chín muồi,"

    "Brezhnev đã hứa sẽ giúp bảo vệ Việt Nam - lần này là chống lại nước láng giềng phía Bắc của họ."

    Đầu tư danh tiếng quá đắt?

    Vẫn bài báo của Sergei Radchenko cho rằng ngay từ năm đó Brezhnev đã hứa với Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng rằng Liên Xô sẽ viện trợ cho nước Việt Nam hậu chiến để công nghiệp hóa nền kinh tế.

    Mục đích của Brezhnev là để cho toàn vùng Đông Nam Á thấy lợi ích của việc đi theo con đường XHCN.

    Nhà lãnh đạo Liên Xô không chỉ đồng ý xóa nợ cho Việt Nam và còn cho vay và viện trợ nhiều.

    Sergei Radchenko cho rằng đến năm 1990, Việt Nam nhận hơn 11 tỷ USD viện trợ và đa số khoản này họ không bao giờ trả.

    Trong thập niên 1980, viện trợ cho Việt Nam "thành gánh nặng cho kinh tế Liên Xô, góp phần khiến nước này vỡ nợ", theo ông Radchenko.

    ALEXANDER NEMENOV/AFP/Getty ImagesBản quyền hình ảnhALEXANDER NEMENOV/AFP/GETTY IMAGES
    Image captionLiên Xô thời Brezhnev muốn giành vị thế đại cường với Hoa Kỳ nên đã đề cao lá cờ CHXH ở Đông Nam Á

    Kết luận bài viết, tác giả này cho rằng thắng lợi trong Cuộc chiến Việt Nam chỉ là chiến thắng vô ích (Pyrrhic victory), ít ra là cho Moscow.

    Dù cuộc chiến đem lại tính chính danh và uy tín của một đại cường, nó đã không đem lại gì tốt đẹp cho ngân sách nhà nước.

    Ông Sergei Radchenko cảnh báo sự can dự của Moscow ngày nay tại Syria, giống như chiến tranh ở Việt Nam, dễ gây ra hậu quả lâu dài tai hại cho nước Nga.

    Xem thêm về Cuộc chiến Việt Nam:

    Lính SS cũng thua Việt Minh ở Điện Biên

    Nam Bắc Hàn và Cuộc chiến Việt Nam

    'Cuộc chiến Anh-Mỹ' về cách đánh ở VN

    30/04: Bên thắng cuộc và thua cuộc nghĩ gì?

    Bài học từ Hoàng Sa


    URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.6910

    © Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca